Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đáp án cần chọn là: B
Ở nước ta, địa hình và đất trồng có sự phân hóa khác nhau giữa các vùng tạo điều kiện cho áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau. Ví dụ:
- Vùng trung du miền núi: đất feralit đồi núi, nhiều đồng cỏ => phát triển cây công nghiệp lâu năm, chăn nuôi gia súc lớn, phát triển nông – lâm kết hợp.
- Vùng đồng bằng: rộng lớn bằng phẳng, đất phù sa màu mỡ, địa hình bờ biển đa dạng => cho phép phát triển cây lương thực, nuôi trồng thủy sản.
HƯỚNG DẪN
a) Phân tích các điều kiện thuận lợi đối với phát triển cây công nghiệp lâu năm ở nước ta
- Điều kiện tự nhiên: Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, nhiều loại đất thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp, có thể phát triển các vùng cây công nghiệp tập trung.
- Dân cư - lao động: Dân cư đông, nguồn lao động dồi dào, có nhiều kinh nghiệm.
- Cơ sở vật chất kĩ thuật ngày càng được tăng cường, đã có mạng lưới các cơ sở chế biến nguyên liệu cây công nghiệp.
- Thị trường ngày càng được mở rộng, nhất là thị trường ngoài nước.
- Chính sách phát triển cây công nghiệp lâu năm của Nhà nước.
b) Ở các vùng chuyên canh cây công nghiệp thưừng phát triển công nghiệp chế biến, vì:
- Tiêu thụ kịp thời khối lượng nông sản lớn do các vùng chuyên canh sản xuất ra, từ đó làm cho sản xuất ổn định và phát triển.
- Nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm.
- Tránh được hư hỏng, mất mát, giảm chi phí vận chuyển, bảo quản...
*Các khả năng, các thế mạnh về tự nhiên trong phát triển cây công nghiệp
-về vị trí địa lý:
+Vì ĐNB nằm gọn trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu gần xích đạo hơn là gần chí tuyến, nên thiên nhiên của ĐNB là
thiên nhiên nhiệt đới , thuận lợi cho phát triẻn cây công nghiệp nhiệt đới, điển hình như Cà phê .
-ĐNB lại nằm gần các nước ĐNA như Malaixia, Sinhgapo, Indonesia với khí hậu gần như tương đồngvới các nước này. Vì
thế không những dễ dàng mở rộng hợp tác giao lưu buôn bán với các nước đó, mà còn có khả năng trao đổi kỹ thuật, nhập ngoại
các giống cây công nghiệp có năng xuất cao, từ các nước đó điển hình như giống Cao su.
-Khí hậu ĐNB có nhiều thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp
. Có nền nhiệt độ bức xạ cao với số giờ nắng 2400- 2600 giờ/năm với tổng nhiệt độ hoạt động 100000 với nhiệt độ trung bình năm là 28-29 0 C cho phép đẩy mạnh xen canh, thâm canh canh tăng vụ xoay vòng đất với hệ thống cây công nghiệp ưa nóng,
điển hình như cao su, cà phê, điều, lạc, mía...
Khí hậu ĐNB rất ôn hoà, không có sương muối, ít bão nên rất có lợi cho việc tăng năng suất sản lượng, chất lượng cây
trồng.
Nhưng khó khăn lớn nhất của khí hậu với phát triển nông nghiệp là phân hoá theo mùa, mùa mưa và mùa khô, trong đó mùa
khô thì thiếu nước tưới nghiêm trọng.
- đất nông nghiệp để phát triển chăn nuôi ở ĐNB có nhiều lợi thế: có S đất đỏ bazan 940 000 ha, đất xám phù sa cổ 700000
ha, mà đất đai trong vùng phân bố trên địa hình cao nguyên lượn sóng, đồi bát úp rất dễ khai thác, cho nên rất thuận lợi cho việc
xây dựng những vùng chuyên canh cây công nghiệp quy mô lớn : cao su, điều, đậu tương...
+Nguồn nước tưới nhờ lượng mưa trung bình năm lớn từ 1400 đến 1800 mm, lại có mật độ sông ngòi dày đặc với trữ lượng
nước sông 30 tỷm3 , đủ khả năng cung cấp cho phát triển cây công nghiệp nếu phát triển thuỷ lợi tốt nhưng sự phân hoá chế độ nước
theo 2 mùa mưa, khô là khó khăn lớn trong việc giải quyết nước tưới cho cây công nghiệp vào mùa khô.
