Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
trả lời:
cảm giác lúc đấy chỉ miêu tả bằng ''buồn''. lúc đấy ta cảm thấy cô đơn, thất vọng và chỉ muốn mình không tồn tại trên thế gian này mà thôi.
~ Học tốt ~
Một hiện thực không thể tránh
Vì lẽ người khác không thể đọc được tư tưởng và ý nghĩ của chúng ta, nên chẳng sớm thì muộn sẽ có ai đó hiểu sai lời nói hoặc hành động của chúng ta. Có lắm việc để người ta hiểu lầm nhau. Đôi khi, vấn đề chẳng qua chỉ là diễn đạt thiếu minh bạch. Hoặc chung quanh chúng ta có tiếng ồn ào và những yếu tố khác khiến người khác khó tập trung hoàn toàn sự chú ý đến những gì chúng ta nói.
Một số cá tính và cử chỉ cũng dễ bị hiểu lầm. Chẳng hạn, một người nhút nhát có thể bị xem là lạnh lùng, lãnh đạm hoặc tự phụ. Những gì một người từng trải qua trong quá khứ có thể khiến người đó phản ứng theo cảm xúc thay vì theo lý trí trước một số tình huống. Vì văn hóa và ngôn ngữ bất đồng nên không phải đương nhiên mà người ta hiểu nhau. Còn phải nói đến việc thuật lại sai và thày lay, vậy chẳng lạ gì nếu đôi khi lời nói hoặc hành động của chúng ta bị hiểu khác với ý ban đầu của chúng ta. Dĩ nhiên, am hiểu tất cả những điều này chỉ an ủi được chút ít những ai cảm thấy đã bị người khác hiểu sai.
Thí dụ, chị Anna có lần đã nói về một người bạn đang vắng mặt rằng chị ấy được nhiều người thích. Tuy lời ấy không hàm ý trách móc nhưng đã bị người khác lặp lại không đúng cách, và rồi chị Anna hết sức kinh ngạc và chưng hửng khi trước mặt nhiều người chị bị người bạn ấy giận dữ vu oan rằng chị ghen tị chỉ vì bạn ấy được một bạn trai nào đó chú ý. Lời nói của chị Anna đã bị hiểu sai hoàn toàn, và dù cố phân trần là không có ác ý gì cả, nhưng vẫn vô hiệu. Tình huống đó đã gây nhiều phiền toái và phải mất nhiều thời gian sau chị Anna mới hoàn toàn cải chính được sự hiểu lầm.
Cách người khác nhận xét bạn thường tùy thuộc khái niệm họ có về ý bạn. Vậy, nếu như bạn cảm thấy buồn khi động lực của bạn bị người khác hiểu sai cũng chỉ là điều tự nhiên mà thôi. Có lẽ bạn bực tức, nghĩ rằng không ai có lý do gì để hiểu lầm bạn cả. Đối với bạn, việc nhận xét kiểu ấy là đầy định kiến, gắt gao hoặc hoàn toàn sai trái, và khiến bạn đau lòng lắm—đặc biệt nếu trước đây bạn thường xem trọng ý kiến của những người nay phê bình bạn một cách bất công.
Bạn có thể thấy khó chịu về cách người ta phê phán bạn, nhưng dù sao bạn cũng nên tôn trọng ý kiến của người khác. Tín đồ Đấng Christ không nên xem thường cảm nghĩ của người khác và chúng ta không bao giờ muốn những lời nói hoặc hành động của mình gây ảnh hưởng tai hại đối với họ. (Ma-thi-ơ 7:12; 1 Cô-rinh-tô 8:12) Vậy thỉnh thoảng có lẽ bạn cần phải cố gắng cải chính ý kiến lệch lạc của một người nào đó về bạn. Tuy nhiên, việc quá lo sao cho được người khác tán thành thì lại không tốt, ngược lại nó dẫn đến việc mất lòng tự trọng hoặc cảm giác bị ruồng bỏ. Suy cho cùng, chân giá trị của bạn không tùy thuộc vào cảm nghĩ của người khác.
