K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 4 2018

VD điển hình là hk nhưng mở 1 táp để ib còn hk hành thì chép chả đc mấy cả

22 tháng 6 2018

1. Mở bài: Nêu vấn đề nghị luận: Phê phán thái độ thờ ơ, ghẻ lạnh đối với con người cũng quan trọng và cần thiết như ca ngợi lòng vị tha, tình đoàn kết.

2. Thân bài:

- Giải thích vấn đề nghị luận:

   + Thái độ thờ ơ, lạnh nhạt với con người là thái độ như thế nào? (Không quan tâm, không để ý, vô cảm trước những gì xảy ra quanh mình, kể cả việc đúng hay sai, …)

   + Lòng vị tha và tình đoàn kết là gì? (quan tâm, bao dung, gắn bó giữa con người với nhau).

- Suy nghĩ của người viết về vấn đề trên.

   + Khẳng định đây là lời khuyên rất đúng gắn về tư cách ứng xử đối với hành vi thái độ của người xung quanh (khen, chê, ca ngợi, phê phán).

   + Trước một tấm lòng vị tha, trước tình yêu thương đoàn kết nhau, ta ca ngợi biểu dương là rất cần thiết. Lúc đó ta đang góp phần khích lệ cái tốt.

   + Nhưng không chỉ biết ca ngợi cái tốt, tình cảm đẹp mà không chú ý phê phán thái độ thờ ơ, lạnh nhạt với con người. Biết phê phán một thái độ xấu cũng quan trọng và cần thiết như ca ngợi một lòng tốt vậy. (Bằng dẫn chứng từ đời sống, văn học hãy chứng minh cho lí lẽ đó).

   + Trong cuộc sống của chúng ta hiện nay, vấn đề đó cần thiết không.

3. Kết bài: Bài học rút ra cho bản thân từ vấn đề nghị luận

21 tháng 10 2019

Những năm gần đây, có một thực trạng đáng báo động đó là tình trạng học sinh coi thường các môn học Khoa học xã hội và nhân văn. Ở xu thế xã hội nào, các môn học này vẫn có vai trò vô cùng quan trọng đến nhân cách và văn hóa ứng xử. Do đó, học sinh coi thường các môn xã hội đã gây ra những tác hại nghiêm trọng và ảnh hưởng không nhỏ của mỗi học sinh. Vậy nguyên nhân dẫn đến những thái độ đó của học sinh là gì?

Trước tiên có thể thấy, các môn khoa học xã hội và nhân văn đã không tạo được niềm hứng thú đối với các môn khoa học tự nhiên. Thường ngày trong chương trình học không chỉ có các môn tự nhiên, các môn xã hội mà còn có rất nhiều môn học khác như sinh học, thể dục. Vì vậy các em không những học bài mà còn phải chuẩn bị rất nhiều bài tập trước khi đến lớp. Thêm vào đó, các môn khoa học xã hội như văn học, lịch sử, địa lí... kiến thức vô cùng rộng với những sự kiến thức dài dễ tạo ra học sinh cảm giác chán nản, mệt mỏi. Không như các môn khoa học xã hội và nhân văn, các môn tự nhiên tạo được cho học sinh nhiều hứng thú hơn với những con số, công thức ngắn gọn, dễ nhớ, dễ học thuộc, từ đó các môn này tạo cho học sinh được cảm giác kích thích, đào sâu suy nghĩ và tìm tòi hướng giải quyết.

suy nghĩ gì về hiện tượng nhiều học sinh coi thường các môn học khoa học xã hội và nhân vănThứ đến phải kể là cách giảng dạy của giáo viên. Cách học “cô đọc trò chép” đã làm cho học sinh trở nên thụ động, lười suy nghĩ. Chính vì vậy, những giờ học môn khoa học xã hội và nhân văn đã không được học sinh yêu thích và coi trọng.

Khi nhìn nhận một vấn đề ta không chỉ nhìn từ một phía, có thể thấy do bản chất của các môn học xã hội, do cách truyền đạt của giáo viên mà học sinh coi thường các môn học xã hội nhưng đã bao giờ ta thử lật ngược lại vấn đề? Nếu như các bạn học sinh yêu thích các môn học xã hội thì liệu có dẫn đến tình trạng chán nản đó hay không?