+Do vị trí địa lý của ĐNB có ý nghía đặc biệt vì nó nằm ở vùng giao thoa giữa Bắc Bộ - nam Bộ, giữa Tây nguyên với
ĐBSCL vì thế ĐNB có nhiều điều kiện tự nhiên, môi trường cho phép nhập ngoại được nhiều giống cây công nghiệp từ các vùng
trong cả nước và các nước trong khu vực Đông Nam á, điển hình là những cây công nghiệp nhiệt đới đặc sản như cao su, điều,
Thanh Long.
Tóm lại về các điều kiện tài nguyên thiên nhiên có nhiều thuận lợi với hình thành ở vùng này, vùng chuyên canh cây công
nghiệp quy mô lớn với cả nước.
+Các khả năng thế mạnh về kinh tế xã hội để phát triển cây công nghiệp ở trong vùng.
- Trước hết ĐNB có nguồn nhân lực dồi dào, đặc biệt có trình độ dân trí cao, nhiều thợ giỏi, thợ bậc cao lành nghề, nhiều
kinh nghiệm lâu đời trong việc thâm canh các cây công nghiệp, điển hình là thâm canh cây Lạc, Mía và đậu tương. Vì vậy có thể
nói nguồn lực ở vùng này là động lực chính để biến ĐNB thành vùng chuyên canh cây công nghiệp quy mô lớn, năng suất cao, chất
lượng tốt nhất cả nước.
-ĐNB có cơ sở hạ tầng rất vững mạnh với phát triển cây công nghiệp điển hình là:
+Trước hết đã xây dựng được công trình Dầu Tiếng lớn nhất cả nước.
+Các nhà máy thuỷ điện đã và đang được xây dựng trong vùng đều có phương án kết hợp giữa tưới và tiêu cho nông nghiệp
nói chung và cây công nghiệp nói riêng vì thế nguồn nước tưới cho cây công nghiệp vào mùa khô không phải là vấn đề gay gắt như
ĐBSCL.
+Trong vùng đã xây dựng được nhà máy chế biến sản phẩm cây công nghiệp có công nghệ cao như chế biến cà phê, cao su,
điều vì vậy hệ thống các nhà máy chế biến này vừa là nguồn lực, vừa là thị trường tiêu thụ kích thích cây công nghiệp trong vùng
phát triển nhanh.
+Ngoài ra cơ sở vật chất trong vùng đang được hiện đại nhanh về điện năng, về giống cây công nghiệp ... là nguồn lực bổ
trợ cho sản xuất và chế biến cây công nghiệp phát triển .
- Về đường lối chính sách của đảng và Nhà nước rất thuận lợi cho phát triển nhanh cây công nghiệp, đó là vận dụng cơ chế
thị trường một cách sáng tạo, vận dụng triệt để chính sách mở cửa cùng với chính sách liên doanh nước ngoài, thu hút được nhiều
nguồn vốn đầu tư, mở rộng thị trường tiêu thụ trên thế giới và đã có nhiều xí nghiệp liên doanh hợp tác nước ngoài trong lĩnh vực
sản xuất chế biến cây công nghiệp. Tóm lại về các thế mạnh kinh tế- xã hội ở ĐNB đang có nhiều triển vọng lớn và lợi thế với đẩy
mạnh phát triển sản xuất chế biến các loại cây công nghiệp nhiệt đới trong vùng phục vụ xuất khẩu cao.
*Cơ cấu cây công nghiệp và sự phân bố cây công nghiệp thể hiện như sau:
-Cơ cấu cây công nghiệp ở ĐNB rất da dạng , đó là nhiều cây công nghiệp dài ngày, nhiều cây côngnghiệp ngắn ngày
nhưng chủ yếu là cây công nghiệp nhiệt đới đặc sản đó là:
+Cây Cao su: , cà phê, tiêu, điều , mía, lạc ...
-Sự phana bố các cây công nghiệp thể hiện như sau:
+Cao su là cây công nghiệp quan trọng nhất được trồng thành vùng chuyên canh quy mô lớn nhất ở Lộc Ninh, Phước Hoà,
Phú Riềng, Bình Phước, chiếm tới 314 S Cao su cả nước, sản lượng 75% cả nước.
