Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Hai bài Sông nước Cà Mau và Vượt thác tuy đều miêu tả cảnh sông nước nhưng phong cảnh thiên nhiên ở mỗi bài lại có những nét riêng và nghệ thuật miêu tả của mỗi nhà văn cũng vậy. Cảnh Sông nước Cà Mau có vẻ đẹp rộng lớn, hùng vĩ, gợi nên sức sống đầy hoang dã. Cảnh sông ngòi chằng chịt và cảnh chợ nổi Năm Căn tấp nập, trù phú cũng là những nét riêng về phong cảnh trong tác phẩm này. Những trang văn Sông nước Cà Mau cho thấy bút pháp miêu tả đặc sắc của nhà văn Đoàn Giỏi, cảnh vật, con người và cuộc sống biến ảo không ngừng. Nó hiộn lên vừa cụ thể lại vừa hao quái dưới ngòi bút của nhà văn. Vượt thác lại tập trung miêu tả vẻ đẹp hùng dũng của người lao động trên nền cảnh thiên nhiên hoành tráng và hùng vĩ. Giọng văn trong sáng, tươi đẹp, lúc thì mạnh mẽ hào hùng, lúc thì hồn nhiên, thơ mộng.
Giống nhau: là tranh dân gian Việt Nam
Khác nhau:
* Tranh Hàng Trống
Tranh được làm và bày bán tại phố Hàng Trống (Hà Nội).
Tác giả là các nghệ nhân Hàng Trống.
Hình ảnh sống động như thật
Tranh in nét viền bằng màu đen rồi vẽ màu bằng phầm nhuộm
*Tranh Đông Hồ
Sản xuất tại làng Đông Hồ (Bắc Ninh).
Tác giả là những người nông dân.
Thường là các hình ảnh đã được cách điệu
Màu sắc là những màu lấy từ thiên nhiên như than, sỏi đỏ tán mịn …
Giống :
Cả 2 loại tranh Đông Hồ và tranh Hàng Trống đều thuộc dòng tranh dân gian Việt Nam
Khác :
1- Chế tác : Tranh Đông Hồ đùng nhiều bản khắc, mỗi bản một mầu khác nhau. Mầu tự nhiên chế ra từ cỏ cây hoa lá. Tranh Hàng Trống chỉ dùng 1 bản khắc nét đen đầu tiên, sau đó in vào giấy dó được bồi dầy. Khi giấy đã khô người nghệ nhân sẽ tô mầu . Tức là loại tranh vừa khắc vừa vẽ .
2. Về chất liệu : Tranh Đông Hồ rất độc đáo là dùng giấy dó nhưng phủ điệp ( vỏ sò, điệp giã nhỏ pha hồ loãng quết đều lên mặt giấy , khi khô sẽ tạo những chấm óng ánh rất đẹp ). Tranh Hàng Trống không phủ điệp và thường khổ to hơn tranh Đông Hồ.
3. Về đề tài, tranh Hàng Trống là tranh thờ và tranh treo Tết. Đề tài tôn giáo chiếm đa số. Trong khi Đông Hồ là dòng tranh thuần dân gian, có 1 bộ để thờ nhưng chủ yếu vẽ những cảnh sinh hoạt gần gũi với người lao động. Một số tranh vẽ các nhân vật lịch sử, các truyện cổ tích thần thoại dân gian. Người ta mua tranh Đông Hồ về treo Tết coi như 1 lời chúc mừng Năm Mới. Hết Tết bóc đi, Tết sau lại mua tranh khác .
Đọc Sông nước Cà Mau của Đoàn Giỏi và Vượt thác người đọc bắt gặp vẻ đẹp của cảnh sông nước Việt Nam. Nếu như trong Vượt thác của Võ Quảng, điều thú vị đầu tiên là người đọc đều bắt gặp cảnh sông nước. Nếu như trong Vượt thác của Võ Quảng, chúng ta đến với sông Thu Bồn, một con sông ở miền Trung với nét đặc trưng là quanh co và nhiều ghềnh thác nhưng không kém phần hấp dẫn thì với Sông nước Cà Mau. Đoàn Giỏi lại đưa ta vào vùng đất cực Nam của Tổ quốc nơi mà kênh rạch “bủa giăng chi chít như mạng nhện” cũng tạo nên những nét riêng hết sức thú vị.
Không biết “vô tình” hay “hữu ý” mà hai nhà văn đều chọn vị trí quan sát từ điểm nhìn trên con thuyền theo cuộc hành trình để tả cảnh và tả người. Có lẽ không còn vị trí nào “tối ưu” hơn nữa. Cũng nhờ vị trí này mà các nhà văn đã hoàn chỉnh được bức tranh phong cảnh thiên nhiên mang những nét đặc sắc riêng của mình.
