Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo
Charles Robert Darwin (1809 – 1882) - một nhà nghiên cứu nổi tiếng trong lĩnh vực tự nhiên học người Anh, là “cha đẻ” của thuyết tiến hóa. Ông là người đã phát hiện và chứng minh rằng mọi loài đều tiến hóa theo thời gian từ những tổ tiên chung qua quá trình chọn lọc tự nhiên. Nếu như sự tiến hóa được cộng đồng các nhà khoa học và công chúng chấp nhận ở thời đại Darwin, thì lý thuyết chọn lọc của ông trong những năm 1930 được xem như lời giải thích chính yếu cho quá trình này, và ngày nay đã trở thành nền tảng cho lý thuyết tiến hóa hiện đại. Học thuyết tiến hóa của Đác-uyn đã phát hiện ý nghĩa cảu chọn lọc tự nhiên. Từ đó, chúng ta có thể lí giải các hiện tượng sinh vật thích nghi được với sự thay đổi của môi trường, hiện tượng hình thành loài mới và nguồn gốc của các loài sinh vật.
Tham Khảo :
Quốc gia | Thành tựu tiêu biểu của cách mạng công nghiệp | ||
Năm | Nhà phát minh | Tên phát minh | |
Anh | 1764 | Giêm Ha-gri-vơ | Máy kéo sợi Gien-ni |
1769 | R. Ác-rai | Máy kéo sợi chạy bằng sức nước | |
1784 | Giêm Oát | Máy hơi nước | |
1784 | Hen-ri Cót | Kĩ thuật dùng than cốc luyện gang thành sắt | |
1785 | E. Các-rai | Máy dệt | |
1814 | Xti-phen-xơn | Đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước | |
Mĩ | 1793 | E. Whitney | Máy tỉa hạt bông |
1807 | Phơn-tơn | Tàu thủy chạy bằng hơi nước | |
1831 | C.M. Cô-míc | Máy gặt cơ khí | |
1838 | S. Moóc-xơ | Hệ thống điện tín sử dụng mã Moóc-xơ |
Tham khảo: Giới thiệu về tiểu thuyết Những người khốn khổ của Vích-to Huy-gô
- Những người khốn khổ là một bộ tiểu thuyết được nhân loại biết đến nhiều nhất trong kho tàng sáng tác “mênh mông" (gồm thơ, kịch, truyện, tiểu luận,... và cả tranh về) của Huy-gô.
- Tiểu thuyết Những người khốn khổ được xuất bản vào năm 1862, chia làm năm phần: phần thứ nhất mang tên: Phăng-tin; phần thứ hai: Cô-dét; phần thứ ba: Ma-ri-uýt; phần thứ tư: Tình ca phố Pơ-luy-mê và anh hùng ca phố Xanh Đơ-ni; phần thứ năm: Giăng Van-giăng.
- Nội dung cơ bản của bộ tiểu thuyết:
+ Nhân vật trung tâm của tác phẩm là Giăng Van-giăng, một người thợ xén cây đã bị tù khổ sai vì ăn cắp một chiếc bánh mì cho bảy đứa cháu nhỏ. Ra tù, anh bị mọi người xua đuổi, trừ đức giám mục Mi-ri-en. Được cảm hoá bằng tình thương Van-giăng coi đó là lẽ sống của mình. Sau đó, ông đổi tên thành Ma-đơ-len, trở thành một thị trưởng và chủ nhà máy giàu có. Ông làm việc thiện và tưởng đã cứu vớt được Phăng-tin, cô thợ nghèo phải bán thân, bán răng, bán tóc để nuôi con.
+ Tuy nhiên, gã thanh tra cảnh sát Gia-ve truy ra gốc tích của ông, ông lại rơi vào cảnh tù tội và Phăng-tin chết mà không được gặp lại đứa con gái Cô-dét. Sau đó, ông vượt ngục và nhiều lần thay họ đổi tên, chỉ có lẽ sống và tình thương là không bao giờ thay đổi cho tới khi nằm dưới nấm mồ.
