So sánh cảm xúc của nhân vật trữ tình trong 4 câu cuối bài "Khi con tu hú" v...">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 2 2022

bn tham khảo ạ :

Hai câu thơ đầu:

                        “Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ 

                         Mặt trời chân lí chói qua tim"

Từ ấy là phút giây mà tác giả đón nhận ánh sáng của lí tưởng cộng sản. Đó là phút giây thiêng liêng trong cuộc đời nhà thơ. Câu "Mặt trời chân lí chói qua tim" đó là thứ ánh sáng của sự sống, của lí tưởng đúng đắn, cao đẹp. Nhà thơ đã đón nhận bằng cả trái tim và khối óc, tâm hồn nhà thơ như bừng tỉnh.  Hai động từ bừng, chói đã đặc tả sự thay đổi bất ngờ, mạnh mẽ ấy

Hai câu thơ sau:

                          "Hồn tôi là 1 vườn hoa lá

                           Rất đậm hương và rộn tiếng chim”

Tâm hồn nhà thơ diễn ra cuộc tái sinh màu nhiệm. lí tưởng cộng sản như chiếc đũa thần biến tâm hồn tài lụi lâu nay của nhà thơ bỗng chốc thành vườn hoa lá rực rỡ sắc hương và rộn ràng tiếng chim ⇒ Chuyển cảm giác từ đột ngột, mạnh mẽ sang cảm xúc vui tươi, rộn ràng.

I.VĂN BẢN (8 câu)Câu 1 : Trình bày diễn biến tâm lí của chị Dậu thể hiện qua cách xưng hô khi hội thoại với Cai Lệ trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” của nhà văn Ngô Tất Tố.Câu 2: Nêu một số tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe và tính mạng con người?Câu 3: Tình yêu thương mãnh liệt của chú bé Hồng đối với người mẹ bất hạnh được thể hiện như thế nào qua văn bản...
Đọc tiếp

I.VĂN BẢN (8 câu)

Câu 1 : Trình bày diễn biến tâm lí của chị Dậu thể hiện qua cách xưng hô khi hội thoại với Cai Lệ trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” của nhà văn Ngô Tất Tố.

Câu 2: Nêu một số tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe và tính mạng con người?

Câu 3: Tình yêu thương mãnh liệt của chú bé Hồng đối với người mẹ bất hạnh được thể hiện như thế nào qua văn bản “Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng?

Câu 4: ***** vàng có ý nghĩa nhiều mặt đối với Lão Hạc. Theo em, ý nghĩa nào là quan trọng nhất đối với Lão Hạc?

Câu 5: Qua văn bản “Thông tin về ngày trái đất năm 2000” hãy chỉ ra những phương diện gây tác hại của bao bì ni lông?

Câu 6: Em hãy nêu trình tự diễn tả những kỉ niệm thời thơ ấu của tác giả Thanh Tịnh trong đoạn trích “ Tôi đi học”?

Câu 7: Vì sao nói “Chiếc lá cuối cùng” là một kiệt tác của cụ Bơ-men?

Câu 8 : Qua bài thơ“ Đập đá ở Côn Lôn” em cảm nhận như thế nào về vẻ đẹp của nhà chiến sĩ yêu nước Phan Châu Trinh ?

II. TIẾNG VIỆT (9 câu)

Câu 1: Hãy nêu khái niệm và tác dụng của biện pháp tu từ nói giảm nói tránh?Cho ví dụ minh hoạ.

Câu 2 : Thế nào là trường từ vựng? Tìm 4 từ ngữ thuộc trường từ vựng chỉ màu sắc?

Câu 3 : Thế nào là trợ từ? Xác định và nêu tác dụng của trợ từ được sử dụng trong câu văn : Chính các cháu đã giúp Lan học tập tốt.

Câu 4 : Phân tích tác dụng của việc sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh trong 2 câu thơ sau ?

Khi bờ tre ríu rít tiếng chim kêu

Khi mặt nước chập chờn con cá nhảy.

Câu 5: Nêu công dụng của dấu ngoặc kép? Cho ví dụ minh hoạ.

Câu 6: Tình thái từ là gì ?

- Cho câu sau đây: Con muốn đọc cuốn truyện tranh kia cơ!

