K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 11 2021

Bn hc sách j vậy, lên mạng mà chép ấy. Nó dài quá nên ko mấy khi có ai rảnh để đánh lên đây đâu nha

12 tháng 9 2018

kệ mẹ mày

17 tháng 2 2017

Bạn ko đọc thông báo hả hay sao mà cứ đăng linh tinh cảng trở việc hỏi của bạn khác thế

17 tháng 2 2017

Đúq

30 tháng 8 2018

Bai 1:

1. Hãy tìm những chi tiết trong truyện thể hiện tính chất kì lạ, cao quý về nguồn gốc của Âu Cơ và Lạc Long Quân.

Trả lời:

Những chi tiết thể hiện tính chất kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ về nguồn gốc và hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ là:

*   Kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ về nguồn gốc và hình dạng:

-   Lạc Long Quân và Âu Cơ đều là thần Long Quân là thần nòi rồng, ở dưới nước, con thần Long Nữ. Âu Cơ dòng tiên, ở trên núi, thuộc dòng họ Thần Nông.

-   Lạc Long Quân "sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ", còn Âu Cơ "xinh đẹp tuyệt trần".

*   Sự nghiệp mở nước:

Lạc Long Quân "giúp dân diệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh" - những loài yêu quái làm hại dân lành. Thần còn "dạy dân cách trồng trọt chăn nuôỉ và cách ăn ở".

2. Việc kết duyên của Lạc Long Quân cùng Âu Cơ và chuyện Âu Cơ sinh con có gì kì lạ? Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con như thế nào và để làm gì? Theo truyện này thì người Việt là con cháu của ai?

Trả lời:

-  Âu Cơ và Lạc Long Quân gặp nhau, đem lòng yêu nhau rồi trở thành vợ chồng, cùng chung sống trên cạn ở cung điện Long Trang.

-   Chuyện sinh nở của Âu Cơ thật kì lạ: nàng sinh ra một cái bọc trăm trứng; trăm trứng nở ra trăm con hồng hào, đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khoẻ mạnh như thần.

-   Âu Cơ và Lạc Long Quân chia các con: Năm mươi con xuống biển theo Lạc Long Quân, còn năm mươi con lên rừng theo Âu Cơ, khi có việc gì thì giúp đỡ lẫn nhau.

-  Theo truyện này thì người Việt là con Rồng, cháu Tiên.

3. Em hiểu thế nào là chi tiết tưởng tượng kì ảo? Hãy nói rõ vai trò của chi tiết này trong truyện?

Trả lời:

-  Tưởng tượng, kì ảo là chi tiết không có thật, được tác giả dân gian sáng tạo nhằm mục đích nhất định.

-  Trong truyền thuyết này các chi tiết tưởng tượng có vai trò:

+ Tô đậm tính thần kì, lớn lao, đẹp đẽ của nhân vật, sự kiện.

+ Thần kì hoá, linh thiêng hoá nguồn gốc giống nòi, dân tộc dể chúng ta thêm tự hào, tin yêu, tôn kính tổ tiên, dân tộc mình.

+ Làm tăng sức hấp dẫn của tác phẩm.

4. Thảo luận ý nghĩa của truyện Con Rồng, cháu Tiên.

Trả lời:

Truyện có ý nghĩa sau:

-  Giải thích suy tôn nguồn gốc cao quý, thiêng liêng của cộng đồng người Việt.

-   Đề cao nguồn gốc chung và biểu hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất của nhân dân ta ở mọi miền đất nước. Người Việt Nam, dù miền xuôi hay miền ngược, dù ở đồng bằng, miền núi hay ven biển, trong nước hay ở nước ngoài đều cùng chung cội nguồn, đều là con của mẹ Âu Cơ, vì vậy, phải luôn thương yêu, đoàn kết.

Bai 2: 

1. Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh nào, với ý định ra sao và bằng hình thức gì?

Trả lời:

-    Hoàn cảnh vua Hùng chọn ngôi: Giặc ngoài đã yên, vua có thể tập trung chăm lo cho dân được no ấm; vua về già, muốn truyền ngôi.

-   Ý định của vua: Người nối ngôi vua phải nối được chí vua, không nhất thiết phải là con trưởng.

-  Hình thức: Điều vua đòi hỏi mang tính chất là một câu đố đặc biệt để thử tài: Nhân ngày lễ Tiên vương, các lang dâng lễ vật sao cho vừa ý vua cha.

2. Vì sao trong các con vua, chỉ có Lang Liêu được thần giúp đỡ?

Trả lời:

Trong các con vua, chỉ có Lang Liêu được thần giúp đỡ vì:

-   Lang Liêu là người thiệt thòi nhất: nghèo, chỉ làm việc đồng áng, trồng lúa, trồng khoai. Lang Liêu là con vua nhưng rất gần gũi với dân thường.

-  Quan trọng hơn, chàng là người duy nhất hiểu được ý thần ("Trong trời đất không gì có quý bằng hạt gạo [...] Các thứ khác đều ngon, nhưng hiếm, mà người không làm ra được") và thực hiện được ý thần: "Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên vương". Còn các lang khác chỉ biết mang cúng Tiên vương sơn hào hải vị - những món ăn ngon nhưng vật liệu để chế biến thành các món ăn ấy thì con người không làm ra được:

3. Vì sao hai thứ bánh của Lang Liêu được vua cha chọn để tế Trời, Đất, Tiên vương và Lang Liêu được chọn nối ngôi vua?

Trả lời:

-   Hai thứ bánh có ý nghĩa thực tế: quý trọng nghề nông, quý trọng hạt gạo nuôi sống con người và là sản phẩm do chính con người làm ra.