Gorki đã từng nói: “Văn học là nhân học” tức là Văn học không chi cung cấp những kiến thức về môn học đó nói chung mà các môn học xã hội còn hướng con người sống “chân, thiện, mỹ, giúp con người yêu thương con người hơn.

Hậu quả của việc coi thường các môn khoa học xã hội và nhân văn để lại là vô cùng nghiêm trọng, tác hại của sự thiên lệch trong tư duy đã làm cho một số học sinh rơi vào những cảnh tiếc nuối. Và chỉ khi ở trong những cảnh tiếc nuối đó, học sinh học lệch mới thấy học đều các môn tốt biết bao.

Nhìn chung, vấn đề học sinh coi thường các môn học khoa học xã hội và nhân văn đang được rất nhiều nhà trường quan tám. Vì vậy, ta nên có thái độ tích cực và bình đẳng đối với tất cả môn khoa học xã hội và nhân văn và các môn học tự nhiên. Như vậy, ta vừa có thêm kiến thức, vừa không gặp những rủi ro mà việc học đem lại.

21 tháng 10 2019

Em cần một bài nữa ạ

23 tháng 10 2018

Mạng lưới công nghệ thông tin phủ sóng sắp toàn cầu tạo nên nhiều cơ hội phát triển cho mỗi quốc gia. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng xuất hiện không ít thách thức cho thế hệ trẻ. Công nghệ thông tin phát triển, kéo theo các trò chơi điện tử ngày càng tràn lan. Đây cũng là một trong những vấn đề được quan tâm hiện nay.

Trò chơi điện tử thực ra chỉ là những trò chơi mang tính chất giải trí, thư giãn, giảm stress sau mỗi ngày học tập và làm việc vất vả. Đó là thú vui tiêu khiển được thiết lập trên mạng xã hội, chỉ cần có tài khoản đăng nhập là có thể chơi bất cứ trò gì mà mình muốn.

Tuy nhiên hiện nay nhiều bạn trẻ đã biến trò chơi điện tử mang tính chất giải trí thành “kẻ gây nghiện” và ngốn rất nhiều thời gian, tiền bạc của chính bản thân mình. Khi trò chơi điện tử đã không giữ được tính chất ban đầu thì chắc chắn rằng nó để lại nhiều hậu quả tai hại.

Trò chơi điện tử trong những năm qua đối với giới trẻ đã trở thành thú vui tiêu khiến có sức hút lớn. Trò chơi điện tử có trên điện thoại, máy tính, ipad…và hấp dẫn đối với nhiều bạn học sinh, sinh viên. Nếu những trò chơi này được sử dụng với mục đích lành mạnh thì nó sẽ giúp cho đầu óc được minh mẫn và giải tỏa được căng thẳng. Tuy nhiên nếu không sử dụng đúng mục đích thì sẽ dễ dẫn đến hiện tượng nghiện và khó có thể bỏ được.

H

iện nay trò chơi điện tử đã trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu của rất nhiều bạn học sinh sau mỗi giờ tan tầm. Các quan net mọc lên như nấm trên mỗi con phố, san sát nhau khiến cho nhiều bạn học sinh không thể cưỡng lại được.

Một khi đã sa vào trò chơi điệnu tử mà không biết kiềm chế thì sẽ phải chịu nhiều hậu quả không đáng có. Hầu hết đó là những bạn đã nghiện và không tìm được cách thoát ra. Trò chơi online sẽ lấy đi không ít thời gian, tiền bạc và cả sức khỏe của bạn. Việc học tập bị lơ đãng, thầy cô giáo phạt cảnh cáo rất nhiều lần, tiền bạc đổ vào trò chơi điện tử quá nhiều và sức khỏe suy giảm do cày game cả ngày và đêm. Đây là tình trạng vẫn thường thấy ở nhiều bạn học sinh, sinh viên.