Trong câu trên, tác dụng của thành phần tình thái từ là gì ?

Câu 7: - Em hiểu thế nào là nói quá?

- Tác dụng của phép nói quá trong 2 câu sau là gì ?

“...Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non...”

( Hồ Xuân Hương)

Câu 8 :

- Thế nào là câu ghép.

- Phân tích cụm chủ- vị trong câu văn sau và cho biết có phải là câu ghép không ?

“Hôm nay, trời rất trong lành và nắng rất ấm áp.”

Câu 9 : - Thế nào là thán từ ?

- Thán từ trong câu dười đây bộc lộ cảm xúc gì ?

Trời ơi ! Sao bạn lại đến đúng lúc thế ?

III. TẬP LÀM VĂN (5 đề).

Đề 1: Em hãy kể về một kỉ niệm đáng nhớ đối với con vật nuôi mà em thích.

Đề 2: Em hãy kể lại những kỉ niệm sâu sắc của ngày đầu tiên đi học.

Đề 3: Thuyết minh về một loài động vật có ích đối với con người.

Đề 4: Hãy giới thiệu về ngôi trường thân yêu của em.

3
30 tháng 11 2016

bucminhbucminhbucminhLàm ơn giúp mk vs nha các bneoeoeoeoeoeoMk sắp thi HK rùikhocroikhocroikhocroiMơn các bn nhìu lém

1 tháng 12 2016

câu 7 bài 1

- mơ ước cả đời của cụ Bơ-men

- làm Xiu khỏi bệnh

-đánh đổi cuộc đời của cụ Bơ mem

-chiếc lá giống thật khiến Xiu và Gioon xi không nhận ra

5 tháng 4 2020

Chúc bạn hok giỏi-Best wishes!!!

Tố Hữu là cánh chim đầu đàn trong thơ ca cách mạng Việt Nam. Thơ của ông tràn đầy những lí tưởng cao đẹp của thế hệ con người dám sống và chiến đấu vì Tổ quốc. Mỗi bài thơ là một lời tuyên thệ của chính Tố Hữu với sự nghiệp “biến bút lực thành vũ khí chống giặc”. Trong đó điển hình nhất phải kể đến tác phẩm “Từ ấy” (1938), bài thơ tràn đầy niềm say mê mãnh liệt trong tâm hồn tác giả khi gặp gỡ và được giác ngộ bởi ánh sáng của Đảng cộng sản.

Vừa bắt đầu bài thơ, người đọc đã thấy một niềm hân hoan tưng bừng trong từng câu chữ:

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim

Ở cái tuổi 18 đẹp nhất của thanh xuân, tuổi trẻ, Tố Hữu đã tìm được “mặt trời chân lý” khi có lí tưởng cách mạng soi đường. “Từ ấy” như một dấu mốc thiêng liêng, làm thay đổi cả cuộc đời một con người. Tác giả ví đó như “nắng hạ” mang sức mạnh xua tan những ngày tăm tối. Nếu mặt trời mang đến sự sống, giúp vạn vật sinh sôi phát triển thì ánh sáng của Đảng chính là mặt trời để giúp hàng triệu người dân Việt Nam thoát khỏi bóng tối tù đày, nô lệ. Ở đây, tác giả đã sử dụng hai động từ mạnh là “bừng” và “chói” để diễn tả cảm xúc đột ngột, mạnh mẽ, bùng phát sự vui sướng đến khó có thể kìm nén.

Niềm hạnh phúc ấy còn được diễn tả thành hình ảnh, âm thanh qua hai câu thơ sau:

Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim...

Tố Hữu sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh một cách tài tình: “hồn tôi” – “vườn hoa lá đậm hương và rộn tiếng chim”. Phần hồn vốn vô ảnh, vô hình nay lại được vẽ lên bởi những đường nét của bức tranh thiên nhiên tràn đầy sức sống, rộn ràng, tươi vui. Nhờ tiếp nhận cách mạng mà từ một con người chìm trong bóng tối nay đã có thể vươn mình về phía ánh sáng, để sống một cuộc đời có ý nghĩa hơn.