+Cà phê có diện tích đứng hàng thứ 2 cả nước sau tây Nguyên được trồng nhiều nhất ở tỉnh Đồng nai sau đó là Tây Ninh và
bình Dương.
+điều dược trồng với qui mô lớn nhất cả nước, phân bố nhiều nhất ở các tỉnh trong vùng nhiệt đới nhưng nhiều nhất là ở
Đồng nai và Bình Phước trong vùng hiện nay có gần 400 nhà máy chế biến Điều xuất khẩu.
Hồ Tiêu: được trồng nhiều nhất ở Đồng Nai, Bà Rịa vũng tàu phục vụ xuất khẩu là chính.
+Các cây công nghiệp ngắn ngày ở ĐNB rất phát triển (ngang với cây CN dài ngày) điển hình là:
.Lạc đứng hàng nhất, nhì cả nước được trồng ở Đồng Nai và Tây Ninh.
.đậu tương đứng thứ 2 cả nước sau Trung du miền núi phía Bắc có S 1,3 S đậu tương cả nước và được trồng nhiều ở Đồng
Nai và Tây Ninh.
. Mía được trồng nhiều nhất ven sông Đồng nai, ven sông Sài Gòn là vùng nguyên liẹu của nhiều nhà máy đường : điển
hình là nhà máy đường thành phố Hồ Chí Minh
Các cây công nghiệp ngắn ngày khác như thuốc lá, bông, dâu tằm, cói cũng được trồng với quy mô nhỏvà S khônglớn.
Qua chứng minh ta khẳng định ĐNB phải là vùng chuyên canh cây CN quy mô lớn có cơ cấu cây trồng có năng suất cao,
chất lượng cao và gắn chặt với các nhà máy chế biến lớn nhất, hoàn chỉnh nhất ở cả nước.
a) Vùng phân bổ chủ yếu của đất trồng cây lương thực, thực phẩm và cây công nghiệp hàng năm ở nước ta
- Đồng bằng Sông Cửu Long
- Đồng bằng sông Hồng
- Các đồng bằng duyên hải miền Trung ( Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ)
b) Các vùng có tỷ lệ diện tích gieo trồng cây công nghiệp so với tổng diện tích gieo trồng đã sử dụng lớn nhất nước ta ( trên 30%)
- Tây Nguyên
- Đông Nam Bộ
Đáp án: C
Giải thích: Các biện pháp để làm cho việc sử dụng và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long không tách khỏi hoạt động kinh tế của con người là:
- Chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh trồng cây công nghiệp, cây ăn quả có giá trị cao, kết hợp với nuôi trồng thuỷ sản và phát triển công nghiệp chế biến.
- Đối với vùng biển, hướng chính trong việc khai thác kinh tế là kết hợp mặt biển với đảo, quần đảo và đất liền để tạo nên một thể kinh tế liên hoàn.
- Cần chủ động sống chung với lũ bằng các biện pháp khác nhau, đồng thời khai thác các nguồn lợi về kinh tế do lũ hàng năm đem lại.
HƯỚNG DẪN
a) Phân tích các điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển cây công nghiệp ở nước ta
- Địa hình: Đồi núi chiếm 3/4 diện tích, phần lớn là đồi núi thấp và có nhiều cao nguyên, là địa bàn thuận lợi để phát triển các loại cây công nghiệp, đặc biệt nhiều nơi thuận lợi cho việc xây dựng các vùng chuyên canh.
- Đất trồng: Đất feralit chiếm diện tích lớn, có nhỉều loại khác nhau, thích hợp cho trồng nhiều loại cây công nghiệp.
+ Đất đỏ badan: Diện tích trên 2 triệu ha, phân bố tập trung ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, ngoài ra còn có ở Bắc Trung Bộ... thích hợp cho cây cà phê, cao su, hồ tiêu...
+ Đất feralit trên đá phiến và đá mẹ khác: phân bố rộng rãi ở nhiều nơi, thích hợp cho cây chè và các cây khác...
+ Đất đỏ đá vôi: chủ yếu ở Trung du và miền núi phía bắc, thích hợp cho trồng cây công nghiệp ngắn ngày như: đậu tương, thuốc lá...
+ Đất phù sa: tập trung ở các đồng bằng, thích hợp cho nhiều loại cây công nghiệp hàng năm; trên đất mặn, trồng cây cói, dừa...
