Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
* Yêu cầu về kỹ năng: - Học sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau nhưng phải hợp lý, có sức thuyết phục.
Dưới đây là một số ý mang tính định hướng:
- Trong học tập, trong công việc:
+ Học tập và làm việc tự giác, việc gì tự mình làm được thì tự làm, không nên ỷ vào sự giúp đỡ của người khác.
+ Học tập và làm việc hết mình để đem lại hiệu quả cao.......
- Trong quan hệ với mọi người: thân thiện, gần gũi,...
Cùng với sự thành công thái quá của con người trong lĩnh vực công nghiệp – dịch vụ, khoa học kĩ thuật thì nó cũng gây áp lực cho vấn đề môi trường của thế giới. Ở Việt Nam ngày nay, bên cạnh những vấn đề gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng như hiện tượng xả nước thải trực tiếp ra sông suối, khai thác sa khoáng làm ô nhiễm nguồn nước, còn có một vấn đề gây nhức nhối làm ô nhiễm môi trường do ý thức con người gây ra, đó là vứt rác bừa bãi. Có những người ngồi bên hồ ngắm cảnh, do lười ra chỗ thùng rác mà người ta cũng tiện tay vứt rác xuống bờ hồ.
Xả rác bừa bãi là thói quen từ lâu của nhiều người. Hiện tượng này có cả trong trường học, nhiều học sinh sau khi ăn quà không để rác vào sọt mà vứt lung tung trên sàn lớp, sân trường. Nhiều túi ni lông, giấy thải bay tứ tung nhìn rất bẩn và khó chịu. Ở một số gia đình, khi có xe đổ rác thì không mang rác ra xe mà khi xe đi qua rồi lại vứt ở góc tường, trước ngõ hay gần nơi họ sống. Một số người đi xe gắn máy, xe buýt, ô tô. Sau khi dùng thứ gì đó thì tiện tau mở của sổ vứt luôn vỏ đựng xuống lòng đường khi đang trên xe. Hay một số người ý thức kém, uống nước ngọt bên đường sẵn sàng vứt luôn que kem vỏ chai gần nơi họ ngồi. Và còn biết bao người thiếu ý thức bảo vệ môi trường. Họ vứt rác bừa bãi thành thói quen, xả rác bừa bãi nơi công cộng, đường phố.
Nhiều người đi du lịch các nước phát triển về khoe: Ôi đi Singapore sạch lắm, ôi qua Mỹ sạch lắm, họ đi du lịch không tiếc tiền. Nhưng chính tại nơi mình sống, họ lại tiếc 30 - 50 ngàn đồng tiền đổ rác, đem rác ném lung tung, gây ra một vấn nạn rác ô nhiễm.
Vậy, nguyên nhân của hành động thiếu văn hóa này xuất phát từ đâu? Khách quan, có thể thấy việc tuyên truyền, giáo dục ý thức cho người dân của các cơ quan chuyên trách đối với việc bảo vệ môi trường chưa thực sự cao. Các qui định xử phạt lại thiếu và chưa thật nghiêm khắc. Về chủ quan, ta thấy rất nhiều người không có ý thức bảo vệ môi trường tiện tay thì vứt, cốt sao sạch nhà mình, còn ngoài đường ra sao thì kệ. Họ đâu ý thức rằng những việc làm tưởng như rất bình thường, đó lại có tác hại lớn thế nào đến môi trường sống của chính họ và những người xung quanh.
Vứt rác bừa bãi gây ra hậu quả vô cùng lớn. Hành động này làm xấu cảnh quan thiên nhiên gây mất mĩ quan đường phố. Nguy hại hơn, nó làm cho môi trường sống của chúng ta lại ô nhiễm: Vứt rác ra sông hồ làm ô nhiễm nguồn nước, chôn rác không phân hủy làm ô nhiễm đất, làm ô nhiễm không khí, ô nhiễm tầm nhìn. Gây ảnh hưởng xấu đến các loài sinh vật chứ không kể riêng con người. Sức khỏe của con người suy giảm, dễ mắc các bệnh về hô hấp, về tiêu hóa, ung thư. Các loại sinh vật sống ở biển, hồ sẽ chết vì nuốt phải rác không phân hủy, chết vì nguồn nước quá ô nhiễm gây hoang mang cộng đồng.
