K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 4 2021

Tây nguyên hẹp, dốc, mùa mưa nước lũ quét sạc lỡ, nước mạnh, nắng thì khô do nguồn hẹp, k có dự trữ, bắc thì nguồn ổn định hơn

1 tháng 1 2024

theo mình thì bạn nên so sánh điều kiện phát triển,vùng nào có thế mạnh hơn,kể tên 1 số nhà máy thủy điện

29 tháng 2 2016

a) Sự giống nhau :

- Đều có những loại khoáng sản trữ lượng lớn hoặc kinh tế cao

- Đều có tiềm năng lớn về thủy điện ( do sông ngòi dốc, có nhiều thác ghềnh) đã và đang được khai thác mạnh

b) Khác nhau :

* Trung du và miền núi Bắc Bộ

- Giàu khoáng sản

   + Nhóm năng lượng, đặc biệt là than : Vùng than Quảng Ninh (trữ lượng 3 tỉ tấn, chủ yếu là than antraxit) là vùng than lớn nhất nước ta. Ngoài ra còn có một số mỏ khác, quy mô nhỏ (Na Dương, Làng Cẩm,..)

   + Nhóm kim loại đen và kim loại màu : sắt (Hà Giang, Yên Bái, Thái Nguyên); thiếc (Cao Bằng, Tuyên Quang); Kẽm  - chì (Bắc Kạn); đồng - vàng ( Lào Cai),đồng - niken (Sơn La) quy mô nhỏ

       Nhóm phi kim loại : apatit (Lào Cai)

       Nhóm vật liệu xây dựng phân bố rộng khắp

   + Tiềm năng về thủy điện lớn nhất so với các vùng khác trong cả nước. Hệ thống sông Hồng 11 triệu kw (chiếm hơn 1/3 trữ năng thủy điện của cả nước). Riêng sông Đà gàn  6 triệu kw

   + Đã xây dựng các nhà máy thủy điện : Hòa Bình  trên sông Đà ( 1920MW), Thác Bà trên sông Chảy ( 110MW), Tuyên Quang trên sông Gâm ( 342 MW); đang triển khai xây dựng nhà máy thủy điện Sơn La trên sông Đà ( 2400 MW)

- Nguồn lợi lớn về hải sản, có khả năng phát triển ngành công nghiệp chế biến sản phẩm từ biển

 * Tây Nguyên

- Nghèo khoáng sản. chỉ boxit, trữ lượng rất lớn (hàng tỉ tấn), bắt đầu khai thác.

- Tiềm năng lớn về thủy điện (đứng sau Trung du và miền núi Bắc Bộ), đã và đang được khai thác (nhà máy thuyer điện Yaly và một số nhà máy thủy điện khác)

- Diện tích rừng lớn nhất cả nước (chiếm 36% diện tích đất có rừng,52% sản lượng gỗ có thể khai thác của cả nước), có khả năng phát triển cây công nghiệp, chế biến gỗ và lâm sản.

 

28 tháng 7 2017

HƯỚNG DẪN

a) Giống nhau

− Đều có tiềm năng thủy điện lớn.

− Đã và đang xây dựng nhiều nhà máy thủy điện lớn, nhỏ để khai thác thế mạnh thủy điện.

− Thủy điện có ý nghĩa nhiều mặt về cung cấp điện năng, thủy lợi, thủy sản và du lịch.

− Quan tâm đến các tác động của thủy điện đến tài nguyên, môi trường.

b) Khác nhau

− Trung du và miền núi Bắc Bộ

+ Các sông suối có trữ năng thủy điện khá lớn. Hệ thống sông Hồng (11 triệu kW) chiếm hơn 1/3 trữ năng thủy điện của cả nước. Riêng sông Đà chiếm gần 6 triệu kW.

+ Xây dựng nhiều nhà máy thủy điện:

·       Nhà máy thủy điện Thác Bà trên sông Chảy (110MW), nhà máy thủy điện Hòa Bình trên sông Đà (1920MW), Nhà máy thủy điện Sơn La trên sông Đà (2400MW), Thủy điện Lai Châu trên sông Đà, Thủy điện Tuyên Quang trên sông Gâm (342MW).

·       Nhiều nhà máy thủy điện nhỏ đang được xây dựng trên phụ lưu của các sông.

+ Việc phát triển nhà máy thủy điện sẽ tạo ra động lực mới cho sự phát triển của vùng, nhất là việc khai thác và chế biến khoáng sản trên cơ cở nguồn điện rẻ và dồi dào.

+ Việc phát triển các công trình kĩ thuật lớn như thế cần chú ý đến những thay đổi không nhỏ của môi trường.

− Tây Nguyên

+ Trữ năng thủy điện tập trung chủ yếu trên các hệ thống sông Xê Xan, Xrê Pôk, Đồng Nai…

+ Một loạt các nhà máy đã và đang được xây dựng trên các sông:

·       Thủy điện Đa Nhim (160MW) trên sông Đa Nhim (thượng nguồn sông Đồng Nai), Đrây H’linh (12MW) trên sông Xê Pôk; Thủy điện Yaly (720MW) trên sông Xê Xan.

·       Các nhà máy thủy điện khác đang được xây dựng trên sông Xê Xan như Xê Xan 3, Xê Xan 3A, Xê San 4 (ở phía hạ lưu của Thủy điện Yaly và Plây Krông (ở thượng lưu của Yaly), khi hoàn thành thì hệ thống sông Xê Xan sẽ cho tổng công suất khoảng 1500MW.

