Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Kim Lân là nhà văn có vốn sống vô cùng phong phú và sâu sắc về nông thôn Việt Nam.Các sáng tác của ông đều xoay quanh cảnh ngộ và sinh hoạt của người nông dân. Văn bản “Làng” đươc sáng tác vào thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp,với nhân vật chính là ông Hai,một lão nông hiền lành,yêu làng,yêu nước và gắn bó với kháng chiến.Ông Hai là một nhân vật độc đáo mang nhiều đặc điếm chung tiêu biểu cho người nông dân Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp nhưng đồng thời cũng mang những đặc điểm tính cách rất riêng, rất thú vị. Ông đã trở thành linh hồn của Làng và thể hiện trọn vẹn tư tưởng của nhà văn và tác phẩm
Ông Hai cũng như bao người nông dân quê từ xưa luôn gắn bó với làng quê của mình. Ông yêu quí và tự hào về làng Chợ Dầu và hay khoe về nó một cách nhiệt tình, hào hứng. Ở nơi tản cư ông luôn nhớ về làng,theo dõi tin tức kháng chiến và hỏi thăm về Chợ Dầu.
Tình yêu làng của ông càng được bộc lộ một cách sâu sắc và cảm động trong hoàn cảnh thử thách. Kim Lân đã đặt nhân vật vào tình huống gay gắt để bộc lộ chiều sâu tình cảm của nhân vật. Ông cũng thường xuyên đi đọc báo để nghe tin về làng Chợ Dầu của mình. Những chiến công nho nhỏ của các anh chiến sĩ hay của các em nhỏ cũng đủ làm ông sướng rơn, cứ như thể làng mình vừa lập công vậy. Ông mong đất nước mau đến ngày thống nhất cùng như mong chóng được trở về làng.
Mọi việc làm, hành động của ông Hai đều hướng về làng. Tình yêu làng trong ông có lẽ chẳng bao giờ vơi cạn. Trong hoàn cảnh khó khăn nhất, nó càng được bộc lộ rõ hơn. Tin làng Chợ Dầu theo giặc đến với ông Hai quá đột ngột. Đột ngột vì đang lúc tâm trạng ông đang phấn chấn vì những tin kháng chiến thắng lợi ông vừa mới nghe được trong phòng thông tin. Vì vậy, cái tin làng theo giặc làm cho ông sững sờ như không tin nổi: “Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân, ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được”. Tâm trạng ông đang phấn chấn chuyển thành đau xót, tủi hổ càng lúc càng dâng lên và trở thành nỗi ám ảnh ông thường xuyên. Suốt ngày ông chỉ biết ở trong nhà, không dám ra khỏi ngõ, không dám gặp mặt ai, không dám nói to… Nghe những tiếng lao xao ngoài đường, ông cũng chột dạ nghĩ người ta bàn tán đến chuyện làng mình. Tâm trạng của ông Hai lâm vào bế tắc khi hay tin mụ chủ nhà không cho gia đình ông tiếp tục trú ngụ vì không chứa những người làng Chợ Dầu theo giặc.
1. Mở bài:
- Kim Lân là nhà văn chuyên viết về cuộc sống nông thôn. - Một trong những tác phẩm của ông là truyện ngắn Làng với nhân vật chính là ông Hai - một người phải rời làng của mình để đến nơi tản cư.
2. Thân bài:
_Luận điểm 1: tình yêu làng + Luận cứ 1: niềm tự hào , kiêu hãnh của ông hai về làng của mình - Dù đã rời làng nhưng ông vẫn: + Nghĩ về làng của mình, nghĩ về những buổi làm việc cùng anh em + Lo lắng, nhớ đến làng: "Chao ôi! Ông lão nhớ cái làng này quá " + Luận cứ 2: tâm trạng của ông hai khi nghe tin làng chợ dầu đi theo giặc:
- Cổ ông nghẹn, giọng lạc hẳn đi. - Lúc đầu ông không tin nên hỏi lại. - Ông quá xấu hổ nên đã chép miệng , đánh trống lãng:"Hà, nắng gớm, về nào... " rồi cúi mặt mà đi. - Khi về nhà, ông nằm vật ra gường. Tối hôm đó thì trằn trọc ko ngủ dc. - Ông nhìn dám trẻ ngây thơ mà bị mang tiếng việt gian rổi khóc. - Ông điểm lại mọi người trong làng nhưng thấy ai cũng có tinh thần cả nên ông vẫn ko tin lại có ai làm điều nhục nhã ấy. - Lo sợ sẽ bị bà chủ nhà đuổi vì ông biết rằng nơi đây ai cũng khinh bỉ và ko chứa chấp việt gian.
