Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bài làm
Nhân dân ta không chỉ giàu về tình nghĩa, truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo,… mà còn có lòng yêu nước nồng nàn, cháy bỏng. Lòng yêu nước trở thành một truyền thống đẹp đẽ, quý báu của nhân dân ta, nó được phát huy và thể hiện mạnh mẽ mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng. Truyền thống quý báu đó được thể hiện rõ nhất qua đoạn trích: “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Bài văn được trích trong Báo cáo chính trị tại Đại hội lần thứ II, tháng 2 năm 1951 của Đảng Lao động Việt Nam. Bài văn có thể coi là một mẫu mực về lập luận, bố cục và cách dẫn chứng của thể văn nghị luận.
Trước hết về nội dung, văn bản nêu lên luận đề cơ bản: “Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta”. Mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng, tinh thần ấy được phát huy một cách mạnh mẽ. Trong câu văn tiếp theo tác giả đã sử dụng động từ với hình thức tăng tiến: lướt qua, nhấn chìm cùng với đó là hình ảnh so sánh tinh thần yêu nước như một làn sóng mạnh mẽ, đã cho thấy rõ lòng yêu nước nồng nàn của nhân dân ta. Để làm sáng tỏ chân lí đó tác giả đã chứng minh nó ở hai thời điểm: quá khứ và hiện tại.
Bề dày lịch sử truyền thống yêu nước của nhân dân ta đã được tác giả đưa ra dẫn chứng cụ thể ở các thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Lê Lợi, Quang Trung,… đây là những vị anh hùng của dân tộc. Lấy những dẫn chứng hết sức tiêu biểu, mỗi nhân vật lịch sử gắn liền với một chiến công hiển hách, vang dội đã làm cho người đọc thấy rõ tinh thần yêu nước của tổ tiên, ông cha.
Không dừng lại ở đó, để mở rộng luận điểm, làm người đọc tin và bị thuyết phục hơn nữa, tác giả tiếp tục lấy dẫn chứng đến thời điểm hiện tại. Ở đoạn thứ ba Hồ Chí Minh tập trung chứng minh tinh thần yêu nước của nhân dân trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược bằng hàng loạt các dẫn chứng. Sau câu chuyển đoạn “Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước” Hồ Chí Minh đã khái quát lòng yêu nước ghét giặc của nhân dân: “Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng bị tạm chiếm, từ nhân dân miền ngược đến nhân dân miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc”. Tiếp đó bằng hình thức liệt kê, kết hợp với mô hình liên kết từ …đến Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cho thấy rõ lòng yêu nước của mọi tầng lớp, lứa tuổi, giai cấp,… Những dẫn chứng đó vừa cụ thể vừa toàn diện, thể hiện sự cảm phục, ngưỡng mộ tinh thần yêu nước của đồng bào ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Phần cuối văn bản là lời khẳng định tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý, chúng có thể rõ ràng dễ thấy nhưng cũng có khi được “cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm”. Lần đầu tiên, một thứ vô hình là lòng yêu nước lại được Bác cụ thể hóa, hữu hình hóa một cách vừa giản dị vừa cao quý đến như vậy. Qua lời của Bác, lòng yêu nước không phải những điều lớn lao, xa vời mà nó giản dị, ở ngay xung quanh ta. Nhiệm vụ của ta lại phải phát huy lòng yêu nước đó thành những hành động, việc làm cụ thể trong công việc kháng chiến, công việc yêu nước.
Về nghệ thuật, bài văn có bố cục chặt chẽ, gồm ba phần (phần một nêu lên vấn đề nghị luận “tinh thần yêu nước của nhân dân ta”; phần hai chứng minh tinh thần yêu nước trong quá khứ và hiện tại; phần ba nhiệm vụ của Đảng trong việc phát huy tinh thần yêu nước). Lập luận mạch lạc, rõ ràng, lí lẽ thống nhất với dẫn chứng. Dẫn chứng phong phú, cụ thể, được diễn đạt bằng những hình ảnh so sánh cụ thể, sinh động.
Bài văn đã làm sáng tỏ chân lí muôn đời của cha ông ta đó là truyền thống yêu nước nồng nàn, sẵn sàng đấu tranh và hi sinh để giành tự do, độc lập cho dân tộc. Truyền thống đẹp đẽ đó cần phải được phát huy mạnh mẽ vào công cuộc kháng chiến của toàn dân tộc.
Đề bài: Phân tích bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Để chứng minh cho vấn đề nghị luận, tác giả đã nêu những dẫn chứng:
- Trong lịch sử: Những trang sử vẻ vang thời Bà Trưng, Bà Triệu,..
-Công lao của các vị anh hùng dân tộc
-Trong hiện tại: mọi lứa tuổi, mọi vùng,mọi tầng lớp đều có chung lòng yêu nước
-Mỗi luận điểm được làm rõ bằng những dẫn chứng cụ thể về những việc làm, hành động của mọi người , mọi giới, mọi tầng lớp nhân dân. Tác giả đi từ những nhận xét bao quát đến những dẫn chứng cụ thể.
