K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 2 2022

???

28 tháng 2 2022

tham khảo:

Bình Ngô đại cáo do Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Thái Tổ (Lê Lợi) viết (bằng chữ Hán) vào mùa xuân năm 1428, thay lời Bình Định vương Lê Lợi truyền cáo với nhân dân cả nước về chiến thắng trong cuộc kháng chiến chống Minh, giành lại độc lập cho đất nước. Tác phẩm được người đương thời, ngay cả hậu thế, rất thán phục và coi là áng thiên cổ hùng văn. Bình Ngô đại cáo được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của Việt Nam (sau bài thơ Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt (?) và trước bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1945 của Hồ Chí Minh).

Nguyễn Trãi sống trong thời đại đầy biến động dữ dội. Nhà Trần suy vong, Hồ Quý Ly lên thay, lập ra nhà Hồ, đổi tên nước là Đại Ngu. Nguyễn Trãi ý thức sâu sắc được vai trò của nhân dân, của hòa bình trong việc phát triển quốc gia. Trong tác phẩm, Nguyễn Trãi đã nêu cao tinh thần chính nghĩa của cuộc kháng chiến:
 
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
 
Đó là sợi chỉ đỏ xuyên suốt tác phẩm, nêu cao tư tưởng chủ đạo và cũng là mục đích dựng cờ tụ họp hiền tài của nghĩa quân. Ông một lòng yêu dân, vì dân, lấy dân làm gốc. Đây là phạm trù tư tưởng của Nguyễn Trãi, muốn cứu nước trước hết phải yên dân, nhân dân phải được ấm no, hạnh phúc. Nguyễn Trãi đề cao tư tưởng nhân nghĩa, đó là phương châm chính trị trong đấu tranh cũng như mục đích xây dựng nền văn minh cho quốc gia.
 
Cuộc kháng chiến của chúng ta chôn quân Minh xâm lược là cuộc chiến vì chính nghĩa, cái chính nghĩa sẽ thắng cái phi nghĩa. Cốt lõi tư tưởng cần thiết chính là yên dân, lấy dân làm gốc thì quốc gia mới vững mạnh. Sau này, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng từng nhấn mạnh:
 
Khó trăm lần không dân cũng chịu
Khó vạn lần dân liệu cũng xong

 Trong lòng mẹ Trường từ vựng

Nguyễn Trãi một đời lo cho dân, cho nước, tư tưởng nhân nghĩa được ông tâm niệm, ông nói với vua Thái Tông rằng: “Thời loạn thì dùng võ, thời bình thì dùng văn. Ngày nay định ra lễ nhạc là phải thời lắm. Song không có gốc thì không thế vững, không có văn thì không thể lưu hành. Hòa bình là cái gốc của nhạc... Dám mong bệ hạ rủ lòng thương yêu và chăn nuôi muôn dân khiến trong thôn cùng xóm vắng không còn một tiếng hờn giận oán sầu, đó tức là giữ cái gốc của nhạc ấy”. Ngay cả khi cuộc chiến chống Minh thắng lợi, ông cũng dùng phương châm này để ứng xử với kẻ thù;
 
Đem đại nghĩa để thắng hung tàn
Lấy chí nhân để thay cường bạo...
 
Đến lúc hòa bình, nhân dân đã yên ấm, ông lại ưu tư, vẫn cứ một tư tưởng đặt nhân dân lên trước hết:
 
Long thánh muốn cho dân ngơi nghỉ
Rốt cuộc phải xây dựng nền thái bình bằng văn trị
 
Phạm trù nhân nghĩa vốn là khái niện đạo đức của Nho giáo, nói về đạo lí, cách ứng xử và tình thương người trong xã hội. Nguyễn Trãi đã tiếp thu tư tưởng nhân nghĩa của Nho giáo theo hướng lấy dân làm gốc. Đó là tư tưởng tiến bộ đặc biệt, có ý nghĩa không chỉ với thời đại đó mà còn cả cho ngày nay.

  
3 tháng 3 2023

    Trong đời sống tinh thần người Việt, lễ hội là một giá trị tinh thần vô giá. Nó là biểu hiện của những giá trị văn hóa tâm linh, cũng là nơi mà thông qua đó, người Việt thể hiện được những phẩn chất, lối sống phong phú, tốt đẹp như: uống nước nhớ nguồn, truyền thống về lòng biết ơn, tinh thần đoàn kết,… được lưu giữ từ ngàn đời xưa.