+ Trong cuộc đời mình, có một thời gian, vào tháng sáu năm 1832, khi nhân dân Pa-ri nổi dậy chống chính quyền của giai cấp đại tư sản, Giăng Van-giăng đã lên chiến lũy. Ông tìm Ma-ri-uýt, người yêu của Cô-dét. Anh chiến đấu và đã bị thương bên cạnh những sinh viên và quần chúng nổi dậy - trong số đó có chú bé Ga-vơ-rốt, một biểu tượng trong sáng, đẹp đẽ của cuộc cách mạng non trẻ. Nơi đây, ông đã gặp lại Gia-ve, hắn bị quân cách mạng kết án tử hình. Ông nhận mang Gia-ve đi xử bắn, song đã lẳng lặng tha cho hắn. Cho tới khi định trở lại bắt Giăng Van-giăng, thấy ông xin đưa Ma-ri-uýt về nhà rồi sẽ nộp mạng. Gia-ve lần đầu tiên cảm thấy bị mất phương hướng, nhảy xuống sông Xen tự tử.
+ Giăng Van-giăng vẫn lẳng lặng vun đắp cho hạnh phúc của Cô-dét. Sau khi lứa đôi đã sum họp, ông lánh mình, sống trong cô đơn. Đến lúc Giăng Van-giăng hấp hối, đôi trẻ mới biết ai là người đã cứu Ma-ri-uýt và chạy tới bên giường, nghe những lời cuối cùng của ông: “Trên đời, chỉ có một điều ấy thôi, đó là thương yêu nhau”.
Giới thiệu về công cuộc khai phá vùng đất phía Nam
Năm 1558, Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa, cuộc khai phá được đẩy mạnh
Năm 1611, Nguyễn Hoàng lập phủ Phú Yên
Năm 1620, chúa Nguyễn Phúc Nguyên gả con gái cho Quốc vương Chân Lạp Chey Chettha II. Chúa Nguyễn trở thành chỗ dựa cho vua Chân Lạp để đối phó với nước Xiêm. Đồng thời cư dân Việt ở vùng đất Nam bộ tự do khai khẩn đất, làm ăn sinh sống.
Năm 1623, Chúa Nguyễn đã lập thương điếm ở vị trí tương ứng với Sài Gòn (Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay) để thu thuế. Vào thời điểm đó, cư dân Việt đã có mặt hầu khắp miền Đông Nam Bộ và Sài Gòn.
Theo Đại Nam thực lục tiền biên, tháng 9 năm Mậu Tuất (năm 1658), vua nước Chân Lạp là Nặc Ông Chân (Chan Ramathipati) xâm lấn đất đai của Chúa Nguyễn ở vùng Mô Xoài (Bà Rịa), đã bị quan quân địa phương bắt giải về Phú Xuân. Chúa Nguyễn Phúc Tần “tha tội cho và sai hộ tống về nước, khiến làm phiên thần hàng năm nộp cống”. Tư liệu trên xác nhận những hoạt động quan trọng đầu tiên của Chúa Nguyễn trên con đường hình thành và bảo vệ chủ quyền của mình đối với vùng đất Nam Bộ.
Năm 1708, để bảo vệ cư dân vùng đất Hà Tiên (Hà Tiên- Long Xuyên - Bạc Liêu- Cà Mau ) lúc đó trước sự tiến công cướp bóc của người Xiêm nên Mạc Cửu đã xin và được nội thuộc vào triều đình chúa Nguyễn.
Đến năm 1757, khi đất Tầm Phong Long (tương đương với vùng Tứ Giác Long Xuyên) được vua Chân Lạp là Nặc Tôn dâng cho chúa Nguyễn để đền ơn cứu giúp lúc hoạn nạn và giành lại ngôi vua, quá trình xác lập chủ quyền lãnh thổ của người Việt trên vùng đất Nam Bộ cơ bản đã hoàn thành.
Quá trình thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa trong các thế kỉ XVI – XVIII.
Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa được ghi chép trong Bản đồ do Đỗ Bá vẽ vào thế kỉ XVII dưới tên là Bãi Cát Vàng
Năm 1803, Vua Gia Long cho tái lập các đội Hoàng Sa, Bắc Hải và đặt trong cơ cấu tổ chức chung của các đội Trường Đà, có chức năng khai thác và quản lý toàn bộ khu vực Biển Đông. Đặc biệt trong các năm 1815, 1816, vua Gia Long liên tục tổ chức các hoạt động thăm dò đường biển, triển khai các hoạt động thực thi chủ quyền một cách kiên quyết và đồng bộ ở Hoàng Sa và Trường Sa. Các đội Hoàng Sa, Bắc Hải hoạt động mạnh và hiệu quả dưới thời Gia Long cho đến đầu thập kỷ 20 của thế kỷ XIX thì được tích hợp vào đội Thủy quân của triều đình Minh Mệnh.
Vua Minh Mệnh đã đẩy hoạt động chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa lên đỉnh cao nhất so với tất cả các triều đại quân chủ Việt Nam trước và sau ông với các hình thức và biện pháp như vãng thám, kiểm tra, kiểm soát, khai thác hóa vật và hải sản, tổ chức thu thuế và cứu hộ tàu bị nạn, khảo sát đo vẽ bản đồ, dựng miếu thờ, lập bia chủ quyền, trồng cây để cho người qua lại dễ nhận biết... Lực lượng được ông điều động ra làm nhiệm vụ ở Hoàng Sa, Trường Sa lúc này không chỉ có Thủy quân mà còn có cả Vệ giám thành, Biền binh, binh đinh, dân phu. Mỗi chuyến ra đi như thế đều có quyết định của triều đình và nhiều khi chính nhà vua trực tiếp quyết định việc có cho thuyền ra khơi ngay hay tạm dừng lại. Sau khi kết thúc công việc ngoài biển khơi, thuyền phải chạy thẳng về Huế để báo cáo tình hình, khai nộp hóa vật, hải vật. Nhà vua thông qua Bộ Công kiểm tra, đánh giá, luận công, định tội, thưởng phạt nghiêm minh.
(*) Tham khảo: Một số hoạt động thực thi chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa trong các thế kỉ XVI - XVIII
- Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là một dải những hòn đảo được gọi bằng nhiều tên gọi khác nhau trong các bộ chính sử của các triều đại phong kiến Việt Nam, như: Bãi Cát Vàng, Cồn Vàng, Vạn Lý Hoàng Sa, Vạn Lý Trường Sa, Đại Trường Sa,...
- Theo ghi chú bản đồ trong bộ Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư (biên soạn vào thế kỉ XVII), quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc phủ Tư Nghĩa (Quảng Ngãi).
- Để thực thi chủ quyền của nhà nước Đại Việt đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, chúa Nguyễn Phúc Nguyên đã cho lập hải đội Hoàng Sa (sau này lập thêm đội Bắc Hải - đặt dưới sự quản lí của đội Hoàng Sa).
+ Các nhiệm vụ của hải đội Hoàng Sa, Bắc Hải: khai thác sản vật trên các đảo, quần đảo; bảo vệ, canh giữ các đảo ở Biển Đông; thu gom những hàng hóa của các tàu nước ngoài bị đắm ở khu vực quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa về nộp cho triều đình.
+ Đội Hoàng Sa qua ghi chép của Lê Quý Đôn trong Phủ biên tạp lục được thành lập trên cơ sở tuyển chọn 70 dân đinh xã An Vĩnh, huyện Bình Sơn, phủ Quảng Ngãi.
+ Thời gian hoạt động của hải đội Hoàng Sa được xác định là khoảng từ tháng 2 đến tháng 8 hằng năm.
- Dưới sự kiểm soát chặt chẽ của chính quyền chúa Nguyễn, quá trình thực thi chủ quyền tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được thực hiện một cách liên tục suốt từ thế kỉ XVII và được tiếp nối dưới thời nhà Tây Sơn (thế kỉ XVIII) và nhà Nguyễn.
Tham khảo
Thông tin về Hô-xê Ri-xan (1861 - 1896, Phi-líp-pin)
- Hô-xê Ri-xan là đại diện tiêu biểu cho xu hướng ôn hòa trong phong trào giải phóng dân tộc ở Phi-líp-pin vào cuối thế kỉ XIX.