Sau sự kiện kết nạp vào Đảng, chính thức gia nhập hàng ngũ tiên phong cứu quốc, tự bản thân tác giả “Từ ấy” đã có sự chuyển biến mạnh mẽ về lẽ sống. Điều này được thể hiện rất rõ trong khổ thơ thứ hai của bài thơ:

Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời

Một cái “tôi” Tố Hữu đã được bộc bạch thẳng thắn, chẳng hề e dè ngần ngại. Nhưng nó khác với cái “tôi” khao khát cuồng si của Xuân Diệu, cũng chẳng giống cái “tôi” sầu thảm cô đơn của Huy Cận. Tố Hữu lấy cái “tôi” riêng lẻ để gộp vào cái chung của tập thể, càng ngày càng hòa nhập, càng ngày càng xích lại gần nhau.

Một loạt từ ngữ “buộc”, “trang trải”, “gần gũi” đã được sử dụng để chỉ sự gắn kết keo sơn đặc biệt này. Khi cộng đồng đất nước lên tiếng, chàng thanh niên Tố Hữu 18 tuổi ngày luôn luôn trong tư thế sẵn sàng để cùng sống, cùng chiến đấu tại “trăm nơi”, sát cánh với “bao hồn khổ”. Tất cả nhằm một mục đích cao cả vĩ đại khi tạo nên “một khối đời” đoàn kết vững mạnh, cùng nhau chống lại kẻ thù. Cả khổ thơ âm vang sức mạnh đồng cam cộng khổ của những con người đang sống, chiến đấu cho công cuộc cứu quốc. Ở đó mỗi cá nhân góp phần tạo nên sức mạnh lớn, không còn những nỗi niềm riêng, chỉ có tiếng nói, mục đích, quyết tâm chung.

Nếu Tố Hữu chỉ dừng ở chuyển biến nhận thức thôi thì có lẽ chưa đủ để tạo ra một bài thơ hay và có sức lay động đến vậy. Trong thâm tâm người cộng sản còn có những thay đổi về mặt tình cảm. Tác giả khẳng định chắc nịch rằng:

Tôi đã là con của vạn nhà
Em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn em nhỏ
Không áo cơm cù bất cù bơ

Tố Hữu gạt bỏ cái chủ nghĩa cá nhân để hòa nhập vào quần chúng lao khổ, để trở thành “con của vạn nhà”, “em của vạn kiếp”, “anh của vạn em nhỏ”. Biện pháp nghệ thuật điệp cấu trúc đã chỉ rõ mối quan hệ gắn bó khăng khít như máu mủ ruột thịt của nhà thơ với cộng đồng. Không còn sự phân tầng giai cấp, không còn phân biệt kẻ giàu người nghèo, bần nông hay trí thức, tất cả chỉ còn một Tố Hữu nỗ lực khao khát với trách nhiệm lớn lao là phải bảo vệ, cứu giúp những mảnh đời bất bạnh ngoài kia. Họ cần được giải phóng, cần được sống một cuộc đời của tự do, hạnh phúc. Tư tưởng của tác giả thấm nhuần đạo đức, lý tưởng cách mạng cao đẹp, liêm khiết.

Bài thơ “Từ ấy” là một khúc ca vui vẻ về sự giác ngộ lý tưởng, tình cảm của Tố Hữu khi đứng trước ánh sáng cách mạng vào độ tuổi rất trẻ. Ở đó ta thấy một con người tràn ngập những say mê, vui sướng, muốn cống hiến hòa mình vào cộng đồng. Các biện pháp nghệ thuật so sánh, ẩn dụ, điệp ngữ đã được sử dụng linh hoạt để tạo ra tính nhạc và giá trị nghệ thuật cho tác phẩm.

I. VĂN BẢNCâu 1: Qua bài thơ“ Đập đá ở Côn Lôn” em cảm nhận như thế nào về vẻ đẹp của nhà chiến sĩ yêu nước Phan Châu Trinh?Câu 2: Xéc-van-tét xây dựng cặp nhân vật tương phản qua hai nhân vật Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa qua những chi tiết nào? Tác dụng của biện pháp tương phản ấy?Câu 3: Trình bày một số tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe và tính mạng con người?Câu 4:...
Đọc tiếp

I. VĂN BẢN

Câu 1: Qua bài thơ“ Đập đá ở Côn Lôn” em cảm nhận như thế nào về vẻ đẹp của nhà chiến sĩ yêu nước Phan Châu Trinh?