Bởi vậy, chúng ta phải có những giải pháp hữu hiệu để khắc phục tình trạng này. Ở Sing-ga-po, những người vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng dù là rác rất nhỏ như mẩu thuốc lá hay vỏ kẹo cao su. Cũng bị phạt rất nặng. Đó chính là một kinh nghiệm mà đất nước ta cần học tập. Cần có những hình thức xử phạt thật nghiêm hành động này. Bên cạnh đó, các ban ngành chính quyền, các cơ quan chức năng, đoàn thể. Cần đẩy mạnh hơn nữa việc tuyên truyền giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho người dân để họ không vứt rác bừa bãi. Mặt khác chúng ta cần tích cực trồng cây xanh, phủ đồi trọc giữa môi trường Xanh – Sạch – Đẹp.
Tóm lại, hành vi vứt rác bừa bãi là một hành động xấu, gây ô nhiễm môi trường, làm mất mỹ quan đô thị, thể hiện sự vô văn hóa. Vì vậy, hãy nâng cao ý thức, mỗi người hãy tiện tay mang rác đến đúng thùng rác và nơi quy định để vứt, giúp giữ cho môi trường sống luôn trong lành, sạch đẹp.
tham khảo đê link nè:
https://hoatieu.vn/phat-bieu-cam-nghi-ve-bai-tho-canh-khuya-204291
https://hoatieu.vn/phat-bieu-cam-nghi-ve-bai-tho-canh-khuya-204291
tham khảo:))
Mẹ thân yêu!
Trước hết con xin mượn một câu danh ngôn như sau: “Con người có thể leo lên đỉnh cao của danh dự, nhưng lại không thể nào sống lâu dài ở trên đó”. Con biết rằng mẹ gửi gắm niềm hy vọng tha thiết vào con, mong con mãi mãi là người con xuất sắc nhất, con cảm thông trước tâm trạng của mẹ mong con có thể như cá chép hóa rồng, trên thế gian này có người mẹ nào mà không mong con cái mình trở thành người con xuất sắc? Nhưng hôm nay con muốn thưa với mẹ rằng, xin mẹ tha thứ cho con không thể lúc nào cũng có thể trở thành đứa con xuất sắc nhất.
Con nhớ hồi con còn nhỏ, mẹ luôn đem con ra so sánh với con cái của người khác... Con nhớ thằng em họ có khi đến nhà mình ăn cơm lại nói: “Nào… đứa nào ăn nhanh nhất nào”. Mỗi lần thấy con ăn xong nhanh nhất mẹ lại gật gật đầu hài lòng.
Con nhớ hồi con tập đàn piano, mỗi lần tập mẹ lại ngồi nghe con đánh cho đến lúc âm điệu các nốt nhạc dưới ngón con trở nên trôi chảy rồi mẹ mới mỉm cười hài lòng và cho phép con rời khỏi cỗ đàn. Tuy con không hẳn ghét chơi đàn piano, nhưng con chán ớn việc thi trình độ chơi đàn piano. Mọi thứ đều từ kỳ vọng quá cao của mẹ.
Khi đứa bạn cùng lớp con cầm lá đơn thành tích được đánh giá trình độ trung bình mà vẫn hớn hở về nhà vì thành tích bạn đó có sự tiến bộ hơn. Nhưng trong lòng con thì lại hồi hộp vì mẹ yêu cầu con lần thi nào cũng phải đạt thành tích 95 điểm trở lên. Cho nên con mới lo sợ mặc dù thành tích của con đã rất tốt so với các bạn cùng lớp rồi.
Mẹ ơi, con mong mẹ có thể hiểu được mà cảm thông với con. Đôi khi áp lực cũng chính là động lực thật nhưng nhiều khi áp lực như quả trứng gà vậy. Trứng gà mà nứt mà bị nứt từ bên trong ra ngoài thì đó là sự sống nhưng trứng gà bị vỡ từ bên ngoài vào trong thì đó là sự diệt vong.