- Năm 1892, Hô-xê Ri-xan thành lập ‘Liên minh Phi-líp-pin”, với sự tham gia của nhiều trí thức, địa chủ và tư sản tiến bộ cùng một số dân nghèo. Liên minh chủ trương tuyên truyền, khơi dậy ý thức dân tộc, đấu tranh đòi quyền bình đẳng cho người Phi-líp-pin.
- Năm 1896, Hô-xê Ri-xan bị thực dân Tây Ban Nha bắt giam và xử tử.
- Ngày nay, ở thủ đô Ma-ni-la của Phi-líp-pin, tại nơi Hô-xê Ri-xan bị xử tử, người ra đã xây dựng một quảng trường để tri ân công lao của ông đối với dân tộc.
Tham khảo: Giới thiệu về tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du
Truyện Kiều là tác phẩm tiêu biểu nhất của thể loại truyện Nôm trong văn học trung đại Việt Nam. Khi viết Truyện Kiều, Nguyễn Du có dựa theo cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc). Tuy nhiên, phần sáng tạo của Nguyễn Du là rất lớn, chính sự sáng tạo này đã làm nên giá trị của kiệt tác Truyện Kiều.
1. Tóm tắt tác phẩm
Phần thứ nhất : Gặp gỡ và đính ước
Thuý Kiều là một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn, con gái đầu lòng một gia đình trung lưu lương thiện, sống trong cảnh "êm đềm trướng rủ màn che" bên cạnh cha mẹ và hai em là Thuý Vân, Vương Quan. Trong buổi du xuân nhân tiết Thanh minh, Thuý Kiều gặp chàng Kim Trọng "phong tư tài mạo tót vời". Giữa hai người chớm nở một mối tình đẹp. Kim Trọng đến ở trọ cạnh nhà Thuý Kiều. Nhân trả chiếc thoa rơi, Kim Trọng đã gặp Kiều bày tỏ tâm tình. Hai người chủ động, tự do đính ước với nhau.
Phần thứ hai: Gia biến và lưu lạc
Trong khi Kim Trọng về quê chịu tang chú, gia đình Kiều bị mắc oan, Kiều nhờ Vân trả nghĩa cho Kim Trọng còn nàng thì bán mình chuộc cha. Thuý Kiều bị bọn buôn người là Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh lừa gạt, đẩy vào lầu xanh. Sau đó nàng được Thúc Sinh, một khách làng chơi hào phóng, cứu vớt khỏi cuộc đời kĩ nữ. Nhưng rồi Kiều bị vợ cả của Thúc Sinh là Hoạn Thư ghen tuông, đày đoạ. Thuý Kiều phải trốn đến nương nhờ nơi cửa Phật. Sư Giác Duyên vô tình gửi nàng cho Bạc Bà - kẻ buôn người như Tú Bà, nên Kiều lần thứ hai rơi vào lầu xanh. Ở đây, Thuý Kiều gặp Từ Hải, một anh hùng "đội trời đạp đất". Từ Hải lấy Kiều, giúp nàng báo ân báo oán. Do mắc lừa quan Tổng đốc trọng thần Hồ Tôn Hiến, Từ Hải bị giết, Thuý Kiều phải hầu đàn, hầu rượu Hồ Tôn Hiến rồi bị ép gả cho viên thổ quan. Đau đớn, tủi nhục, Kiều trẫm mình ở sông Tiền Đường. Nhưng nàng được sư Giác Duyên cứu và lần thứ hai Kiều nương nhờ cửa Phật.
Phần thứ ba: Đoàn tụ
Sau nửa năm về Liêu Dương chịu tang chú, Kim Trọng trở lại tìm Kiều. Hay tin gia đình Kiều bị tai biến và nàng phải bán mình chuộc cha, chàng đau đớn vô cùng. Tuy kết duyên với Thuý Vân nhưng Kim Trọng chẳng thể nào nguôi được mối tình đầu say đắm. Chàng quyết cất công lặn lội đi tìm Thuý Kiều. Nhờ gặp được sư Giác Duyên mà Kim, Kiều tìm được nhau, gia đình đoàn tụ. Chiều ý mọi người, Thuý Kiều nối lại duyên với Kim Trọng nhưng cả hai cùng nguyện ước "duyên đôi lứa cũng là duyên bạn bầy".