Hậu quả mà các bạn tự nhận lấy sẽ khiến cho những người xung quanh đau lòng. Bạn Nguyễn Văn An đang là sinh viên năm cuối trường đại học Y, nhưng vì mải mê chơi game, bỏ vê việc học, đồ án tốt nghiệp dở dang. Hậu quả mà bạn ấy nhận được chính là việc bảo lưu kết quả học 1 năm. Vậy là ước mơ của bạn lại bị dang dở giữa chừng chỉ vì trò chơi điện tử tai hại.

Tuy nhiên chúng ta vẫn nhận thấy trò chơi điện tử luôn có hai mặt của nó. Chúng ta không chỉ nhìn vào những bạn sa vào và không bước chân ra khỏi nó, đánh mất bản thân mình mà nói nó hoàn toàn xấu. Trò chơi điện tử vẫn có những tác dụng nhất định như làm cho tinh thần thoải mái, thư giãn hơn…

Để trò chơi điện tử đúng như tên gọi của nó, giữ gìn được nét trong sáng nhất thì ý thức của những người chơi phải trong sáng, chơi có chừng mực, chơi biết điểm dừng thì bạn sẽ biến nó trở thành người bạn tuyệt vời giải trí hằng ngày.

Như vậy để trò chơi điện tử lành mạnh hơn trong cuộc sống thì mỗi người cần có nhận thức đúng đắn hơn, để biến nó thành một trong những công cụ giải tỏa mọi ưu phiền do áp lực gây ra.

23 tháng 10 2018

Thú vui giải trí chứ k phải gảme bạn ạ

6 tháng 10 2021

Tham khảo:

Hành động quay cóp, gian lận trong thi cử thể đem lại cho học sinh những cái "lợi" nhất định, giúp ta làm tốt và đạt điểm cao trong các bài kiểm tra, thi cử. Nhưng nếu suy nghĩ kĩ thì cái “lợi” trước mắt sẽ là cái hại lâu dài cho bản thân chúng ta. Việc quay cóp khiến chúng ta có thói quen ỷ lại vào người khác trong học tập, thụ động, không tư duy sáng tạo. Nó tạo cho ta những lỗ hổng kiến thức vô cùng nghiêm trọng khó có thể bù đắp, nó làm cho ta trở nên mục nát. Khi quay cóp chúng ta cảm thấy sung sướng vì đã làm được bài tập, nhưng bù lại chúng ta sẽ bị day dứt hằng đêm vì việc làm của mình. Với những cuộc thi lớn hơn, khi các giám thị coi thi nghiêm túc hơn, khi các bạn xung quanh không cho chép bài thì chúng ta sẽ ra sao? Không có kiến thức mà vẫn lên lớp ắt dẫn đến tình trạng ngồi nhầm lớp. Xã hội ngày càng phát triển, không kiến thức thì mình sẽ làm gì? Liệu ta có thể là gánh nặng của xã hội hay không? Dân tộc ta, đất nước ta sẽ ra sao khi những con người bất tài làm chủ nhân? Việc quay cóp trong giờ kiểm tra còn làm cho các thầy cô mất lòng tin đối với ta, làm nảy sinh sự nghi ngờ và làm sứt mẻ mối quan hệ thầy trò thiêng liêng. Không chỉ vậy, chúng ta còn tự tạo ra cơ hội cho mình dối trá, tự bôi bẩn nhân phẩm, tư cách của mình. Thật xấu hổ cho những ai mắc bệnh quay cóp! Việc quay cóp là cực kì đáng chê trách, nó có tác hại rất nhiều và hết sức to lớn đối với tương lai của học sinh và tương lai của đất nước. Bản thân chúng ta cần phải hiểu điều đó để trách xa việc quay cóp.