·       Trên sông Xrê Pôk, 6 bậc thang thủy điện đã được quy hoạch, với tổng công suất lắp máy trên 600 MW, trong đó lớn nhất là Thủy điện Buôn Kuôp (280MW), thủy điện Xrê Pôk (137MW)…

·       Trên hệ thống sông Đồng Nai các công trình thủy điện Đại Ninh (300MW), Đồng Nai 3 (180MW) và Đồng Nai 4 (340MW) đang được xây dựng.

+ Các công trình thủy điện của vùng sẽ giúp cho các ngành công nghiệp có điều kiện thuận lợi hơn để phát triển; các hồ thủy điện còn đem lại nguồn nước tưới quan trọng cho Tây Nguyên trong mùa khô có thể khai thác cho mục đích du lịch, nuôi trồng thủy sản.

26 tháng 4 2019

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, nhận xét đúng khi so sánh sự khác nhau về thủy điện giữa Trung du và miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên là Trung du miền núi Bắc Bộ có công suất nhà máy thủy điện lớn hơn và số lượng nhà máy ít hơn (quan sát Atlat thấy Tây Nguyên có mật độ các nhà máy thủy điện dày đặc hơn nhưng không có nhà máy nào công suất >1000MW)

=> Chọn đáp án C

27 tháng 12 2018

Đáp án: D

Trung du và miền núi Bắc Bộ có địa hình chủ yếu là đồi núi, là thượng nguồn của các con sông lớn, khí hậu nhiệt đới ẩm khiến quá trình phong hóa diễn ra mạnh với lượng mưa lớn tập trung nên phát triển thủy điện ở vùng núi cần chú ý đến vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái như: bảo vệ rừng đầu nguồn, xây dựng hồ chứa hợp lí để tránh hạn chế thiên tai lũ lụt, sạt lở đất, giữ nước ngầm,... => Nhận xét: Việc phát triển thủy điện của vùng này không ảnh hưởng đến môi trường là sai.

3 tháng 9 2017

Đáp án cần chọn là: B

Đáp án: Vùng TDMNBB có điều kiện kinh tế - xã hội kém phát triển, cơ sở hạ tầng yếu kém, lạc hậu

=> Phát triển thủy điện sẽ góp phần đưa nguồn điện tới các hộ gia đình ở vùng sâu vùng xa -> nâng cao đời sống người dân.

- Mặt khác tạo nên cơ sở năng lượng quan trọng để vùng phát triển công nghiệp, thu hút đầu tư -> khai thác có hiệu quả các tiềm năng tự nhiên sẵn có.

=> Tạo động lực mới cho sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng.

28 tháng 8 2018

Đáp án: B

Vùng TDMNBB có điều kiện kinh tế - xã hội kém phát triển, cơ sở hạ tầng yếu kém, lạc hậu. Phát triển thủy điện sẽ góp phần đưa nguồn điện tới các hộ gia đình ở vùng sâu vùng xa nâng cao đời sống người dân. Mặt khác tạo nên cơ sở năng lượng quan trọng để vùng phát triển công nghiệp, thu hút đầu tư khai thác có hiệu quả các tiềm năng tự nhiên sẵn có. Tạo động lực mới cho sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng.

11 tháng 5 2021

– Thế mạnh này được thể hiện trong tỷ trọng của hai vùng so với cả nước:

 Cả nướcTrung du và miền núi Bắc BộTây Nguyên
Trâu100,057,52,5
100,016,211,1

   + Đàn trâu Trung du miền núi Bắc Bộ chiếm 57,5% và Tây Nguyên chiếm 2,5% đàn trâu cả nước.

   + Đàn bò Trung du miền núi Bắc Bộ chiếm 16,2% và Tây Nguyên chiếm 11,1% đàn bò cả nước.

– Ở Trung du và miền núi Bắc bộ, trâu được nuôi nhiều hơn bò, còn ở Tây Nguyên thì ngược lại vì:

   + Trung du miền núi Bắc Bộ:

      • Có điều kiện khí hậu lạnh ẩm.

      • Có nhiều đồng cỏ nằm rải rác phù hợp với tập quán chăn thả trong rừng.

      • Đàn bò cũng phát triển khá vì có đồng cỏ lớn trên cao nguyên Mộc Châu, nên có điều kiện nuôi bò sữa tập trung.

      • Giao thông được cải thiện nên việc vận chuyển đến các thị trường tiêu thụ cũng thuận lợi.

– Tây Nguyên:

   + Khí hậu cận xích đạo phù hợp cho chăn nuôi bò.

   + Có một số đồng cỏ lớn, tập trung thích hợp với chăn nuôi bò đàn, bò sữa theo quy mô lớn.

   + Tuy nhiên chăn nuôi bò chưa phát triển tương xứng với tiềm năng của vùng.

20 tháng 10 2017

Hướng dẫn: SGK/146, địa lí 12 cơ bản.

Chọn: D

18 tháng 5 2019

Ý nghĩa của việc phát triển thủy điện ở Trung du và miền núi Bắc Bộ bao gồm: tạo động lực mới cho sự phát triển của vùng nhất là khai thác và chế biến khoáng sản. Bên cạnh đó, còn góp phần giảm thiểu lũ lụt cho đồng bằng sông Hồng và thay đổi đời sống đồng bào dân tộc ít người nhất là khu vực xây dựng nhà máy thủy điện

=> tạo việc làm tại chỗ cho lao động địa phương không phải ý nghĩa trực tiếp của việc phát triển thủy điện ở Trung du và miền núi Bắc Bộ => Chọn đáp án D