Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Sau đây là ý cho bạn chỉ tham khảo thôi nha, có gì thêm ý vào nữa ạ:
- Nhà Trần suy vong, Hồ Quý Ly lập nghiệp chưa được bao lâu thì giặc Minh xâm lược. Khi cha bị bắt, Nguyễn Trãi muốn làm tròn chữ hiếu nhưng nghe lời cha, ông trở về báo thù nước, rửa nhục cho cha.
- Bị giam ở thành Đông Quan, Nguyễn Trãi trốn sang cuộc khởi nghĩa Lam Sơn của Lê Lợi để dâng Bình Ngô sách
- Nguyễn Trãi trở thành người cố vấn đắc lực của Lê Lợi, lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Minh kéo dài mười năm đến thắng lợi.
Câu 1 (trang 72 skg ngữ văn 10 tập 1)
Xung đột truyện: quan hệ dì ghẻ - con chồng, giữa những người chị em cùng cha khác mẹ.
Từ đoạn truyện về chiếc yếm đỏ đến đoạn truyện Tấm đi xem hội: mâu thuẫn vật chất và tinh thần trong cuộc sống.
- Những mâu thuẫn trong gia đình:
+ Tấm bị mẹ con Cám bắt làm việc vất vả
+ Tấm bị lừa trút hết giỏ tép.
+ Mẹ con Cám ăn thịt cá bống
+ Mẹ con Cám đi hội, bắt Tấm ở nhà nhặt thóc trộn với gạo.
- Những mâu thuẫn xã hội (đẳng cấp):
+ Cái chết và sự hóa thân của Tấm (chim vàng anh, hai cây xoan đào,khung cửi, cây, quả thị)
- Diễn biến truyện cho ta hình dung sự phát triển của hai tuyến nhân vật:
+ Tuyến nhân vật phản diện- mẹ con Cám: càng ngày càng tàn nhẫn, độc ác.
+ Tuyến nhân vật Tấm: hành động và phản ứng yếu ớt, trở nên quyết liệt và chủ động hơn.
Câu 2 (trang 72 sgk ngữ văn 10 tập 1)
Tấm trải qua 4 lần hồi sinh: tấm bị giết hóa thành chim vàng anh → cây xoan đào → khung cửi → cây thị (quả thị)
- Các hình thức biến hóa này cho thấy vẻ đẹp, phẩm chất của nhân vật (trong sáng, bình dị) đó cũng là sự phát triển trong ý thức đấu tranh của nhân vật.
- Sự hóa thân của nhân vật là yếu tố kì ảo thể hiện sự vươn lên đấu tranh của Tấm để giành lấy hạnh phúc, giữ lấy hạnh phúc, quá trình đấu tranh quyết liệt của cái thiện trước cái ác.
- Sự biến hóa, hồi sinh có thể bị ảnh hưởng từ thuyết luân hồi của đạo Phật, qua đó thể hiện ước muốn, khát vọng hạnh phúc của người dân lao động. Cô Tấm ở đây chết đi sống lại để giành và giữ hạnh phúc
Câu 3 (Trang 72 sgk ngữ văn 10 tập 1)
Hành động trả thù của Tấm đối với mẹ con Cám: là hành động gây nhiều ý kiến trái chiều- Tấm đúng, Tấm sai.
+ Tấm là nhân vật cổ tích, mang đặc trưng của kiểu nhân vật chức năng, không có tính cách riêng, thể hiện tinh thần, thái độ, cách đánh giá của nhân vật đều chịu sự chi phối
+ Truyện Tấm Cám tập trung phản ánh đạo lý của nhân dân ta: ở hiện gặp lành, ác giả ác báo. Mẹ con Cám liên tiếp gây ra cái chết cho Tấm nên chúng phải chết là hợp với logic truyện
Câu 4 (trang 72 sgk ngữ văn 10 tập 1)
Bản chất mâu thuẫn và xung đột trong truyện:
- Mâu thuẫn mẹ con Cám với Tấm là mâu thuẫn dì ghẻ con chồng- vấn đề thuộc về phạm trù đạo đức, nguyên nhân từ việc kế thừa khối lượng vật chất trong gia đình.
- Mâu thuẫn giữa cái thiện và cái ác, cái thật và cái giả. Tấm đại diện cho cái thiện, sự ngay thẳng, mẹ con Cám hiện thân của cái ác, giả dối, lười biếng
- Mâu thuẫn giai cấp: mâu thuẫn giữa người bị áp bức với kẻ áp bức.