6 tháng 10 2021

dài lắm đx vt văn lại còn dàn ý xong lại bàn luận

 

7 tháng 11 2016

Trong cuộc sống hiện đại hóa, công nghiệp hóa hôm nay, đất nước Việt Nam ta đã có những đổi mới tích cự trong việc giáo dục. Nhưng song song với những mặt tích cực đó, còn có những cái xấu, cái chưa tốt nhìn thấy rõ, mà ví dụ điển hình là việc học đối phó của phần lớn học sinh ngày nay.
Vậy học đối phó là gì và do đâu? Ai trong chúng ta dám thừa nhận mình chưa bao giờ như thế? Việc học, quan trọng là lòng yêu thích, sự say mê tìm tòi, tạo cho mình một cái nhìn mới mẻ trong việc tiếp nhận và tích lũy kiến thức. Từ đó, ta mới có thêm niềm tin, những hứng thú để tiếp tục chặng đường học tập. Hãy nhìn những đứa trẻ, học tập đối với chúng luôn là sự tự do, là những bí ẩn chúng mong muốn được giải mã. Nhưng học sinh ngày nay thì lại khác. Học tập, xem như một nghĩa vụ bắt buộc, áp đặt và nặng nề. Thầy cô giảng, ta cứ dỏng tai lên nghe, nhưng chữ có vô đầu không thì không quan trọng. Nói điều này ra, một số người bảo ta bày vẽ, họ nói rằng: "Dào, chép bài mỏi tay chết còn học này học nọ!". Vậy là việc học cũng hờ hễnh, cũng nhàm chán như một nỗi khổ. Người ta dần dần nghĩ ra những "quái chiêu" để đối phó với việc học, để qua mặt thầy cô.
Phao, copy, chép sách giải, hỏi bài bạn, đến "lò" luyện mong vớ lấy vài con chữ,... Học mà không biết mình học vì cái gì, vì một mục đích cao đẹp nào, để đạt được thành công ra sao trên đường đời. Học như học vẹt, miệng đọc qua loa, bài tập không chyên sâu, mồm miệng cố la cho lớn để ra vẻ ta đây với thiên hạ. Không những học sinh yếu kém mà các bạn có năng lực tốt cũng "đối phó". Thầy dạy cho có và trò học đối phó, một khung cảnh dễ nhận thấy ở các lò luyện thi, trường chuyên, lớp giỏi,.. Việc đối phó như một tấm khiêng chống đỡ sự thất vọng của thầy cô, cha mẹ và những lời bàn tán của bạn bè. Chúng ta dần đánh mất những truyền thống học tập của người học sinh, để đổi lấy những con điểm cao chót vót, những nguyện vọng để bằng bạn bè.
Học đối phó là vấn nạn lớn, nó ăn mòn và hủy diệt sự tự chủ trong mỗi con người, gặm nhắm những đức tính tốt đẹp trong mỗi học sinh chúng ta. Cần có biện pháp, không thể nói suông ngày một ngày hai. Mỗi khi học tập, hãy tìm tòi những câu hỏi, đi sâu và những kiến thức, dành nhiều thời gian cho những mục tiêu mình cần vươn đến. Và hãy nhớ rằng: Chúng ta là chủ nhân tương lai của đất nước, là thế hệ học sinh mới, không thể đi lên mà không có kiến thức, trí tuệ và lòng hăng say yêu thích.
Học đối phó - cần phải loại bỏ ngay từ hôm nay.

 

9 tháng 6 2016

Những phẩm chất cao quí trong tâm hồn con người luôn là một mục tiêu mà chúng ta vươn tới. Đó chính là đức hạnh. Những phẩm chất đó tô điểm cho tâm hồn chúng ta, làm chúng ta luôn hoàn thiện bản thân mình. Muốn thế, chúng ta phải thể hiện qua hành động, qua hành vi cử chỉ hằng ngày của chúng ta. Và vì vậy,"mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động". 

Đức hạnh là gì? Đức hạnh là những gì cao quí nhất, trong sáng nhất trong tâm hồn của mỗi con người chúng ta. Hành động là gì? Hành động là những gì biểu hiện ra bên ngoài, qua đó thể hiện những tính cách của mỗi người. Những phẩm chất và hành động của con người là khác nhau, tạo nên sự khác biệt trong tính cách của mỗi thành phần trong xã hội. 