29 tháng 8 2023

Trong đời sống tinh thần người Việt, lễ hội là một giá trị tinh thần vô giá. Nó là biểu hiện của những giá trị văn hóa tâm linh, cũng là nơi mà thông qua đó, người Việt thể hiện được những phẩn chất, lối sống phong phú, tốt đẹp như: uống nước nhớ nguồn, truyền thống về lòng biết ơn, tinh thần đoàn kết,… được lưu giữ từ ngàn đời xưa.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
14 tháng 12 2023

Lễ hội là một phần quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt Nam. Nó không chỉ là hoạt động được diễn ra hằng nằm như một phong tục mà còn thể hiện bản sắc văn hoá của đất nước. Nó là biểu hiện của những giá trị văn hóa tâm linh, cũng là nơi mà thông qua đó, người Việt thể hiện được những phẩn chất, lối sống phong phú, tốt đẹp như: uống nước nhớ nguồn, truyền thống về lòng biết ơn, tinh thần đoàn kết,… được lưu giữ từ ngàn đời xưa.

20 tháng 7 2020

I. Mở bài

- Đoàn kết là sức mạnh, tinh thần đoàn kết là truyền thống quý báu của ông cha ta để lại và được thế hệ sau tiếp nối, sự đoàn kết đã nhiều lần giúp đất nước vượt qua cảnh hiểm nghèo.

II. Thân bài

1. Giải thích

- Đoàn kết là tập hợp của nhiều lực lượng khác nhau tạo thành một khối vững chãi, từ đó thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ riêng để đi đến thành công. Sự đoàn kết chính là tập thể vững mạnh, khối thống nhất sẽ tạo nên sức mạnh to lớn.

- Tinh thần đoàn kết là sự gắn kết, sự liên kết bền chặt giữa các cá nhân trong một tập thể để trải qua hoặc hoàn thành những giai đoạn khác nhau của cuộc sống.

2. Biểu hiện tình đoàn kết

* Khi có chiến tranh

- Đất nước và người dân cùng đồng lòng đồng sức đánh đuổi giặc ngoại xâm, giữ vững biên cương bờ cõi (nêu ra thêm các cuộc đấu tranh của dân tộc từ thời phong kiến và lịch sử hiện đại nhân dân chống Pháp, Mỹ).

* Khi hòa bình

- Khôi phục đất nước bị tàn phá sau chiến tranh, cả về mặt kinh tế lẫn xã hội.

- Chung tay xây dựng đất nước, kinh tế xã hội, văn hóa phát triển và hội nhập với quốc tế sâu rộng.

- Khi có thiên tai, dịch bệnh, lũ lụt người dân trong cả nước ủng hộ, quyên góp sức người sức của khôi phục cuộc sống người dân trong cả nước.

- Đảng và nhân dân cùng nhau xây dựng khối đại đoàn kết, ngăn chặn các thế lực thù địch chống phá, bảo vệ độc lập chủ quyền biển đảo quê hương.

3. Ý nghĩa, sức mạnh của tinh thần đoàn kết

– Đoàn kết không chỉ là tập hợp lực lượng thành một khối thống nhất mà phải thống nhất về tư tưởng, hành động, mục tiêu cụ thể.

– Đoàn kết là các thành viên phải tương trợ, giúp sức lẫn nhau cùng nhau giải quyết các khó khăn, thử thách để đi đến thành công.

– Đoàn kết là sức mạnh to lớn, chất keo gắn kết còn người tạo nên sức mạnh vượt trội.

- Tinh thần đoàn kết giúp cho con người cảm thấy bản thân mình không bị lạc lõng, luôn có động lực để phấn đấu tới những điều tốt đẹp hơn.

- Tinh thần đoàn kết giống như một tấm lá chắn lớn giúp con người vững bước vượt qua những khó khăn, thách thức trong cuộc sống.

4. Bài học nhận thức và hành động

- Làm sao có được sự đoàn kết ?

+ Mỗi cá nhân nên đặt lợi ích chung hàng đầu, phấn đấu cống hiến hết mình vì tổ chức.

+ Hiểu rõ sức mạnh đoàn kết và cố gắng phát huy tinh thần đó trong tổ chức, tập thể.

- Lên án người không có sự đoàn kết:

+ Phê phán các cá nhân sống ích kỉ, hẹp hòi, chỉ nghĩ cho bản thân mình, tự tách mình khỏi xã hội.

+ Phê phán những kẻ âm mưu chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc với mục đích xấu, trục lợi cho cá nhân.

III. Kết bài

- Đoàn kết là giá trị tinh thần quý báu mà cha ông ta đã để lại cho thế hệ sau, mỗi chúng ta phải biết kế thừa và phát huy tinh thần đoàn kết sẽ giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn, chông gai và đi đến thành công.



Xem thêm tại: https://doctailieu.com/dan-y-nghi-luan-ve-tinh-than-doan-ket

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 11 2023

- Việc nêu ra quan niệm về nhân nghĩa ở đầu bài cáo nhằm khẳng định tư tưởng chính nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.