Con mong được mẹ tôn trọng ý nguyện chân thật nhất của con từ trong nội tâm chứ không phải chỉ cứ gây áp lực cho con. Quá trình trưởng thành của con không phải được quyết định bởi ý chí riêng của mẹ đâu. Cũng như nhà tư tưởng nhà văn Pháp Rousseau nói: “Trước khi trẻ em khôn lớn nên người, thế giới tự nhiên mong muốn trẻ em được sống như những trẻ em thực sự”.
Đôi khi con cũng liên tưởng đến các hiện tượng “mẹ hổ cha sói” trong xã hội. Họ là những phụ huynh nghiêm ngặt nhất chỉ mong con cái mình từ nhỏ đã có thể giành thắng lợi ngay trên vạch xuất phát có thể khác hẳn so với số đông người. Thế nhưng con cảm thấy con cái của họ không có niềm vui thực sự.
Mẹ ơi, con biết, mẹ lúc nào cũng thương yêu con. Cái vẻ bên ngoài lúc nào cũng nghiêm nghị của mẹ chẳng qua cũng vì mẹ mong muốn con càng xuất sắc hơn mà thôi. Có lẽ mẹ nên chọn biện pháp khác để chỉ bảo hướng dẫn cho con, động viên con. Con càng mong muốn có thể thấy mẹ của mình là một người phụ nữ dịu dàng hiền hòa.
Hôm nay con đang ngồi trong trường thi tuyển sinh đại học, rất có thể con đường đời dài dằng dặc sau này sẽ được viết bằng hoặc có sự thay đổi ngay dưới ngòi bút của con. Con chỉ muốn mượn dịp này muốn thưa với mẹ một câu rằng: lần này mẹ hãy để con là một người của chính con thực sự. Bất kể kết quả ra sao con cũng không hối hận.
Cảm ơn mẹ!
Tham khảo:
Ngày đầu tiên khai trường, đó là cái ngày mà chắc hẳn không ai trong chúng ta có thể quên được. Cái ngày ấy đã đánh dấu sự kiện mỗi chúng ta bước vào con đường học tập.
Đó là cái ngày mà tôi sẽ không bao giờ quên. Hôm ấy, trời thu se se lạnh, mây bồng bềnh trôi, đó cũng là biểu hiện của một ngày khai trường đang đến, một năm học mới bắt đầu. Tôi nao nao trong lòng những tưởng tượng ngây thơ với tâm trạng một đứa trẻ sắp đối diện với một sự kiện quan trọng.
Thực ra lúc đó còn bé, chưa cảm nhận được mấy về ngày khai trường và cũng chẳng biết đó là ngày gì, nhưng thấy sự quan tâm, bận rộn của người lớn phần nào tôi cũng đã nhận ra có cái gì đó quan trọng.
Hôm nay bà sẽ là người đưa tôi đến trường, bố mẹ tôi công tác xa nên không thể đưa tôi đi được, nhưng nghe bà tôi nói bố mẹ tôi cũng háo hức cái ngày này lắm. Vùng quê tôi không phải ở thành thị, cũng chẳng phải một nơi nào giàu có, đó là một vùng sông nước mang đầy nét thôn quê và sự dân dã.
Trước mặt tôi là một cái cổng trường to lớn. Xung quanh đó là hàng trăm các bạn học sinh khác cùng với biết bao tâm trạng, suy nghĩ. Tôi để ý thấy từng nét mặt lo lắng trên mặt các bạn trong đó có cả mấy đứa thường đi thả diều với tôi, cùng với sự chu đáo của người lớn giống như bà tôi vậy.
Điều đó càng làm tôi hiểu thêm về tầm quan trọng của ngày này, nhưng cũng chính vì đó mà khiến tôi càng thêm bận tâm. Chợt có tiếng khóc òa sau lưng tôi, tôi liền chạy lại úp mặt vào bà và cũng nghẹn ngào khó tả.