-  Hai thứ bánh có ý tưởng sâu xa: tượng trưng cho trời, đất và muôn loài.

-  Hai thứ bánh, do vậy hợp với ý vua, chứng tỏ dược tài đức của người con có thể nối chí vua. Đem cái quý nhất trong trời đất, của đồng ruộng, do chính tay mình làm ra mà tiến cúng Tiên vương, dâng lên cha thì đúng là người con tài năng, thông minh, hiếu thảo, trân trọng những người sinh thành ra mình.

4. Hãy nêu ý nghĩa của truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy?

Trả lời:

-  Truyện giải thích nguồn gốc hai loại bánh cổ truyền của dân tộc: Bánh chưng bánh giầy.

-  Truyện đề cao lao động, đề cao nghề nông.

-  Giải thích phong tục làm bánh, chưng bánh giầy thờ cúng tổ tiên ngày Tết.

⟹ Truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy có nhiều ý nghĩa, trong đó nổi bật nhất là: thông qua việc giải thích nguồn gốc sự vật (bánh chưng, bánh giầy – hai thứ bánh tiêu biểu cho truyền thống văn hoá ẩm thực của người Việt Nam trong dịp tết cổ truyền Việt Nam), truyện đề cao trí thông minh và lòng hiếu thảo của người lao động, đề cao nghề nông. Qua cách vua Hùng lựa chọn người nối ngôi là Lang Liêu, truyện còn đề cao ý thức tôn kính tổ tiên, xây dựng phong tục tập quán trên cơ sở coi trọng những giá trị sáng tạo thiêng liêng của nhân dân, ca ngợi truyền thống đạo lí cao đẹp của dân tộc Việt Nam.

30 tháng 8 2018

bn phải tự soạn bn chứ, ko đc chép bài đâu, đây là quy định chung của môn ngữ văn 6 bn ạ.

* Truyện cổ tích của dân tộc Kinh

Kho tàng truyện cổ tích của người Kinh ở Thái Nguyên được sưu tầm sớm. Những truyện cổ tích như Sự tích chiếc nón được lưu truyền và sưu tầm ở vùng Phú Lương nói về nguồn gốc chiếc nón và bà Chúa Tre là một truyện hầu như chỉ thấy ở Thái Nguyên. Hoặc truyện Sự tích Thác Đao cũng là trường hợp tương tự. Ngoài ra, trên vùng đất Thái Nguyên còn có rất nhiều câu truyện cổ tích mang tính phổ biến của người Kinh vùng đồng bằng. Sống xen lẫn với đồng bào các dân tộc thiểu số anh em, người Kinh ở Thái Nguyên đã phát huy sự ảnh hưởng của mình sang các dân tộc khác, đồng thời, cũng tiếp nhận ảnh hưởng của họ. Sự giao lưu này thể hiện từ chữ viết đến tiếng nói, các phong tục tập quán… Sự giao hòa văn hóa, hay nói cách khác là sự ảnh hưởng lẫn nhau về văn hóa trong cộng đồng đã tạo nên sự phong phú cho kho tàng văn học dân gian ở mỗi dân tộc. Do vậy, truyện cổ tích dân tộc Kinh ở Thái Nguyên đã có rất nhiều truyện có nội dung gần gũi, tương tự với truyện các dân tộc Tày, Nùng, Dao, Sán Chay… Ở một số truyện có thể nhận biết rõ là của dân tộc Kinh, còn ở một số truyện dấu vết để nhận biết đặc thù dân tộc đã trộn lẫn, hòa quyện vào nhau.

*Truyện cổ tích dân tộc Tày

Truyện cố tích dân tộc Tày Thái Nguyên có số lượng phong phú hơn cả. Phần lớn những câu chuyện này đã được lưu truyền và tồn tại ở vùng cư trú của đồng bào dân tộc Tày Bắc Kạn và Thái Nguyên. Các vùng của người Tày ở đây đều lưu truyền rất nhiều cổ tích với khoảng 185 mẫu kể. Nét tư tưởng phổ quát của cổ tích Tày là con người trong đấu tranh với thiên nhiên và trong đấu tranh xã hội. Các nhân vật cổ tích Tày in đậm bản sắc tộc người. Có lẽ đã có một bộ phận thần thoại và truyền thuyết Tày chuyển bóa thành cổ tích. Tiêu biểu cho nhóm này là truyện các chàng trai khỏe mạnh – các dũng sĩ tài ba trong lao động, diệt yêu tinh, cứu giúp người nghèo, mở núi, khai sông. Họ đều trở thành những vị quan, những ông hoàng, các vị vua tốt của người Tày. Đấy là những truyện như Chín anh em, Pú cấy, Pú té, Lệnh Trừ.

Các nhóm truyện cổ tích Tày được hình thành sớm, có nội dung phán ánh những loại người tiêu biểu trong xã hội có giai cấp:

Truyện về người mồ côi và con người mồ côi (Ý Pịa, Lục Pịa).

Truyện về người thần kỳ đội lốt  (Nàng tiên trứng, Chàng rể rùa, Hoàng tử Nai vàng, Nàng tiên khỉ, Sự tích cây trúc).

