K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 9 2017

Đáp án: B

Giải thích: Sự phát triển du lịch phụ thuộc rất lớn vào tài nguyên du lịch, khả năng đến với địa điểm đó (vị trí) nên sự phân hóa lãnh thổ du lịch nước ta phụ thuộc vào các yếu tố vị trí địa lí và tài nguyên du lịch.

6 tháng 12 2017

HƯỚNG DẪN

a) Chứng minh

- Di tích văn hoá - lịch sử: 4 vạn, tiêu biểu là các di sản văn hoá thế giới (thiên nhiên, văn hoá vật thể, văn hoá phi vật thể, hỗn hợp; các công viên địa chất toàn cầu: Cao nguyên đá Đồng Văn, Non nước Cao Bằng...).

- Lễ hội quanh năm ở hầu khắp đất nước, nhiều lễ hội lớn thu hút hàng vạn người.

- Giàu tiềm năng về văn hoá dân tộc, văn nghệ dân gian, ẩm thực; nhiều làng nghề truyền thống...

b) Giải thích

- Nhiều tài nguyên du lịch tự nhiên được khám phá và đưa vào sử dụng (Ví dụ: động Son Đoòng ở Phong Nha, Quảng Bình...). Nhiều tài nguyên du lịch nhân văn được công nhận là di sản văn hoá thế giới.

- Việc tham gia sâu vào toàn cầu hoá tạo điều kiện mở rộng việc quảng bá hình ảnh Việt Nam ra quốc tế; chính sách mở cửa, an ninh chính trị ổn định, môi trường hoà bình... thu hút nhiều du khách quốc tế đến Việt Nam.

- Chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao cùng với hội nhập quốc tế sâu rộng, làm cho khách du lịch nội địa tăng.

- Thu hút được nhiều đầu tư trong và ngoài nước, chất lượng cơ sở lưu trú và dịch vụ du lịch ngày càng được hoàn thiện...

25 tháng 7 2017

Chọn D

29 tháng 3 2019

Đáp án cần chọn là: A

Vịnh Hạ Long là khu du lịch tự nhiên ở nước ta (gồm các hang động, đảo đá, thắng cảnh đẹp).

1 tháng 9 2017

- Địa hình: có cả đồng bằng, đồi núi, bờ biển, hải đảo, tạo nên nhiều cảnh quan đẹp; địa hình cácxtơ (vịnh Hạ Lọng, động Phong Nha,....), có khoảng 125 bãi biển lớn nhỏ dọc bờ biển.

- Tài nguyên khí hậu: sự phân hóa theo vĩ độ, theo mùa, theo độ cao tạo nên sự đa dạng của khí hậu tương đối thuận lợi cho phát triển du lịch.

- Tài nguyên nước: nhiều vùng sông nước (hệ thống sông Cửu Long, hồ Ba Bể, Hòa Bình, Dầu Tiếng, Thác Bà,...) đã trở thành các điểm tham quan du lịch. Nước khoáng thiên nhiên: vài trăm nguồn, có sức hút cao đối với du khách.

- Tài nguyên sinh vật: có nhiều giá trị trong việc phát triển du lịch; đặc biệt là các vườn quốc gia.

- Các di tích văn hóa - lịch sử: có khoảng 4 vạn, trong đó hơn 2.600 di tích đã được Nhà nước xếp hạng. Tiêu biểu nhất là các di tích đã được công nhận là di sản văn hóa thế giới (Cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Di tích Mĩ Sơn, Nhã nhạc cung đình Huế, Cồng chiêng Tây Nguyên).

- Các lễ hội: diễn ra hầu như khắp trên đất nước và luôn luôn gắn liền với các di tích văn hóa lịch sử.

- Tiềm năng về văn hóa dân tộc, văn nghệ dân gian và hàng loạt làng nghề truyền thống với những sản phẩm đặc sắc mang tính nghệ thuật cao.

Kết luận chung: Tài nguyên du lịch nước ta phong phú, đa dạng.