Nước mắt tôi đã dưng dưng đến tận cổ họng. Nhưng nhớ tới những lời mà bố mẹ tôi vẫn hay nựng nịu cùng với sự dỗ dành của bà. Tôi lại can đảm lau nhẹ nước mắt và mồ hôi, đứng thẳng người.Cùng lúc đó, có một cô giáo đi lại phía tôi. Tôi ngơ ngác nhìn thì cô nhẹ nhàng cất tiếng nói: “Bà cho cháu vào lớp đi. Đó là lớp của cháu”.
Giọng nói ấm ấm, thanh thanh mà ngọt ngào của cô đã khiến tôi nhớ đến mẹ. Tôi không còn cảm giác sợ hãi nữa. Cô nhẹ nhàng nắm tay tôi dắt vào lớp, tôi đi theo sau cô và cảm nhận mùi thơm từ tà áo dài của cô.
Với tôi, nếu không có ngày khai trường đầu tiên đi học chữ; lần đầu tiên nghe tiếng trống trường và đứng dưới lá cờ tổ quốc hát quốc ca ấy… tôi sẽ có gì sâu sắc với mái trường và tuổi thơ nhỉ? Những kỷ niệm đẹp đẽ trong ngày khai trường đầu tiên ấy đã góp phần bồi đắp nên tâm hồn thơ của tôi.
1)
Trong thời đại ngày nay, người ta có thể đánh giá phần nào về mức độ phát triển và trình độ văn hóa, văn minh của một quốc gia qua bộ mặt của các đô thị và nếp sống của người dân. Ở các quốc gia tiên tiến, vấn đề giữ gìn vệ sinh môi trường được quan tâm thường xuyên cho nên việc xả rác và nước thải bừa bãi hầu như không còn nữa. Người dân được giáo dục rất kĩ về ý thức bảo vệ môi trường sống xanh – sạch – đẹp. Điều đáng buồn là ở nước ta, hiện tượng khá phổ biến hiện nay là vứt rác ra những nơi công cộng, bất kể là đâu. Chỉ có thể gọi đích danh hiện tượng trên là lối sống thiếu văn hóa, văn minh.Nguyên nhân của nó thì có rất nhiều. Thứ nhất là xuất phát từ lối sống lạc hậu, ích kỉ, chỉ biết đến quyền lợi cá nhân. Người ta nghĩ rất đơn giản rằng chỉ cần nhà mình sạch là được, còn ai bẩn mặc ai. Những nơi công cộng không phải là của mình, vậy thì việc gì phải mất công gìn giữ? Rác bẩn, đồ phế thải, xác súc vật chết… cứ ném toẹt ra đường là xong, đã có đội vệ sinh lo dọn dẹp. Cách nghĩ như thế là vô cùng thiển cận và nguy hại. Bởi thế mới dẫn đến tình trạng rác rưởi tràn ngập đường phố, công viên, sông hồ, kênh rạch…Nguyên nhân thứ hai là do thói quen xấu đã có từ lâu, khó mà sửa đổi. Người ta tiện tay vứt rác ở bất cứ chỗ nào. Ăn xong một que kem hay một chiếc kẹo, vứt que, vứt giấy xuống đất. Uống xong một lon nước ngọt hay một chai nước suối, vứt lon, vứt chai ngay tại chỗ vừa ngồi hoặc vừa đi qua. Thản nhiên, vô tư, chẳng có gì mà phải áy náy (!) Cho nên đến cả những nơi đẹp đẽ như danh lam thắng cảnh hoặc chốn tôn nghiêm như chùa chiền đền miếu… cũng bị biến thành nơi xả rác.Nguyên nhân thứ tư là do việc giáo dục ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường sống chưa được quan tâm đúng mức, chưa được tổ chức thường xuyên. Do đó mà trình độ hiểu biết của người dân còn thấp. Thái độ tự giác tuân thủ nội quy nơi công cộng chưa đi vào nề nếp, cao hơn nữa là thành nếp sống văn minh. Bên cạnh đó, việc xử phạt những người vô ý thức cũng chưa nghiêm túc, cho nên chưa đủ sức răn đe.Để có được một cuộc sống phát triển văn minh, hiện đại, chúng ta còn phải phấn đấu rất nhiều. Trước hết, cần xóa bỏ những tệ nạn tồn tại bấy lâu, trong đó có nạn vứt rác bừa bãi nơi công cộng. Hành vi ích kỉ, thiếu văn hóa ấy đáng phê phán và chấm dứt để cuộc sống của chúng ta ngày càng tốt đẹp hơn. Hãy sống theo tinh thần: Mình vì mọi người, mọi người vì mình. Có như vậy môi trường sống mới trở nên xanh-sạch-đẹp và Trái Đất mới thực sự là ngôi nhà chung đáng yêu của tất cả nhân loại.