Truyện người con gái riêng (Ca và Vít, Tua Tểnh – Tua Nhì, Tua Gia – Tua Nhì, Tua Cốc – Tua Nhì).

Truyện người em (Chỉ có một cái đinh, Một bát cơm rang hơn cả làng thổi cơm,…).

Một số truyền cổ tích Tày đặc sắc được nhân dân các vùng Võ Nhai, Định Hóa, Thái Nguyên lưu truyền và đã được sưu tầm, công bố:

- Dân tộc Tày vùng Định Hóa có truyện cổ Nhân Lăng, nội dung kể về hai vợ chồng ông Lý Quang hiếm hoi, về già mới sinh được con trai đặt tên là Nhân Lăng. Nhân Lăng lên trời tìm thần Quỷ Cốc đã gặp con cá thần, gặp nàng tiên Cam, nàng tiên Thọ và đã hỏi hộ thầy Quỷ Cốc ba câu hỏi khó của họ. Truyện cũng giống như truyện Ba điều ước, Ngọc hoàng và anh chàng nghèo khó của dân tộc Kinh vùng đồng bằng Bắc Bộ. Kết thúc câu chuyện, chàng trai mồ côi nghèo khó Nhân Lăng nhờ lao động cần cù, nhờ trí thông minh đã trở thành viên quan, được làm phò mã lấy công chúa, sống cuộc đời hạnh phúc, sung sướng.

- Người Tày vùng Võ Nhai có truyện cổ Chiếc cầu phúc đức kể về một anh chàng chuyên sống bằng nghề ăn trộm. Nghề này xưa kia cả ông và cha chàng đều theo những đến khi họ nhắm mắt xuôi tay đều không để lại được gì. Chàng trai đã quyết tâm bỏ nghề ăn trộm để đi làm nghề đốn củi và cố gắng làm nhiều việc phúc đức như bắc cầu để giúp dân qua sông khi lũ dâng. Việc làm của chàng đã làm động lòng một viên quan võ. Hai người kết làm anh em để cùng nhau làm việc thiện. Điều này đến tai Ngọc Hoàng, người bèn sai thần Gió đưa chàng trai tới hang vàng. Chàng trai từ đó trở nên giàu có. Cuối cùng, chàng trai và viên quan võ đều lấy vợ sinh con, sống sung sướng, hạnh phúc.

- Người Tày vùng Định Hóa có truyện con bò vàng lưu truyền ở vùng Định Hóa, nhân vật của truyện là một ông lão chăn bò nghèo khổ đi làm thuê cho tên nhà giàu. Vì đánh mất một con bò của hắn ta mà ông lão chăn bò suýt bị hắn giết chết. Nhờ có sự cứu giúp của tiên, ông lão đã thoát chết và trở nên giàu có, còn tên nhà giàu bị hổ ăn thịt.

Người Tày vùng Định Hóa có truyện Nàng Bjoóc Rồm (nàng Hoa Rồm) kể về nàng Bjoóc Rồm mồ côi mẹ phải sống với bố và mẹ kế. Trải qua bao nỗi khổ sở do dì ghẻ gây ra với sự giúp sức của hồn mẹ nàng và con chó vàng yêu quý, nàng đã được gặp và cứu sống được hoàng tử con vua. Cuối cùng nàng đã trở thành hoàng hậu, sống cuộc đời hạnh phúc, mụ dì ghẻ thì bị trừng trị thích đáng.

* Truyện cổ tích dân tộc Dao

Truyện cố tích của dân tộc Dao ở Thái Nguyên không phong phú như kho tàng truyện cổ tích của dân tộc Tày. Song họ cũng có những truyện khá đặc sắc như các truyện Nguồn gốc của các dòng họ dân tộc Dao kể về sự tích các dòng họ người Dao vùng Bắc Kạn. Hay như truyện người Dao anh em kể về tính cách, bản chất của người Dao. Truyện Ca La Thòng kể về nhận vật Ca La Thòng mồ côi với cô gái xinh đẹp là con gái út của Long Vương đã đấu tranh chống lại Thiên Vương ham mê sắc đẹp, mưu mô quỷ quyệt. Cuối cùng, nhờ người vợ đẹp và thông minh, chàng Ca La Thòng đã trừng phạt được tên Thiên Vương độc ác, hai vợ chồng sống hành phúc bên nhau đến đầu bạc răng long. Truyện nàng tiên thứ bảy của người Dao có nội dung tương tự như truyện Duyên tiên của người Kinh, song nội dung mang đậm tính dân tộc và là một câu chuyện được người Dao rất yêu thích.

* Truyện cổ tích bằng thơ của dân tộc Sán Chay

Người Sán Chay nói chung và một nhóm người Sán Chỉ ở Thái Nguyên nói riêng có một khi tàng văn họa dân gian rất phong phú dựa trên cơ sở lịch sử phát triển lâu dài của dân tộc này. Đó là một kho tàng dân ca, truyền thuyết, truyện cổ tích, câu đố, truyện cười. Đặc biệt, truyện cổ tích của người Sán Chay có một số truyện thơ rất hay, nội dung hấp dẫn. Đó là truyện Kos Lau Slam (truyện Lau Slam), Sắm Sừ (truyện chàng Cóc), truyện Chàng Út của ông trời, truyện Sáu Vênh, Truyện Cam Lò. Trong các truyện trên, có truyện là truyện thơ tình yêu, có truyện là truyện thơ huyền thoại mang tính chất thần bí có chủ đề đánh giặc hoặc đòi quyền lợi công bằng (như truyện chàng Út). Tất cả truyện trên sử dụng chủ yếu thể thơ 4 câu 7 chữ. Truyện Kó Lau Slam được lưu truyền ở rất nhiều vùng người Sán Chay nói về nữ thần ca hát, vừa kể chuyện theo lối nói (văn xuôi) vừa có thơ xen kẽ, minh họa. Các truyện này được truyền tụng và giữ gìn từ đời này sang đời khác khi thì bằng văn vần, kể chuyện, khi thì qua câu hát. Trong những ngày xuân về, Tết đến, người Sán Chay có truyền thống kể, hát cho nhau nghe những câu chuyện thơ kể trên suốt ngày đêm. 

