Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nhiều thành viên của Tân Việt cách mạng đảng gia nhập vào hội Việt Nam Cách Mạng thanh niên,tích cực chuẩn bị cho sự thành lập chính đảng kiểu mới theo chủ nghĩa Mác-Lênin.Bởi khuynh hướng cách mạng theo quan điểm vô sản đã dành thắng lợi trong cuộc đấu tranh gay gắt diễn ra trong nội bộ Tân Việt Cách Mạng đảng.
Tân Việt Cách mệnh Đảng (hay gọi tắt là Đảng Tân Việt) là một chính đảng tồn tại ở Việt Nam vào những năm đầu thế kỷ 20 với chủ trương "Đánh đổ đế quốc, xây dựng một xã hội bình đẳng, bác ái". Đảng Tân Việt chấm dứt hoạt động vào năm 1929 khi phân chia làm hai phái. Một phái với xu hướng thành lập Liên đoàn Quốc gia và một phái với ảnh hưởng của tư tưởng cộng sản tách ra thành lập Đông Dương Cộng sản Liên đoàn, về sau Đông Dương Cộng sản Liên đoàn sáp nhập vào Đảng Cộng sản Việt Nam.
Câu 1:Tên goi ban đầu của Tân Việt Cách mạng Đảng là?
A. Hội Phục Việt
B. Đảng thanh niên
C. Việt Nam nghĩa đoàn
D. Hội Hưng Nam
Câu 2:Thành phần của Tân Việt Cách mạng Đảng bao gồm?
A. Tiểu tư sản tri thức
B. Học sinh, sinh viên
C. Tri thức và tư sản dân tộc
D. Tri thức và thanh niên tiểu tư sản
Câu 3: Hoạt động nổi bật nhất của Việt Nam quốc dân Đảng là?
A. Tổ chức cuộc mít tinh,biểu tình
B. Thành lập Công hội ở Sài Gòn-Chợ lớn năm 1929
C. Khởi nghĩa Yên Bái (9/2/1930)
D. Tổ chức ám sát tên trùm mộ phu Ba-danh (9/201930)
Câu 4:Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên được thành lập ở đâu?
A. Hương Cảng
B. Sài Gòn
C. Hà Nội
D. Quảng Châu
Câu 5:Qúa trình phân hóa của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên dẫn tới sự thành lập của các tổ chức cộng sản nào trong năm 1929?
A. Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng
B. Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Liên Đoàn,Đông Dương Cộng sản Liên Đoàn
C. An Nam Cộng sản Đảng,Đông Dương Cộng sản Liên đoàn,An Nam cộng sản Liên đoàn
D. Đông Dương Cộng sản Đảng,An Nam cộng sản Đảng,Đông Dương cộng sản Liên đoàn
Câu 6:Đia bàn hoạt động chủ yếu của Tân Việt Cách mạng Đảng là ở đâu?
A. Bắc Kì
B. Trung Kì
C. Nam Kì
D. Bắc Kì và Trung Kì
Câu 7: Vì sao sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (1930) là bước ngoặt vĩ đại của lịch sử cách mạng Việt Nam?
A. Kết thúc thời kì phát triển của khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản
B. Đưa giai cấp công nhân và nông dân lên lãnh đạo cách mạng
C. Chấm dứt tình trạng khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo
D. Chấm dứt tình trạng chia rẽ giũa các tổ chức chính trị ở Việt Nam
Em tham khảo nhé !!
Phần tự luận:
Câu 1: Ý nghĩa và hạn chế của việc ra đời 3 tổ chức cộng sản?
*Ý nghĩa của việc thành lập 3 tổ chức Đảng:
- Đó là xu thế khách quan của cuộc vận động giải phóng dân tộc ở Việt Nam theo xu hướng cách mạng vô sản.
- Đây là bước chuẩn bị trực tiếp cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
*Hạn chế của Ba tổ chức cộng sản Đảng:
- Trong quá trình tuyên truyền vận động quần chúng, các tổ chức này hoạt động riêng rẽ, đã tranh giành, công kích lẫn nhau, gây nên tình trạng thiếu thống nhất, đẩy phong trào cách mạng Việt Nam đứng trước nguy cơ bị chia rẽ.
Câu 2:Nêu hoàn cảnh , nội dung,ý nghĩa của hội nghị thành lập Đảng?
*Hoàn cảnh:
- Ba tổ chức cộng sản ra đời, thúc đẩy phong trào cách mạng phát triển mạnh mẽ
- Ba tổ chức hoạt động riêng rẽ và tranh giành ảnh hưởng với nhau
-> Yêu cầu bức thiết phải có một Đảng Cộng sản thống nhất
*Diễn biến:
- 3/2 - 7/2/1930: tại Hương cảng - Trung Quốc do Nguyễn Ái Quốc chủ trì hội nghị
- Nội dung:
+ Tán thành việc thống nhất 3 tổ chức cộng thành 1 Đảng duy nhất đó là Đảng Cộng sản Việt Nam
+ Thông qua chính cương, sách lược, điều lệ văn tắt do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo
+ Ra lời kêu gọi
*Ý nghĩa:
- Như 1 đại hội
- Chính cương, sách lược văn tắt là cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng
Câu 3 : Nguyễn Ái Quốc có vai trò gì đối với sự thành lâp Đảng?
- Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam, kết hợp độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, kết hợp tinh thần yêu nước với tinh thần quốc tế vô sản.
- Truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam, chuẩn bị về tư tưởng chính trị cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên (6-1925), tổ chức tiền thân của Đảng, trực tiếp huấn luyện và đào tạo đội ngũ cán bộ nòng cốt của Đảng.
- Thống nhất các tổ chức cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam, lấy chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng tư tưởng.
- Soạn thảo Cương lĩnh đầu tiên của Đảng (Chính cương Vắn tắt, Sách lược Vắn tắt), thể hiện sự đúng đắn, sáng tạo trong điều kiện Việt Nam.
Đặc điểm | Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên | Tân Việt Cách mạng Đảng | Việt Nam Quốc dân Đảng | |
| Cách mạng vô sản | Dân chủ tư sản | Dân chủ tư sản | |
Nền tảng lý luận | Chủ nghĩa Mác - Lênin | Chủ nghĩa dân chủ tư sản | Chủ nghĩa dân chủ tư sản | |
Mục tiêu | Đánh đổ đế quốc, tư sản, phong kiến, xây dựng một nước Việt Nam độc lập, dân chủ và hạnh phúc | Đánh đổ đế quốc, phong kiến, xây dựng một nước Việt Nam độc lập, có chủ quyền, dân chủ, bình đẳng, bác ái | Đánh đổ đế quốc, phong kiến, xây dựng một nước Việt Nam độc lập, dân chủ, bình đẳng, bác ái | |
Lực lượng nòng cốt | Công nhân, nông dân | Thanh niên trí thức tiểu tư sản | Thanh niên trí thức tiểu tư sản | |
Địa bàn hoạt động | Chủ yếu ở các thành phố lớn | Chủ yếu ở các tỉnh Trung kỳ | Chủ yếu ở các tỉnh Trung kỳ | |
Thời gian tồn tại | 1925-1930 | 1923-1928 | 1927-1930 |
*Hội Việt Nam cách mạng thanh niên
- Tháng 6/1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên nhằm tổ chức và lãnh đạo quần chúng đoàn kết, đấu tranh để đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và tay sai. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội là Tổng bộ, cho xuất bản báo Thanh niên.
- Tháng 7/1925, Nguyễn Ái Quốc cùng một số nhà cách mạng Trung Quốc, Triều Tiên, Inđônêxia lập ra “Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông”.
- Cuối năm 1928, Hội thực hiện chủ trương “vô sản hóa”, nhiều cán bộ của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên đi vào các nhà máy, hầm mỏ hoạt động cùng với giai cấp công nhân.
* Tân Việt cách mạng Đảng
- Hội Phục Việt được thành lập vào năm 1925 sau đó đổi thành Hội Hưng Nam. Đến năm 1928, đổi tên thành Tân Việt cách mạng Đảng.
- Đảng chủ trương lãnh đạo quần chúng ở trong nước và liên lạc với các dân tộc bị áp bức trên thế giới để đánh đổ đế quốc chủ nghĩa, nhằm thiết lập một chế độ bình đẳng và bác ái.
- Một số đảng viên tiên tiến sớm gia nhập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, một số tích cực chuẩn bị tiến tới thành lập chính đảng cách mạng theo tư tưởng Nguyễn Ái Quốc và học thuyết Mác – Lê-nin.
* Việt Nam Quốc dân đảng
- Ngày 25-12-1927, từ cơ sở hạt nhân là Nam Đồng thư xã, một số nhà yêu nước đã thành lập Việt Nam Quốc dân Đảng.
- Bản chương trình hành động của Việt Nam Quốc dân đảng công bố năm 1929, đã nêu các nguyên tắc tư tưởng: “Tự do - bình đẳng - bác ái”. Quốc dân đảng chủ trương tiến hành cách mạng bằng bạo lực, chú trọng lấy lực lượng binh lính người Việt trong quân đội Pháp giác ngộ làm lực lượng chủ lực.
- Địa bàn hoạt động: chủ yếu ở Bắc Kì.
- Tháng 2/1929, Việt Nam Quốc dân đảng tổ chức vụ ám sát tên trùm mộ phu Badanh ở Hà Nội, thực dân Pháp đã tiến hành một cuộc khủng bố dã man. Việt Nam Quốc dân Đảng quyết định dốc hết lực lượng nhằm thực hiện cuộc bạo động cuối cùng.
- Ngày 9/2/1930, cuộc khởi nghĩa nổ ra ở Yên Bái, sau đó nổ ra ở nhiều địa điểm khác. Mặc dù chiến đấu anh dũng nhưng cuộc khởi nghĩa của Việt Nam Quốc dân đảng đã thất bại.Chúc bạn học tốt!