2)
Khi ngồi trên ghế nhà trường, mỗi học sinh chúng ta cần ý thức được rằng việc học tập chính là mục tiêu lớn nhất của học sinh. Nhưng thực tế bây giờ dường như tất cả học sinh đã nhường việc học tập sang một bên mà thay vào đó là hiện tượng nói chuyện riêng.nói chuyện riêng là một hành động xấu cần loại bỏ vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề học tập trong học đường.Như các bạn đã biết, nói chuyện riêng trong giờ học là rì rầm, bàn tán, chuyện to chuyện nhỏ không thuộc phạm vi bài giảng mà thầy cô dạy trên lớp, các thầy cô giảng bài trong khi đó các bạn không chú ý mà lại đi nói chuyện riêng, đó là một hiện tượng xấu thể hiện thái độ của học sinh trong học tập. Một bài giảng hay, gây sức thuyết phục thì cần phải có kiến thức của thầy cô giáo truyền đạt cho học sinh xen lẫn với việc học sinh chăm chú nghe giảng, hăng hái giơ tay phát biểu ý kiến xây dựng bài.Hiện tượng nói chuyện riêng trong giờ học đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến bài giảng đó mà còn ảnh hưởng tới những bài học tiếp theo do bài trước không chú ý nên không hiểu bài sau, làm chúng ta mất đi một lượng kiến thức mà thầy cô đã giảng, không chú ý nghe giảng dẫn đến chán học, lười học, và khi chúng ra nói chuyện riêng quá nhiều sẽ ảnh hưởng tới các bạn xung quanh làm cho mọi người không có ấn tượng tốt về mình.Chúng ta đi học là do bố mẹ đã vất vả kiếm tiền nuôi chúng ta, bao nhiêu giọt mồ hôi, bán mặt cho đất bán lưng cho trời để có thể kiếm tiền nuôi chúng ta ăn học, vậy mà đến trường chúng ta không tập trung học tập mà bàn tán nói chuyện riêng thì thật có lỗi với bố mẹ.Nói chuyện riêng trong giờ học là một hành vi xấu, vì vậy mỗi chúng ta cần khắc phục những thói xấu đó bằng nhiều cách, chúng ta có thể rèn luyện về ý thức, xây dựng mục tiêu học tập đúng đắn khi đến trường, trong đầu các bạn phải đặt mục tiêu của mình lên hàng đầu như vậy mới phát huy được hết khả năng học tập của mình, hạn chế nói chuyện riêng bằng cách hăng hái tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài và quan tâm đến vấn đề mà thầy cô đặt ra trong quá trình giảng bài, chúng ta cần phê bình, góp ý với những bạn hay nói chuyện riêng để các bạn tập trung vào học tập, xây dựng tập thể lớp vững mạnh.Nói chuyện riêng trong giờ học là hành động xấu cần loại bỏ. Mỗi chúng ta cần chung tay góp sức vì môi trường học tập văn minh, vì tương lai tươi sáng để phát triển đất nước.
Tham khảo nhé bạn
Mở đầu bài hát Phượng hồng của nhạc sĩ Vũ Hoàng có câu: “Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng Em chở mùa hè của tôi đi đâu ?”