I. Đề, tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự

1. Đề văn tự sự

- Lời văn đề (1) đưa ra yêu cầu kể chuyện, những chữ cho biết điều đó “kể”, “Câu chuyện”

- Các đề (3), (4), (5) không có từ kể và đều là văn tự sự. Các từ quan trọng: kỉ niệm, ngày sinh nhật, đổi mới, đã lớn.

- Những đề kể việc:

     + Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của em

     + Ngày sinh nhật của em

     + Quê em đổi mới

Quảng cáo

- Những đề kể về người:

     + Kể về một người bạn tốt

     + Em đã lớn rồi

2. Cách làm bài văn tự sự

a, Tìm hiểu đề: Đề nêu ra những yêu cầu buộc phải thực hiện:

     + Kể một câu chuyện

     + Bằng lời văn của em

b, Lập ý

     + Lựa chọn sự kiện chính, nhân vật chính để thể hiện chủ đề

c, Lập dàn ý:

     + Mở bài: Giới thiệu câu chuyện được kể

     + Thân bài: Trình bày các chuỗi sự việc diễn ra

     + Kết bài: Kết quả của sự việc

Quảng cáo

d, Cách làm bài văn tự sự

- Bước 1: Đọc kĩ đề, nắm yêu cầu của đề

- Bước 2: Theo yêu cầu của đề xác định nội dung định kể: nhân vật, sự kiện, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của truyện

- Bước 3: Lập dàn bài theo những ý đã lập ở bước 2

LUYỆN TẬP

Dàn ý: Kể một câuchuyện em thích bằng lời văn của em”

Mở bài: Giới thiệu chung về câuchuyện ông lão đánh cá và con cá vàng

     + Giới thiệu hoàn cảnh, các nhân vật chính

Thân bài: Kể lại diễn biến câu chuyện theo trình tự

- Ông lão đánh cá ra biển 5 lần theo yêu cầu của mụ vợ:

     + Lần 1: Mụ đòi cá giúp chiếc máng lợn mới

     + Lần 2: Mụ vợ quát to hơn, đòi một cái nhà rộng

     + Lần 3, mụ vợ “máng như tát nước” vào mặt ông lão, đòi ông xin cá vàng cho mụ làm nhất phẩm phu nhân

     + Lần 4, mụ vợ “nổi trận lôi đình” đòi cá cho làm nữ hoàng

     + Lần 5, mụ đòi làm Long Vương, bắt cá hầu hạ

Kết bài: Kết thúc câu chuyện, mụ vợ trở về ngồi bên cạnh chiếc máng lợn cũ rách nát.

23 tháng 9 2018

I. Đề, tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự

1. Đề văn tự sự

- Lời văn đề (1) đưa ra yêu cầu kể chuyện, những chữ cho biết điều đó “kể”, “Câu chuyện”

- Các đề (3), (4), (5) không có từ kể và đều là văn tự sự. Các từ quan trọng: kỉ niệm, ngày sinh nhật, đổi mới, đã lớn.

- Những đề kể việc:

     + Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của em

     + Ngày sinh nhật của em

     + Quê em đổi mới

- Những đề kể về người:

     + Kể về một người bạn tốt

     + Em đã lớn rồi

2. Cách làm bài văn tự sự

a, Tìm hiểu đề: Đề nêu ra những yêu cầu buộc phải thực hiện:

     + Kể một câu chuyện

     + Bằng lời văn của em

b, Lập ý

     + Lựa chọn sự kiện chính, nhân vật chính để thể hiện chủ đề

c, Lập dàn ý:

     + Mở bài: Giới thiệu câu chuyện được kể

     + Thân bài: Trình bày các chuỗi sự việc diễn ra

     + Kết bài: Kết quả của sự việc

d, Cách làm bài văn tự sự

- Bước 1: Đọc kĩ đề, nắm yêu cầu của đề

- Bước 2: Theo yêu cầu của đề xác định nội dung định kể: nhân vật, sự kiện, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của truyện

- Bước 3: Lập dàn bài theo những ý đã lập ở bước 2

LUYỆN TẬP

Dàn ý: Kể một câuchuyện em thích bằng lời văn của em”

Mở bài: Giới thiệu chung về câuchuyện ông lão đánh cá và con cá vàng

     + Giới thiệu hoàn cảnh, các nhân vật chính

Thân bài: Kể lại diễn biến câu chuyện theo trình tự

- Ông lão đánh cá ra biển 5 lần theo yêu cầu của mụ vợ:

