Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đáp án B
Thực vật CAM đóng kín các khí khổng trong thời gian ban ngày nhằm giữ gìn nước bằng cách ngăn cản quá trình thoát hơi nước. Các khí khổng sẽ được mở ra vào thời gian ban đêm lạnh và ẩm hơn, cho phép chúng hấp thụ điôxít cacbon để sử dụng trong quá trình cố định cacbon
Đáp án B
Thực vật CAM đóng kín các khí khổng trong thời gian ban ngày nhằm giữ gìn nước bằng cách ngăn cản quá trình thoát hơi nước. Các khí khổng sẽ được mở ra vào thời gian ban đêm lạnh và ẩm hơn, cho phép chúng hấp thụ điôxít cacbon để sử dụng trong quá trình cố định cacbon
Chọn đáp án B.
Có hai phát biểu đúng là I và V.
- Ở những cây trưởng thành có khí khổng phát triển thì quá trình thoát hơi nước qua cutin rất yếu. Và đây là hình thức thoát nước chủ yếu, chiếm tới 90% lượng nước thoát ra, còn 10% là thoát qua cutin và các bì khổng nằm trên thân và cành (sự thoát hơi nước ngoài khí khổng), nhưng lượng nước thoát ra bì khổng rất ít. Sự thoát hơi nước qua khí khổng được điều chỉnh bởi sự đóng, mở khí khổng (I đúng, II sai).
- Khí khổng là do tết bào biểu bì lá tạo nên để làm chức năng thoát hơi nước và cho xâm nhập. Nó phân bố ở hai mặt của lá và các phần non của thân, cành, quả… Ở đa số thực vật thì mặt dưới của lá có số khí khổng nhiều hơn mặt trên. Tuy nhiên, ở các thực vật có lá phân bố thẳng đứng như lúa mì thì khí khổng ở hai mặt gần như bằng nhau, còn thực vật nằm trên mặt nước như lá sen thì khí khổng chỉ có ở mặt trên (III sai).
- Sự thoát hơi nước qua khí khổng tuân theo quy luật bay hơi nước qua lỗ nhỏ: vận tốc bay hơi nước qua lỗ nhỏ tỉ lệ thuận với chu vi lỗ, còn qua lỗ lớn thì tỉ lệ với diện tích lỗ. Do đó, nếu cùng một diện tích bay hơi nước thì bề mặt bay hơi nào có lỗ càng nhỏ thì tổng chu vi các lỗ càng lớn, nên thoát hơi nước diễn ra càng mạnh hơn. Điều đó được giải thích bằng hiện tượng được goi là hiệu quả mép. Các phân tử hơi nước ở mép lỗ khuếch tán nhanh hơn những phân tử nước ở giữa lỗ vì các phân tử nước ở giữa va chạm với nhau và rất khó thoát ra khỏi lỗ để bay ra ngoài. Sự khuếch tán của các phân tử nước ở mép nhanh hơn ở giữa gọi là hiệu quả mép. Sự bay hơi nước qua lỗ nhỏ có hiệu quả mép lớn hơn nhiều so với qua lỗ lớn vì tổng chu vi của các lỗ nhỏ sẽ lớn hơn (IV sai).
- Đại đa số thực vật, khi vừa có ánh sáng bình minh thì khí khổng bắt đầu hé ra. Theo cường độ ánh sáng tăng dần, khí khổng mở to dần và đạt cực đại vào những giờ ban trưa. Buổi tối khi cường độ ánh sáng giảm dần thì khí khổng cũng khép dần và đóng vào lúc hoàng hôn. Ban đêm, khí khổng khép lại, sự thoát hơi nước vào ban đêm chỉ thực hiện qua cutin. Ở các thực vật mọng nước (CAM) sống ở sa mạc khô nóng có sự thích nghi bằng cách đóng khí khổng vào ban ngày để hạn chế thoát hơi nước còn ban đêm thì mở ra để đồng hóa. Cũng có 1 số ít thực vật như cây cà chua, khí khổng mở cả ngày và đêm. Lúc mưa to và kéo dài thì khí khổng có thể bị đóng lại do các tế bào xung quanh trương nước và ép lên tế bào khí khổng làm khí khổng khép một cách thụ động (V đúng).