Nhắc đến hoa phượng là chúng ta nghĩ ngay đến mùa hè, đến sự chia tay của tuổi học trò với những kỉ niệm đáng yêu trong những tháng ngày đi học. Với em, kỉ niệm của những ngày tháng hồn nhiên đó gắn liền với cây phượng dưới sân trường vì có lẽ hình ảnh cây phượng đã quá gần gũi với lứa tuổi học trò chúng em. Phượng là loài cây to, cùng họ với cây vang, lá kép, lông chim. Cây phượng cao khoảng 10 đến 12 mét, trồng vài năm mới ra hoa. Gốc phượng xù xì, thân cây màu nâu sẫm, hoa mọc từng chùm đỏ rực, hoa càng đỏ thì lá càng xanh nở rộ vào đầu mùa hè. Phượng được trồng nhiều ở vùng nhiệt đới, dễ trồng, không kén đất, chịu được khô hạn, có tuổi thọ từ 30 đến 50 năm.Phượng có hai loại : phượng hồng và phượng tím nhưng người ta trồng nhiều là loại phượng hồng. Hoa phượng không thơm, có bốn cánh xòe ra dài 8 cm màu đỏ tươi hay đỏ cam, cánh thứ năm mọc thẳng có đốm trắng. Hoa phượng nở không phải một cành mà là nhiều cành, nhiều chùm, nở một loạt, một vùng phủ một góc trời
đỏ rực. Người ta trồng phượng để lấy bóng mát, thường là nơi sân trường, công viên, vỉa hè. Đi trên những con đường trồng
nhiều cây phượng vào nùa hè, chúng ta cảm thấy vui mắt khi nhìn những cành phượng đỏ rực cả một góc đường. Hải Phòng là thành phố trồng rất nhiều hoa phượng nên có biệt danh là “Thành phố hoa phượng đỏ”. Trong âm nhạc, có nhiều nhạc sĩ sáng tác bài hát nói về hoa phượng như Nỗi buồn hoa phượng, Lưu bút ngày xanh của nhạc sĩ Thanh Sơn, Phượng hồng của nhạc sĩ Vũ Hoàng … nhưng có lẽ nhiều người thuộc nhất là bài Nỗi buồn hoa phượng với những ca từ ngọt
ngào, đi sâu vào lòng người, nhất là lứa tuổi học sinh còn cắp sách đến trường, mỗi khi hè về lòng bỗng thấy buồn xao xuyến: “Mỗi năm đến hè lòng man mác buồn Chín mươi ngày qua chứa chan tình thương
…. Màu hoa phượng thắm như máu con tim Mỗi lần hè sang kỉ niệm Người xưa biết đâu mà tìm” Có thể nói cây phượng gắn liền với lứa tuổi học trò. Vào giờ ra chơi, nam nữ học sinh thường ra vui chơi dưới gốc phượng. Các bạn nam thì chơi đá cầu, bắn bi, các bạn nữ thì chơi nhảy dây hoặc ngồi dưới những băng ghế đá nói chuyện vui vẻ. Hoa phượng nở và cùng với tiếng ve kêu là báo hiệu mùa hè đã đến, học sinh chuẩn bị viết lưu bút nhằm lưu giữ lại những kỉ niệm thân thương của những ngày tháng học trò vì sẽ chuẩn bị ôn tập và thi học kì hai rồi nghỉ hè, phải xa trường, xa lớp, chia tay thầy cô và bè bạn. Vì thế có câu thơ viết rằng : “Hoa phượng nở là mùa thi cử Chúc bạn hiền hai chữ thành công”. Những cô cậu học trò thường có thói quen là hái hoa phượng rồi ép vào vở. Mỗi khi giở ra thấy những cánh phượng bị ép thành hình con bướm trông rất đẹp và rất dễ thương. Nhà thơ Xuân Diệu đã gọi hoa phượng là hoa học trò vì trong sân trường có trồng nhiều cây phượng. Đến đầu tháng năm, mùa hè đã đến, hoa phượng nở đỏ rực cả sân trường gợi trong lòng học sinh những ngày tháng hồn nhiên của một thời áo trắng. Em rất yêu quí cây phượng vì nó như một người bạn thân thiết với em. Hè đến, hoa phượng nở rợp đỏ cả sân trường. Chưa bao giờ hoa phượng lại đẹp như lúc này. Dù sau này có đi đâu, về đâu, em vẫn nhớ mãi kỉ niệm những tháng năm còn đi học với những tháng ngày vui đùa bên gốc phượng, bên mái trường dấu yêu chất chứa những tình cảm hồn nhiên của tuổi học trò.
