Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
So sánh là đối chiếu sự việc, sự vật này với sự việc, sự vật khác giữa chúng có nét tương đồng .
Tác dụng : nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt
Các kiểu so sánh : so sánh ngang bằng , so sánh ko ngang bằng .
Biện pháp : so sánh không ngang bằng
a) Phép so sánh là: Anh đội viên mơ màng/ Như nằm trong giấc mộng(1), Bóng Bác cao lồng lộng/ Ấm hơn ngọn lửa hồng(2).
b) (1): so sánh ngang bằng.
(2): so sánh không ngang bằng.
c) Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
a phép so sánh : anh dội viên mơ mang như nằm trong giấc mộng
b thuộc kiểu so sánh ngang bằng
c giúp cho ta hình dung đc anh đội viên lúc bấy giờ rất mơ màng như đang nằm trong giấc mộng
Anh đội viên mơ màng
Như nằm trong giấc mộng
Bóng bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng.
chỗ gạch chân là tớ thấy hay
Bóng bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng.
Phân tích tác dụng của các phép tu từ có trông đoạn thơ sau:
Anh đợi viên mơ màng
Như nằm trông giấc mộng
Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng
(Minh Huệ)
Bài làm
Đoạn thơ trên được trích từ bài thơ đêm nay Bác không nhủ của nhà thơ Minh Huệ. Hình ảnh Bác hiện ra qua cái nhìn đầy súc động của anh đội viên, vừa lớn lao vĩ đại ấm áp mà chân tình. Hai câu thơ đầu "Anh đội viên mơ màng, Như nằm trông giấc mộng, Bóng Bác cao lồng lộng, Ấm hơn ngọn lửa hồng" sử dụng phép so sánh để diễn tả trạng thái mơ màng nửa thức nửa ngủ của anh đội viên. Chính trong trạng thái ấy mà anh thấy hình ảnh Bác hiện lên vừa lung linh lớn lao:
"Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng"
Một hình ảnh so sánh nữa xuất hiện. Chính là tình cảm bao la của Bác được so sánh: "Ấm hơn ngọn lửa hồng", tình cảm ấy đã sưởi ấm, xua tan cái giá lạnh, cái hoang vu của rừng khuya, cái nhọc nhằn của người chiến sĩ trong đêm đông giá lạnh.
4 câu thơ ngắn gọn với hai hình ảnh so sánh độc đáo vùa gợi tả hình ảnh Bác vĩ đại gần gũi, vừa thể hiện tình cảm thân thiết ngưỡng mộ của anh đội viên với Bác.
Tham khảo nha em:
Anh đội viên mơ màng
Như nằm trong giấc mộng
Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng.
Trong đoạn thơ trên có 2 hình ảnh so sánh là:
- Anh đội viên mơ màng
Như nằm trong giấc mộng.
- Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng.
Tác dụng:
Anh đội viên mơ màng
Như nằm trong giấc mộng.
Miêu tả trạng thái đầu tiên của anh đội viên lần đầu thức dậy.
Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng.
Bác đang ngồi bên bếp lửa, lớn lao, ấm áp và gần gũi.
⇒⇒ Hai phép so sánh trên khẳng định tình cảm yêu thương ấm áp của Bác dành cho các anh đội viên còn ấm áp hơn ngọn lửa hồng. Tình cảm của anh đội viên đối với Bác xúc động, kính yêu
Ẩn dụ là biện pháp dùng tên gọi của đối tượng này làm tên gọi của đối tượng khác dựa trên sự liên tưởng về mối tương đồng giữa hai đối tượng về mặt nào đó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt mà người dùng muốn.
- Các kiểu ẩn dụ:
+ Ẩn dụ phẩm chất: Người cha mái tóc bạc
Đốt lửa choanh nằm
+ Ẩn dụ hình thức: Về thăm nhà Bác làng sen
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng (trong ví dụ này, còn có cả ẩn dụ cách thức “thắp”: nở hoa)
+ Ẩn dụ cách thức: Vì lợi ích mười năm trồng cây
Vì lợi ích trăm năm trồng người
+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác:
Một tiếng chim kêu sáng cả rừng
Hay: Nói ngọt lọt đến xương.