     + Lần 1: Mụ đòi cá giúp chiếc máng lợn mới

     + Lần 2: Mụ vợ quát to hơn, đòi một cái nhà rộng

     + Lần 3, mụ vợ “máng như tát nước” vào mặt ông lão, đòi ông xin cá vàng cho mụ làm nhất phẩm phu nhân

     + Lần 4, mụ vợ “nổi trận lôi đình” đòi cá cho làm nữ hoàng

     + Lần 5, mụ đòi làm Long Vương, bắt cá hầu hạ

Kết bài: Kết thúc câu chuyện, mụ vợ trở về ngồi bên cạnh chiếc máng lợn cũ rách nát.

nguồn; vietjack

7 tháng 9 2016
CHỦ ĐỀ VÀ DÀN BÀI CỦA BÀI VĂN TỰ SỰ 

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Chủ đề của bài văn tự sựa) Chủ đề của bài văn tự sự là gì? Nó được thể hiện ra sao trong văn bản?- Chủ đề là vấn đề chính mà người kể thể hiện trong câu chuyện, là điều mà người kể muốn khẳng định, đề cao, ngợi ca hoặc muốn phê phán, lên án, chế giễu. Nếu như đề tài là cái cho ta biết bài văn kể về cái gì thì chủ đề là cái cho ta biết câu chuyện nói lên điều gì, để làm gì.- Chủ đề của bài văn tự sự toát lên từ toàn bộ câu chuyện được kể. Sự việc và nhân vật trong câu chuyện được lựa chọn, sắp xếp nhằm thể hiện chủ đề, thống nhất trong việc thể hiện chủ đề.- Chủ đề có khi được trực tiếp nói ra, cũng có khi không trực tiếp nói ra mà ngầm thể hiện ra. Song dù có trực tiếp nói ra hay không người kể cũng phải hướng tới việc kể làm sao để cho người đọc (hoặc nghe) hiểu được chủ đề. Chủ đề thường được thể hiện ra rõ nhất trong các tình huống mâu thuẫn của câu chuyện, ở cách giải quyết mâu thuẫn, ở kết cục của câu chuyện.b) Đọc kĩ bài văn về danh y Tuệ Tĩnh để nhận diện chủ đề của câu chuyện được kể trong đó.Gợi ý: Để nắm được chủ đề của bài văn cũng như cách thể hiện nó của người kể, nên tập trung vào giải quyết một số yêu cầu sau:- Việc Tuệ Tĩnh ưu tiên chữa trị trước cho chú bé con nhà nông dân bị gãy đùi đã nói lên phẩm chất gì của người thầy thuốc?- Chủ đề của bài văn được thể hiện trực tiếp ra ở những câu văn nào? So sánh với truyện Phần thưởng để thấy sự khác nhau trong việc thể hiện chủ đề?- Chủ đề ấy được thể hiện qua các sự việc trong phần thân bài như thế nào?- Qua nắm bắt chủ đề của bài văn, hãy đặt tên cho bài văn.Giải quyết được các yêu cầu trên sẽ thấy: Chủ đề của bài văn là biểu dương tấm gương hết lòng vì người bệnh, không kể giàu - nghèo, sang - hèn của người thầy thuốc. Trong bài văn này, chủ đề thể hiện ngay ở đoạn đầu: "hết lòng thương yêu, cứu giúp người bệnh", hay trực tiếp bộc lộ ra ở câu nói của Tuệ Tĩnh: "Con người ta cứu giúp nhau lúc hoạn nạn, sao ông bà lại nói chuyện ân huệ."; khác với chuyện Phần thưởng, chủ đề không được trực tiếp phát biểu mà ngụ ý trong câu chuyện.Ở phần thân bài, để thể hiện chủ đề hết lòng thương yêu, cứu giúp người bệnh, người kể tập trung kể về hai việc làm của Tuệ Tĩnh: Từ chối chữa bệnh cho người nhà giàu trước, vì bệnh nhẹ. Ưu tiên chữa trước cho con trai người nông dân, vì bệnh nặng.Tên truyện và chủ đề của truyện có quan hệ thống nhất với nhau. Tên truyện gợi ra chủ đề của truyện. Các tên gọi: Tuệ Tĩnh và hai người bệnh, Tấm lòng thương người của thầy Tuệ Tĩnh, Y đức của Tuệ Tĩnh đều đã thể hiện được chủ đề của truyện. Tuy nhiên, mỗi tên gọi có sắc thái ý nghĩa khác nhau: tên gọi thứ nhất nêu lên tình huống của truyện, tên gọi thứ hai nhấn mạnh tình thương yêu người bệnh của Tuệ Tĩnh, tên gọi thứ ba nhấn mạnh ý nghĩa đạo đức nghề nghiệp. Có thể lựa chọn tên gọi khác nữa miễn sao không lệch chủ đề của bài.2. Dàn bài của bài văn tự sựDàn bài của bài văn tự sự thường gồm ba phần: mở bài, thân bài và kết bài. Bố cục ba phần này quan hệ chặt chẽ với nhau trong việc triển khai chủ đề. Phần mở bài giới thiệu chung về nhân vật, sự việc. Phần thân bài kể diễn biến của sự việc. Phần kết bài kể kết cục của sự việc. Có khi, chủ đề được hé mở trong câu then chốt phần mở bài, kết luận; cũng có khi chủ đề được bộc lộ qua các sự việc, hành động, chi tiết. Không có một khuôn mẫu cố định nào cho việc thể hiện chủ đề của bài văn tự sự.Trong bài văn về danh y Tuệ Tĩnh, chủ đề được thể hiện ở mở bài, các sự việc trong thân bài và kết bài. Phần kết bài khẳng định, làm rõ thêm chủ đề: "Trời đã sập tối, chợt nhớ tới nhà quý tộc, ông vội vã ra đi không kịp nghỉ ngơi.". Người đọc càng thấy rõ tấm lòng hết mực vì người bệnh của Tuệ Tĩnh.