2. Giá trị nội dung và nghệ thuật
- Về nội dung: Truyện Kiều có hai giá trị lớn là giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo. Truyện Kiều là bức tranh hiện thực về một xã hội bất công, tàn bạo, là tiếng nói thương cảm trước số phận bi kịch của con người, tiếng nói lên án, tố cáo những thế lực xấu xa, tiếng nói khẳng định, đề cao tài năng, nhân phẩm và những khát vọng chân chính của con người như khát vọng về quyền sống, khát vọng tự do, công lí, khát vọng tình yêu, hạnh phúc...
- Về nghệ thuật: Tác phẩm là sự kết tinh thành tựu nghệ thuật văn học dân tộc trên các phương diện ngôn ngữ, thể loại. Với Truyện Kiều, ngôn ngữ văn học dân tộc và thể thơ lục bát đã đạt tới đỉnh cao rực rỡ. Với Truyện Kiều, nghệ thuật tự sự đã có bước phát triển vượt bậc, từ nghệ thuật dẫn chuyện đến nghệ thuật miêu tả thiên nhiên, khắc họa tính cách và miêu tả tâm lí con người.
Kiệt tác Truyện Kiều hàng trăm năm nay đã được lưu truyền rộng rãi và có sức chinh phục lớn đối với mọi tầng lớp độc giả. Tác phẩm đã được dịch ra nhiều thứ tiếng và được giới thiệu ở nhiều nước trên thế giới.Tham khảo
Kinh thành Huế - quần thể kiến trúc đặc sắc được xây dựng dưới thời nhà Nguyễn.
Kinh Thành Huế là tòa thành ở Cố đô Huế, nơi đóng đô của vương triều nhà Nguyễn trong suốt 140 năm từ 1805 đến 1945. Kinh Thành Huế được vua Gia Long xây dựng từ năm 1805 và sau này được vua Minh Mạng tiếp tục hoàn thành vào năm 1832.
Kinh thành được xây dựng theo kiến trúc của phương Tây kết hợp một cách tài tình với kiến trúc thành quách phương Đông. Các vua triều Nguyễn đã cho xây dựng khá nhiều thành quách, cung điện và các công trình của hoàng gia. Trải qua gần 200 năm khu kinh thành hiện nay còn hầu như nguyên vẹn với gần 140 công trình xây dựng lớn nhỏ.
Tổng thể kiến trúc của Cố đô Huế được xây dựng trên một mặt bằng diện tích hơn 500ha và được giới hạn bởi 3 vòng thành theo thứ tự ngoài lớn, trong nhỏ: Kinh Thành, Hoàng Thành và Tử Cấm Thành.
Kinh thành Huế dùng núi Ngự Bình làm tiền án và dùng hai hòn đảo nhỏ trên sông Hương là Cồn Hến và Dã Viên làm 2 yếu tố phong thuỷ rồng chầu hổ phục (Tả Thanh Long, Hữu Bạch Hổ) để bảo vệ Cố đô.
Hiện nay Kinh thành Huế là một trong số các di tích thuộc cụm Quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới.
(*) Thông tin tham khảo:
- Lá cờ có ba màu đỏ, trắng và xanh dương xuất hiện trong cách mạng Pháp trở thành quốc kì của nước Cộng hòa Pháp (từ năm 1946). Trong đó:
+ Màu xanh dương tượng trưng cho: hòa bình, sự tự do và hy vọng.
+ Màu trắng tượng trưng cho: sự trong sáng, công lý, công bằng.
+ Màu đỏ tượng trưng cho: máu của những người đã ngã xuống để bảo vệ Tổ quốc, cũng đồng thời là biểu trưng cho sự bác ái, yêu thương con người.
- Bài ca Mác-xây-e xuất hiện trong cách mạng Pháp cũng trở thành Quốc ca của nước Cộng hòa Pháp (từ năm 1879)
Tham khảo: Giới thiệu về tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du
Truyện Kiều là tác phẩm tiêu biểu nhất của thể loại truyện Nôm trong văn học trung đại Việt Nam. Khi viết Truyện Kiều, Nguyễn Du có dựa theo cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc). Tuy nhiên, phần sáng tạo của Nguyễn Du là rất lớn, chính sự sáng tạo này đã làm nên giá trị của kiệt tác Truyện Kiều.