Cảnh Sông nước Cà mau lần lượt hiện lên theo con thuyền xuôi trên sống. Nhà văn đã nhập vai người kể chuyện, xưng “tôi”, là chú bé An trong Đất rừng phương Nam miêu tả cảnh quan một vùng rộng lớn theo một trình từ tự nhiên hợp lí. Chính vì vậy những hình ảnh trong bài văn được hiện lên trong khuôn hình một cuốn phim, lúc lướt nhanh, lúc chậm lại có đoạn đặc tả cận cảnh, có chỗ lùi xa bao quát toàn cảnh.
Bức tranh đến với người đọc bằng ấn tượng về một vùng không gian rộng lớn mênh mang với sông nước, kênh, rạch bủa giăng chi chít như mạng nhện, và tất cả đều được bao trùm trong màu xanh của trời, của nước và tiếng rì rào bất tận của rừng cây, của sóng và của gió. Trên trời thì xanh…không ngớt vọng về trong hơi gió muối… Màu xanh đã là màu chủ đạo của bức tranh rất ấn tượng. Và để cho cảnh thêm sống động, in dấu riêng về vùng cực nam Tổ quốc hoang dã, phong phú này, tác giả đã đưa vào bài những đoạn thuyết minh, giải thích thật thú vị về địa danh, về cách đặt tên các dòng sông, dòng kênh: rạch Mái Giầm, kênh Bo Mắt, kênh Ba Khía… Tên gọi không phải bằng những danh từ hoa mĩ, mà cứ theo đặc điểm riêng biệt của nó mà gọi thành tên. Điều này đã đem đến cho người đọc nhiều hiểu biết mới lạ và nhiều hứng thú.
Bức tranh còn rạng rỡ và sống động hơn bởi sự ồn ào đông vui tấp nập, muôn màu vẻ của chợ Năm Căn. Chợ mang nét đẹp riêng: vừa trù phú vừa độc đáo. Biện pháp liệt kê sử dụng rất hiệu quả, (12 chữ “những”) trong đoạn văn gây ấn tượng về sự trù phú. Độc đáo hơn là chợ họp cả ban đêm ngay trên sông nước với những nhà bè có thể mua mọi thứ mà không cần bước ra khỏi thuyền. Rồi sự đa dạng về màu sắc, trang phục, tiếng nói của người bán hàng thuộc nhiều dân tộc: người Hoa, Miên, người Chà Châu Giang…Rồi đến các món ăn đặc biệt trên thuyền mang hương vị cổ truyền của dân tộc xen với hương vị nước ngoài. Thật đậm đà và thú vị!.
Thiên nhiên trong Vượt thác có thể coi như là một cuốn phim quay chậm với sự đổi thay của nó qua từng vùng khi con thuyền đi qua. Bức tranh thiên nhiên được thể hiện trong Vượt thác có những đường nét, âm | thanh có phân mạnh mẽ, khẩn trương hơn bức tranh thiên nhiên trong Sông nước Cà Mau bởi đây là cuộc vượt sông Thu Bồn với nhiều thác dữ chứ không phải cuộc du ngoạn xuôi dòng đến với chợ Năm Căn.