II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Đọc kĩ truyện Phần thưởng và thực hiện các yêu cầua) Truyện nhằm biểu dương và chế giễu điều gì?b) Sự việc nào tập trung cho việc thể hiện chủ đề? Sự việc ấy được kể trong câu văn nào?c) Hãy chỉ ra dàn bài ba phần của truyện.d) So sánh về sự thể hiện chủ đề và bố cục với bài văn về Tuệ Tĩnh.đ) Sự việc nào của câu chuyện em thấy thú vị? Tại sao?Gợi ý:- Trả lời được câu hỏi (a) có nghĩa là đã nắm được chủ đề của truyện. Truyện chế giễu tên quan cận thần tham lam đồng thời biểu dương sự thông minh, nhanh trí của người nông dân.- Sự đề nghị của người nông dân về phần thưởng thể hiện rõ chủ đề của truyện: "Xin bệ hạ hãy thưởng cho hạ thần năm mươi roi, hạ thần không muốn gì hơn cả. Chỉ có điều là hạ thần đã đồng ý chia cho viên quan đã đưa thần vào đây một nửa số phần thưởng của bệ hạ. Vậy xin bệ hạ hãy thưởng cho mỗi người hai mươi nhăm roi."- Bố cục ba phần của truyện là:+ Mở bài: "Một người nông dân tìm được một viên ngọc quý liền muốn đem dâng hiến nhà vua."+ Kết luận: "Nhà vua bật cười, đuổi tên cận thần ra và thưởng cho người nông dân một nghìn rúp.".+ Phần còn lại là thân bài.- So với bài về Tuệ Tĩnh: Cả hai bài đều giống nhau ở bố cục ba phần. Khác nhau là: ở truyện về Tuệ Tĩnh, chủ đề của truyện được giới thiệu ngay ở phần mở bài; ở truyện Phần thưởng, mở bài chỉ giới thiệu tình huống câu chuyện. Kết bài của truyện về Tuệ Tĩnh có ý nghĩa gợi mở; kết bài truyện Phần thưởng kịch tính hơn, kết thúc ngay ở cao trào của diễn biến sự việc. Nếu như truyện về Tuệ Tĩnh tính bất ngờ thể hiện ở đầu truyện thì ở truyệnPhần thưởng tính bất ngờ lại tập trung ở cuối truyện.- Câu chuyện của truyện Phần thưởng thú vị ở sự việc người nông dân đề nghị phần thưởng. Sự việc này vừa bất ngờ, tạo kịch tính cho câu chuyện, vừa cho thấy sự thông minh, hóm hỉnh của nhân vật bác nông dân, cũng chính là sự việc bộc lộ chủ đề của truyện.2. Đọc lại truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh và Sự tích Hồ Gươm, nhận xét về phần mở bài và phần kết bài của hai truyện.Gợi ý:- So sánh hai mở bài:+ Truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh: "Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu. Vua cha yêu thương nàng hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng."+ Truyện Sự tích hồ Gươm: "Vào thời giặc Minh đặt ách đô hộ ở nước Nam, chúng coi dân ta như cỏ rác, làm nhiều điều bạo ngược, thiên hạ căm giận chúng đến tận xương tuỷ. Bấy giờ ở vùng Lam Sơn, nghĩa quân nổi dậy chống lại chúng, nhưng trong buổi đầu thế lực còn non yếu nên nhiều lần nghĩa quân bị thua. Thấy vậy, đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần để họ giết giặc."Cả hai mở bài đều nêu lên tình huống mở đầu của câu chuyện, từ tình huống này các sự việc tiếp theo sẽ tiếp tục dẫn dắt câu chuyện phát triển. Ở phần mở bài của truyện Sự tích Hồ Gươm, ngoài việc giới thiệu tình huống mở đầu cho câu chuyện, còn thêm nội dung dẫn giải sâu hơn về sự việc chính của câu chuyện: đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần để họ giết giặc. Nếu chỉ dừng lại ở sự việc nghĩa quân còn non yếu nên nhiều lần bị thua thì cũng có thể xem là đã giới thiệu được tình huống truyện.- So sánh hai kết bài:+ Truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh: "Từ đó, oán nặng, thù sâu, hằng năm Thuỷ Tinh làm mưa gió, bão lụt dâng nước đánh Sơn Tinh. Nhưng năm nào cũng vậy, Thần Nước đánh mỏi mệt, chán chê vẫn không thắng nổi Thần Núi để cướp Mị Nương, đành rút quân về."+ Truyện Sự tích Hồ Gươm: "Vua nâng gươm hướng về phía Rùa Vàng. Nhanh như cắt, Rùa há miệng đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước. Gươm và rùa đã chìm đáy nước, người ta vẫn còn thấy vật gì sáng le lói dưới mặt hồ xanh.Từ đó, hồ Tả Vọng bắt đầu mang tên là Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm."