→ Cuộc đấu tranh quyết liệt của Tấm chính là cuộc đấu tranh vì chính nghĩa, vì công bằng.
Luyện tậpĐặc trưng của truyện cổ tích thần kì trong truyện cổ tích Tấm Cám:
- Các yếu tố thần kì, hoang đường kì ảo:
+ Ông Bụt xuất hiện cứu giúp Tấm
+ Tấm hóa thân sau khi chết (cây xoan đào, chim vàng anh, khung cửi, quả thị)
- Phản ánh khát vọng về công bằng xã hội, cái thiện chiến thắng cái ác:
+ Cuộc đấu tranh và chiến thắng của Tấm phản ánh ước mơ của nhân dân
- Kiểu nhân vật chức năng:
+ Các nhân vật trong truyện không có nội tâm, hay diễn biến tâm lý sâu sắc. Nhân vật không có tính cách riêng.
| Hiền tài là nguyên khí của quốc gia | Yêu và đồng cảm | Chữ bầu lên nhà thơ |
Luận đề | Hiền tài là nguyên khí của quốc gia | Yêu và đồng cảm | Chữ bầu lên nhà thơ |
Cách triển khai luận điểm | Luận điểm 1:Tầm quan trọng của việc trọng hiền tài, chính sách khuyến khích người hiền tài Luận điểm 2: Ý nghĩa của việc khắc bia tiến sĩ | + LĐ 1: Giới thiệu vấn đề nghị luận + LĐ 2: Góc nhìn riêng về sự vật của người nghệ sĩ + LĐ 3: Đồng cảm là một phẩm chất quan trọng ở người nghệ sĩ + LĐ 4: Biểu hiện của sự đồng cảm trong sáng tạo nghệ thuật + LĐ 5: Bản chất của trẻ em là nghệ thuật + LĐ 6: Ý nghĩa của việc đặt tình cảm vào tác phẩm nghệ thuật | -LĐ1: chữ trong sáng tác của nhà thơ mang giá trị riêng -LĐ2: quan niệm về cách sáng tạo của nhà thơ -LĐ3: Con đường thơ chính là số phận của một nhà thơ. |
Cách nêu lý lẽ và bằng chứng | Nêu lí lẽ trước, sau đó nêu bằng chứng. Lí lẽ khẳng định việc nhà nước rất coi trọng hiền tài và dẫn chứng là những việc các bậc thánh vương đã làm và sẽ làm để đãi ngộ hiền tài. | Sử dụng lí lẽ và dẫn chứng đan xen. Tác giả lựa chọn mở đầu bằng một câu chuyện và dẫn dắt vào vấn đề, trình bày lí lẽ và đưa ra bằng chứng là cách nhìn nghệ thuật của người hoạ sĩ so với nhà khoa học, bác làm vườn, chú thợ mộc. So sánh cách nhìn nhận sự vật của trẻ em và nghệ sĩ. | Tác giả sử dụng lý lẽ là những đánh giá, nhận xét của cá nhân về vấn đề bàn luận và đưa ra dẫn chứng là những trích dẫn của những nghệ sĩ khác như: Va-lê-ri, Tôn-xtoi, Trang Tử, Lý Bạch, Xa-a-đi, Tago, Gớt, Pi-cát-xô, ...... |
Lý do chọn cách triển khai luận điểm và nêu lí lẽ, bằng chứng | Triển khai luận điểm theo cách diễn dịch, sử dụng chủ yếu thao tác lập luận bình luận nhằm trình bày rõ ràng, trung thực về vấn đề nghị luận, đồng thời đề xuất những nhận định của bản thân. | Cách triển khai luận điểm trong mỗi đoạn văn linh hoạt, đoạn văn trước là tiền đề để làm nổi bật đoạn văn sau. Sử dụng các thao tác lập luận bình luận, so sánh nhằm thể hiện những quan điểm khác nhau về vấn đề bàn luận. | Triển khai lập luận theo cách quy nạp, đưa ra những quan điểm cá nhân, mỗi luận điểm là một khía cạnh của vấn đề và sử dụng dẫn chứng là trích dẫn những nghệ sĩ nổi tiếng để tăng tính thuyết phục. |
Sơ đồ tư duy tóm tắt truyện cổ tích Tấm Cám
Câu 1. Phân tích diễn biến truyện để thấy mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám đã diễn ra như thế nào (lưu ý các đoạn kể về cái yếm đỏ, con bống, thử giày, cái chết của Tấm, chim vàng anh, chiếc khung cửi).