Đáp án B
I. Phản ứng hướng sáng của cây giúp cây tìm nguồn sáng để tăng cường quá trình quang hợp ở thực vật. à đúng
II. Phản ứng của cây đối với kích thích từ một phía của trọng lực gọi là phản ứng sinh trưởng vì sự uốn cong xảy ra tại miền sinh trưởng dãn dài của tế bào thân và rễ. à đúng
III. Sự vận chuyển nước từ một nửa thể gối gốc lá cây trinh nữ vào trong thân khiến lá chét ép vào cuống lá và lá khép lại. à đúng.
IV. Sự gia tăng hàm lượng nước trong tế bào bảo vệ lỗ khí làm tế bào trương lên và lỗ khí đóng lại. à sai, sự trương nước làm lỗ khí mở ra
Đáp án A
Xét các phát biểu của đề bài:
I - Sai. Vì ánh sáng mới là nguyên nhân chủ yếu gây ra sự đóng mở khí khổng.
II - Đúng. Vì khi cây thiếu nước, khí khổng luôn đóng lại để tránh sự mất nước cho cây.
III - Sai. Vì ngoài sáng khí khổng mở ra theo diễn biến: Tế bào hạt đậu quang hợp, lượng CO2 trong tế bào giảm, độ chua của tế bào hạ, enzim biến đổi tinh bột thành đường, áp suất thẩm thấu tế bào hạt đậu tăng, tế bào hút và trương nước, khí khổng mở ra.
IV - Sai. Vì khí khổng đóng hoàn toàn vào ban ngày, chỉ mở khi mặt trời lặn. Hoạt động này xảy ra ở cây hạn sinh.
V - Sai. Vì đóng thủy chủ động là hiện tượng khí khổng chủ động đóng lại khi nắng gắt, cường độ thoát hơi nước cao.
Đáp án A.
Chỉ có phát biểu số I là đúng.
Vẽ khát quát 3 nhóm thực vật C3, C4 và CAM có một số đặc điểm phân biệt như sau:
+ Tiêu chuẩn giải phẫu, hình thái: các cây C4 có sự phát triển mạnh các tế bào bao bó mạch. Đó là các tế bào nhu mô sắp xếp hướng tâm, xít nhau. Trong các tế bào này chứa nhiều lục lạp lớn, cấu trúc hạt kém phát triển và chứa nhiều hạt tinh bột. Trong khi các cây C3 chỉ có một loại lục lạp của tế bào mô giậu, cấu trúc hạt ít phát triển và chứa rất ít các hạt tinh bột. Các tế bào bao bó mạch ở cây C3 rất ít hoặc không phát triển.
+ Tiêu chuẩn sinh lí: sự phản ứng của quan hợp với cường độ ánh sáng ở các nhóm thực vật này cũng khác nhau. Theo đó, ở thực vật C4khi cường độ ánh sáng tăng thì cường độ quang hợp vẫn tăng và rất khó xác định điểm bão hòa ánh sáng ngay cả khi cường độ chiếu sáng gần với cường độ chiếu sáng của ánh sáng mặt trời toàn phần. Ngược lại ở thực vật C3, điểm bão hòa ánh sáng chỉ bằng 1/3 so với ánh sáng mặt trời toàn phần. Ở cường độ ánh sáng tối ưu thì cường độ quang hợp ở thực vật C4 cao hơn so với C4. Ngoài ra, nhu cầu nước (số gam nước để hình thành nên 1g chất khô) ở các nhóm thực vật này cũng khác nhau, nói chung nhu cầu nước ở thực vật C4 chỉ bằng ½ so với C3. Nhóm thực C3 có điểm bù CO2 từ 30-70ppm, trong khi các nhóm thực vật C4 có điểm bù 0-10ppm.
+ Tiêu chuẩn sinh hóa: (sản phẩm cố định CO2 đầu tiên, enzim cacboxit hóa… bạn đọc có thể tham khảo bảng dưới đây).
Ngoài sáng*: sự cố định CO2 có thể xảy ra cả ở trong tối nhưng ở ngoài ánh sáng mạnh mẽ hơn nhiều do ATP và NADPH tổng hợp nhiều ngoài sáng và khí khổng mở. (IV sai)
Đáp án A
I – Đúng.
II – Sai. Cây trong vườn thường có cường độ thoát hơi nước qua lớp cutin mạnh hơn so với cây trên đồi.