Vậy chúng ta phải làm gì để có được những phẩm chất cao quí và trong sáng mà chúng ta gọi là đức hạnh? Thật ra, đức hạnh là một điều không khó để vươn tới. Nó không quá cao siêu, chỉ là những gì nhỏ nhất đủ để đánh giá một con người. Giúp một bà cụ qua đường, tìm mẹ cho một em nhỏ bị lạc, hay đơn giản chỉ là một nụ cười khi ta gặp môt người quen ngoài đường, tất cả đã góp phần xây dựng và hoàn thiện nhân cách của mỗi con người chúng ta. Như thế, cuộc sống sẽ dễ dàng hơn với mọi người, làm cho quan hệ giữa người với người càng trở nên tươi đẹp và góp phần biến xã hội chúng ta thành một nơi "tốt hơn cho bạn và cho tôi". 

Đức hạnh chỉ đơn giản, không cầu kì, phức tạp để đạt được. Nhưng chúng ta không nên quá đơn giản nó đi. Đừng chỉ nghĩ mà không làm rồi sau đó ru ngủ bản thân rằng: "những gì mình làm đã là tốt nhất". Nghĩ phải đi đôi với hành động, và những phẩm chất đó cũng cần hành động để thể hiện chúng ta. Bây giờ, mở lòng mình ra với thế giới bên ngoài, nhìn xung quanh và hãy bắt đầu hành động. Không khó để xây dựng đức hạnh trong mỗi con người chúng ta.

Bây giờ, chúng ta là thanh niên, là thế hệ tương lai và kế cận của xã hội sau này. Hãy xây dựng một hình ảnh, một tính cách bằng những hành động của chúng ta, bắt đầu bằng những hành vi nhỏ nhất, để xã hội ngày càng tươi đẹp và tốt hơn. "Cho bạn và cho tôi, cho tất cả mọi người.". Và hãy nhớ rằng, "mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động". .

9 tháng 6 2016
BÀI 1
Danh ngôn có câu: 

"Ý nghĩa là nụ hoa 
Lời nói là bông hoa 
Việc làm là quả ngọt".

Thật đúng như vậy, cuộc sống của chúng ta có ý nghĩa như thế nào là tùy thuộc vào cách thể hiện của mỗi con người. Một quan niệm có nội dung tương tự: " Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động".Vậy "đức hạnh" là gì? Và tại sao hành động lại là nơi chứa đựng mọi phẩm chất của đức hạnh? 

Trước hết cần phải hiểu " đức hạnh" là những đức tính tốt đẹp của con người. "Phẩm chất" có thể hiểu nôm na là những tính cách, tính chất bên trong của con người. Nó có ý nghĩa trái ngược hoàn toàn với "hành động", là những cử chỉ việc làm bên ngoài. Như vậy, ta có thể hiểu nói trên như là một lời nhân xét, một kinh nghiệm của M. Xi-xê-rông: những đức tính tốt đẹp của con người đều được thể hiện qua hành động. Nếu những cử chỉ và hành động của bạn là đúng, điều đó đồng nghĩa với việc bạn là người có nhân cách tốt, có đức hạnh. Ngược lại, nếu bạn có những cử chỉ, hành động không đẹp, thì có thể lắm bạn là một người chưa hoàn thiện về nhân cách, bạn còn cái lối sông ích kỉ, chỉ nghĩ cho riêng mình. 

Nhiều người đã tự hỏi làm thế nào để có thể làm được như câu nói trên. Thật ra câu trả lời rất đơn giản. Bạn không cần phải làm những việc lớn lao hay hy sinh những thứ quí giá của mình thì mới gọi là nhưng cử chỉ, hành động đẹp. Mỗi buổi sáng đi học, bạn không sợ trễ học mà dắt một cụ già qua đường. Mỗi tháng, bạn gom góp báo cũ đem bán để ủng hộ "Quỹ vì người nghèo". 

Ở nhà, bạn quan tâm, giúp đỡ và chăm sóc cho những người thân của mình. Khi đến trường, bạn cố gắng học tập và cư xử lễ phép với thầy cô, quan tâm đến bạn bè. Tất cả những điều đó thể hiện bạn là một người có những đức tính tốt và cao đẹp. 