- Câu chuyện được diễn biến qua 2 chặng chính:
+ Chặng 1: Tấm ở với dì ghẻ.
+ Chặng 2: Tấm trở thành Hoàng hậu đến hết truyện.
- Chặng 1: Tấm ở với dì ghẻ.
+ Cái yếm đỏ - mâu thuẫn quyền lợi vật chất.
Tấm chăm chỉ, còn Cám lười biếng, lừa chị để lấy giỏ tép về lĩnh dải yếm đỏ. Hành động của Cám chứng tỏ mâu thuẫn về quyền lợi vật chất giữa những người con trong gia đình – con của dì ghẻ luôn được chiều chuộng, thiên vị, được mẹ dành cho những của ngon, đồ tốt còn con riêng lại chịu cảnh làm lụng, vất vả nhưng không được hưởng quyền lợi.
+ Con bống - mâu thuẫn quyền lợi tinh thần.
Là người bạn duy nhất chia sẻ buồn vui với Tấm trong gia đình, nhưng lại bị mẹ con Cám giết thịt. Họ không muốn cho Tấm có một người bạn nào, không cho cô được hưởng một chút hạnh phúc, thú vui tinh thần nào.
+ Đi xem hội – mâu thuẫn quyền lợi tinh thần.
Nhà vua mở hội, đáng ra Tấm cũng được đi xem nhưng mụ dì ghẻ lại bày kế hành hạ, không cho Tấm đi. Những người dì ghẻ cay độc không bao giờ muốn cho con riêng của chồng được thảnh thơi, vui vẻ dù là một giây phút nhỏ nhoi.
+ Thử giày- mâu thuẫn cả về vật chất và tinh thần.
“Chuông khánh còn chả ăn ai, nữa là mảnh chĩnh vứt ngoài bờ tre”.
⟹ Câu nói cho thấy sự khinh bỉ của dì ghẻ, vừa coi thường nhân phẩm của Tấm vừa nhằm chê bai sự không xứng đáng của cô.
⟹ Tóm lại, chặng 1 phản ánh mâu thuẫn xoay quanh quyền lợi vật chất và tinh thần trong cuộc sống gia đình thường ngày.
- Chặng 2: Tấm trở thành Hoàng hậu đến hết truyện.
+ Cái chết của Tấm:
Tấm về giỗ cha, bị dì ghẻ âm mưu chặt cây ngã xuống ao mà chết với mục đích đưa Cám vào làm Hoàng hậu. Mâu thuẫn được đẩy lên cao trào khi nguy hại đến tính mạng của Tấm, mẹ con Cám quyết tranh giành quyền lực đến cùng.
+ Chim vàng anh:
Là con vật nhà vua quý mến nhưng bị Cám giết thịt. Họ quyết tâm không để lại mầm mống liên quan đến Tấm.
+ Cây xoan:
Là nơi vua yêu thích để hóng mát nhưng cũng bị chặt làm khung cửi.
+ Khung cửi:
Cất lên tiếng nói của Tấm về nỗi uất ức nhưng cũng bị Cám đem đốt ra tro.
⟹Tóm lại, chặng 2 phản ánh mâu thuẫn cao hơn, đó là về quyền lợi xã hội.
Nhìn chung, ở tác phẩm này mâu thuẫn bao trùm là mâu thuẫn giữa cái thiện và cái ác trong xã hội.
Câu 2: Phân tích từng hình thức biến hóa của Tấm. Qúa trình biến hóa của Tấm nói lên ý nghĩa gì?
- Tấm có 4 lần biến hóa:
+ Lần 1: Chim Vàng Anh
Chim vàng anh là loài chim cao quý, có giọng hót hay có lẽ vậy mà Tấm đã hóa kiếp thành con chim để được quấn quýt bên vua. Cũng chính vàng anh đã hót mắng Cám để trút nỗi hận.
+ Lần 2: Hai cây xoan
Một lần nữa bị hãm hại, nhưng Tấm không từ bỏ, nàng hóa thân vào hai cây xoan xanh mát và lại chiều được ý vua.