Câu 2: Xéc-van-tét xây dựng cặp nhân vật tương phản qua hai nhân vật Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa qua những chi tiết nào? Tác dụng của biện pháp tương phản ấy?

Câu 3: Trình bày một số tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe và tính mạng con người?

Câu 4: Qua văn bản “Thông tin về ngày trái đất năm 2000” em hãy trình bày những tác hại của bao bì ni lông đối với môi trường?

Câu 5: Vì sao nói “Chiếc lá cuối cùng” là một kiệt tác của cụ Bơ-men?

Câu 6: Hình ảnh của “cậu vàng” có ý nghĩa như thế nào đối với Lão Hạc?

Câu 7 : Tình yêu thương mãnh liệt của chú bé Hồng đối với ngưới mẹ bất hạnh được thể hiện như thế nào qua văn bản “Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng?

Câu 8 : Trình bày diễn biến tâm lí của chị Dậu thể hiện qua cách xưng hô khi hội thoại với Cai Lệ trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” của nhà văn Ngô Tất tố.

II. TIẾNG VIỆT

Câu 1: Thế nào là câu ghép?

Phân tích cụm chủ- vị trong câu văn sau và cho biết đó có phải là câu ghép không?

Hôm nay, Lan đi xem phim còn Tuấn đang học bài và làm bài tập toán.

Câu 2: Thế nào là trường từ vựng? Tìm 4 từ ngữ thuộc trường từ vựng chỉ màu sắc?

Câu 3: Nêu công dụng của dấu ngoặc kép? Cho ví dụ minh hoạ.

Câu 4: Em hiểu thế nào là nói quá?

Tác dụng của phép nói quá trong 2 câu sau là gì?

“Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày”

(Bánh trôi nước- Hồ Xuân Hương)

Câu 5: Hãy nêu khái niệm và tác dụng của biện pháp tu từ nói giảm nói tránh? Cho ví dụ minh hoạ.

Câu 6: Thế nào là thán từ?

Thán từ trong câu dưới đây bộc lộ cảm xúc gì?

“Trời ơi! Sao bạn lại đến đúng lúc thế?”

Câu 7: Thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh? Đặt câu có sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh.

III. TẬP LÀM VĂN:.

Đề 1: Em hãy kể về một trò chơi dân gian mà em yêu thích.

Đề 2 : Em hãy kể lại những kỉ niệm sâu sắc của ngày đầu tiên đi học.

Đề 3 : Nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20-11, em đến chúc mừng thầy cô. Em hãy kể lại buổi gâp gỡ đầy xúc động đó.

Đề 4: Thuyết minh về một loài động vật có ích đối với con người.

Đề 5: Thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam

1
25 tháng 11 2016

Phần I

câu 5: Chiếc là cuối cùng là kiệt tác vì :

-nó giống như thật => cái tâm của người nghệ sĩ

-nó có tác dụng nhiệm màu là cứu sống Giôn-xi

-đc vẽ = tình yêu thương và đức hi sinh cao cả

-nó đc vẽ (.) 1 hoàn cảnh đặc biệt

-nó vẽ = 1 tình yêu nghệ thuật chân chính

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚTMÔN :Ngữ văn 8  Em hãy đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:            “Tùng ... tùng ... tùng ....” - tiếng trống trường vang lên gióng giả. Tôi nhanh chóng bước lên bậc thang cuối cùng hướng đến lớp học mà chỉ trong vài giây nữa thôi tôi sẽ trở thành thành viên chính thức. Bước vào lớp, tôi nhận ra đã có khá nhiều bạn đã đến sớm hơn,...
Đọc tiếp

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT

MÔN :Ngữ văn 8

 

 Em hãy đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

            “Tùng ... tùng ... tùng ....” - tiếng trống trường vang lên gióng giả. Tôi nhanh chóng bước lên bậc thang cuối cùng hướng đến lớp học mà chỉ trong vài giây nữa thôi tôi sẽ trở thành thành viên chính thức. Bước vào lớp, tôi nhận ra đã có khá nhiều bạn đã đến sớm hơn, tôi nhanh chóng tìm được chỗ ngồi cho mình ở bàn đầu tiên. Mọi người nói chuyện với nhau rất nhỏ, có lẽ vì các bạn cũng giống tôi, không quen biết nhiều bạn bè trong lớp.

