K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 12 2020

Bài 4: TUA TỀNH TUA NHÌ

         (Truyện cổ tích Tày - Nùng, Định Hoá, Thái nguyên)

KẾT QUẢ CẦN ĐẠT

Hiểu được nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa của một câu chuyện có mô típ giống với truyện Tấm Cám của người Kinh.

TIỂU DẪN

Tua Tềnh Tua Nhì là truyện cổ tích của dân tộc Tày Nùng, được sưu tầm ở vùng Định Hóa. Truyện có mô típ giống với truyện cổ tích Tấm Cám của người Kinh, một trong những câu chuyện tiêu biểu cho loại truyện cổ tích thần kì Việt Nam và cũng là loại truyện quen thuộc ở nhiều nước trên thế giới như ở Thái Lan, Cam - pu - chia, Đức, Pháp... Truyện kể về cuộc đời của cô gái mồ côi bất hạnh và ước mơ chiến thắng cái ác để giành và giữ hạnh phúc của mình.

***

Ngày xưa, đời già đời cũ có con trâu còn biết ngồi thì ở bản nọ có một gia đình sinh được hai người con gái. Người chị là Tua Tềnh, người em là Tua Nhì. Mẹ Tua Tềnh mất sớm, Tềnh phải ở với dì ghẻ, người vợ kế của bố Tềnh.

 Người vợ kế rất độc ác. Mụ bắt Tềnh làm việc suốt ngày không một lúc nào công việc dời chân tay Tềnh. Chăn trâu, lấy củi, gánh nước, xay thóc, giã gạo, nấu cám lợn, chăn gà vịt cùng các việc không tên khác trong nhà đều một tay Tềnh lo toan. Trong khi đó thì con Nhì suốt ngày rong chơi, ăn ngon mặc đẹp, người béo múp. Tềnh thì rách rưới như vây cá cờ, người gầy đét vì chẳng bữa nào được no bụng. Nhưng lạ thay Tềnh càng lớn càng xinh đẹp, còn Nhì càng lớn càng béo núc ních như con vịt bầu, đi đến đâu lăn như một cái cối đất. Nhì quen ăn ngon mặc đẹp lại được mẹ chiều chuộng, nên khinh người ra mặt vì thế cả mường ai cũng ghét Nhì. Trái lại Tềnh là con người quen lao động, gặp ai dù mình đang bận trăm công nghìn việc thì Tềnh cũng sẵn sàng giúp, gặp người già người yếu gánh nặng giữa đường thì Tềnh sẵn sàng đỡ cho họ một vai nếu Tềnh đi không….Vì thế cả mường ai cũng thương yêu Tềnh!

Còn Nhì càng lớn càng xấu nết, hắn cũng bắt chước mẹ mắng Tềnh như bà chủ với kẻ ở trong nhà. Người bố tuy thương Tềnh nhưng lại sợ vợ nên chẳng dám bênh Tềnh.

Một năm vào đầu xuân nhà vua mở hội thi tài, thi sắc đẹp của những người con gái trong cả nước để cho hoàng tử kén vợ. Giữa mùa xuân trăm hoa trên cành đang khoe trăm hồng nghìn tía, nhà vua mở hội. Người người trẩy hội áo quần trăm màu rực rỡ cùng ngàn hoa đang khoe sắc thắm xuân sang, nhất là những cô gái có tài sắc thì càng ăn mặc đẹp hơn: Họ ngồi trong kiệu hồng hay trong những chiếc võng đào. Áo quần của các cô gái ấy rực rỡ như những nàng tiên trên trời vừa mới giáng trần để dự hội. Mẹ con nhà Nhì cũng đua nhau sắm sửa hàng tháng để đi dự hội thi sắc thi tài. Mụ cho Nhì ăn mặc như một bà hoàng hậu: áo vóc, quần nhiễu…khắp người đeo đầy những vàng bạc, ngọc ngà…

Đến ngày mở hội thì mẹ con Nhì không muốn cho Tềnh đi xem hội vì sợ sắc đẹp của Tềnh hơn Nhì, mụ bèn trộn một đấu đỗ với vừng và bảo Tềnh:

- Mày phải ở nhà nhặt hết chỗ đỗ và vừng này mỗi thứ riêng ra thì mới được đi dự hội, nếu không tao về thì mày chết.

Tềnh sợ quá cô ngồi khóc hu hu. Mấy con quạ đậu trên cành cây to đầu nhà lên tiếng mách cho Tềnh:

Cù cù, quà quà

Au xâng mà xoà

Au đống mà phắt…

Cù cù, quà quà

(Quạ quạ, quà quà

Đem sàng mà sàng

Đem nia mà sảy

Quạ quạ, quà quà…)

Nghe lũ quạ mách thế, Tềnh liền đem sàng mà sàng, đem nia mà sảy. Tềnh được đỗ ra đỗ và vừng ra vừng. Tềnh chuẩn bị đi dự hội, nhưng Tềnh chẳng có quần áo đẹp để đi hội. Tềnh lại ôm mặt khóc. Trong khi Tềnh đang nghẹn ngào khóc lóc thì bỗng cô nghe thấy có tiếng hỏi mình:

- Cháu làm gì mà khóc đắng, khóc cay như thế?

Tềnh ngẩng đầu lên, một bà già tóc bạc phơ đứng trước mặt, tay chống gậy. Tềnh hoảng sợ nhưng nhìn kỹ thì thấy bà già rất hiền hậu. Tềnh yên tâm kể lại cho bà lão nghe về tình cảnh của mình. Bà lão an ủi:

- Cháu đừng khóc. Cháu muốn đi dự hội để bà giúp cho.

Nói rồi bà lão đưa cho Tềnh một gói nhỏ. Rồi bà lão biến đâu mất. Tềnh mở cái gói nhỏ ra xem: Tềnh thấy những bộ quần áo nhỏ xíu nhưng đẹp vô cùng, trong gói nhỏ còn có nón quai thao, có con ngựa, có đôi giày, xuyến. khuyên…nhưng mọi thứ đều nhỏ xíu cả. Tềnh bày từng thứ ra mặt đất ngắm nghía. Nhưng thật kỳ lạ: khi Tềnh đặt xuống đất thì tất cả mọi thứ đều to lên như mọi thứ thật. Tềnh ướm thử bộ quần áo thì thấy vừa như in…Rồi Tềnh ăn vận mọi thứ thì cũng đều vừa như in. Con ngựa hồng mao rực rỡ hí vang cả mường ý như giục Tềnh: mau mau cưỡi nó để đi xem hội! Tềnh ăn vận đầy đủ như người con gái vua không bằng. Tềnh nhảy lên con ngựa đã sẵn yên bạc, cương vàng đi đến kinh đô dự hội thi tài sắc.

Khi sắp vào hội, phải qua một cái cầu, chẳng may Tềnh đánh rơi một chiếc giày xuống suối. Hoàng tử cưỡi ngựa đi đến cái cầu đó thì con ngựa của hoàng tử không chịu đi mà cứ vếch đầu lên trời mà hí vang cả một vùng! Hoàng tử sai binh lính xuống suối mò thì thấy một chiếc giày rất xinh đẹp! Hoàng tử đem giày đó về cung. Tềnh đi vào hội, ăn mặc rực rỡ và đẹp như nàng tiên thật sự, hai mẹ con Nhì vừa căm tức vừa lạ lùng nhưng không làm gì được.

Giữa hội nhà vua tuyên bố:

- Người con gái tài giỏi trước hết phải biết dệt vải. Dệt nhiều và đẹp. Hẹn ngày mai ai mà có đủ vải lợp một cái nhà lớn thì ta sẽ kén làm con dâu của ta.

Những cô gái có sắc đẹp lại khéo dệt vải - vải được tích sẵn hàng mấy rương thì thi nhau mang vải đến hội để dựng nhà.

Sắc đẹp thì Tềnh vào loại nhất, nhưng Tềnh chẳng có một tấm vải nào cả, nên Tềnh lại ngồi mà khóc…Bà già lại hiện ra trước mặt Tềnh và đưa cho Tềnh một cái dây nhỏ. Tềnh phàn nàn: “Cháu cần hàng vạn sải tay vải cơ, một cái túi nhỏ tí thế này thì chẳng làm được gì đâu…” Tềnh nói chưa dứt thì bà lão nói:

- Con! Ta là mẹ của con. Ta từ ngày về với tổ tiên thì không ngày nào là không ở cạnh con. Mọi nỗi khổ cực của con ta biết hết. Nhưng chưa đến lúc ta giúp con…Con hãy nghe lời mẹ, trong cái túi này đã có đủ cột kèo chạm trổ…Bà lão chỉ nói thế và biến mất.

Ngày hôm sau, những người con gái có sắc đẹp đều thuê hàng nghìn thợ đến hội để dựng nhà và lợp bằng vải. Mẹ con Nhì cũng mang thợ và vải vóc đến hội để dựng nhà. Tềnh cũng đến chiếm một chỗ để dựng nhà theo yêu cầu của nhà vua. Mẹ con con Nhì nhìn thấy Tềnh thì bĩu môi khinh bỉ: “Bà chúa còn chẳng ra gì, huống hồ sâu bọ” (the đeng giảng pần - lọi là mèng rừn).

Hàng trăm ngôi nhà của hàng trăm cô gái đã dựng xong, với hàng trăm nghìn thợ tấp nập. Còn Tềnh thì thui thủi một mình lắp dựng một cái nhà chỉ nhỏ xíu bằng cái hòm đựng quần áo!