Mặt khác, có lẽ bạn thừa nhận rằng người khác chỉ trích bạn một cách có căn cứ. Điều đó cũng có thể làm đau lòng đấy, nhưng nếu sẵn sàng và thành thật nhận ra khuyết điểm, bạn có thể biến những lời chỉ trích thành động lực tích cực thúc đẩy bạn đi đến những sự thay đổi cần thiết.
ko đăng câu hỏi linh tinh tinh lên diễn đàn bn nhé! Và bn đừng buồn
Em không đồng tình với cách nghĩ của An vì một làng quê nghèo khó khăn quanh năm mọi người đều đầu tắt mặt tối lo cái ăn chưa đủ, nói đâu đến việc học hành, đỗ đạt làm quan.
Cái nghèo khó có thể do điều kiện tự nhiên không thuận lợi chứ không phải vì mọi người không cố gắng . Gia đình, dòng họ nào cũng có những truyền thống tốt đẹp. Có thể gia đình, dòng họ của An có truyền thống cần cù, chịu thương, chịu khó trong sản xuất, yêu nước chống giặc ngoại xâm. Chính truyền thống đó là sức mạnh để cho An vượt qua khó khăn, vươn lên trong học tập để góp phần xây dựng quê hương mình thoát khỏi nghèo đói.
Tham khảo:
“Cuộc chia tay của những con búp bê” của Khánh Hoài là một tác phẩm hay và đầy ý nghĩa. Nó khiến cho em xúc động không chỉ bởi vì tình cảm hồn nhiên và dễ thương của hai anh em Thành và Thủy mà còn bởi vì cuộc chia ly đột ngột giữa hai anh em, hai tâm hồn nhạy cảm và trong sáng. Người ta thường nói búp bê thì không biết khóc bao giờ. Búp bê chỉ là một đồ vật vô tri vô giác mà thôi. Nhưng con người bằng xương bằng thịt thì khác. Họ có thể vui, buồn, giận dỗi và khóc khi mình gặp phải những biến cố hay mất mát nào đó trong đời, cũng có thể khóc khi vui sướng. Thành và Thủy cũng chính là những con người như vậy. Hai anh em không chỉ rất yêu thương nhau mà còn muốn ba mẹ hai em không chia tay để trong hai trái tim bé nhỏ ấy không biết bao lần thổn thức. Thành là một người anh trai yêu thương em gái hết mực, dù cho đồ chơi của chúng chẳng có gì nhiều nhưng anh vẫn dành hết đồ chơi cho đứa em gái ngây thơ của mình.Câu chuyện là một bài học về tình anh em, để lại trong lòng người đọc những ấn tượng khó có thể phai mờ. Búp bê có lỗi gì mà phải chia tay? Búp bê vẫn muốn mình được hạnh phúc trong vòng tay đùm bọc, chở che của ba mẹ. Cuộc chia tay đau đớn và đầy cảm động của hai em bé trong truyện có lẽ sẽ nhắc nhở chúng ta rằng: Gia đình chiếm một vị trí quan trọng trong trái tim mỗi người. Để bảo vệ và gìn giữ được hạnh phúc gia đình không có gì hơn là chúng ta phải đừng để những cuộc chia ly như thế diễn ra để con trẻ tự nhiên lại phải hứng chịu những mất mát không gì hàn gắn được.
Câu nói của thuyền trưởng khơi gợi cho em suy nghĩ về tình yêu thương con người và tinh thần chịu trách nhiệm trước sai lầm của mình.
Trong cuộc sống, cách em làm để thể hiện những suy nghĩ tình cảm ấy:
- Nói lời yêu thương và hành động thể hiện sự quan tâm nhiều hơn.
- Trước khi làm một việc nào cũng suy xét cẩn thận liệu có gây ra hậu quả nào cho bản thân hay người khác hay không.
- Khi phạm sai lầm can đảm đối diện, sau đó là sửa sai và rút kinh nghiệm cho bản thân.
Không
không dá cho nó mấy phát cho nó đi bệnh viện