+ Đất xám phù sa cổ: tập trung chủ yếu ở Đông Nam Bộ, thích hợp với một số cây công nghiệp lâu năm như: điều, cao su... và một số cây công nghiệp hàng năm (mía, lạc, đậu tương, thuốc lá...).
- Khí hậu:
+ Nhiệt đới ẩm gió mùa, nhiệt lượng lớn, độ ẩm dồi dào... thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp.
+ Sự phân hoá theo chiều bắc - nam, tây - đông và độ cao, tạo điều kiện để trồng nhiều loại cây công nghiệp khác nhau, có cả cây nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới...
- Nguồn nước: nước mặt, nước ngầm đều dồi dào.
- Sinh vật: Một số giống cây công nghiệp có giá trị cao và thích hợp với điều kiện sinh thái ở nước ta.
b) Việc phát triển vùng chuyên canh cây công nghiệp bao gồm cả công nghiệp chế biến là một hướng quan trọng trong chiến lược phát triển nông nghiệp nước ta, vì:
- Tạo ra sản phẩm hàng hóa có quy mô lớn.
- Nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm, tránh hư hỏng và hao hụt nông sản.
- Tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động, góp phần giải quyết tốt các vấn đề xã hội.
- Đưa nông nghiệp tiến lên nền sản xuất lớn theo hướng nông nghiệp hàng hóa.
a) Vẽ biểu đồ thích hợp. Trên nguyên tắc, có thể vẽ biểu đồ cột chồng hoặc biểu đồ tròn có kích thước khác nhau. Tuy nhiên, do sự chênh lệch lớn về quy mô diện tích cây công nghiệp lâu năm giữa cả nước với Trung du và miền núi Bắc Bộ, nên vẽ biểu đồ tròn là thích hợp hơn cả. Biểu đồ tròn cũng phản ánh cơ cấu tốt hơn biểu đồ cột chồng.
- Xử lý số liệu (%):
Ta có, cách tính cơ cấu diện tích từng loại cây trong tổng số cây công nghiệp lâu năm như sau:
-% cơ cấu diện tích cây Cà phê (hoặc cây khác)= (Diện tích cây Cà phê (hoặc cây khác)/ Tổng diện tích cây CN ) x 100% = ?%
Ví dụ:
+ % cơ cấu diện tích cây Cà phê của Cả nước = (497,4 / 1633,6) X 100 %= 30,4%
+ % cơ cấu diện tích cây Chè của TDMN Bắc Bộ = (80,0 / 91,0) X 100% = 87,9%
+ % cơ cấu diện tích cây Cà phê của Cả nước = (52,5 / 634,3) X 100% = 8,3%
Cuối cùng, ta được bảng kết quả đầy đủ như sau:
Cơ cấu diện tích gieo trồng cây công nghiệp lâu năm, năm 2005
(Đơn vị: %)
– Tính quy mô bán kính đường tròn:
+ Đặt RTDMNBB là bán kính đường tròn vùng Trung du miền núi Bắc Bộ = 1,0 (đơn vị bán kính)
+ RTN là bán kính đường tròn vùng Tây Nguyên = 2,6 (đơn vị bán kính)
+ RCN là bán kính đường tròn của Cả nước = 4,2 (đơn vị bán kính)
Vẽ biểu đồ:
Biểu đồ thể hiện diện tích cây công nghiệp lâu năm của cả nước, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên năm 2005
- Nhận xét:
- Giống nhau:
+ Quy mô:
Là hai vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn của cả nước.
Mức độ tập trung hóa đất đai tương đối cao, các khu vực chuyên canh cà phê, chè,... tập trung trên quy mô lớn. Điều đó thuận lợi cho việc tạo ra vùng sản xuất hàng hóa lớn, phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
+ Về hướng chuyên môn hóa: cả hai vùng đều trồng cây công nghiệp lâu năm là chủ yếu và đạt hiệu quả kinh tế cao trên hướng chuyên môn hóa này.
+ Về điều kiện phát triển:
Cả hai vùng đều có tiềm năng phong phú về tự nhiên để phát triển cây công nghiệp lâu năm, trong đó phải kể đến thế mạnh về đất đai và khí hậu.
Dân cư có truyền thống và kinh nghiệm về việc trồng và chế biến sản phẩm cây công nghiệp.
Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước thông qua các chủ trương chính sách về phát triển cây công nghiệp, về đầu tư, xây dựng các cơ sở chế biến,...