Tham khảo!
Viếng lăng Bác – Viễn Phương
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim.
Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này...
Sông núi nước Nam – Lí Thường Kiệt
Sông núi nước Nam vua Nam ở
Rành rành định phận tại sách trời
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm ?
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời!
Lòng yêu nước – Ê-ren-bua
“Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất: yêu cái cây trồng ở trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông, yêu vị thơm chua mát của trái lê mùa thu, hay mùi cỏ thảo nguyên có hơi rượu mạnh”… “Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra biển. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”.
Ngày nay, khi đất nước đã hòa bình, tinh thần yêu nước ấy đã được giữ vững và phát huy. Là một học sinh nắm trong tay tương lai của đất nước, em sẽ phát huy lòng yêu nước ấy bằng những hành động thiết thực. Lòng yêu nước không phải là một thứ tình cảm nào đó cao xa mà chính là lòng yêu gia đình, yêu hàng xóm và những vật bình thường xung quanh. Yêu thương, kính trọng, lễ phép, giúp đỡ ông bà, cha mẹ những công việc vừa sức, yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ môi trường sống, yêu quý, trân trọng, giữ gìn những đồ vật xung quanh… đã là nền tảng của lòng yêu nước sau này. Thấy cánh đồng xanh mướt mà thấy yêu, thấy cha mẹ cực khổ thấy thương, thấy xót… đó chính là lòng yêu nước. Vì vậy, muốn xây dựng được lòng yêu nước thì ta phải rèn luyện những đức tính bình dị như yêu gia đình, yêu làng xóm… Ngoài ra, chúng ta là thế hệ măng non của đất nước, gánh trên vai trọng trách xây dựng, bảo vệ và phát triển nước nhà ”đưa Việt Nam sánh vai với các cường quốc năm châu” như Bác Hồ mong muốn.
Bởi thế, việc làm thiết yếu nhất mà học sinh chúng ta có thể làm được đó là ra sức học tập và rèn luyện thật tốt để hoàn thiện trí tuệ và nhân cách của bản thân, thực hiện tiếp ước mơ dang dở của cha ông, làm giàu cho đất nước, cho xã hội. Thực hiện những điều trên chính là ta đã cụ thể hóa lòng yêu nước của bản thân.
#tham khảo#
học tốt
Cổ Loa là đất đế kinh
Trông ra lại thấy tòa thành tiên xây.
Ai về qua huyện Đông Anh
Ghé xem phong cảnh Loa Thành Thục Vương
Cổ Loa thành ốc khác thường
Trải bao mưa nắng dãi dầu còn đây.
Ru con con ngủ cho lành
Để mẹ múc nước rửa bành con voi
Muốn coi lên núi mà coi
Coi bà Triệu tướng cưỡi voi, đánh cồng.
Ai qua Nông Cống tỉnh Thanh
Dừng chân nhớ Triệu Thị Trinh anh hùng.
Ai về Hậu Lộc, Phú Điền,
Nơi đây Bà Triệu trận tiền xung phong.
Nói về nỗi thống khổ của nhân dân vì nạn cống vải và cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan, ca dao cũng phản ánh:
Nhớ khi nội thuộc Đường triều
Giang sơn cố quốc nhiều điều ghê gai.
Sâu quả vải vì ai vạch lá
Ngựa hồng trần kể đã héo hon.
…..
Đường đi cống vải từ đây dứt
Dân nước đời đời hưởng lộc chung.
Hay câu ca:
Sa nam trên chợ dưới đò
Nơi đây Hắc Đế kéo cờ dựng binh.
Con ơi nhớ lấy lời cha
Gió to, sóng cả chớ qua sông Rừng
Đánh giặc thì đánh giữa sông
Đừng đánh chỗ cạn mắc chông mà chìm
Đời Lê Thái Tổ, Thái Tông
Thóc lúa đầy đồng gà chẳng thèm ăn
Bò đen húc lẫn bò vàng
Hai con húc chắc đâm quàng xuống sông.
Rủ nhau chơi khắp Long Thành
Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai.
Hàng Bồ, Hàng Bạc, Hàng Gai
Hàng Buồm, Hàng Thiếc, Hàng Hài, Hàng Khay
Mã Vĩ, Hàng Điếu, Hàng Giày
Hàng Lờ, Hàng Cót, Hàng Mây, Hàng Đàn
………………….
Phồn hoa thứ nhất Long Thành
Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ
Người về nhớ cảnh ngẩn ngơ
Bút hoa xin chép vần thơ lưu truyền.
Đời vua Vĩnh Tộ lên ngôi
Cơm trắng đầy nồi, trẻ chẳng buồn ăn
Từ ngày Cảnh Trị lên ngôi
Khoai chửa mọc chồi đã nhổ lên ăn.