Ba hồi trống lớn chấm dứt việc thi dựng nhà nổi lên vang vọng khắp vách đá thì cái nhà nhỏ xíu của Tềnh cũng lớn lên vùn vụt theo nhịp trống của nhà vua. Tiếng trống vừa dứt thì cái nhà của Tềnh cũng lớn lên thành một toà lâu đài với một mái vải trăm ngàn màu làm quáng mắt tất cả mọi người đứng xem. Vua chấm cho Tềnh được giải nhất!

Cuộc thi thứ hai xem ra có vẻ dễ nhưng thật oái oăm. Nhà vua mắc võng đào vào đúng chỗ giọt gianh của cái lâu đài của Tềnh và ra lệnh: Cô nào trèo lên mái nhà lăn xuống, mà lăn trúng võng đào, sau đó lại đi vào chiếc giày của hoàng tử mà vừa như in thì người đó sẽ chính thức làm vợ hoàng tử!

Tất cả các cô gái trong cuộc thi đều lần lượt trèo lên mái nhà và lăn xuống võng đào của nhà vua. Rất nhiều cô lăn ra ngoài võng nhưng cũng có cô sắp rơi vào võng thì cái võng của vua lại tự nó đung đưa tránh hết, không một cô gái nào lăn trúng vào võng cả.

Tềnh là người lăn cuối cùng. Tềnh lăn trúng võng đào nhà vua. Sau đó hoàng tử đích thân mang chiếc giày hoàng tử tìm thấy ở dưới suối Tềnh ướm thử. Tềnh đi chiếc giày ấy vừa như in lại rất giống chiếc giày kia của Tềnh. Hoàng tử cùng nhà vua rước Tềnh về cung và cưới linh đình đến nửa tháng.

Sau khi cưới xong được ít lâu thì nhà vua lâm bệnh và mất. Hoàng tử lên ngôi thay vua cha, Tềnh trở thành hoàng hậu. Hoàng hậu đẻ được một đứa con trai. Cuộc sống ở kinh đô với địa vị hoàng hậu không làm cho Tềnh quên ngày giỗ mẹ. Tềnh xin phép nhà vua về quê để dự giỗ mẹ. Về đến nhà hai mẹ con Nhì giả vờ đón tiếp Tềnh ngon ngọt. Mụ dì ghẻ nói trong khi đang cúng giỗ mẹ của Tềnh:

- Dì nghe nói ngày còn sống mẹ của con hay ăn cam. Con hãy chịu khó trèo lên cây cam bên bờ ao lấy vài quả cúng mẹ. Tềnh nghe thấy phải. Mùa này những cây cam xung quanh bờ ao nhà Tềnh sai quả, trĩu cành những quả cam vàng mọng lúc lỉu rủ xuống mặt ao. Nhìn những cây cam Tềnh càng nhớ đến mẹ. Vừa trẩy cam vừa thấy vui vui trong lòng vì Tềnh nghĩ rằng: mẹ mình sẽ được ăn cam ngon lành từ chính tay mình trẩy cho mẹ! Trong khi Tềnh đang say sưa trẩy cam thì nghe ở dưới gốc mụ dì ghẻ đang chặt gốc cam.

- Dì ơi! Dì làm gì ở dưới gốc cây đấy! Tềnh hỏi vọng xuống.

- Không biết kiến ở đâu đến nhiều vô kể, dì đuổi kiến hộ cho con đấy mà.

Cây cam đổ xuống bờ ao. Tềnh chết dưới ao sâu. Mụ dì ghẻ lột quần áo của Tềnh cho Nhì mặc rồi mụ đưa con Nhì vào kinh đô thay Tềnh. Nhì vào đến cung, con của Tềnh lon ton chạy ra đón mẹ, nhưng nhận ra không phải mẹ của nó, nó kêu lên:

(Sửa khoá pần sửa khoá mé

Khen kha pần ké cần giau)

Quần áo là quần áo của mẹ

Chân tay lại chân tay kẻ ác kẻ gian!

Hoàng tử cũng nhận ra Nhì không phải là vợ của mình, chàng buồn, nhớ vợ vô ngần, suốt ngày hoàng tử hết ra lại vào trong cung, hết ngắm thứ này rồi lại ngắm thứ khác của vợ. Nhớ vợ quá một hôm hoàng tử lang thang khắp bản mường mong tìm thấy vợ. Khi đi qua bờ ao nhà Tềnh, nơi mà Tềnh đã bị chết, hoàng tử thấy một bông hoa giống như một bông hoa sen nhưng đẹp hơn nhiều. Bông hoa nổi rực rỡ trên mặt nước. Hoàng tử thấy đẹp quá, đứng lại ngắm bông hoa rất lâu. Bỗng bông hoa cất tiếng nói:

(Ơi cần khéc lạ quá tàng

Cần khéc làng quá lò

Báo ké nhằng xuôn xỏ xa mìa?

Báo đếch nhằng dàm dè xe mẻ bấu nỏ?)

“Ơi người khách lạ qua đường

Người khách sang ngang lối

Trai lớn có len lỏi tìm vợ?

Trai nhỏ có khóc nhè tìm mẹ?”

Hoàng tử lội xuống ao vớt bông hoa biết nói đem về cung. Ngày đêm hai bố con nâng niu bông hoa đó trên tay mà ngắm nghía mà thơm mãi lấy hương không bao giờ chán. Thật lạ thay bông hoa không cành bám, không có gốc ở đất nhưng bông hoa ấy cứ ngày càng toả hương và khoe sắc. Sắc hoa rực rỡ như ánh hào quang. Bông hoa càng nằm trên tay hoàng tử lâu ngày càng toả hương sắc ngào ngạt, càng rực rỡ.

Thấy nhà vua chỉ yêu quí bông hoa mà chẳng chú ý gì đến mình, Nhì tức lắm. Nhân lúc nhà vua có việc bàn cùng quần thần, con Nhì đem bông hoa ấy vò nát và ném xuống chân dậu. Một con gà trống thấy liền nhặt ăn hết những vụn hoa. Con gà trống sau khi ăn hết bông hoa ấy tự nhiên cất tiếng gáy ngon ngọt lạ thường. Và lông con gà trống sặc sỡ chưa bao giờ thấy. Về nhà thấy mất bông hoa quí, nhà vua buồn vô hạn, nhưng lại thấy con gà trống của mình tự nhiên trở nên rực rỡ, nhà vua lại bắt con gà trống lên nhà. Cũng thật là lạ, khi hoàng tử định nhốt con gà trống vào cái lồng sơn son thiếp vàng thì gà trống cất tiếng gáy và cất thành lời:

(Ọc ó ó…

Dá au xúng mà to

Khỏi chắc lo, chắc lẹo)

Ò ó o…

Đừng đem lồng mà nhốt

Tôi có chước tôi lo…

Nhà vua liền thả con gà trống ra. Gà trống không chạy mà lại quanh quẩn với nhà vua và đứa con. Lâu lâu gà trống lại cất tiếng gáy ngon ngọt cho hai bố con nghe. Và xoè cánh xoè lông rực rỡ ra múa rất đẹp cho hai bố con nhà vua xem. Hai bố con nhà vua lại say mê với con gà trống. Thấy vậy Nhì giận lắm, nhưng không biết làm thế nào. Một hôm nhân nhà vua đi vắng, Nhì đem gà trống thịt ăn. Nhì đưa cho đứa con của Tềnh hai cái coòng (đùi gà), nhưng đứa con của Tềnh không ăn. Chú bé lén đem hai cái đùi gà chôn đằng sau nhà. Nhà vua thấy mất gà buồn như mất hồn, câm như trâu đã ăn mất lưỡi! Nhưng chẳng bao lâu từ chỗ chôn hai cái đùi gà liền mọc lên hai cây trúc xinh đẹp lạ thường. Hai cây trúc mập mạp, lá cây trúc trăm màu. Hai bố con nhà vua ngày ngày ra đây chăm nom cây trúc và đem võng đào ra mắc ở hai cây trúc suốt ngày. Từ những cành lá trăm màu của hai cây trúc phát ra tiếng nhị êm ái suốt ngày ru hai bố con nhà vua ngủ. Từ cành lá cây trúc làn gió mát rượi phe phẩy mơn man trên da thịt vua. Vua ngủ say và thấy mình sảng khoái vô cùng. Vì thấy nhà vua yêu hai cây trúc gấp bội; ngày ngày quyến luyến với hai cây trúc không thèm ngó ngàng gì đến con Nhì cả, con Nhì lại càng tức điên người. Nhì trộm chặt hai cây trúc đó đem vào nhà làm sào căng màn. Nhưng lạ khi con Nhì đi trong nhà, qua lối nào cái sào màn cũng đâm vào mắt. Nhì bực quá, đem hai cái sào màn đun bếp. Hai cây trúc cháy không ra cháy mà chỉ khói um cả nhà. Nhì đi đến đâu khói của cây trúc đang đun ở trong bếp cũng ùa theo và phả vào mắt Nhì, Nhì không mở được mắt. Ở cạnh cung vua, có một bà cụ goá nghèo khổ. Cụ đã già có ít ruộng phải nhờ người làm. Hôm ấy bà cụ nhờ người đến gặt giúp, nên bà cụ phải làm cơm cho những người đến giúp gặt ăn. Nhưng không có lửa để nhóm bếp, những người nhà xung quanh hôm ấy cũng tự nhiên tắt bếp hết. Bà cụ mới đi vào cung vua xin lửa. Nhân có người xin lửa, Nhì đem hai cây trúc cháy dở ấy đưa cho bà cụ và nhổ nước bọt theo sau bà cụ mà nói rằng:

- Phì! Của ma bắt quỷ tha hãy ra khỏi nhà tao!