Hè về, phượng nở đỏ thắm các con đường, góc phố, sáng rực một góc trời. Cái khoảng xanh lục của lá non và màu xanh biếc của bầu trời lại được điểm xuyết thêm màu hoa phượng đỏ. Hoa nở đỏ thắm các con đường trên phố.
Hè đến nhớ về một loài hoa
Hoa phượng không chỉ đẹp bởi màu sắc, phượng còn là tuổi thơ, là kỷ niệm, là những ngày tháng không phai dưới mái trường của tuổi học trò.
Đất trời sinh ra muôn loài hoa và mỗi loài hoa đều có một cái tên rất đẹp, với những mùi hương quyến rũ. Mỗi loài hoa đều mang một vẻ đẹp riêng. Hoa phượng là loài hoa nở đỏ vào mùa hè, khi các chú ve cất lên bản tình ca mùa hạ.
Hoa phượng không có mùi hương thơm quyến rũ như hoa ngọc lan, hoa lài hay các loài hoa khác. Hoa phượng với những chùm hoa xinh đẹp, sắc hoa rực rỡ giữa trưa hè, biểu trưng cho vẻ đẹp sắc sảo của thời thiếu nữ, sự rực rỡ của tuổi thanh xuân và tô điểm thêm nét đẹp cho tà áo trắng học trò.
Nói đến hoa phượng là nhớ về những ngày vô tư cắp sách đến trường, là mùa chia tay bè bạn, là những đêm hè cùng nhau quây quần trên bãi cỏ ngồi ngắm trăng sao. Trong chúng ta đã có ai không một lần bứt cánh phượng. Nào ép cánh hoa vào vở, nào hái tặng người yêu chùm phượng đỏ...
Hè đến nhớ về một loài hoa
Cúi xuống nhặt cánh phượng rơi, không ai không bùi ngùi nhớ lại những kỷ niệm của một thời áo trắng, vô tư cười, vô tư yêu, vô tư ca hát, vô tư cầm tay nhau mà không hề e ngại hay đỏ mặt.
Cứ đến mùa hè, dù đi đâu trên khắp cả ba miền đất nước, từ đồng bằng lên miền núi, từ thành thị đến nông thôn... ở đâu ta cũng bắt gặp màu đỏ tươi thắm của chùm phượng vĩ.
Không hiểu từ bao giờ và ai đã có ý tưởng thật hay là trồng những cây phượng nơi trường học. Những bông hoa đỏ thắm như nhắc nhở ngày chia tay của niên học đã sắp gần kề. Ở thời điểm không có điện thoại, không có internet, ta mới thấm thía được cái cách xa biền biệt của chia ly.
Có những người bạn cùng lớp khi nghỉ hè trở về quê. Chúng ta chỉ gặp lại được họ trong niên học mới khi những bông hoa phượng bắt đầu rơi rụng khắp sân.
Hè đến nhớ về một loài hoa
Hoa phượng không phải là một loài hoa hiếm. Hoa nở liên tục từ khoảng giữa tháng năm cho đến giữa tháng chín, đôi khi vào tháng 10, người ta còn tìm thấy một vài chùm hoa giấu mình sau những tàn lá xanh. Hoa nở từng chùm.
Mỗi hoa có năm cánh, bốn cánh màu đỏ cam mang những vết loang màu đỏ đậm, cánh thứ năm dày hơn. Hoa phượng mang một dáng vẻ kiêu sa với màu trắng mượt, điểm những vệt đỏ hài hòa như đuôi của một loài chim phượng, cho nên hoa đã được gọi là hoa phượng vĩ.