            - Cậu ơi! Tớ ngồi đây được không? - một bạn nữ tiến đến.

            - Cậu ngồi đi! Chỗ ấy chưa có ai ngồi cả - tôi mời bạn ấy ngồi kèm theo nụ cười thân thiện nhất có thể, vì chắc đây sẽ là người đầu tiên tôi quen trong lớp. Tôi đang mừng thầm trong bụng thì cô giáo bước vào, chắc hẳn đây là cô chủ nhiệm.”

(Nơi bắt đầu của tình bạn - Bùi Thị Hồng Ngọc)

Câu 1: Nêu nội dung chính của đoạn trích trên.

Câu 2: Nội dung đoạn trích trên khiến em liên tưởng đến văn bản nào đã học trong chương trình Ngữ văn 8, kì 1. Trình bày vài nét về tác giả của văn bản em vừa tìm được.

Câu 3: Xác định thể loại và phương thức biểu đạt của văn bản đó.

Câu 4: Phát biểu cảm nghĩ về dòng cảm xúc của nhân vật chính trong truyện ngắn em vừa tìm được trong câu 2.

Câu 5: Tìm từ tượng thanh trong đoạn văn trên

0
Đề: Kể về một lần em mắc khuyết điểm khiến thầy cô giáo buồn.MB: Giới thiệu thời gian, không gian bắt đầu câu chuyện (giờ kiểm tra).TB:a. Các lớp đang làm tiết KT- Đề tương đối dễ, nếu có học và đầu tư.- Cả lớp tập trung làm bài (miêu tả).- Em luống cuống vì đề đối với em quá khó (em đã quên không học vì lo chơi cùng các bạn vào ngày chủ nhật vừa rồi).b. Hành động của...
Đọc tiếp

Đề: Kể về một lần em mắc khuyết điểm khiến thầy cô giáo buồn.
MB: Giới thiệu thời gian, không gian bắt đầu câu chuyện (giờ kiểm tra).
TB:
a. Các lớp đang làm tiết KT
- Đề tương đối dễ, nếu có học và đầu tư.
- Cả lớp tập trung làm bài (miêu tả).
- Em luống cuống vì đề đối với em quá khó (em đã quên không học vì lo chơi cùng các bạn vào ngày chủ nhật vừa rồi).
b. Hành động của em
- Lén lút lật sách (tập) ra xem.
- Cô phát hiện, nhắc nhở.
- Không xem đc tài liệu, lại xem bài của bạn bên cạnh.
- Cô nhắc nhở tiếp tục.
c. Thái độ của em
- Vẫn ngoan cố hỏi bài bạn.
- Bạn không cho, giật bài của bạn để chép vào.
- Cô gọi đứng lên, lại có thái độ nghênh ngang, bất cần, không biết hối lỗi.
- Cô không nói gì nhưng rất buồn vì thái độ của em.
d. Hối hận về việc làm của mình
- Ngồi suy nghĩ và cảm thấy hổ thẹn, xấu hổ trước việc làm của mình.
- Hết giờ đến xin lỗi cô, nhận khuyết điểm của mình.
- Cô tha thứ, khuyên bảo, hứa với cô.
KB:
- Cảm nghĩ của em về việc làm của mình.
- Rút ra bài học từ việc làm trên.

VIẾT THEO DÀN Ý NHÉ!

2
23 tháng 10 2017

Trong cuộc đời mỗi con người, ai cũng có lần mắc khuyết điểm. Nhưng có những khuyết điểm khiến ta luôn ray rứt mãi. Đó là trường hợp của tôi. Đến tận bây giờ tôi vẫn còn nhớ như in chuyện của ngày hôm ấy. Tôi ân hận đã khiến cô buồn phiền vì lỗi lầm của mình nhưng tôi tin rằng Cô sẵn sàng cảm thông và tha thứ cho tôi.