- Khác nhau:
+ Về quy mô:
Tây Nguyên là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn thứ hai sau Đông Nam Bộ, với mức độ tập trung hóa cao của một sô sản phẩm cây công nghiệp nổi tiếng trong và ngoài nước (cà phê).
Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn thứ ba sau Đông Nam Bộ và Tây Nguyên với mức độ tập trung hóa thấp hơn (ngoài chè được trồng thành các vùng chuyên canh quy mô lớn, còn các cây công nghiệp khác trồng phân tán trên diện tích nhỏ chỉ mang tính chất địa phương).
+ Về hướng chuyên môn hóa:
Tây Nguyên: cà phê, cao su, chè.
Trung du và miền núi Bắc Bộ: chè.
+ Về điều kiện phát triển:
++ Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
i) Địa hình:
Tây Nguyên: các cao nguyên xếp tầng với độ cao trung bình 500 - 600m, bề mặt tương đối bằng phẳng.
Trung du và miền núi Bắc Bộ: núi và cao nguyên chiếm phần lớn diện tích, địa thế hiểm trở, độ chia cắt lớn.
Sự khác nhau về địa hình (độ cao), trong một chừng mực nhất định có ảnh hưởng đến mức độ tập trung hóa và chuyên môn hóa cây công nghiệp.
ii) Đất đai:
Tây Nguyên: chủ yếu là đất feralit phát triển trên đá badan.
Trung du và miền núi Bắc Bộ: phần lớn là đất feralit trên đá phiến, đá vôi và các đá mẹ khác.
iii) Khí hậu:
Tây Nguyên: có tính chất cận xích đạo với một mùa mưa và một mùa khô rõ rệt, lại có sự phân hóa theo độ cao. Mùa khô thiếu nước nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến việc phát triển cây công nghiệp.
Trung du và miền núi Bắc Bộ: khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh, lại chịu ảnh hưởng sâu sắc của điều kiện địa hình vùng núi. Vì thế, ở đây có điều kiện thuận lợi để phát triển cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt (chè). Vào nửa đầu mùa đông có mưa phùn ẩm ướt cũng là điều kiện thuận lợi để cây trồng phát triển. Tuy nhiên, vào những ngày có gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh thường xuất hiện các hiện tượng như sương muối, sương giá và tuyết rơi trên vùng núi cao, ảnh hưởng xấu đến việc phát triển cây công nghiệp.
++ Điều kiện kinh tế - xã hội
i) Dân cư và nguồn lao động:
Tây Nguyên: có mật độ dân số trung bình 89 người/km2 (năm 2006). Đây là vùng thưa dân nhất nước ta.
Trung du và miền núi Bắc Bộ: có mật độ dân số trung bình là 119 người/km (năm 2006).
Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kĩ thuật:
Trung du và miền núi Bắc Bộ: có một số tuyến đường bộ: quốc lộ 1A, 2, 3, 5, 6,... và có 5 tuyến đường sắt nối với Đồng bằng sông Hồng và các vùng khác. Các cơ sở chế biến chè tập trung ở Mộc Châu (Sơn La), Yên Bái, Thái Nguyên.
Tây Nguyên: cơ sở vật chất - kĩ thuật và cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế.
- Giải thích
Nguyên nhân của sự khác biệt về hướng chuyên môn hóa cây công nghiệp ở hai vùng là do có sự khác nhau về điều kiện tự nhiên:
Trung du và miền núi Bắc Bộ có mùa đông lạnh, đất feralit có độ phì không cao, địa hình núi bị cắt xẻ, ít mặt bằng rộng lớn, từ đó dẫn đến quy mô sản xuất nhỏ.
Tây Nguyên có nền nhiệt cao, địa hình tương đối bằng phẳng, đất đỏ badan với độ phì cao, thích hợp cho việc các vùng chuyên canh quy mô lớn và tập trung.
Có sự khác biệt về đặc điểm dân cư - xã hội, lịch sử khai thác lãnh thổ, tập quán sản xuất,...
Trung du và miền núi Bắc Bộ: dân cư có kinh nghiệm trong việc trồng và chế biến chè từ lâu đời.
Tây Nguyên: dân cư có kinh nghiệm trồng và chế biến cà phê.
Giải thích: Mục 1, SGK/88 địa lí 12 cơ bản.
Đáp án: C