Cái cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo, đưa chồng tiếng khóc nỉ non
Nàng về nuôi cái cùng con
Để anh đi trẩy nước non Cao Bằng.
Ở nhà cò nhớ anh chăng?
Để anh kể chuyện Cao Bằng cho nghe.
Sông Gianh nước chảy đôi dòng
Đèn chong đôi ngọn biết trông ngọn nào?
Lũy Thầy ai đắp mà cao
Sông Gianh ai bới ai đào mà sâu.
Thứ nhất là sợ Lũy Thầy, thứ nhì sợ đầm lầy Võ Xá.
Có tài thì vượt sông Gianh
Dẫu mọc thêm cánh Trường thành khó qua.
Trên trời có đám mây xanh
Ở giữa mây trắng xung quanh mây vàng
Ước gì anh lấy được nàng
Để anh mua gạch Bát Tràng về xây
Xây dọc rồi lại xây ngang
Xây hồ bán nguyệt cho nàng rửa chân.
Về nghề dệt tơ, lụa có làng Vạn Phúc:
Hỡi cô thắt lưng bao xanh
Có về Vạn Phúc quê anh thì về.
Vạn Phúc có một cây đề
Có ao tắm mát có nghề quay tơ.
Hay:
Lụa là nhất ở Phương La
Kinh kì xưa vẫn thường qua nơi này.
Quảng Nam có lụa Phú Bông
Có khoai Trà Đảo, có sông Thu Bồn.
Phú Bông dệt lụa, dệt sa
Kim Bồng thợ mộc, Ô Gia thợ rừng.
Về nghề làm giấy, in tranh:
Hỡi cô thắt lưng bao xanh
Có về làng Mái quê anh thì về
Làng Mái có lịch có lề
Có ao tắm mát, có nghề in tranh.
Lĩnh hoa Yên Thái, đồ gốm Bát Tràng
Thợ vàng Định công, thợ đồng Ngũ Xã.
Các làng nghề ở Hải Dương, Hưng Yên có câu:
Ai về Đông Tĩnh, Huê Cầu
Đông Tĩnh bán thuốc, Huê Cầu nhuộm thâm
Nào ai đi chợ Thanh Lâm
Cho anh gửi một áo thâm hạt dầu
Mặn mà muối biển Sa Huỳnh
Ngọt đường Quảng Ngãi thắm tình quê ta
Đường phổi, chim mía, mạch nha
Ai về Quảng Ngãi thử qua một lần.
Dẫu mà không lấy được em
Anh về đóng cửa, cài rèm đi tu.
Tu đâu cho em theo cùng
May ra thành Phật, thờ chung một chùa.
Hay là:
Nghiêng vai ngửa vái Phật – Trời
Đương cơn hoạn nạn độ người trầm luân.
Trời cao anh kêu không thấu,
Đất rộng anh kêu nỏ thông.
Những người bòn của bòn công,
Nam mô A di đà Phật anh phủi tay không anh về.
Ai ơi ăn ở cho lành,
Tu nhân tích đức để dành kiếp sau.
Đời cha tích đức làm giàu,
Đời mẹ tích đức mai sau con nhờ.
Lên chùa thấy Phật muốn tu,
Về nhà thấy mẹ công phu chưa đền.
Tu đâu cho chí tu nhà,
Thờ cha kính mẹ ấy là chân tu.
Thứ nhất là tu tại gia,
Thứ nhì tu chợ, thứ ba tu chùa.
Dù xây chín bậc phù đồ,
Chẳng bằng làm phúc cứu cho một người.
An Khê nổi tiếng Hòn Bình,
Khi xưa Nguyễn Huệ ẩn danh nơi này.
Bần Gie đốm đậu sáng ngời
Rạch Gầm soi dấu muôn đời oai danh
Nguyễn ra thì Nguyễn lại về
Chúa Trịnh mất đất, vua Lê hãy còn
Về cuộc kháng chiến chống Thanh xuân Kỉ Dậu:
Xuân xưa vang tiếng Hà Hồi
Oai danh Nguyễn Huệ muôn đời còn ghi
Một trời khí phách uy nghi
Đón xuân không thẹn tu mi Lạc Hồng.
Con ơi nhớ lấy câu này
Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan.
Bộ Binh, bộ Hộ, bộ Hình
Ba bộ đồng tình cướp gạo con tôi.
Vạn Niên là Vạn Niên nào
Thành xây xương lính, hào đào máu dân.
Thậm chí cái đạo trung quân cũng bị lật tẩy khi nhà vua không còn là một bậc minh quân:
Từ ngày Tự Đức lên ngôi
Cơm chẳng đầy nồi trẻ khóc như ri.
Bao giờ Tự Đức chết đi,
Thiên hạ thái bình mới dễ làm ăn.
....