  Hai kết bài đều có nội dung nêu lên sự việc tiếp diễn nhưng cách thể hiện khác nhau, phù hợp với chủ đề của mỗi truyện. Ở truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, kết bài nêu sự việc tiếp diễn, cũng là nhằm giải thích về hiện tượng bão lụt theo nhận thức của người Việt cổ. ở truyện Sự tích Hồ Gươm, chủ yếu là đưa ra sự việc kết thúc câu chuyện (trả gươm - hoàn kiếm), nhưng đồng thời đây cũng là sự việc có ý nghĩa tiếp diễn phù hợp với chủ đề giải thích sự tích Hồ Gươm - Hoàn Kiếm. Cho nên, không thể xem kết bài chỉ là câu văn cuối cùng, đây là lời văn hay gặp trong kết thúc của các truyện "sự tích". Nêu sự việc kết thúc và nêu sự việc tiếp diễn cũng là hai cách kết bài thường gặp ở văn tự sự.

8 tháng 9 2016

I. Chủ đề của bài văn tự sự

1. Đọc bài văn SGK để trả lời câu hỏi

1. Câu hỏi

Câu 2: Đọc kĩ bài văn về danh y Tuệ Tĩnh để nhận diện chủ đề của câu chuyện được kể trong đó.

a. Đó là y đức chữa bệnh cứu người, không phân biệt giàu nghèo, sang hèn trong xã hội. Đó là phẩm chất hết lòng vì người bệnh.

b. Chủ đề: ca ngợi y đức của Tuệ Tĩnh.

Câu văn biểu hiện trực tiếp chủ đề này là: Ông là người hết lòng thương yêu, cứu giúp người bệnh.

c. Ta chọn nhan đề thứ nhất trong 3 nhan đề.

Bởi nó đã nói lên được chủ đề của tác phẩm. Đó là thái độ của Tuệ Tĩnh với 2 người bệnh. Từ chối chữa bệnh cho người nhà giàu trước, vì bệnh nhẹ. Ưu tiên chữa trước cho con trai người nông dân, vì bệnh nặng.

d.

Dàn bài của bài văn tự sự thường gồm ba phần: mở bài, thân bài và kết bài. Bố cục ba phần này quan hệ chặt chẽ với nhau trong việc triển khai chủ đề. Phần mở bài giới thiệu chung về nhân vật, sự việc. Phần thân bài kể diễn biến của sự việc. Phần kết bài kể kết cục của sự việc. Có khi, chủ đề được hé mở trong câu then chốt phần mở bài, kết luận; cũng có khi chủ đề được bộc lộ qua các sự việc, hành động, chi tiết. Không có một khuôn mẫu cố định nào cho việc thể hiện chủ đề của bài văn tự sự.

Trong bài văn về danh y Tuệ Tĩnh, chủ đề được thể hiện ở mở bài, các sự việc trong thân bài và kết bài. Phần kết bài khẳng định, làm rõ thêm chủ đề: "Trời đã sập tối, chợt nhớ tới nhà quý tộc, ông vội vã ra đi không kịp nghỉ ngơi.". Người đọc càng thấy rõ tấm lòng hết mực vì người bệnh của Tuệ Tĩnh.

II. Luyện tập

Câu 1:

a. Chủ đề của truyện này nhằm:

Biểu dương sự thông minh, tinh thần dũng cảm của người nông dân dám tố cáo và muốn nhà vua trừng phạt đám quan lại nhũng nhiễu nhân dân.

Chế giễu lũ quan lại sách nhiều tham nhũng và dốt nát.

  • Sự việc tập trung thể hiện chủ đề là người nông dân xin vua thưởng roi.

  • Câu văn thể hiện việc này là: Xin bể hạ thưởng cho han thần năm mươi roi…

b. Bố cục ba phần của truyện là:

  • Mở bài: "Một người nông dân tìm được một viên ngọc quý liền muốn đem dâng hiến nhà vua."

  • Kết luận: "Nhà vua bật cười, đuổi tên cận thần ra và thưởng cho người nông dân một nghìn rúp."

  • Phần còn lại là thân bài.

c. So với bài về Tuệ Tĩnh: Cả hai bài đều giống nhau ở bố cục ba phần.

Khác nhau là: ở truyện về Tuệ Tĩnh, chủ đề của truyện được giới thiệu ngay ở phần mở bài; ở truyện Phần thưởng, mở bài chỉ giới thiệu tình huống câu chuyện. Kết bài của truyện về Tuệ Tĩnh có ý nghĩa gợi mở; kết bài truyện Phần thưởng kịch tính hơn, kết thúc ngay ở cao trào của diễn biến sự việc. Nếu như truyện về Tuệ Tĩnh tính bất ngờ thể hiện ở đầu truyện thì ở truyện Phần thưởng tính bất ngờ lại tập trung ở cuối truyện.

d. Câu chuyện của truyện Phần thưởng thú vị ở sự việc người nông dân đề nghị Phần thưởng. Sự việc này vừa bất ngờ, tạo kịch tính cho câu chuyện, vừa cho thấy sự thông minh, hóm hỉnh của nhân vật bác nông dân, cũng chính là sự việc bộc lộ chủ đề của truyện.

Câu 2:

- So sánh hai mở bài:

  • Truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh: Vua Hùng muốn kén chọn cho con một người chồng.

  • Truyện Sự tích Hồ Gươm: Đức Long Quân quyết định cho mượn thanh gươm thần.