+Luận cứ 3: tâm trạng ông hai sau khi nghe tin làng được cải chính - Mặt ông hai vui tươi, rạng rỡ hẳn lên. - Về nhà, ông chia quà cho lũ trẻ xong liền chạy khắp xóm để loan tin. - Ông qua nhà bác Thứ và kể chuyện làng của mình. _Luận điểm 2: tình yêu nước: - Tình yêu làng là cơ sở cho tình yêu nước. - "Ruột gan ông lão cứ múa cả lên, vui quá!" khi nghe các tin dân ta đánh Tây từ phòng thông tin. - Ông và con ông đều ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh (cuộc đối thoại giữa 2 cha con gần cuối bài - đoạn chữ nhỏ).
3. Kết bài
-Ông hai là một người rất rất yêu làng và yêu nước của mình.
-Hai điều trên đã dc tác giả làm rõ qua cách xây dựng nhiều tình huống truyện khác nhau, miêu tả tâm lí nhân vật qua những cuộc đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm đa dạng.
Tham khảo:
Viết về nông thôn và người nông dân là một mảng đề tài lớn trong văn học Việt Nam. Trong rất nhiều tác phẩm và tác giả thành công khi viết về đề tài này có Kim Lân và truyện ngắn Làng.
Nhà văn Kim Lân tên khai sinh là Nguyễn Vãn Tài, sinh năm 1920, mất năm 2007, quê gốc tỉnh Bắc Ninh. Xuất thân trong gia đình nghèo. Nhà văn Kim Lân đã qua hoạt động văn hóa cứu quốc, trong kháng chiến chống Pháp công tác ở chiến khu Việt Bắc. Từng là ủy viên Ban phụ trách Nhà xuất bản Văn học, Trường bồi dưỡng những người viết trẻ, tuần báo Văn Nghệ, Nhà xuất bản Tác phẩm mới.
Kim Lân là nhà văn chuyên viết truyện ngắn và chủ yếu về làng quê Việt Nam. Ông thường viết về những cảnh tội nghiệp, cuộc sống khốn khó đến cùng cực của người nông dân dưới chế độ cũ, những con người của quê hương ông, thân thiết ruột thịt với ông, từ cuộc sống đói nghèo lam lũ trực tiếp bước vào tác phẩm. Sau tiếp cận với đề cương văn hóa năm 1943 của Đảng, Kim Lân viết về những người nông dân đi theo cách mạng và sự đổi đời của họ. Tác phẩm đã xuất bản: Nên vợ nên chồng (truyện ngắn, 1955); Con chó xấu xí (truyện ngắn, 1962); Hiệp sĩ gỗ, Ông cả Ngũ...
Truyện ngắn Làng được nhà văn Kim Lân viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp và đăng lần đầu trọn tạp chí Văn nghệ năm 1948 với nhân vật chính là ông Hai, một lão nông hiền lành, yêu làng, yêu nước và gắn bó với kháng chiến.
Trong kháng chiến, ông Hai - người làng Chợ Dầu, buộc phải rời làng. Ở nơi tản cư, ông luôn nhớ và tự hào về làng mình, ông vui với những tin kháng chiến qua các bản thông tin. Ông lấy làm vui sướng và hãnh diện về tinh thần anh dũng kháng chiến của dân làng. Nhưng bất ngờ nghe tin làng ông theo giặc, từ lúc ấy, "cổ ông lão nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân" và luôn mang nỗi ám ảnh nặng nề, thậm chí "cúi gằm mặt mà đi". Suốt mấy ngày, ông luôn chột dạ, đau đớn, tủi hổ khi nghe tin làng mình theo giặc vì ông rất yêu làng, yêu nước. Khi được tin cải chính, ông vui sướng như người đã chết đi được sống lại ông lại vui vẻ, phấn chấn và càng tự hào về làng của mình. Nội dung ý nghĩa: Qua tâm trạng đau xót, tủi hổ của ông Hai ở nơi tản cư khi nghe tin đồn làng mình theo giặc, truyện thể hiện tình yêu làng quê sâu sắc thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến của người nông dân.
Xây dựng cốt truyện tâm lí. Cách miêu tả chân thực, sinh động tâm lý nhân vật. Trần thuật linh hoạt, ngôn ngữ đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm đa dạng, tự nhiên như cuộc sống cùng với tình huống truyện đặc sắc những mâu thuẫn căng thẳng, dồn đẩy, bức bối đã góp phần không nhỏ tạo nên thành công của câu chuyện, đồng thời còn thể hiện sự am hiểu và gắn bó sâu sắc của nhà văn với người nông dân và công cuộc kháng chiến của đất nước.