1. Tóm tắt tác phẩm
Phần thứ nhất : Gặp gỡ và đính ước
Thuý Kiều là một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn, con gái đầu lòng một gia đình trung lưu lương thiện, sống trong cảnh "êm đềm trướng rủ màn che" bên cạnh cha mẹ và hai em là Thuý Vân, Vương Quan. Trong buổi du xuân nhân tiết Thanh minh, Thuý Kiều gặp chàng Kim Trọng "phong tư tài mạo tót vời". Giữa hai người chớm nở một mối tình đẹp. Kim Trọng đến ở trọ cạnh nhà Thuý Kiều. Nhân trả chiếc thoa rơi, Kim Trọng đã gặp Kiều bày tỏ tâm tình. Hai người chủ động, tự do đính ước với nhau.
Phần thứ hai: Gia biến và lưu lạc
Trong khi Kim Trọng về quê chịu tang chú, gia đình Kiều bị mắc oan, Kiều nhờ Vân trả nghĩa cho Kim Trọng còn nàng thì bán mình chuộc cha. Thuý Kiều bị bọn buôn người là Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh lừa gạt, đẩy vào lầu xanh. Sau đó nàng được Thúc Sinh, một khách làng chơi hào phóng, cứu vớt khỏi cuộc đời kĩ nữ. Nhưng rồi Kiều bị vợ cả của Thúc Sinh là Hoạn Thư ghen tuông, đày đoạ. Thuý Kiều phải trốn đến nương nhờ nơi cửa Phật. Sư Giác Duyên vô tình gửi nàng cho Bạc Bà - kẻ buôn người như Tú Bà, nên Kiều lần thứ hai rơi vào lầu xanh. Ở đây, Thuý Kiều gặp Từ Hải, một anh hùng "đội trời đạp đất". Từ Hải lấy Kiều, giúp nàng báo ân báo oán. Do mắc lừa quan Tổng đốc trọng thần Hồ Tôn Hiến, Từ Hải bị giết, Thuý Kiều phải hầu đàn, hầu rượu Hồ Tôn Hiến rồi bị ép gả cho viên thổ quan. Đau đớn, tủi nhục, Kiều trẫm mình ở sông Tiền Đường. Nhưng nàng được sư Giác Duyên cứu và lần thứ hai Kiều nương nhờ cửa Phật.
Phần thứ ba: Đoàn tụ
Sau nửa năm về Liêu Dương chịu tang chú, Kim Trọng trở lại tìm Kiều. Hay tin gia đình Kiều bị tai biến và nàng phải bán mình chuộc cha, chàng đau đớn vô cùng. Tuy kết duyên với Thuý Vân nhưng Kim Trọng chẳng thể nào nguôi được mối tình đầu say đắm. Chàng quyết cất công lặn lội đi tìm Thuý Kiều. Nhờ gặp được sư Giác Duyên mà Kim, Kiều tìm được nhau, gia đình đoàn tụ. Chiều ý mọi người, Thuý Kiều nối lại duyên với Kim Trọng nhưng cả hai cùng nguyện ước "duyên đôi lứa cũng là duyên bạn bầy".
2. Giá trị nội dung và nghệ thuật
- Về nội dung: Truyện Kiều có hai giá trị lớn là giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo. Truyện Kiều là bức tranh hiện thực về một xã hội bất công, tàn bạo, là tiếng nói thương cảm trước số phận bi kịch của con người, tiếng nói lên án, tố cáo những thế lực xấu xa, tiếng nói khẳng định, đề cao tài năng, nhân phẩm và những khát vọng chân chính của con người như khát vọng về quyền sống, khát vọng tự do, công lí, khát vọng tình yêu, hạnh phúc...
- Về nghệ thuật: Tác phẩm là sự kết tinh thành tựu nghệ thuật văn học dân tộc trên các phương diện ngôn ngữ, thể loại. Với Truyện Kiều, ngôn ngữ văn học dân tộc và thể thơ lục bát đã đạt tới đỉnh cao rực rỡ. Với Truyện Kiều, nghệ thuật tự sự đã có bước phát triển vượt bậc, từ nghệ thuật dẫn chuyện đến nghệ thuật miêu tả thiên nhiên, khắc họa tính cách và miêu tả tâm lí con người.