- (Phỉ! Của rại pây quây, của đây mà xẩư!)

Bà goá một thân một mình đang lom khom nấu nước, người đi làm hộ đã sắp về thế mà bếp lại nhập nhạp nhèm nhèm! Bà cụ cúi xuống thổi. Ngọn lửa từ hai cây trúc bùng cháy sáng chói cả mắt. Rồi một gióng trúc nổ to như người ta đốt pháo. Từ trong gióng trúc, theo tiếng nổ có một cô gái đẹp như tiên bật ra ngồi cạnh bếp. Cô tiên kêu:

 - Ôi nóng quá! Nóng quá. Cụ làm ơn quạt hộ cháu!

 Bà cụ tuy rất bận nhưng cũng phải dừng tay quạt cho nàng tiên Trúc. Bà goá quạt mãi, quạt mãi nhưng nàng tiên Trúc vẫn kêu nóng. Bà quạt đã lâu và mỏi tay bà già bảo:

- Nàng cố chịu khó nhá, già này còn bận nấu cơm cho người đi làm giúp sắp về đến nơi rồi!

- Già ơi, già cứ quạt cho cháu, tí nữa cháu mát, cháu sẽ giúp bà. Thấy nàng tiên Trúc kêu thảm thiết quá bà đành quạt cho nàng tiên Trúc. Bà già quạt mãi quạt mãi cho đến khi chiều tối, mọi người đã gánh thóc đầy về nhà, nàng tiên Trúc mới giúp bà già được. Nàng tiên bảo:

- Già không phải làm gì cả. Già cứ xếp những bát không lên mâm, rồi lấy lá chuối che lại, tí nữa tự khác có cơm cho khách ăn!

Nàng tiên vừa nói vừa giúp bà làm, chỉ trong nháy mắt là xong.

- Bây giờ cháu vào buồng, bà không được nói cho ai biết rằng có cháu giúp nhé! Nói rồi nàng tiên đi vào trong buồng. Khách khứa đi làm về rửa chân tay xong, họ thấy mâm xếp đầy đầy. Khách vào ăn, mọi người mở những tấm lá chuối lớn che trên mặt mâm lên thì thấy toàn thịt và rất nhiều món ăn ngon lành…Thật không thiếu một thứ gì. Ngoài ra còn hàng trăm thức ăn lạ mà người trần chưa được nếm bao giờ.

Từ đấy nàng tiên Trúc ở luôn với bà cụ, ngày ngày nàng tiên dệt vải, dệt lụa cho bà cụ đi bán. Hai bà cháu sống với nhau thật hạnh phúc, nhưng lòng nàng tên Trúc thì không lúc nào nguôi nhớ chồng. Một hôm nàng tự tay làm thức ăn, đủ 120 vị ngon ngọt. Nàng nhờ bà cụ mời nhà vua đến dự tiệc, nhưng bà goá không dám vì già nghèo khó lâu nay…Bà già thấy mình không xứng tiếp nhà vua. Nhưng vì nàng tiên Trúc nài mãi, nể lời nàng bà lão chống gậy đến mời nhà vua. Nhà vua đang buồn nhớ vợ, nên cũng thách một câu cho bà cụ về cho xong:

- Già mời ta đến dự tiệc thì phải có lụa năm màu, vóc năm sắc trải từ cửa nhà già đến cung điện của ta thì ta mới đến.

Bà già lại về nói với nàng tiên Trúc. Nàng tiên trúc bèn đem hết số vóc lụa mà nàng đã dệt được từ lâu nay trải từ nhà bà già đến cung vua. Nhìn những tấm vóc lụa: “Hình như hình vợ cũ, bóng như bóng vợ ta” (Bóng pây bỏng mìa hây, ngàu pần ngàu mìa cáu). Nhà vua lẩm bẩm. Càng nhìn những tấm vóc lụa nhà vua càng nhớ đến vợ. Để khuây khoả nhà vua đến nhà bà già dự tiệc. Nhà vua đi trên những tấm lụa mà thấy mát tận tim…Nhà vua càng nhớ vợ.

Nhà vua cùng bà cụ và con trai ngồi ăn tiệc. Những món ăn rất lạ rất ngon, cứ giống cái hương vị của những bữa ăn mà người vợ cũ đã xào nấu cho nhà vua ăn. Nhà vua hỏi gặng mãi ai đã xào những món thức ăn này. Nhưng một mực bà già cứ bảo là bà làm lấy. Vì nàng tiên Trúc đã dặn bà cụ: dù nhà vua có hỏi thế nào đi nữa thì cũng đừng nói là nàng nấu nướng những món thức ăn này.

Đứa con vua đang cầm chiếc còng gà, định ăn thì có một con mèo ở đâu chạy đến giằng lấy trên tay và chạy tọt vào buồng. Đứa bé chạy đuổi theo…Nhưng đứa bé bỗng chạy ra và reo lên:

- Bố ơi! Bố ơi!... Mẹ con ở trong buồng này này, vừa nói thằng bé vừa chỉ vào trong buồng.

Nhà vua buồn vô hạn:

- Con ăn đi! Mẹ con đã chết từ lâu rồi…

Nhưng đứa bé cứ nhất nhất bảo mẹ nó còn sống và ở trong buồng. Nếu phải mẹ của con thì con hãy xin mẹ con vắt sữa vào lòng bàn tay đem đây cho bố xem! Đứa bé chạy vào, lúc sau đứa bé ra, ngửa lòng bàn tay cho bố nó xem. Những giọt sữa trắng ngần thoảng hương thơm. Nhà vua nhìn và một giọt nước mắt nhà vua rơi vào lòng bàn tay đứa con đang đựng những giọt sữa. Những giọt sữa sôi lên và càng toả hương thơm ngào ngạt. Nhà vua nhận ra giọt sữa của chính vợ cũ của mình. Nhà vua cất tiếng hỏi vọng vào buồng:

Xin mẹ Pụt trên trời

Trình mẹ then trên cao

Phải vợ ta thì ra xem mặt

(Xo mẻ pụt nưa bân

Chiềng mẻ then nưa uja

Dừa mía câu chiềng nà chiềng gần)

Tềnh tức nàng tiên Trúc - ở trong buồng thấy lòng ngọt mọi khúc ruột. Vì nàng biết rằng chồng nàng vẫn thương yêu nàng. Nàng đi ra gặp chồng. Hai vợ chồng bấy lâu lại gặp nhau vui mừng hơn cả cá gặp nước lũ. Họ cười họ khóc với nhau rồi hai vợ chồng xin phép bà cụ già láng giềng trở về cung.

Tềnh trở về đẹp rực rỡ hơn xưa mười lần, Nhì vừa sợ vừa thèm khát được sắc đẹp như chị. Nhì ngọt ngào:

- Chị Tềnh ơi chị Tềnh. Chị làm sao mà được đẹp như vậy?

Thấy hai mẹ con Nhì đã độc ác với mình quá nhiều, nên Tềnh bảo:

- Em muốn đẹp như chị thì khó gì! Cứ nấu một chảo to nước sôi rồi nằm vào loỏng, bảo người khác đổ nước sôi vào đó nó bong lượt người đi thì được đẹp ngay thôi!

 Nhì nghe theo lời Tềnh. Nhì sai lính đun nước sôi. Và Nhì nằm vào trong loỏng, cho lính đổ nước sôi vào. Nhì chết luộc, chết nhừ thịt nhừ xương.

Từ đấy Tềnh sống với chồng con trong cung vua êm ấm.

good luck!

13 tháng 12 2020

Bài 4: TUA TỀNH TUA NHÌ

         (Truyện cổ tích Tày - Nùng, Định Hoá, Thái nguyên)

KẾT QUẢ CẦN ĐẠT

Hiểu được nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa của một câu chuyện có mô típ giống với truyện Tấm Cám của người Kinh.

TIỂU DẪN

Tua Tềnh Tua Nhì là truyện cổ tích của dân tộc Tày Nùng, được sưu tầm ở vùng Định Hóa. Truyện có mô típ giống với truyện cổ tích Tấm Cám của người Kinh, một trong những câu chuyện tiêu biểu cho loại truyện cổ tích thần kì Việt Nam và cũng là loại truyện quen thuộc ở nhiều nước trên thế giới như ở Thái Lan, Cam - pu - chia, Đức, Pháp... Truyện kể về cuộc đời của cô gái mồ côi bất hạnh và ước mơ chiến thắng cái ác để giành và giữ hạnh phúc của mình.

***

Ngày xưa, đời già đời cũ có con trâu còn biết ngồi thì ở bản nọ có một gia đình sinh được hai người con gái. Người chị là Tua Tềnh, người em là Tua Nhì. Mẹ Tua Tềnh mất sớm, Tềnh phải ở với dì ghẻ, người vợ kế của bố Tềnh.