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt phải còn có những mặt trái của vấn đề. Đôi lúc, những hành động, cử chỉ đẹp lại không chứa đựng những đức tính tốt đẹp. Có những người làm những điều đó vì những mục đích không tốt, để qua mặt người khác. Lại cũng có những người không hề có những đức tính tốt đẹp, nhưng họ giả vờ có những cử chỉ hành động cao đẹp để chiếm lấy trái tim của người khác. Những việc làm của họ không nói lên họ là những người có đức tính tốt mà ngược lại họ còn làm cho người khác cảm thấy khinh bỉ và ghê tởm. Những con người đó rất đáng bị phê phán vì nếu cứ để họ tồn tại như vậy sẽ gây nên những tổn hại không đáng có cho người khác và cho xã hội. 

Tóm lại, mỗi học sinh chúng ta phải cố gắng rèn luyện đạo đức và trau dồi kiến thức. Hãy nhìn mọi người bằng con mắt yêu thương, trìu mến. Bạn sẽ thấy cuộc sống tươi đẹp hơn và muốn hành động, cư xử đẹp hơn. Qua đó, bạn sẽ cảm nhận được những đức tính tốt đẹp của mình.

BÀI LÀM 2

Những phẩm chất cao quí trong tâm hồn con người luôn là một mục tiêu mà chúng ta vươn tới. Đó chính là đức hạnh. Những phẩm chất đó tô điểm cho tâm hồn chúng ta, làm chúng ta luôn hoàn thiện bản thân mình. Muốn thế, chúng ta phải thể hiện qua hành động, qua hành vi cử chỉ hằng ngày của chúng ta. Và vì vậy,"mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động". 

Đức hạnh là gì? Đức hạnh là những gì cao quí nhất, trong sáng nhất trong tâm hồn của mỗi con người chúng ta. Hành động là gì? Hành động là những gì biểu hiện ra bên ngoài, qua đó thể hiện những tính cách của mỗi người. Những phẩm chất và hành động của con người là khác nhau, tạo nên sự khác biệt trong tính cách của mỗi thành phần trong xã hội. 

Vậy chúng ta phải làm gì để có được những phẩm chất cao quí và trong sáng mà chúng ta gọi là đức hạnh? Thật ra, đức hạnh là một điều không khó để vươn tới. Nó không quá cao siêu, chỉ là những gì nhỏ nhất đủ để đánh giá một con người. Giúp một bà cụ qua đường, tìm mẹ cho một em nhỏ bị lạc, hay đơn giản chỉ là một nụ cười khi ta gặp môt người quen ngoài đường, tất cả đã góp phần xây dựng và hoàn thiện nhân cách của mỗi con người chúng ta. Như thế, cuộc sống sẽ dễ dàng hơn với mọi người, làm cho quan hệ giữa người với người càng trở nên tươi đẹp và góp phần biến xã hội chúng ta thành một nơi "tốt hơn cho bạn và cho tôi". 

Đức hạnh chỉ đơn giản, không cầu kì, phức tạp để đạt được. Nhưng chúng ta không nên quá đơn giản nó đi. Đừng chỉ nghĩ mà không làm rồi sau đó ru ngủ bản thân rằng: "những gì mình làm đã là tốt nhất". Nghĩ phải đi đôi với hành động, và những phẩm chất đó cũng cần hành động để thể hiện chúng ta. Bây giờ, mở lòng mình ra với thế giới bên ngoài, nhìn xung quanh và hãy bắt đầu hành động. Không khó để xây dựng đức hạnh trong mỗi con người chúng ta.

Bây giờ, chúng ta là thanh niên, là thế hệ tương lai và kế cận của xã hội sau này. Hãy xây dựng một hình ảnh, một tính cách bằng những hành động của chúng ta, bắt đầu bằng những hành vi nhỏ nhất, để xã hội ngày càng tươi đẹp và tốt hơn. "Cho bạn và cho tôi, cho tất cả mọi người.". Và hãy nhớ rằng, "mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động". .