III – Sai. Độ mở của khí khổng tăng từ sáng đến trưa và nhỏ nhất lúc chiều tối, ban đêm khí khổng vẫn hé mở.
IV – Sai. Con đường thoát hơi nước qua cutin có vận tốc nhỏ và không được điều tiết
Đáp án A
I đúng, Điểm bù ánh sáng là cường độ ánh sáng mà Iquang hợp = Ihô hấp nên không có sự tích lũy chất hữu cơ.
II đúng, vì khi đó Iquang hợp> Ihô hấp
III đúng
IV sai, khi cường độ ánh sáng vượt qua điểm bão hòa ánh sáng (tại đó Iquang hợp đạt cực đại) thì Iquang hợp sẽ giảm
Chọn đáp án C.
Các phát biểu I, II và IV đúng.
- I, II đúng: Sự hấp thu nước và vận chuyển nước đi lên các bộ phận mặt đất rất cần năng lượng được cung cấp cho quá trình hô hấp của cây, đặc biệt là của hệ thống rễ. Nếu hô hấp của rễ bị ức chế thì sự xâm nhập nước vào rễ bị chậm vào có thể bị ngừng. Ta có thể quan sát thấy hiện tượng đó khi cây bị ngập úng, do thiếu oxi mà rễ cây hô hấp yếm khí, không đủ năng lượng cho hút nước, cây bị héo. Hạn sinh lí có thể xảy ra khi thiếu oxi trong đất, cây không hút được nước đủ để bù đắp cho lượng nước thoát đi và dẫn đến mất cân bằng nước trong cây. Để khắc phục hạn sinh lí thì ta tìm cách đưa oxi vào đất cho hệ rễ hô hấp như chống úng, sục bùn, làm đất tơi xốp trước khi gieo…
- III sai: Mối quan hệ giữa quá trình hô hấp và sự hút khoáng: trong trường hợp sự xâm nhập chất khoáng vào rễ ngược với gradien nồng độ thì nhất thiết phải cung cấp năng lượng. Vì vậy, hô hấp của hệ rễ là rất cần thiết để cho quá trình hút khoáng chủ động. Nếu hô hấp của rễ giảm thì sự hút khoáng cũng giảm (tuy nhiên không phải ngừng hẳn, vì một số ion khoáng xâm nhập theo chiều gradien nồng độ thì quá trình đó không cần cung cấp năng lượng – quá trình hút khoáng thụ động).
- IV đúng: Hô hấp cũng tạo ra các nguyên liệu cho sự trao đổi các ion khoáng trong dung dịch đất và trên keo đất. Hô hấp của rễ tạo ra CO2. Chất này tác dụng với nước để tạo ra axit cacbonic rồi sau đó sẽ phân li cho các ion H-. Ion H+ sẽ làm nguyên liệu để trao đổi với các cation (K+, Ca2+…) còn HCO3- sẽ trao đổi với các anion (NO3-, PO43-..) để các ion được hút bám trao đổi trên bề mặt rễ và sau đó vận chuyển vào bên trong rễ.
STUDY TIP
Hô hấp cũng tạo ra các chất nhận để kết hợp với ion khoáng rồi đưa vào cây: quá trình hô hấp tạo ra nhiều các xetoaxit (trong chu trình Krebs). Chúng kết hợp với NH3 để tạo nên các axit amin trong rễ và đưa N vào quá trình trao đổi chất. Vì vậy, khi bón phân đạm thì hô hấp của cây tăng để giải độc amon. Bón phân đạm kết hợp làm cỏ, xới đất là hiệu quả nhất. Ngoài ra P muốn được đồng hóa thì trước hết phải kết hợp với ADP để tạo nên ATP sau đó, P sẽ đi vào các hợp chất khác nhau trong quá trình trao đổi chất của cây. Vì vậy, quá trình phosphoryl hóa trong hô hấp là điều kiện cần thiết cho việc đồng hóa P
Đáp án B
Thực vật CAM đóng kín các khí khổng trong thời gian ban ngày nhằm giữ gìn nước bằng cách ngăn cản quá trình thoát hơi nước. Các khí khổng sẽ được mở ra vào thời gian ban đêm lạnh và ẩm hơn, cho phép chúng hấp thụ điôxít cacbon để sử dụng trong quá trình cố định cacbon