 Người vợ kế rất độc ác. Mụ bắt Tềnh làm việc suốt ngày không một lúc nào công việc dời chân tay Tềnh. Chăn trâu, lấy củi, gánh nước, xay thóc, giã gạo, nấu cám lợn, chăn gà vịt cùng các việc không tên khác trong nhà đều một tay Tềnh lo toan. Trong khi đó thì con Nhì suốt ngày rong chơi, ăn ngon mặc đẹp, người béo múp. Tềnh thì rách rưới như vây cá cờ, người gầy đét vì chẳng bữa nào được no bụng. Nhưng lạ thay Tềnh càng lớn càng xinh đẹp, còn Nhì càng lớn càng béo núc ních như con vịt bầu, đi đến đâu lăn như một cái cối đất. Nhì quen ăn ngon mặc đẹp lại được mẹ chiều chuộng, nên khinh người ra mặt vì thế cả mường ai cũng ghét Nhì. Trái lại Tềnh là con người quen lao động, gặp ai dù mình đang bận trăm công nghìn việc thì Tềnh cũng sẵn sàng giúp, gặp người già người yếu gánh nặng giữa đường thì Tềnh sẵn sàng đỡ cho họ một vai nếu Tềnh đi không….Vì thế cả mường ai cũng thương yêu Tềnh!

Còn Nhì càng lớn càng xấu nết, hắn cũng bắt chước mẹ mắng Tềnh như bà chủ với kẻ ở trong nhà. Người bố tuy thương Tềnh nhưng lại sợ vợ nên chẳng dám bênh Tềnh.

Một năm vào đầu xuân nhà vua mở hội thi tài, thi sắc đẹp của những người con gái trong cả nước để cho hoàng tử kén vợ. Giữa mùa xuân trăm hoa trên cành đang khoe trăm hồng nghìn tía, nhà vua mở hội. Người người trẩy hội áo quần trăm màu rực rỡ cùng ngàn hoa đang khoe sắc thắm xuân sang, nhất là những cô gái có tài sắc thì càng ăn mặc đẹp hơn: Họ ngồi trong kiệu hồng hay trong những chiếc võng đào. Áo quần của các cô gái ấy rực rỡ như những nàng tiên trên trời vừa mới giáng trần để dự hội. Mẹ con nhà Nhì cũng đua nhau sắm sửa hàng tháng để đi dự hội thi sắc thi tài. Mụ cho Nhì ăn mặc như một bà hoàng hậu: áo vóc, quần nhiễu…khắp người đeo đầy những vàng bạc, ngọc ngà…

Đến ngày mở hội thì mẹ con Nhì không muốn cho Tềnh đi xem hội vì sợ sắc đẹp của Tềnh hơn Nhì, mụ bèn trộn một đấu đỗ với vừng và bảo Tềnh:

- Mày phải ở nhà nhặt hết chỗ đỗ và vừng này mỗi thứ riêng ra thì mới được đi dự hội, nếu không tao về thì mày chết.

Tềnh sợ quá cô ngồi khóc hu hu. Mấy con quạ đậu trên cành cây to đầu nhà lên tiếng mách cho Tềnh:

Cù cù, quà quà

Au xâng mà xoà

Au đống mà phắt…

Cù cù, quà quà

(Quạ quạ, quà quà

Đem sàng mà sàng

Đem nia mà sảy

Quạ quạ, quà quà…)

Nghe lũ quạ mách thế, Tềnh liền đem sàng mà sàng, đem nia mà sảy. Tềnh được đỗ ra đỗ và vừng ra vừng. Tềnh chuẩn bị đi dự hội, nhưng Tềnh chẳng có quần áo đẹp để đi hội. Tềnh lại ôm mặt khóc. Trong khi Tềnh đang nghẹn ngào khóc lóc thì bỗng cô nghe thấy có tiếng hỏi mình:

- Cháu làm gì mà khóc đắng, khóc cay như thế?

Tềnh ngẩng đầu lên, một bà già tóc bạc phơ đứng trước mặt, tay chống gậy. Tềnh hoảng sợ nhưng nhìn kỹ thì thấy bà già rất hiền hậu. Tềnh yên tâm kể lại cho bà lão nghe về tình cảnh của mình. Bà lão an ủi:

- Cháu đừng khóc. Cháu muốn đi dự hội để bà giúp cho.

Nói rồi bà lão đưa cho Tềnh một gói nhỏ. Rồi bà lão biến đâu mất. Tềnh mở cái gói nhỏ ra xem: Tềnh thấy những bộ quần áo nhỏ xíu nhưng đẹp vô cùng, trong gói nhỏ còn có nón quai thao, có con ngựa, có đôi giày, xuyến. khuyên…nhưng mọi thứ đều nhỏ xíu cả. Tềnh bày từng thứ ra mặt đất ngắm nghía. Nhưng thật kỳ lạ: khi Tềnh đặt xuống đất thì tất cả mọi thứ đều to lên như mọi thứ thật. Tềnh ướm thử bộ quần áo thì thấy vừa như in…Rồi Tềnh ăn vận mọi thứ thì cũng đều vừa như in. Con ngựa hồng mao rực rỡ hí vang cả mường ý như giục Tềnh: mau mau cưỡi nó để đi xem hội! Tềnh ăn vận đầy đủ như người con gái vua không bằng. Tềnh nhảy lên con ngựa đã sẵn yên bạc, cương vàng đi đến kinh đô dự hội thi tài sắc.

Khi sắp vào hội, phải qua một cái cầu, chẳng may Tềnh đánh rơi một chiếc giày xuống suối. Hoàng tử cưỡi ngựa đi đến cái cầu đó thì con ngựa của hoàng tử không chịu đi mà cứ vếch đầu lên trời mà hí vang cả một vùng! Hoàng tử sai binh lính xuống suối mò thì thấy một chiếc giày rất xinh đẹp! Hoàng tử đem giày đó về cung. Tềnh đi vào hội, ăn mặc rực rỡ và đẹp như nàng tiên thật sự, hai mẹ con Nhì vừa căm tức vừa lạ lùng nhưng không làm gì được.

Giữa hội nhà vua tuyên bố:

- Người con gái tài giỏi trước hết phải biết dệt vải. Dệt nhiều và đẹp. Hẹn ngày mai ai mà có đủ vải lợp một cái nhà lớn thì ta sẽ kén làm con dâu của ta.

Những cô gái có sắc đẹp lại khéo dệt vải - vải được tích sẵn hàng mấy rương thì thi nhau mang vải đến hội để dựng nhà.

Sắc đẹp thì Tềnh vào loại nhất, nhưng Tềnh chẳng có một tấm vải nào cả, nên Tềnh lại ngồi mà khóc…Bà già lại hiện ra trước mặt Tềnh và đưa cho Tềnh một cái dây nhỏ. Tềnh phàn nàn: “Cháu cần hàng vạn sải tay vải cơ, một cái túi nhỏ tí thế này thì chẳng làm được gì đâu…” Tềnh nói chưa dứt thì bà lão nói:

- Con! Ta là mẹ của con. Ta từ ngày về với tổ tiên thì không ngày nào là không ở cạnh con. Mọi nỗi khổ cực của con ta biết hết. Nhưng chưa đến lúc ta giúp con…Con hãy nghe lời mẹ, trong cái túi này đã có đủ cột kèo chạm trổ…Bà lão chỉ nói thế và biến mất.

Ngày hôm sau, những người con gái có sắc đẹp đều thuê hàng nghìn thợ đến hội để dựng nhà và lợp bằng vải. Mẹ con Nhì cũng mang thợ và vải vóc đến hội để dựng nhà. Tềnh cũng đến chiếm một chỗ để dựng nhà theo yêu cầu của nhà vua. Mẹ con con Nhì nhìn thấy Tềnh thì bĩu môi khinh bỉ: “Bà chúa còn chẳng ra gì, huống hồ sâu bọ” (the đeng giảng pần - lọi là mèng rừn).

Hàng trăm ngôi nhà của hàng trăm cô gái đã dựng xong, với hàng trăm nghìn thợ tấp nập. Còn Tềnh thì thui thủi một mình lắp dựng một cái nhà chỉ nhỏ xíu bằng cái hòm đựng quần áo!

Ba hồi trống lớn chấm dứt việc thi dựng nhà nổi lên vang vọng khắp vách đá thì cái nhà nhỏ xíu của Tềnh cũng lớn lên vùn vụt theo nhịp trống của nhà vua. Tiếng trống vừa dứt thì cái nhà của Tềnh cũng lớn lên thành một toà lâu đài với một mái vải trăm ngàn màu làm quáng mắt tất cả mọi người đứng xem. Vua chấm cho Tềnh được giải nhất!

Cuộc thi thứ hai xem ra có vẻ dễ nhưng thật oái oăm. Nhà vua mắc võng đào vào đúng chỗ giọt gianh của cái lâu đài của Tềnh và ra lệnh: Cô nào trèo lên mái nhà lăn xuống, mà lăn trúng võng đào, sau đó lại đi vào chiếc giày của hoàng tử mà vừa như in thì người đó sẽ chính thức làm vợ hoàng tử!

Tất cả các cô gái trong cuộc thi đều lần lượt trèo lên mái nhà và lăn xuống võng đào của nhà vua. Rất nhiều cô lăn ra ngoài võng nhưng cũng có cô sắp rơi vào võng thì cái võng của vua lại tự nó đung đưa tránh hết, không một cô gái nào lăn trúng vào võng cả.

Tềnh là người lăn cuối cùng. Tềnh lăn trúng võng đào nhà vua. Sau đó hoàng tử đích thân mang chiếc giày hoàng tử tìm thấy ở dưới suối Tềnh ướm thử. Tềnh đi chiếc giày ấy vừa như in lại rất giống chiếc giày kia của Tềnh. Hoàng tử cùng nhà vua rước Tềnh về cung và cưới linh đình đến nửa tháng.