Tôi vốn là một học sinh giỏi Toán của lớp. Bài kiểm tra nào tôi cũng đạt điểm chín, điểm mười. Mỗi lần, cô gọi điểm, tôi luôn tự hào và trả lời rất rành rọt trước sự thán phục của bạn bè trong lớp. Một hôm, trong giờ ôn tập, tôi chủ quan không xem lại bài cũ. Theo thường lệ, cô sẽ gọi các bạn lên bảng làm để lấy điểm. Tôi khăng khăng nghĩ rằng cô sẽ không gọi đến tôi đâu, bởi tôi đã có điểm kiểm tra miệng rồi. Vì vậy, tôi ung dung ngắm trời qua khung cửa sổ và thả hồn tưởng tượng đến trận kéo co mà đội lớp tôi và lớp bảy năm sẽ diễn ra chiều nay. Nhưng chuyện bất ngờ đã xảy ra, một tin "chấn động" làm lớp tôi nhốn háo cả lên. Cô giáo yêu cầu chúng tôi lấy giấy ra làm bài kiểm tra. Biết làm sao bây giờ? Tôi vẫn chưa ôn bài cũ. Mỗi khi làm bài, cô thường báo trước để chúng tôi chuẩn bị mà. Còn hôm nay sao lại thế này? Tôi ngơ ngác nhìn quanh một lượt và chợt bừng tỉnh khi nhỏ Hoa ngồi cạnh huých tay vào sườn nhắc tôi chép đề và lo làm bài. Tôi loay hoay mãi cứ viết rồi lại xóa. Nhìn quanh tôi thấy các bạn chăm chú làm bài. Về phía tôi, đầu óc tôi quay cuồng như muốn vỡ tung, tôi hoàn toàn mất bình tĩnh và không thể suy nghĩ được cách làm bài. Thời gian đã hết, tôi nộp bài mà lòng cứ thấp thỏm, không yên. Tôi nghĩ đến lúc phát bài ra, bài tôi bị điểm kém tôi sẽ ra sao đây? Tôi sẽ mất mặt trước lớp, lại bị cô giáo khiển trách, chưa nói đến việc thế nào bố mẹ cũng la rầy. Bố mẹ sẽ đốt sạch sành sanh kho tàng truyện tranh của tôi cho mà xem. Tôi phải làm gì đây? Tôi phải làm gì đây? Các câu hỏi dồn dập ấy đạt ra khiến tôi càng lo lắng hơn.

Rồi thời khắc định mệnh đã đến. Như mọi lần, tôi nhận bài từ tay cô để phát cho các bạn. Liếc qua bài mình, con số ba khiến tim tôi thắc lại. Tôi đã cố không để ai nhìn thấy và cố giữ nét mặt thản nhiên. Vẻ mặt ấy che giấu biết bao sóng gió đang quay cuồng, đang nổi lên trong lòng. Thật là chuyện chưa từng có. Tôi biết ăn nói làm sao với cô, với bố mẹ, với bạn bè bây giờ? Tôi lo nghĩ và bất chợt nảy ra một ý... Cô giáo bắt đầu gọi điểm vào sổ. Đến tên tôi, tôi bình tĩnh xướng to "Tám ạ!". Cô giáo dường như không phát hiện. Tôi thở phào nhẹ nhõm và tự nhủ: "Chắc cô không để ý đâu ví có gần chục bài bị điểm kém cơ mà!". Để xóa sạch mọi dấu vết, tối hôm ấy tôi làm lại bài khác rồi lấy bút đỏ ghi điểm "tám" theo nét chữ của cô. Ngày qua ngày, cứ nghĩ đến lúc cô giáo đòi xem lại bài, tôi lạnh cả người. Trời hỡi, đúng như lời "tiên tri", trời xui đất khiến làm sao ấy, cô thật sự muốn xem lại bài chúng tôi vì điểm tám không khớp với con số cô tổng kết trước khi trả bài. Cả người tôi lạnh run, mặt tôi tái mét. Tôi chỉ muốn trốn ra khỏi lớp mà thôi. Và tôi càng hốt hoảng hơn khi nghe cô gọi tên tôi. Cô đã phát hiện ra tôi sửa điểm. Cô gọi tôi lên và đưa giấy mời phụ huynh ngay. Cả lớp tôi như bị bao trùm bởi cái không khí nặng nề, khô khốc ấy. Cô chẳng nói lời nào với tôi khiến tôi càng sợ và càng bối rối hơn. Tôi không còn tâm trạng để học các môn khác. Tôi cảm thấy "ghét" cô biết bao! Tôi mới vi phạm lần đầu đầu thôi mà sao cô không tha thứ cho tôi. Tôi sẽ ghi nhớ điều này và chỉ muốn trả thù cô. Sự việc tiếp theo đó thì ba mẹ tôi đã phạt tôi suốt mấy tuần lễ không cho xem truyện, bắt tôi làm bài tập Toán miệt mài. Tôi lại càng "ghét" cô hơn... Và thế là một ngày nọ, khi hết giờ đến giờ ra chơi, các bạn chạy lên bàn hỏi bài cô, tôi đã nhanh tay giấu đi quyển số chủ nhiệm và một quyển sổ tay của cô. Tôi chỉ nghĩ làm cô tức và lo lắng... Tôi thấy cô quay lại lớp tìm và thông báo cho cả lớp. Nhưng không một ai biết... Cô không hề mảy may nghi ngờ đến những cô cậu học trò bé bỏng của cô. Đúng như tôi dự đoán, cô phải nộp sổ chủ nhiệm cho nhà trường. Cô làm mất sổ nên bị nhà trường khiển trách. Trên môi cô không nở được nụ cười nào, trông cô buồn rười rượi. Cô phải mất thời gian làm lại quyển số ấy. Điều ấy làm tôi thấy hả dạ.