Kiệt tác Truyện Kiều hàng trăm năm nay đã được lưu truyền rộng rãi và có sức chinh phục lớn đối với mọi tầng lớp độc giả. Tác phẩm đã được dịch ra nhiều thứ tiếng và được giới thiệu ở nhiều nước trên thế giới.
Tham khảo: Thông tin về Phan Đình Phùng (1847 - 1895, Việt Nam)
+ Phan Đình Phùng sinh năm 1847, quê ở làng Đông Thái (nay thuộc xã Tùng Ảnh), huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.
+ Năm 1877, ông thi đỗ Đình nguyên Tiến sĩ, từng làm quan Ngự sử trong triều đình nhà Nguyễn. Với bản tính cương trực, ông phản đối việc Tôn Thất Thuyết phế bỏ vua Dục Đức, lập Hiệp Hòa lên làm vua, vì vậy, Phan Đình Phùng bị cách chức.
+ Tuy vậy, khi Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi ra vùng Hà Tĩnh, Phan Đình Phùng vẫn đến yết kiến và được nhà vua giao trọng trách tổ chức phong trào chống Pháp tại quê nhà.
+ Trong những năm 1885 - 1896, Phan Đình Phùng trở thành lãnh tụ tối cao của cuộc khởi nghĩa Hương Khê (cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương). Ông bị thương nặng và hi sinh trong một trận giao chiến ác liệt với quân Pháp (1895).
Tham khảo: Thông tin về Phan Đình Phùng (1847 - 1895, Việt Nam)
+ Phan Đình Phùng sinh năm 1847, quê ở làng Đông Thái (nay thuộc xã Tùng Ảnh), huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.
+ Năm 1877, ông thi đỗ Đình nguyên Tiến sĩ, từng làm quan Ngự sử trong triều đình nhà Nguyễn. Với bản tính cương trực, ông phản đối việc Tôn Thất Thuyết phế bỏ vua Dục Đức, lập Hiệp Hòa lên làm vua, vì vậy, Phan Đình Phùng bị cách chức.
+ Tuy vậy, khi Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi ra vùng Hà Tĩnh, Phan Đình Phùng vẫn đến yết kiến và được nhà vua giao trọng trách tổ chức phong trào chống Pháp tại quê nhà.+ Trong những năm 1885 - 1896, Phan Đình Phùng trở thành lãnh tụ tối cao của cuộc khởi nghĩa Hương Khê (cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương). Ông bị thương nặng và hi sinh trong một trận giao chiến ác liệt với quân Pháp (1895).
(*) Tham khảo: Giới thiệu về máy kéo sợi Gien-ni
Trong những năm 1750, các nhà máy dệt may không để đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Lúc này, người ta vẫn còn sử dụng xe quay sợi với với một cọc suốt. Vì thế mà mỗi công nhân chỉ làm được một cuộn chỉ mỗi ngày. Đến cuối năm 1764, kĩ sư Giêm Ha-gri-vơ đã phát minh ra máy kéo sợi Gien-ni. Máy này có cấu tạo như xe quay sợi bình thường nhưng lại chứa tới 16 – 18 cọc suốt và chỉ cần một công nhân vận hành máy. Vì lượng cọc suốt nhiều hơn, máy có thể tạo ra nhiều sợi vải hơn khi vận hành, năng suất làm việc cũng tăng lên gấp nhiều lần.
Máy kéo sợi Gien-ni là phát minh quan trọng giúp cho sản lượng nguyên liệu ngành dệt may tại châu Âu tăng lên nhanh chóng. Phát minh này giúp nguồn cung sợi vải cho ngành dệt may tăng lên. Đồng thời, nó cũng giúp giá vải giảm xuống và người tiêu dùng có thể mua vải dễ dàng hơn. Máy kéo sợi Gien-ni mang lại rất nhiều lợi ích cho ngành dệt may Anh quốc lúc bấy giờ.