Sau khi cưới xong được ít lâu thì nhà vua lâm bệnh và mất. Hoàng tử lên ngôi thay vua cha, Tềnh trở thành hoàng hậu. Hoàng hậu đẻ được một đứa con trai. Cuộc sống ở kinh đô với địa vị hoàng hậu không làm cho Tềnh quên ngày giỗ mẹ. Tềnh xin phép nhà vua về quê để dự giỗ mẹ. Về đến nhà hai mẹ con Nhì giả vờ đón tiếp Tềnh ngon ngọt. Mụ dì ghẻ nói trong khi đang cúng giỗ mẹ của Tềnh:

- Dì nghe nói ngày còn sống mẹ của con hay ăn cam. Con hãy chịu khó trèo lên cây cam bên bờ ao lấy vài quả cúng mẹ. Tềnh nghe thấy phải. Mùa này những cây cam xung quanh bờ ao nhà Tềnh sai quả, trĩu cành những quả cam vàng mọng lúc lỉu rủ xuống mặt ao. Nhìn những cây cam Tềnh càng nhớ đến mẹ. Vừa trẩy cam vừa thấy vui vui trong lòng vì Tềnh nghĩ rằng: mẹ mình sẽ được ăn cam ngon lành từ chính tay mình trẩy cho mẹ! Trong khi Tềnh đang say sưa trẩy cam thì nghe ở dưới gốc mụ dì ghẻ đang chặt gốc cam.

- Dì ơi! Dì làm gì ở dưới gốc cây đấy! Tềnh hỏi vọng xuống.

- Không biết kiến ở đâu đến nhiều vô kể, dì đuổi kiến hộ cho con đấy mà.

Cây cam đổ xuống bờ ao. Tềnh chết dưới ao sâu. Mụ dì ghẻ lột quần áo của Tềnh cho Nhì mặc rồi mụ đưa con Nhì vào kinh đô thay Tềnh. Nhì vào đến cung, con của Tềnh lon ton chạy ra đón mẹ, nhưng nhận ra không phải mẹ của nó, nó kêu lên:

(Sửa khoá pần sửa khoá mé

Khen kha pần ké cần giau)

Quần áo là quần áo của mẹ

Chân tay lại chân tay kẻ ác kẻ gian!

Hoàng tử cũng nhận ra Nhì không phải là vợ của mình, chàng buồn, nhớ vợ vô ngần, suốt ngày hoàng tử hết ra lại vào trong cung, hết ngắm thứ này rồi lại ngắm thứ khác của vợ. Nhớ vợ quá một hôm hoàng tử lang thang khắp bản mường mong tìm thấy vợ. Khi đi qua bờ ao nhà Tềnh, nơi mà Tềnh đã bị chết, hoàng tử thấy một bông hoa giống như một bông hoa sen nhưng đẹp hơn nhiều. Bông hoa nổi rực rỡ trên mặt nước. Hoàng tử thấy đẹp quá, đứng lại ngắm bông hoa rất lâu. Bỗng bông hoa cất tiếng nói:

(Ơi cần khéc lạ quá tàng

Cần khéc làng quá lò

Báo ké nhằng xuôn xỏ xa mìa?

Báo đếch nhằng dàm dè xe mẻ bấu nỏ?)

“Ơi người khách lạ qua đường

Người khách sang ngang lối

Trai lớn có len lỏi tìm vợ?

Trai nhỏ có khóc nhè tìm mẹ?”

Hoàng tử lội xuống ao vớt bông hoa biết nói đem về cung. Ngày đêm hai bố con nâng niu bông hoa đó trên tay mà ngắm nghía mà thơm mãi lấy hương không bao giờ chán. Thật lạ thay bông hoa không cành bám, không có gốc ở đất nhưng bông hoa ấy cứ ngày càng toả hương và khoe sắc. Sắc hoa rực rỡ như ánh hào quang. Bông hoa càng nằm trên tay hoàng tử lâu ngày càng toả hương sắc ngào ngạt, càng rực rỡ.

Thấy nhà vua chỉ yêu quí bông hoa mà chẳng chú ý gì đến mình, Nhì tức lắm. Nhân lúc nhà vua có việc bàn cùng quần thần, con Nhì đem bông hoa ấy vò nát và ném xuống chân dậu. Một con gà trống thấy liền nhặt ăn hết những vụn hoa. Con gà trống sau khi ăn hết bông hoa ấy tự nhiên cất tiếng gáy ngon ngọt lạ thường. Và lông con gà trống sặc sỡ chưa bao giờ thấy. Về nhà thấy mất bông hoa quí, nhà vua buồn vô hạn, nhưng lại thấy con gà trống của mình tự nhiên trở nên rực rỡ, nhà vua lại bắt con gà trống lên nhà. Cũng thật là lạ, khi hoàng tử định nhốt con gà trống vào cái lồng sơn son thiếp vàng thì gà trống cất tiếng gáy và cất thành lời:

(Ọc ó ó…

Dá au xúng mà to

Khỏi chắc lo, chắc lẹo)

Ò ó o…

Đừng đem lồng mà nhốt

Tôi có chước tôi lo…

Nhà vua liền thả con gà trống ra. Gà trống không chạy mà lại quanh quẩn với nhà vua và đứa con. Lâu lâu gà trống lại cất tiếng gáy ngon ngọt cho hai bố con nghe. Và xoè cánh xoè lông rực rỡ ra múa rất đẹp cho hai bố con nhà vua xem. Hai bố con nhà vua lại say mê với con gà trống. Thấy vậy Nhì giận lắm, nhưng không biết làm thế nào. Một hôm nhân nhà vua đi vắng, Nhì đem gà trống thịt ăn. Nhì đưa cho đứa con của Tềnh hai cái coòng (đùi gà), nhưng đứa con của Tềnh không ăn. Chú bé lén đem hai cái đùi gà chôn đằng sau nhà. Nhà vua thấy mất gà buồn như mất hồn, câm như trâu đã ăn mất lưỡi! Nhưng chẳng bao lâu từ chỗ chôn hai cái đùi gà liền mọc lên hai cây trúc xinh đẹp lạ thường. Hai cây trúc mập mạp, lá cây trúc trăm màu. Hai bố con nhà vua ngày ngày ra đây chăm nom cây trúc và đem võng đào ra mắc ở hai cây trúc suốt ngày. Từ những cành lá trăm màu của hai cây trúc phát ra tiếng nhị êm ái suốt ngày ru hai bố con nhà vua ngủ. Từ cành lá cây trúc làn gió mát rượi phe phẩy mơn man trên da thịt vua. Vua ngủ say và thấy mình sảng khoái vô cùng. Vì thấy nhà vua yêu hai cây trúc gấp bội; ngày ngày quyến luyến với hai cây trúc không thèm ngó ngàng gì đến con Nhì cả, con Nhì lại càng tức điên người. Nhì trộm chặt hai cây trúc đó đem vào nhà làm sào căng màn. Nhưng lạ khi con Nhì đi trong nhà, qua lối nào cái sào màn cũng đâm vào mắt. Nhì bực quá, đem hai cái sào màn đun bếp. Hai cây trúc cháy không ra cháy mà chỉ khói um cả nhà. Nhì đi đến đâu khói của cây trúc đang đun ở trong bếp cũng ùa theo và phả vào mắt Nhì, Nhì không mở được mắt. Ở cạnh cung vua, có một bà cụ goá nghèo khổ. Cụ đã già có ít ruộng phải nhờ người làm. Hôm ấy bà cụ nhờ người đến gặt giúp, nên bà cụ phải làm cơm cho những người đến giúp gặt ăn. Nhưng không có lửa để nhóm bếp, những người nhà xung quanh hôm ấy cũng tự nhiên tắt bếp hết. Bà cụ mới đi vào cung vua xin lửa. Nhân có người xin lửa, Nhì đem hai cây trúc cháy dở ấy đưa cho bà cụ và nhổ nước bọt theo sau bà cụ mà nói rằng:

- Phì! Của ma bắt quỷ tha hãy ra khỏi nhà tao!

- (Phỉ! Của rại pây quây, của đây mà xẩư!)

Bà goá một thân một mình đang lom khom nấu nước, người đi làm hộ đã sắp về thế mà bếp lại nhập nhạp nhèm nhèm! Bà cụ cúi xuống thổi. Ngọn lửa từ hai cây trúc bùng cháy sáng chói cả mắt. Rồi một gióng trúc nổ to như người ta đốt pháo. Từ trong gióng trúc, theo tiếng nổ có một cô gái đẹp như tiên bật ra ngồi cạnh bếp. Cô tiên kêu:

 - Ôi nóng quá! Nóng quá. Cụ làm ơn quạt hộ cháu!

 Bà cụ tuy rất bận nhưng cũng phải dừng tay quạt cho nàng tiên Trúc. Bà goá quạt mãi, quạt mãi nhưng nàng tiên Trúc vẫn kêu nóng. Bà quạt đã lâu và mỏi tay bà già bảo:

- Nàng cố chịu khó nhá, già này còn bận nấu cơm cho người đi làm giúp sắp về đến nơi rồi!