Một hôm, tôi tình cờ giở quyển sổ tay của cô ra xem. Từng trang, từng trang là những ghi nhận về công việc, có cả những trang cô kỉ niệm của lớp. Cô ghi lại tên các bạn bị ốm, nhận xét bạn này cần giúp đỡ về môn nào, bạn nào tiến bộ... Tôi cảm thấy bất ngờ quá. Thì ra cô đã rất chăm chút, yêu thương chúng tôi. Tôi lật đến trang gần cuối, cô viết về bài kiểm tra Toán gần đây của lớp. Tôi hết sức ngạc nhiên khi có một đoạn nhỏ cô viết về tôi: "Không hiểu sao con bé Trinh làm bài tệ quá nhỉ? Hay nó gặp chuyện gì không vui? Mình phải tìm hiểu nguyên nhân xem có giúp em ấy được gì không? Thường trò này rất chăm ngoan, luôn giúp đỡ bạn bè và lễ phép..."Đọc những dòng tâm tình của cô, tôi thấy khóe mắt mình cay cay, lòng tôi như thắt lại. Giờ đây tôi mới biết cô luôn xem tôi là đứa trò ngoan, luôn lễ phép và tôn trọng cô. Cô luôn nghĩ vì lí do nào đó khiến tôi khiến tôi không làm bài được chứ có nghĩ vì tôi lười học bài đâu. Cô cho tôi điểm ba cũng đáng thôi. Điểm ba ấy khiến tôi khiến tôi phải nhắc nhở mình... Tôi biết làm gì để chuộc lỗi ngoài việc đem trả sổ cho cô và xin lỗi cô. Mong sao cô có thể tha thứ cho tôi. Nghĩ vậy, sáng hôm sau, tôi định đem sổ vào trả cô thì hay tin cô phải về quê gấp vì mẹ cô đang bệnh nặng không có người chăm sóc. Cô đã nộp đơn xin nghỉ việc một thời gian... Cái tin ấy làm tôi sửng sốt. Hai quyển sổ vẫn còn nguyên trong cặp của tôi. Tôi không biết làm thế nào để liên lạc với cô đây? Mọi thứ giờ đã quá muộn. Giá như lúc ấy tôi không sửa điểm thì có lẽ tôi sẽ không gây nên bao lỗi lầm, bao buồn phiền cho cô đâu. Và tôi cũng không phải ray rứt như bây giờ. Tôi chẳng biết làm gì hơn, chỉ biết dày vò chính bản thân. Bao cảm xúc đè nén trong tôi làm tôi muốn vỡ tung. Tại sao ngày ấy tôi lại có những suy nghĩ sai lầm và ngốc nghếch đến thế để rồi bây giờ ân hận mãi. Tôi không còn gặp cô nữa và chẳng biết làm sao để xin lỗi cô. Tôi chỉ còn biết gìn giữ quyển sổ của cô và mong một ngày gần đây tôi sẽ gặp lại cô, sẽ trả sổ cho cô và kèm lời xin lỗi chân thành của tôi. Cô ơi...