+ Lần 3: Khung cửi
Lần biến hóa này là do Cám làm nên, chặt cây làm khung cửi nhưng Cám lại bị Tấm dọa cho một phen hú vía.
+ Lần 4: Qủa thị
Đây là lần hóa thân cuối cùng, mang lại cái kết có hậu cho cuộc đời Tấm. Đây cũng là chi tiết mang tính thẩm mĩ cao. Qủa thị rất gần gũi với mỗi người dân Việt, hơn thế nó mang trong mình hương thơm dịu ngọt, mang lại cảm giác vô cùng dễ chịu. Tấm bước ra từ quả thị như một lời tuyên bố về sự trường tồn vĩnh cửu của cái thiện.
Bốn vật mà Tấm hóa thân đều là những vật bình dị, gần gũi quen thuộc với mỗi người dân Việt Nam. Ở đây có sự hóa thân từ xa tiến đến gần, từ bên ngoài vào bên trong, từ xa đến gần gũi với con người.
- Ý nghĩa của quá trình biến hóa:
+ Thể hiện sức sống, sự trỗi dậy mãnh liệt của Tấm cũng như của cái thiện trước cái ác.
+ Đó là sức mạnh, sự trường tồn vĩnh cửu của cái thiện trước cái ác.
Câu 3: Anh(chị) suy nghĩ như thế nào về hành động trả thù của Tấm đối với Cám?
- Xét về góc độ đạo đức: Hành động của Tấm có phần trái với bản chất hiền lành, lương thiện. Tuy nhiên, đây là hành động trả thù xứng đáng cho những con người độc ác, vô nhân trong xã hội.
- Xét về vấn đề thể loại: Hành động trả thù của Tấm đã thể hiện đúng yêu cầu thể loại về truyện cổ tích.
Câu 4: Bản chất của mâu thuẫn và xung đột trong truyện (Tấm và mẹ con Cám đại diện cho các lực lượng đối lập nào, trong gia đình hay ngoài xã hội)?
Các lực lượng đối lập trong truyện:
- Trong gia đình:
+ Dì ghẻ - con chồng
+ Con chung - con riêng
- Ngoài xã hội:
+ Người thiện - kẻ ác
- Bản chất của mâu thuẫn và xung đột:
+ Mâu thuẫn gia đình: nguyên nhân là do vấn đề thừa kế gia sản, những quyền lợi vật chất của các thành viên gia đình.
+ Mâu thuẫn xã hội: thiện - ác: nguyên nhân do xung đột giữa các lực lượng đối lập trong xã hội nhằm khẳng định quyền lợi và địa vị mới.
LUYỆN TẬP CHUYỆN TẤM CÁM
Căn cứ vào định nghĩa truyện cổ tích ở bài “Khái quát văn học dân gian Việt Nam” và mục Tiểu dẫn của bài này, hãy tìm trong Tấm Cám những dẫn chứng để phân tích, làm rõ các đặc trưng của truyện cổ tích thần kì.
- Các đặc trưng của truyện cổ tích thần kì:
+ Có các yếu tố thần kì (tiên, Bụt, sự biến hóa thần kì, những vật có phép màu,...).
+ Kết cấu: Nạn nhân phải trải qua nhiều hoạn nạn nhưng cuối cùng cũng tìm được hạnh phúc, sự công bằng.
- Phân tích: Các yếu tố thần kì trong truyện “Tấm Cám”:
+ Các nhân vật thần kì:
⟹ Các yếu tố thần kì trên thường được xuất hiện trong truyện cổ tích, mang những phép lạ; ẩn chứa bên trong sức mạnh phi thường có thể giúp đỡ những người nghèo khổ, đồng thời làm cho câu chuyện cổ tích trở nên li kì, hấp dẫn người đọc hơn.
+ Kết cấu:
Tấm phải trải quan hoạn nạn từ khi ở chung với dì ghẻ đến khi trở thành Hoàng hậu.
Khi ở với dì ghẻ thì bị bắt làm lụng vất vả, chịu lời cay nghiệt, thua thiệt so với Cám.
Khi trở thành Hoàng hậu lại bị giết hại vô cùng tàn độc, phải trải qua 4 lần biến hóa để có thể tồn tại.
Nhưng đến cuối cùng lẽ phải, cái tốt cũng chiến thắng. Cái kết thể hiện được ước mơ cháy bỏng của nhân dân lao động về hạnh phúc gia đình, về lẽ công bằng xã hội.