- Già ơi, già cứ quạt cho cháu, tí nữa cháu mát, cháu sẽ giúp bà. Thấy nàng tiên Trúc kêu thảm thiết quá bà đành quạt cho nàng tiên Trúc. Bà già quạt mãi quạt mãi cho đến khi chiều tối, mọi người đã gánh thóc đầy về nhà, nàng tiên Trúc mới giúp bà già được. Nàng tiên bảo:

- Già không phải làm gì cả. Già cứ xếp những bát không lên mâm, rồi lấy lá chuối che lại, tí nữa tự khác có cơm cho khách ăn!

Nàng tiên vừa nói vừa giúp bà làm, chỉ trong nháy mắt là xong.

- Bây giờ cháu vào buồng, bà không được nói cho ai biết rằng có cháu giúp nhé! Nói rồi nàng tiên đi vào trong buồng. Khách khứa đi làm về rửa chân tay xong, họ thấy mâm xếp đầy đầy. Khách vào ăn, mọi người mở những tấm lá chuối lớn che trên mặt mâm lên thì thấy toàn thịt và rất nhiều món ăn ngon lành…Thật không thiếu một thứ gì. Ngoài ra còn hàng trăm thức ăn lạ mà người trần chưa được nếm bao giờ.

Từ đấy nàng tiên Trúc ở luôn với bà cụ, ngày ngày nàng tiên dệt vải, dệt lụa cho bà cụ đi bán. Hai bà cháu sống với nhau thật hạnh phúc, nhưng lòng nàng tên Trúc thì không lúc nào nguôi nhớ chồng. Một hôm nàng tự tay làm thức ăn, đủ 120 vị ngon ngọt. Nàng nhờ bà cụ mời nhà vua đến dự tiệc, nhưng bà goá không dám vì già nghèo khó lâu nay…Bà già thấy mình không xứng tiếp nhà vua. Nhưng vì nàng tiên Trúc nài mãi, nể lời nàng bà lão chống gậy đến mời nhà vua. Nhà vua đang buồn nhớ vợ, nên cũng thách một câu cho bà cụ về cho xong:

- Già mời ta đến dự tiệc thì phải có lụa năm màu, vóc năm sắc trải từ cửa nhà già đến cung điện của ta thì ta mới đến.

Bà già lại về nói với nàng tiên Trúc. Nàng tiên trúc bèn đem hết số vóc lụa mà nàng đã dệt được từ lâu nay trải từ nhà bà già đến cung vua. Nhìn những tấm vóc lụa: “Hình như hình vợ cũ, bóng như bóng vợ ta” (Bóng pây bỏng mìa hây, ngàu pần ngàu mìa cáu). Nhà vua lẩm bẩm. Càng nhìn những tấm vóc lụa nhà vua càng nhớ đến vợ. Để khuây khoả nhà vua đến nhà bà già dự tiệc. Nhà vua đi trên những tấm lụa mà thấy mát tận tim…Nhà vua càng nhớ vợ.

Nhà vua cùng bà cụ và con trai ngồi ăn tiệc. Những món ăn rất lạ rất ngon, cứ giống cái hương vị của những bữa ăn mà người vợ cũ đã xào nấu cho nhà vua ăn. Nhà vua hỏi gặng mãi ai đã xào những món thức ăn này. Nhưng một mực bà già cứ bảo là bà làm lấy. Vì nàng tiên Trúc đã dặn bà cụ: dù nhà vua có hỏi thế nào đi nữa thì cũng đừng nói là nàng nấu nướng những món thức ăn này.

Đứa con vua đang cầm chiếc còng gà, định ăn thì có một con mèo ở đâu chạy đến giằng lấy trên tay và chạy tọt vào buồng. Đứa bé chạy đuổi theo…Nhưng đứa bé bỗng chạy ra và reo lên:

- Bố ơi! Bố ơi!... Mẹ con ở trong buồng này này, vừa nói thằng bé vừa chỉ vào trong buồng.

Nhà vua buồn vô hạn:

- Con ăn đi! Mẹ con đã chết từ lâu rồi…

Nhưng đứa bé cứ nhất nhất bảo mẹ nó còn sống và ở trong buồng. Nếu phải mẹ của con thì con hãy xin mẹ con vắt sữa vào lòng bàn tay đem đây cho bố xem! Đứa bé chạy vào, lúc sau đứa bé ra, ngửa lòng bàn tay cho bố nó xem. Những giọt sữa trắng ngần thoảng hương thơm. Nhà vua nhìn và một giọt nước mắt nhà vua rơi vào lòng bàn tay đứa con đang đựng những giọt sữa. Những giọt sữa sôi lên và càng toả hương thơm ngào ngạt. Nhà vua nhận ra giọt sữa của chính vợ cũ của mình. Nhà vua cất tiếng hỏi vọng vào buồng:

Xin mẹ Pụt trên trời

Trình mẹ then trên cao

Phải vợ ta thì ra xem mặt

(Xo mẻ pụt nưa bân

Chiềng mẻ then nưa uja

Dừa mía câu chiềng nà chiềng gần)

Tềnh tức nàng tiên Trúc - ở trong buồng thấy lòng ngọt mọi khúc ruột. Vì nàng biết rằng chồng nàng vẫn thương yêu nàng. Nàng đi ra gặp chồng. Hai vợ chồng bấy lâu lại gặp nhau vui mừng hơn cả cá gặp nước lũ. Họ cười họ khóc với nhau rồi hai vợ chồng xin phép bà cụ già láng giềng trở về cung.

Tềnh trở về đẹp rực rỡ hơn xưa mười lần, Nhì vừa sợ vừa thèm khát được sắc đẹp như chị. Nhì ngọt ngào:

- Chị Tềnh ơi chị Tềnh. Chị làm sao mà được đẹp như vậy?

Thấy hai mẹ con Nhì đã độc ác với mình quá nhiều, nên Tềnh bảo:

- Em muốn đẹp như chị thì khó gì! Cứ nấu một chảo to nước sôi rồi nằm vào loỏng, bảo người khác đổ nước sôi vào đó nó bong lượt người đi thì được đẹp ngay thôi!

 Nhì nghe theo lời Tềnh. Nhì sai lính đun nước sôi. Và Nhì nằm vào trong loỏng, cho lính đổ nước sôi vào. Nhì chết luộc, chết nhừ thịt nhừ xương.

Từ đấy Tềnh sống với chồng con trong cung vua êm ấm.

good luck!

??????????

soạn bài j bạn 

10 tháng 1 2021

Bài gì lớp 6 mà chất vậy ??!!

27 tháng 1 2018

văn lớp mấy đó bạn

27 tháng 1 2018

Lớp 6 (trong quyển văn học địa phương Thái Nguyên)

18 tháng 1 2018

Câu 1:

a. Những câu có lặp kết cấu cú pháp trong đoạn văn trích Tuyên ngôn Độc lập:

- Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa.

- Sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp.

Kết cấu cú pháp lặp ở hai câu trên là:

Thực hiện một số phép tu từ cú pháp | Soạn văn 12

- Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập.

- Dân ta đánh đổ chế độ quan chủ mấy mươi thế kỉ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa.

Kết cấu cú pháp lặp ở hai câu trên là:

Thực hiện một số phép tu từ cú pháp | Soạn văn 12

   Phép lặp đó có tác dụng nhấn mạnh ý (khắc sâu một ý) khiến câu văn hùng hồn, có tính khẳng định.

b.

- Lặp kết cấu:

Trời xanh đây là của chúng ta Núi rừng đây là của chúng ta

CN: Trời xanh, núi rừng

VN: của chúng ta

- Lặp kết cấu:

Những cánh đồng thơm mát Những ngả đường bát ngát Những dòng sông đỏ nặng phù sa.

Định ngữ: Những

Danh từ: cánh đồng, ngả đường, dòng sông

Định ngữ: thơm mát, bát ngát, đỏ nặng phù sa

   Phép lặp đó có tác dụng nhấn mạnh ý tự hào và tình yêu tha thiết đất nước của nhà thơ.

c. Lặp kết cấu: Nhớ sao ...

   Phép lặp đó có tác dụng làm cho nỗi nhớ của người về xuôi (cũng chính là của tác giả) đối với quê hương cách mạng Việt Bắc thêm thiết tha sâu nặng.

Câu 2: Kết cấu của những thể loại dưới đây có nhiều điểm khác biệt với ba phần câu 1:

a. Tục ngữ

  Kết cấu đối lập để nhấn mạnh ý cần nói:

- Đối lập vế: vế 1 với vế 2 (mỗi vế gồm 4 tiếng)

- Đối lập từ: bán – mua; anh em – láng giềng; xa – gần.

  Nhờ kết cấu đối lập mà ý ở vế 2 được nhấn mạnh : láng giềng gần còn quan trọng, cần thiết hơn anh em xa.