Cả hai mở bài đều nêu lên tình huống mở đầu của câu chuyện, từ tình huống này các sự việc tiếp theo sẽ tiếp tục dẫn dắt câu chuyện phát triển.

- So sánh hai kết bài:

  • Truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh: "Từ đó, oán nặng, thù sâu, hằng năm Thuỷ Tinh làm mưa gió, bão lụt dâng nước đánh Sơn Tinh. Nhưng năm nào cũng vậy, Thần Nước đánh mỏi mệt, chán chê vẫn không thắng nổi Thần Núi để cướp Mị Nương, đành rút quân về."

  • Truyện Sự tích Hồ Gươm: "Vua nâng gươm hướng về phía Rùa Vàng. Nhanh như cắt, Rùa há miệng đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước. Gươm và rùa đã chìm đáy nước, người ta vẫn còn thấy vật gì sáng le lói dưới mặt hồ xanh.

    Từ đó, hồ Tả Vọng bắt đầu mang tên là Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm."

Hai kết bài đều đưa ra sự việc kết thúc câu chuyện. Ngoài ra, ở truyệnSơn Tinh, Thuỷ Tinh còn nhằm giải thích về hiện tượng bão lụt theo nhận thức của người Việt cổ. Ở truyện Sự tích Hồ Gươm có ý nghĩa tiếp diễn phù hợp với chủ đề giải thích Sự tích Hồ Gươm - Hoàn Kiếm. Cho nên, không thể xem kết bài chỉ là câu văn cuối cùng, đây là lời văn hay gặp trong kết thúc của các truyện "sự tích". Nêu sự việc kết thúc và nêu sự việc tiếp diễn cũng là hai cách kết bài thường gặp ở văn tự sự.

25 tháng 9 2019

Câu 1. Vì sao đức Long Quân lại cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần.

  • Lí do đức Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần:
    • Vì giặc Minh quá tàn ác, sát hại dân lành làm bao điều bạo ngược.
    • Vì lòng dân căm giận bọn giặc đến tận xương tuỷ.
    • Vì lực lượng nghĩa quân trong những ngày đầu chưa mạnh.
  • Ý nghĩa
    • Thể hiện sự đồng tình và phù hộ của thần linh của tổ tiên đối với cuộc chiến tranh chính nghĩa của dân tộc
    • Làm tăng thêm sự kì ảo và hấp dẫn của câu chuyện.

 Câu 2. Lê Lợi đã nhận được gươm thần như thế nào cách Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn và Lê Lợi mượn gươm có ý nghĩa gì?

  • Lê Thận gặp được lưỡi gươm khi kéo lưới. Lê Lợi ghi nhận điều là của gươm khi đến nhà Lê Thận: Lưỡi gươm phát sáng và có hai chữ “thuận thiên”. Khi chạy giặc Lê Lợi được chuôi gươm có ánh sáng lạ. Lấy chuôi và lưỡi tra vào thì vừa khớp.
  • Cách Long Vương cho nghĩa quân Lam Sơn và Lê Lợi mượn gươm như vậy có ý nghĩa nói về sức mạnh của toàn dân
    • Lê Lợi chủ tướng được chuôi.
    • Lê Thận là người đánh cá được lưỡi.
    • Gươm tỏa sáng biểu hiện cho dân tộc trên dưới đồng lòng sẽ tạo thành sức mạnh cứu nước.
    • Thuận Thiên thực ra là ý muốn muôn dân muốn Lê Lợi là minh chủ của họ trong cuộc kháng chiến.

Câu 3. Hãy chỉ ra sức mạnh của gươm thần đối với nghĩa quản Lam Sơn.

  • Từ khi có gươm, nhuệ khí của nghĩa quân ngày một tăng cao. Sức mạnh của gươm thần làm cho quân Minh bạt vía.
  • Từ bị động và nhiều lần thua trận, nghĩa quân chủ động đi tìm giặc đánh và đã chiến thắng giòn giã, đuổi hẳn quân Minh về nước.

Câu 4. Khi nào Long Quân cho đòi gươm? Cảnh đòi gươm và trả gươm đã diễn ra như thế nào?

  • Sau khi hòa bình, Long Vương cho đòi gươm.
    • Cách trả gươm.
      • Ở hồ Tả Vọng.
      • Một năm sau khi đuổi giặc Minh.
    • Nhân vật đòi: Rùa Vàng – sứ giả Long Vương.
    • Vua nâng gươm trân trọng, Rùa đớp lấy rồi lặn xuống.

Câu 5. Ý nghĩa của truyện Sự tích Hồ Gươm

  • Ý nghĩa
    • Ca ngợi tính chất ý nghĩa, tính nhân dân của khởi nghĩa Lam Sơn.
    • Giải thích tên hồ Hoàn Kiếm.
    • Thể hiện khát vọng hòa bình của dân tộc.

Câu 6.  Em biết còn truyền thuyết nào của nước ta cũng có hình ảnh Rùa vàng? Theo em, hình tượng Rùa vàng trong truyền thuyết Việt Nam tượng trưng cho ai? Và cho cái gì?

  • Ngoài truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm, hình ảnh Rùa Vàng còn xuất hiện trong truyền thuyết Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ.
  • Từ hai truyền thuyết này có thể thấy, trong truyền thuyết Việt Nam, Rùa Vàng thường tượng trưng cho Long Vương (thần cai trị biển), tượng trưng cho sự giúp đỡ của các thần dưới biển với con người.