Đọc truyện ngắn Làng của Kim Lân, ta hiểu thêm về vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược: Yêu làng, yêu nước và gắn bó với kháng chiến. Có lẽ vì thế mà tác phẩm “Làng” xứng đáng là một trong những truyện ngắn xuất sắc khi viết về người nông dân của văn học Việt Nam hiện đại.
Tóm tắt:
Ông Hai là người nông dân yêu và tự hào về làng chợ Dầu của mình nhưng vì chiến tranh và hoàn cảnh gia đình nên ông phải đi tản cư. Một hôm nghe ngóng được tin làng Dầu theo Tây. Tin dữ bất ngờ, ông xúc động nghẹn lời rồi chỉ biết cúi gằm mặt xuống mà đi về. Về nhà, ông nằm vật ra, ai nói gì cũng tưởng họ bàn tán về làng mình. Khi cùng đường, ông chớm có ý định quay về làng nhưng rồi ông lại xác định “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”. Khi chủ tịch xã lên cải chính làng Dầu không theo Tây, ông sung sướng đi khoe với tất cả mọi người.
Bố cục:
- Phần 1 (từ đầu ...vui quá!) : Ông Hai trước khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc.
- Phần 2 (tiếp ... đi đôi phần) : Tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng theo giặc.
- Phần 3 (còn lại) : Tâm trạng của ông Hai khi tin làng theo giặc được cải chính.
Đọc hiểu văn bảnCâu 1 (trang 174 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Tình huống truyện : Ông Hai, một người dân làng Dầu rất yêu và tự hào về làng, vì chiến tranh mà phải đi tản cư, ông nghe được tin làng Chợ Dầu theo giặc từ chính những người tản cư đi qua.
Câu 2 (trang 174 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
- Diễn biến tâm trạng và hành động của ông Hai từ lúc nghe tin làng mình theo giặc :
+ Khi nghe tin xấu : ông sững sờ, xấu hổ, uất ức ; mặt cúi gằm xuống đất. Ông đau đớn, nguyền rủa bọn phản bội, mấy ngày không dám đi đâu. Ông quyết đoạn tuyệt với làng để đi theo kháng chiến.
+ Khi nghe tin cải chính làng Chợ Dầu không theo giặc, ông vô cùng sung sướng.
- Ông Hai đau đớn, tủi hổ khi nghe làng theo giặc vì ông rất yêu và tự hào về làng mình. Càng yêu, hãnh diện, tự hào về làng bao nhiêu thì lại càng thấy đau đớn, tủi hổ bấy nhiêu.
- Tâm trạng của ông Hai được biểu hiện : ăn không ngon, ngủ không yên, lúc nào cũng bất ổn trong nỗi tủi nhục ê chề. Ông tuyệt giao với tất cả mọi người vì xấu hổ.
Câu 3 (trang 174 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
- Ông Hai trò chuyện với đứa con nhỏ thực chất là tự giãi bày nỗi lòng mình.
- Qua lời trò chuyện, ta thấy:
+ Tình yêu làng của ông Hai vô cùng sâu nặng.
+ Tình yêu đất nước, tấm lòng chung thủy của ông với kháng chiến, với cụ Hồ.
- Tình yêu làng quê hòa quyện với tình yêu đất nước, với kháng chiến, với cụ Hồ.
Câu 4 (trang 174 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
- Nghệ thuật miêu tả tâm lí : chân thực, sâu sắc, sinh động
- Ngôn ngữ nhân vật : khẩu ngữ, tự nhiên, gần gũi với đời sống.
Luyện tậpCâu 1 (trang 174 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
- Phân tích đoạn văn : Ông lão náo nức...đi đôi phần.
- Biện pháp miêu tả tâm lí nhân vật: Ngôn ngữ nhân vật và nghệ thuật kể chuyện đặc sắc. Lời trần thuật và lời nhân vật có sự thông nhất. Cách kể chuyện linh hoạt, tự nhiên, gần gũi đời sống hằng ngày.
Câu 2 (trang 174 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
- Bài thơ viết về tình cảm quê hương đất nước : Quê hương (Tế Hanh)
“Làng tôi vốn làm nghề chài lưới
Nước bao vây cách biển nửa ngày sông”
+ Nhớ con sông quê hương (Tế Hanh) :
Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là 1 buổi trưa hè
Tỏa nắng xuống dòng sông lấp loáng
- Nét riêng của truyện Làng : thơ Tế Hanh miêu tả cảnh quê hương qua nỗi nhớ, còn Làng thiên về sự việc, về diễn biến tâm trạng nhân vật.
#Tham khảo