Gần mực thì đen - gần đèn thì rạng

  Cũng là kết cấu câu đối lập 2 vế để nhấn mạnh ý nhưng ở câu tục ngữ này có khác ở điểm: hai vế có 2 từ giống nhau (gần, thì) và 2 từ đối lập nhau về nghĩa (mực – đèn, đen – rạng) để nêu bật ý: cần chọn môi trường tốt đẹp để sống.

b. Câu đối

  Có sự đối lập giữa:

- Hai vế đối

- Từ ngữ trong hai vế đối (Cụ già – Chú bé; ăn – trèo; củ ấu non – cây đại lớn)

- Đối lập về nghĩa trong từng vế:

   + Cụ già (lại) ăn củ ấu non (ấu có nghĩa là non bé)

   + Chú bé (lại) trèo cây đại lớn (đại có nghĩa là lớn).

c. Thơ đường luật

  Hai câu thơ lặp cấu trúc cú pháp:

Thực hiện một số phép tu từ cú pháp | Soạn văn 12

  Hai câu trên lặp ở múc độ cao: số tiếng bằng nhau, từ loại đối nhau, đối nghĩa trái nhau giữa câu trên và câu dưới: dại – khôn, vắng vẻ - lao xao.

d. Văn biền ngẫu

  Đối trong từng bộ phận của câu văn:

Kẻ đâm ngang, người chém ngược, làm cho mã tà ma ní hồn kinh; bọn hè trước, lũ ó sau, trối kệ tàu sắt tàu đồng súng nổ.

Câu 3: Gợi ý ba câu văn hoặc thơ có dùng phép lặp cú pháp trong SGK Ngữ văn 12.

- Anh nhớ em như đông về nhớ rét (Chế Lan Viên) - Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa (Chế Lan Viên) - Dữ dội và êm dịu Ồn vào và lặng lẽ (Sóng - Xuân Quỳnh)

II. Phép liệt kê

a. Đoạn trích trong bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn:

  Liệt kê nhiều vế câu có cùng một kiểu kết cấu cú pháp:

... thì ta ... ... thì cùng nhau ...

  Phép liệt kê phối hợp với phép lặp làm nổi bật sự quan tâm, đối đãi chu đáo của Trần Quốc Tuấn đối với tướng sĩ.

b. Đoạn trích Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh

- vừa sử dụng phép liệt kê (hàng loạt câu kể tội ác của thực dân Pháp: Chúng … chúng …)

- vừa sử dụng phép lặp cú pháp (chủ yếu là kiểu cú pháp: C – V – Bổ ngữ)

  Tác dụng: lên án và tố cáo tội ác về chính trị của thực dân Pháp đối với nhân dân ta.

4 tháng 5 2018

Đồ Sơn nằm về phía Đông Nam nội thành thành phố Hải Phòng. Ba phía là bán đảo, phía Đông, phía Tây, phía Nam đều là biển. Phần đất liền của bán đảo nối với huyện Kiến Thụy. Nếu theo đường bộ, qua cầu Rào thẳng đường 14 vượt khoảng 20 km sẽ tới Đồ Sơn, nhưng nếu theo đường biển từ xa vài hải lý ta đã thấy một dãy núi giống như con rồng vươn ra biển cả.

Về phía tây và tây bắc, quận Đồ Sơn tiếp giáp với huyện Kiến Thụy, các hướng còn lại tiếp giáp với biển Đông. Do ở phía bắc và phía nam của quận là hai cửa sông Lạch Tray và Văn Úc thuộc hệ thống sông Thái Bình đổ ra biển đem theo nhiều phù sa, cộng thêm việc quai đê lấn biển ở Đảo Hòn Dấu để xây dựng khu Resort cao cấp, nên nước biển ở khu vực này (nhất là khu II) đục nhưng vẫn có sức thu hút du khách. Đồ Sơn là bãi biển nổi tiếng từ thời nhà Nguyễn và thời Pháp thuộc.Đến với Đồ Sơn, du khách không chỉ tắm biển, nghỉ ngơi, thưởng ngoạn cảnh đẹp của một miền quê nước nước non non, sơn thủy hữu tình, tìm hiểu về truyền thuyết bi thương của người con gái hồng nhan bạc mệnh được tưởng thờ tại đền Bà Đế hay tham dự một lễ hội chọi trâu đậm chất dân gian mà còn có dịp ôn lại những dấu ấn trong trang sử hào hùng dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Tại Bến Nghiêng ( thuộc khu II), nơi ngày nay là bến tàu đưa khách đi tham quan du lịch Cát Bà, Hạ Long, Hòn Dáu…. ngày 13 – 5 -1955 đã chứng kiến sự kiện lịch sử: Những người lính Pháp cuối cùng xuống tàu rời khỏi miền Bắc Việt Nam, kết thúc một giai đoạn lịch sử Pháp thuộc. Bến tàu không số dưới thung lũng xanh là nơi xuất phát của những con tàu không số vận chuyển vũ khí chi viện cho chiến trường miền Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, tạo nên con đường huyền thoại mang tên vị lãnh tụ của kính yêu của dân tộc “đường Hồ Chí Minh trên biển”…

Được mệnh danh là mảnh đất của những huyền thoại, Đồ Sơn mang trong mình vẻ đẹp hùng vĩ và đầy nên thơ của cả một vùng trời mây sóng nước, ghi dấu những truyền thuyết xưa và nay. Đồ Sơn là khu du lịch nổi tiếng với bãi tắm và những thắng cảnh có một không hai trong cả nước. Ở đây có rừng, biển, đảo, con đường tuyệt đẹp, các khách sạn tiện nghi, những nhà hàng với nhiều món ăn đặc sản của biển được chế biến bởi các tay đầu bếp tài hoa.

Những ngày hè nóng nực được thả mình dưới làn nước biển trong xanh ở những bãi tắm của Đồ Sơn quả là thiên đường cho những ai muốn tận hưởng mùa hè ở Hải Phòng. Bãi tắm Đồ Sơn chia làm 3 khu chính: khu 1 nằm ngay đầu của quận Đồ Sơn, khu 2 có nhiều khách sạn hiện đại, khu 3 yên tĩnh và kín đáo. Vào mùa hè, có rất đông du khách từ khắp mọi miền Việt Nam cũng như khách quốc tế về đây tắm biển, nghỉ ngơi và leo núi, ngắm nhìn phong cảnh biển đẹp buổi chiều tà.Cát biển nơi đây cũng rất mịn với nhiều loại cây như phi lao, bàng, dừa trồng ven bờ.Chả trách nơi đây khi xưa thường được làm nơi nghỉ ngơi của vua chúa. Hiện nay ở đây vẫn còn ngôi nhà bát giác kiên cố của ông vua cuối cùng Bảo Đại.

Bạn tham khảo nha (nếu quá dài thì bạn cố gắng rút gọn nha)

Văn bản Vượt thác được trích từ chương XI truyện Quê nội (1974) của Võ Quảng - nhà văn chuyên viết cho thiếu nhi. Đoạn trích đưa ta về cảnh thiên nhiên sông nước trên sông Thu Bồn trong một cuộc vượt thác gian nan, vất vả của con người.

Vượt thác đã đưa bạn đọc cùng với hành trình của con thuyền do dượng Hương Thư chỉ huy, từ vùrg đồng bằng trù phú, vượt qua những thác ghềnh ở vùng núi để tới thượng nguồn lấy gỗ về dựng trường học cho làng Hoà Phước sau Cách mạng 1945 thành công.

Vượt thác là bức tranh thiên nhiên trên dòng sông Thu Bồn. Bức tranh đó được miêu tả có sự thay đổi theo từng chặng đường của con thuyền, theo điểm nhìn của tác giả. Nhà văn đã chọn vị trí quan sát là ở trên thuyền nên có thể nhìn thấy cảnh quan hai bên bờ cũng như dòng nước trên sông: con thuyền đi đến đâu thì cảnh hiện ra đến đấy. Có thể nói đó là một vị trí quan sát thích hợp nhất để tả cảnh. Tác giả đã tìm ra được những nét tiêu biểu, đặc sắc của từng vùng con thuyền đã đi qua: vùng đồng bằng êm đềm thơ mộng, trù phú bao la với những bãi dâu trải ra bạt ngàn đến tận những làng xa tít; đoạn sông có nhiều thác dữ thì từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn. Khi con thuyền vượt qua thác dữ thì nhiều lớp núi, đồng ruộng lại mở ra.

Ở đây, cảnh vật được nhân hoá, so sánh khiến cho bức tranh thiên nhiên sông nước có hồn, sinh động và gợi cảm. Con thuyền như đang nhớ núi rừng phải lướt cho nhanh để về cho kịp... Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn... Rồi thuyền vượt qua khỏi thác cổ Cò. Dòng sông cứ chảy quanh co dọc những núi cao sừng sững. Nhưng hàm chứa nhiều ý nghĩa là hình ảnh những cây cổ thụ trên bờ sông mà tác giả đã miêu tả đến hai lần ở đoạn đầu và cuối bài văn. Khi con thuyền đã qua đoạn sông êm ả, sắp đến chỗ có nhiều thác dữ thì dọc bờ sông hiện ra những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước như là cảnh báo con người: phía trước là khúc sông có nhiều thác dữ, cần phải chuẩn bị tinh thần để vượt qua. Đến khi con thuyền vượt qua nhiều thác dữ thì dọc sườn núi lại hiện ra Những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô con cháu tiến về phía trước. Một hình ảnh so sánh đầy sức sáng tạo nhưng vẫn không mất đi độ chính xác và gợi cảm. Trong cách nhìn của người vượt thác, những cây to so với những cây thấp nhỏ lại giống như những cụ già đang hướng về phía con cháu họ mà động viên, thúc giục họ tiến về phía trước. Ẩn sau cách nhìn ấy là tâm trạng phấn chấn của những con người vừa vượt qua nhiều khó khăn, nguy hiểm.