- Cách sử dụng: Chọn nét tương đồng để tạo ẩn dụ tăng hiệu quả biểu đạt trong văn miêu tả, thuyết minh, nghị luận, sáng tác thơ ca…
Bài 2:Mặt trời trong câu thơ trên là hình ảnh thực của vầng thái dương ngày ngày tỏa ánh sáng ấm áp xuống mặt đất – duy trì sự sống cho muôn loài. Mặt trời trong câu thơ dưới là một ẩn dụ nghệ thuật đẹp đẽ và đầy sáng tạo của nhà thơ, thể hiện tấm lòng thành kính và biết ơn sâu sắc của nhân dân ta đối với Bác Hồ – Người đốt ngọn đuốc giữa đêm trường thực dân phong kiến, dẫn đường chỉ lối cho dân tộc đứng lên thực hiện cuộc cách mạng giải phóng rung trời chuyển đất, làm nên chiến thắng vinh quang, khẳng định tên tuổi Việt Nam trước toàn thế giới. Bác Hồ mãi mãi là vầng mặt trời soi sáng và sưởi ấm, tiếp thêm sức mạnh cho dân tộc ta trên con đường đi tới tương lai.
ẩn dụ là gọi tên sự vật,hiện tượng này bằng tên sự vật,hiện tượng khác đó có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình,gợi cảm cho sự diễn đạt.
ẩn dụ ngôn ngữ : là hình thức để chuyển đổi tên gọi cho sự vật,hiện tượng trên cơ sở so sánh ngầm.
ẩn dụ nghệ thuật : là biện pháp từ từ ngữ nghĩa nhằm xây dựng hình tượng thẩm mĩ (gợi ra những liên tưởng có liên quan chủ yếu đến đời sống tình cảm của cn người.
câu trên sử dụng biện pháp ẩn dụ nghệ thuật .
Đằng sau nhà em có một khoảng đất rộng giống như khoảng đất nhà bác hàng xóm kế bên, nhà em thường dùng chỗ đất đó để trồng rau. Cứ một thời gian ngắn thôi là nhà em đã có một vườn rau xanh tốt.
Chỗ đất đó trước đây nhà em có trồng một số cây ăn quả, nhưng vì một hôm trời mưa bão rất lớn cây bị đổ nên từ đó trở thành khoảng đất trống. Nó cũng được để trống khá lâu cho đến khi mẹ em là người nảy ra ý định sẽ trồng một bãi rau ở đó để việc lấy rau ở gần nhà sẽ tiện hơn, vừa tiết kiệm được một khoản tiêng mua rau vừa có rau sạch do chính mình trồng để ăn. Tất cả mọi thành viên trong nhà đêu tán thành.
Vào một buổi chủ nhật bố em ở nhà đào hết mấy cái gốc cây còn sót lại, vì đất đó cũng khá cứng nên bố phải chở thêm một ít đất mềm xốp về. Mẹ và em thì quốc đất, nhặt cỏ. chẳng mấy chốc từ một khoảng đất trống đã trở thành những luống rau ngay ngắn, hạt rau và cây giống đã được mẹ chuẩn bị sẵn. Trong lúc mẹ và em gieo cấy rau thì bố có nhiệm vụ rào bãi rau lại bằng những miếng lưới để tránh gà vào bới những luống rau mới gieo. Mẹ chuẩn bị rất nhiều loại rau như là rau cải, bắp cải, một ít hành, một luống rau thơm gồm xà lách, rau mùi và thì là…
So sánh ngang bằng:
Đằng sau nhà em có một khoảng đất rộng giống như khoảng đất nhà bác hàng xóm kế bên, nhà em thường dùng chỗ đất đó để trồng rau.
Mẹ chuẩn bị rất nhiều loại rau như là rau cải, bắp cải, một ít hành, một luống rau thơm gồm xà lách, rau mùi và thì là…
So sánh là đối chiếu sự việc, sự vật này với sự việc, sự vật khác giữa chúng có nét tương đồng nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt
Các kiểu so sánh
+So sánh ngang bằng
+So sánh không ngang bằng
Tác dụng: So sánh vừa có tác dụng gợi hình, giúp cho việc miêu tả sự vật, sự việc được cụ thể, sinh động; vừa có tác dụng biểu hiện tư tưởng, tình cảm sâu sắc.
Bài 2:Trong câu thơ trên, nhà thơ Minh Huệ đã sử dụng biện pháp so sánh không ngang bằng rất thành công. Bóng Bác Hồ được so sánh với “ngọn lửa hồng”. Và kết quả cùa phép so sánh thật thú vị: “Bóng Bác cao lồng lộng” - “ấm hơn” - “ngọn lửa hồng”. Nhờ phép so sánh đó, người đọc cảm nhận được tình yêu thương của Bác dành cho những người chiến sĩ, những người dân công thật ấm áp, vĩ đại biết nhường nào. Tình cảm bao la ấy như đang bao trùm lên, động viên nhân dân trong những ngày tháng chiến đấu gian nan, vất vả.