Khi còn trong nụ, nhất là khi nụ còn non, phải để ý lắm mới phân biệt được sự khác nhau giữa các cánh hoa. Hình như chúng ta ít ra cũng một lần ép cho mình một vài cánh phượng giữa những trang vở học trò mang đầy nét chữ vụng dại.
“Hoa học trò”. Ai đó đã gọi hoa phượng một cách trìu mến và thân thương như vậy. Có lẽ vì phượng đã quá gần gũi và thân thuộc với lứa tuổi học trò, bởi phượng đơm hoa là báo hiệu mùa hè sắp đến. Cô học sinh nhỏ sớm nay chợt giật mình: “Phượng nở rồi sao?”, rồi cô nhìn mông lung, ánh mắt đong đầy biết bao nhiêu là cảm xúc.
Hè đến nhớ về một loài hoa
Có ai hiểu tại sao phượng nở là chia tay, có ai trả lời được tại sao tuổi học trò lại yêu hoa phượng? Hình bóng thầy cô cứ trải dài theo những trang sách nhỏ, bên tấm bảng đen, và trên cả những buổi sớm mai như thế, những buổi sớm mai có màu hoa đỏ lốm đốm in trên bầu trời, trong khoảng sân trường vắng lặng ươm đầy hoa nắng.
Cánh phượng hồng bất chợt rơi, khẽ chạm vào nụ cười của những cô cậu học trò cuối cấp. Họ nhìn theo, một thoáng ngơ ngác, bâng khuâng… Nhớ lại một thời áo trắng, ngồi bên gốc phượng tung tăng vui đùa, đôi khi vô tình giẫm lên những cánh hoa phượng ngời sắc đỏ, đã đồng hành với tuổi học trò và vời vợi lúc chia xa.
Phượng tỏa hương khác với các loài hoa. Nó hăng hăng, chua chua nhưng không gắt như trái me, trái sấu, mà man mác đượm một nỗi niềm hoài vọng xa xôi. Phượng vừa là sự khởi đầu, vừa là sự kết thúc.
Hè đến nhớ về một loài hoa
Khởi đầu cho đám học trò còn nhiều năm, kết thúc cho lứa học sinh ra trường. Bởi thế mà phượng mang tính cách của học trò, cũng hồn nhiên, sôi nổi, nồng nhiệt mà cũng không kém phần ưu tư…
Mùa phượng đến cũng nhanh, mà đi cũng nhanh như ta vừa chợp mắt mà trời đã sáng. Tuổi trẻ cũng vậy, chỉ khác hơn là mùa phượng còn trở lại những mùa sau, còn tuổi xanh chỉ đến duy nhất một lần. Chúng ta phải làm gì để mùa phượng đi qua không nuối tiếc, tuổi xanh còn lại không trở nên vô nghĩa.
Phượng nở nghĩa là hạ sang. Cái chân lý giản đơn của tuổi học trò đầy mơ mộng làm cho hoa phượng trở thành biểu tượng của những nỗi niềm lưu luyến. Hoa phượng mang sắc màu của những buổi hoàng hôn - màu đỏ thắm, làm cho cả một góc sân chợt bừng sáng những tia lửa của tình yêu thương. Mà không yêu thương sao được khi nó báo hiệu rằng người ta sắp phải xa nhau.
Bùi ngùi, nuối tiếc, ngồi ngắm từng cánh phượng lả tả rơi, cảm thấy trong lòng một nổi niềm bâng khuâng khó tả. Nhìn màu đỏ thắm rực hồng của hoa phượng, ta mới thấy hết cái ấm nồng của mùa hạ, cái phập phồng của những kỳ thi.
Hè đến nhớ về một loài hoa
Có lẽ ai trong chúng ta lại không trải qua cái tuổi học trò và ít nhất không một lần ngân nga câu hát:
“Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng.
Em chở mùa hè của tôi đi đâu.
Chùm phượng vĩ em cầm là tuổi tôi mười tám.
Tuổi chẳng ai hay thầm lặng mối tình đầu”.
Liệu rồi, hình ảnh "những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng" có dần trở thành cổ tích?
Bạn tham khảo nhé!