Điều đặc sắc hơn là những cây cổ thụ đều được ví với người để biểu hiện thêm những tầng nghĩa mới. Song điều đặc biệt ở đây là mỗi hình ảnh so sánh đều có nét riêng độc đáo không gây sự nhàm chán. Cho nên, nếu hình ảnh ở đoạn cuối văn bản là một hình ảnh so sánh rõ ràng (có từ so sánh "như") thì hình ảnh ở đoạn trước (đầu văn bản) là một sự so sánh kín đáo, được thể hiện bằng một cách nhân hoá (qua cái dáng đứng trầm ngâm lặng nhìn - đặc điểm chỉ có ở con người để miêu tả cho những chòm cổ thu). Tạo được những hình, ảnh giàu sức biểu hiện như vậy là một thành công của Võ Quảng.

Khung cảnh thiên nhiên dù có đẹp đến đâu cũng chỉ là một cái nền để tôn vẻ đẹp của con người bởi con người bao giờ cũng là trung tâm của cảnh. Đó là chú Hai, vi tiêu biểu nhất, đẹp nhất là dượng Hương Thư ở cảnh vượt thác dữ. Nhà văn đã đặc tả nhân vật này với những chi tiết đầy ấn tượng thể hiện một quyết tâm lớn để chiến thắng hoàn cảnh. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cẩn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào, giống như một hiệp sĩ của Trường sơn oai linh hùng vĩ. Biện pháp so sánh được sử dụng nối nhau liên tiếp trong đoạn đã khắc hoạ vẻ đẹp rắn chắc, dũng mãnh của nhân vật, biểu thị sức mạnh, sự cố gắng hết sức tập trung tất cả tinh thần và nghị lực để chiến đấu với dòng thác. Người đọc ngỡ như hình ảnh huyền thoại anh hùng xưa với tầm vóc phi thường của những Đam San, Xinh Nhã bằng xương, bằng thịt đang hiển hiện ra trước mắt. Phải chăng thông qua nghệ thuật so sánh tài tình nhà văn làm nổi bật cái "thần" nhằm tôn vinh hình ảnh con người trước thiên nhiên rộng lớn.

Lại một so sánh tưởng chừng như lạc lõng: Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẹ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ, thực chất đã mang lại hiệu quả bất ngờ. Nó không những chỉ đối lập và thống nhất hai tư thế, hai hình ảnh khác nhau của cùng một con người mà còn hé mở cho người đọc biết thêm những phẩm chất đáng quí của người lao động: khiêm tốn, nhu mì đến nhút nhát trong cuộc sống đời thường, nhưng lại dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trong công việc, trong khó khăn thử thách.

Đoạn văn là sự thống nhất cao độ và thành công tột bậc giữa tả thiên nhiên và tả người, tả chân dung con người trong hoạt động, giữa kể và tả với hai biện pháp nghệ thuật phó biến: nhân hoá và so sánh.

Võ Quảng đã thành công trong việc thể hiện chủ đề của bài văn qua cảnh vượt thác của dượng Hương Thư, chú Hai và thằng Cù Lao. Nhà văn ca ngợi cảnh thiên nhiên miền trung đẹp, hùng vĩ, ca ngợi con người lao động Việt nam hào hùng mà khiêm nhường, giản dị.

15 tháng 4 2020

thanks buddy

29 tháng 10 2017

 Cụm danh từ là một nhóm các danh từ đi chung với nhau để làm thành một danh từ chung. Cụm danh từ có thể bao gồm từ hai đến vài danh từ. Khi mỗi danh từ đứng riêng thì mang một ý nghĩa đặc trưng nhưng khi chúng được kết hợp với nhau sẽ mang một ý nghĩa khác tuy nhiên ý nghĩa đặc trưng kia vẫn tồn tại ở một khía cạnh đủ để làm nên ý nghĩa cho một danh từ mới. 

29 tháng 10 2017

 Cụm danh từ là một nhóm các danh từ đi chung với nhau để làm thành một danh từ chung. Cụm danh từ có thể bao gồm từ hai đến vài danh từ. Khi mỗi danh từ đứng riêng thì mang một ý nghĩa đặc trưng nhưng khi chúng được kết hợp với nhau sẽ mang một ý nghĩa khác tuy nhiên ý nghĩa đặc trưng kia vẫn tồn tại ở một khía cạnh đủ để làm nên ý nghĩa cho một danh từ mới

11 tháng 9 2021

vở soạn văn chị nhé em mới lớp 5 

em hỏi chị em lớp 12 ý mà

chị nhớ k cho em nha

11 tháng 2 2018

I. Phương pháp viết một đoạn văn, bài văn tả người

Câu 1

Đọc các đoạn văn trang 59 sgk Văn 6 Tập 2

Câu 2

a, - Đoạn văn 1: tả Dượng Hương Thư chèo thuyền vượt thác dữ

    + Tả về ngoại hình thông qua các từ ngữ: cuồn cuộn, cắn chặt, ghì và những so sánh như tượng đồng đúc, hiệp sĩ

- Đoạn văn 2: tả chân dung Cai Tứ- ông cai gian giảo

    + Tả về các nét trên khuôn mặt với các tính từ: thấp, gầy, vuông, hóp, lổm chổm, gian hùng

    + Các động từ: dòm, giấu giếm, đậy điệm, toe toét.

- Đoạn văn 3: tả cuộc đấu vật của ông Quắm Đen và Cản Ngũ

    + Tả về hoạt động của hai nhân vật với động từ: lấn xả, lấn lướt, vờn, thoắt, biến, hóa, chúi xuống, bốc lên, nhấc bổng, luồn

    + Các tính từ: ráo riết, lắt léo, hóc hiểm, lờ ngờ, chậm chạp, lúng túng, loay hoay

b, Trong những đoạn văn trên của Võ Quảng và Lan Khai tập trung khắc họa chân dung nhân vật/ Kim Lân tả người gắn với hoạt động, công việc

    + Tả chân dung gắn với hình ảnh tĩnh, do đó có thể sử dụng danh từ, tính từ, tả hoạt động thường sử dụng động từ

c, Đoạn văn thứ 3 gần như một đoạn văn hoàn chỉnh:

    + Mở bài: Từ đâu… nổi lên ầm ầm: Giới thiệu chung về cảnh diễn ra hội vật

    + Thân bài: tiếp… buộc sợi dây quanh bụng: Diễn biến cuộc vật đô Trắm Đen và Cản Ngũ

    + Kết bài: còn lại: cảm xúc về cái kết keo vật

II.Luyện tập

Câu 1 (trang 62 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2): Các chi tiết tiêu biểu :

Tả em bé 4-5 tuổiTả cụ già cao tuổiTả cô giáo giảng bài
Thân hình, làn da mịn, đôi mắt trong, môi đỏ, lời nói bập bẹ, ...Tóc trắng, da nhăn sạm, dáng vẻ đi đứng, mắt kém, nói năng,...Giọng nói, cử chỉ, ánh nhìn, dáng đứng, ngồi, cách viết, hướng dẫn,...

Câu 2 (trang 62 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

   Mở bài : Giới thiệu chung về đối tượng.

   Thân bài : Tả chi tiết về các đặc điểm tiêu biểu của mỗi đối tượng như trong bảng

   Kết bài : Cảm nghĩ của em về người em tả.

Câu 3 (trang 62 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2): Ông Cản Ngũ được miêu tả trong tư thế chuẩn bị bước vào sàn keo vật.

   (1) tôm luộc

   (2) ông tượng

K MÌNH NHA!!!!

11 tháng 2 2018

I. 1. Đọc các đoạn văn 2. Trả lời các câu hỏi. - Đoạn 1: Hình ảnh dượng Hương Thư. + Như pho tượng đồng đúc. + Các bắp thịt cuồn cuộn. + Hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, mắt nảy lửa, ghì trên ngọn sào như một hiệp sĩ. - > mạnh mẽ, oai phong, hùng dũng. - Đoạn 2: Hình ảnh Cai Tứ + Thấp và gầy, độ tuổi 45, 50. + Mặt vuông nhưng hai má hóp lại. + Cặp lõng mày lổm chổm trên gò xương, lấp lánh đôi mặt gian hùng. + Mũi gồ sống mương. + Bộ ria mép… cố giấu giếm, đậy điệm cái mồm toe toét tối om. + Đỏm đang mấy chiếc răng vàng hợm của. - > Đỏ là kẻ xương xẩu, xấu xí, tham lam. - Đoạn 3: Ông Cản Ngữ a. Mở bài: Giới thiệu nhân vật. b. Thân bài: Miêu tả nhân vật (cử chỉ, hành động) c. Kết bài: cảm nghĩ về nhân vật. Nhận xét:  - Đoạn 2 tập trung khắc họa chân dung nhân vật. - Đoạn 3 và đoạn 1 miêu tả người gắn với công việc. II. Luyện tập. 1. 2. Có thể chọn lựa một số chi tiết miêu tả em bé 2 – 3 tuổi như sau: (1) Nó đi lẫm chẫm như một chú gấu non (2) Đôi mắt tròn xoe như hai hột nhãn loáng nước. (3) Cái miệng vừa toe toét cười đó lại vừa mếu máo phụng phịu để khóc. (4) Mái tóc lơ thơ vàng hoe bay phơ phất. (5) Đôi chân mập mạp, nặng nề từng bước. (6) Nước da trắng hồng, lâm tấm những bông sữa trắng mịn. 3. - Có thể thêm vào các từ. + đỏ như con tôm luộc. + không khác gì thần hộ vệ trong đền. - Ta có thể đoán ông Cản Ngũ đang chuẩn bị xuống xới vật để đọ sức với Quắm Đen.