Cảnh thiên nhiên sông nước đã thay đổi theo con mắt nhìn của tác giả qua ba chặng. Con thuyền đi đến đâu thì cảnh hiện ra đến đấy. Đoạn vùng đồng bằng thì êm đềm, hiền hoà thơ mộng, thuyền bè tấp nập. Quang cảnh hai bên bờ thật rộng rãi, trù phú với những bãi dâu bạt ngàn. Sắp đến đoạn có nhiều ghềnh thác thì cảnh vật hai bên bờ sông cũng thay đổi: vườn tược càng um tùm, những chòm cổ thụ đứng trầm ngâm lặng lẽ nhìn xuống nước, rồi núi cao đột ngột hiện ra như chắn ngay trước n. Ở đoạn sông có nhiều thác dữ, tác giả chỉ tả một hình ảnh về dòng nước: Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn, nhưng sự hiểm trở và dữ dội của dòng sông vẫn hiện lên khá rõ qua việc miêu tả những động tác dũng mãnh của dượng Hương Thư và mọi người khi chống thuyền vượt thác. Ở đoạn cuối, dòng sông vẫn chảy quanh co giữa những núi cao, nhưng dường như đã bớt hiểm trở và đột ngột mở ra một vùng ruộng đồng bằng khá bằng phẳng như để chào đón con người sau cuộc vượt thác trở về với chiến thắng. – Nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả thiên nhiên đó là sự thống nhất cao độ giữa tả và kể với hai biện pháp nghệ thuật – so sánh và nhân hoá. Nổi bật nhất, đặc sắc nhất là hình ảnh miêu tả về các chòm cổ thụ ở đoạn đầu và đoạn cuối của bài văn. Ở đoạn đầu, khi con thuyền đã qua đoạn sông êm ả, sắp đến khúc sông có nhiều ghềnh thác thì phong cảnh hai bên bờ cũng đổi khác: Những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước, vừa như báo trước một khúc sông dữ hiểm, vừa như mách bảo con người dồn nén sức mạnh chuẩn bị vượt thác. Còn ở đoạn cuối, hình ảnh những chòm cổ thụ lại hiện ra trên bờ khi con thuyền đã vượt qua nhiều thác dữ, thì lại mọc giữa những bụi.. lúp xúp nom xa như những cụ già vẫy tay hổ đám con cháu tiến về phía trước. Hình ảnh so sánh ở đây vừa thích hợp với tương quan giữa những cây to với những bụi lúp xúp xung quanh lại vừa biểu hiện được tâm trạng hào hứng, phấn chấn và mạnh mẽ của con người vừa vượt qua được nhiều thác ghềnh nguy hiểm, tiếp tục đưa con thuyền tiến lên phía trước. Cùng là những vòm cây cổ thụ, cùng là so sánh với con người nhưng ở mỗi cách ví đã biểu hiện thêm những tầng nghĩa mới, góp phần tô đậm cho bức tranh phong cảnh sông nước và đôi bờ miền Trung rất thú vị.
Giống : hai cái này đều đc so sánh như nhau.
Khác : nếu so sánh " người đẹp như hoa " thì ý của người ta muốn nói chúng ta đẹp như hoa .
Nếu so sánh " hoa đẹp như người " thì người ta muốn nơi những bông hoa đẹp như những con người.
Tích mik nha! Xin bạn đó.
- DT chỉ đơn vị: Ông, vị (vị giám đốc), cô (cô Tấm), cái, bức, tấm,…; mét, lít, ki-lô-gam,…; nắm, mớ, đàn,…
- Trong ngôn ngữ học, số từ là những từ loại dùng để chỉ số lượng và thứ tự của sự vật nào đó. Chẳng hạn như trong câu "có ba quyển sách trên bàn", thì từ ba là số từ.
Giống
đều chỉ số lg và đvị
khác
DTĐvị: Chỉ ng,đồ vật ...
số từ: k chỉ ng, đồ vật mà chỉ số lg đvị
mk k chác lắm
Giống: Chúng đều được tách thành giới riêng, Có nhân thật (Thuộc nhóm Eucaryote), Đa phần các loài nấm kích thước nhỏ bé như tảo (vi nấm), sinh sản rất nhanh.
Khác: Tảo quang hợp để tổng hợp các HCHC, nấm thì lấy dd từ xác thực vật để biến đổi thành các HCHC cho mình (Chúng không có diệp lục và không quang hợp), Tảo sống chủ yếu ở mt nước, nấm thì chỉ cần độ ẩm cao thôi, ... gì nữa nhỉ?
Câu :"Người đẹp như hoa" (1)
và "Hoa đẹp hơn người" (2)
*Giống:
- Ngắn gọn, súc tích
- Sử dụng biện pháp so sánh
- Dùng hình ảnh người và hoa để đối chiếu
* Khác :
- Câu (1) : so sánh ngang bằng
- Câu (2): so sánh không ngang bằng
*Ý nghĩa:
- Hai câu tưởng chừng mâu thuẫn nhưng lại bổ sung cho nhau về mặt ngữ nghĩa.
- Một bên ca ngợi người phụ nữ có nhan sắc đẹp tựa bông hoa; một bên lại đề cao sắc đẹp của bông hoa
* Sông: Dòng nước tự nhiên tương đối lớn, chảy thường xuyên trên mặt đất, thuyền bè có thể đi lại trên đó được.
* Hồ: Vùng trũng sâu chứa nước tương đối lớn ở trong đất liền.
Như vậy, điểm khác nhau cơ bản giữa sông và hồ là: Sông có nước lưu thông thành dòng chảy. Hồ là nơi nước tập trung.
Nhớ nhoa
~ Chúc học tôt~
theo mình điểm khác nhau giữa sông và hồ là sông có lưu thông thành dòng chảy còn hồ thì là nơi nước tập trung
nhớ k hộ mình nhé bạn