8 tháng 2 2018

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, các khu vực, quốc gia, vùng lãnh thổ có tỉ trọng tăng nhiều nhất trong cơ cấu khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 2000 - 2007 là Hàn Quốc ( tăng từ 2,4% lên 11,2%; tăng 8,8%, cao nhất trong mức tăng tỉ trọng các nhóm khách du lịch nước ngoài)

=> Chọn đáp án D

18 tháng 2 2017

Chọn D

vị trí địa lý và lãnh thổ nước ta có nhiều thuận lợi cho phát triển kinh tế, đặc biệt là

a. du lịch nghỉ dưỡng ven biển

b. giao thông vận tải biển

c. ngành kinh tế liên quan đến biển

d. đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản

2 tháng 8 2018

Giải thích: Căn cứ vào biểu đồ tròn ở Atlat địa lí Việt Nam trang 25, khu vực, quốc gia, vùng lãnh thổ có tỉ trọng tăng nhiều nhất trong cơ cấu khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 2000- 2007 là Hàn Quốc (8,8%), Đông Nam Á (8,6%), Hoa Kì (5,2%),… còn tỉ trọng trong cơ cấu khách du lịch quốc tế đến Việt Nam từ Trung Quốc, Đài Loan, các nước khác có xu hướng giảm mạnh.

Đáp án: D

21 tháng 6 2017

Gợi ý làm bài

a) Vẽ biểu đồ

Biểu đồ thể hiện số khách du lịch và doanh thu du lịch của nước ta, giai đoạn 1995 - 2007.

b) Nhận xét và giải thích nguyên nhân

*     Nhận xét

Giai đoạn 1995 - 2007:

-      Tổng sô khách du lịch nước ta tăng 16,4 triệu lượt người (gấp 3,38 lần). Trong đó, khách quốc tế tăng 2,8 triệu lượt người (gấp 3,0 lần), khách nội địa tăng 13,6 triệu lượt người (gấp 3,47 lần).

-      Khách nội địa có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn so với khách quốc tế.

-      Doanh thu từ du lịch tăng 48 nghìn tỉ đồng (gấp 7,0 lần).

*       Nguyên nhân

-      Tài nguyên du lịch nước ta tương đối phong phú và đa dạng.

+ Tài nguyên tự nhiên: có nhiều hang động, bãi biển đẹp, nhiều đảo ven bờ, nhiều sông, hồ, các nguồn nước khoáng tự nhiên, vườn quốc gia,... Một số thắng cảnh đã được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới như vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), động Phong Nha (Quảng Bình).

+ Tài nguyên nhân văn: có nhiều di tích văn hoá - lịch sử, các lễ hội truyền thông, làng nghề cổ truyền,... Có các di sản văn hoá thế giới như quần thể kiến trúc Cô đô Huế (Thừa Thiên - Huế), Phố cổ Hội An và Di tích Mỹ Sơn (Quảng Nam).

-      Chất lượng cuộc sống, nhất là mức sống của đại bộ phận nhân dân ngày càng được nâng cao.

-      Đường lối chính sách phát triển du lịch của Nhà nước.

+ Chính sách mở cửa, hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới.

+ Liên kết với các công ty du lịch lữ hành quốc tế.

+ Khuyến khích khách du lịch quốc tế, đặc biệt là Việt kiều.

-      Đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chât - kĩ thuật cho ngành du lịch.

+ Tăng cường và hoàn thiện cơ sơ hạ tầng phục vụ du lịch (giao thông, thông tin liên lạc, cung cấp điện, nước).

+ Xây dựng mới và nâng cấp nhiều cơ sơ lưu trú có chất lượng cao.

+ Đầu tư nguồn kinh phí lớn để tôn tạo, xây dựng nhiều thắng cảnh tự nhiên, di tích văn hoá - lịch sử, khu vui chơi giải trí.

+ Phát triển các công ty du lịch lữ hành trong và ngoài nước.

-     Đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quán lí và nhân viên ngành du lịch.

Các nguyên nhân khác: Việt Nam là điểm đến an toàn và thân thiện; tình hình chính trị ổn định,...