Thời gian không dừng lại. Giờ đây tôi đã xa cô. Chiếc ghế cô ngồi giờ đã có người thầy khác. Tôi dẫu biết người thầy ấy cũng sẽ yêu thương, lo lắng cho chúng tôi nhưng tôi chỉ mong tìm lại bóng dáng của cô ngày nào. Tôi mong có thể gặp lại cô để xin lỗi, để nhận được sự tha thứ, bao dung của cô. Cô ơi, con thật lòng xin lỗi cô...

23 tháng 10 2017

Trong cuộc sống, mỗi chúng ta không ít lần mắc lỗi nhưng có những lỗi lầm đã gây ra không bao giờ chúng ta quên được. Bây giờ, cứ mỗi lần nhớ đến cô giáo dạy văn năm lớp bảy, tôi lại thấy trong lòng mình ray rứt vì đã vô lễ với cô.

Tôi vốn là một đứa trẻ bất hạnh nhất trên đời – tôi luôn nghĩ về bản thân mình như vậy. Mẹ tôi sinh ra tôi nhưng tôi không có bố. Từ bé tôi đã luôn bị mọi người xung quanh khinh miệt, giễu cợt là “đồ con hoang”. Nhiều bà mẹ không cho con họ chơi với tôi. Tôi sống thui thủi như thế với mẹ trong căn nhà nhỏ tồi tàn cuối xóm. Từ bé, tôi không thấy ai tốt bụng và thương tôi ngoài mẹ tôi. Hai mẹ con tôi sống trơ trọi không họ hàng trong sự khinh miệt của mọi người xung quanh. Trong mắt tôi, loài người thật xấu xa và độc ác – trừ người mẹ hiền lành mà tôi hết lòng thương yêu và kính trọng. Đến tuổi đi học, tôi không chơi với bạn nào trong lớp, luôn lãnh đạm, thờ ơ với mọi người xung quanh.

Năm ấy, tôi học lớp bảy. Trong giờ văn, hôm nay lớp học văn nghị luận chứng minh. Cô giáo giảng đề “Lá lành đùm lá rách”. Cô đã dùng nhiều lập luận và dẫn chứng gần gũi, cụ thể, thiết thực để cho chúng tôi thấy đấy là lòng nhân ái của người Việt Nam ta. Giảng xong, cô cho lớp viết bài, tiết sau cô sẽ sửa. Tiết học sau, cô gọi một số bạn nộp bài cho cô sửa – trong đó có tôi. Cô gọi tôi lên và hỏi: "Toàn, tại sao em lại không làm bài mà để giấy trắng? Em không hiểu bài à? Không hiểu chỗ nào cô sẽ giảng lại cho?"

Phản ứng của tôi bất ngờ đến mức làm cả lớp sững sờ nhìn tôi. Tôi gân cổ lên trả lời cô: "Em không làm vì em không thèm làm chứ không phải không hiểu. Toàn là nói dối, bịa đặt, trên đời này làm gì có lòng nhân ái, người yêu thương người. Tại sao em lại chứng minh điều dối trá như thế là đúng cơ chứ?" Tôi nói mà không biết mình đang nói gì. Có lẽ đó là những điều uất ức dồn nén từ lâu hôm nay bộc phát. Cả lớp đổ dồn những cặp mắt ngỡ ngàng về phía tôi. Còn cô giáo thì mặt tái xanh, tôi thấy cô giận đến run người. Cô không nói lời nào mà bước nhanh ra khỏi lớp. Tôi biết cô rất giận. Cô sợ không kìm chế được cảm xúc nên bước ra ngoài chăng? Tôi thoáng ân hận vì quá lời với cô nhưng tôi không thấy mình sai. Lớp trưởng đến bên tôi nhẹ nhàng: "Tại sao cậu vô lễ như thế? Đi theo xin lỗi cô đi!" Tôi giận dữ: "Tớ không nói sai. Tớ không có lỗi!".

Sau sự việc trên, tôi đinh ninh mình sẽ bị đuổi học hoặc chí ít là mời phụ huynh. Tôi chỉ lo mẹ sẽ buồn. Cuối giờ, cô gọi tôi lên gặp riêng cô. Tôi biết mình sẽ bị khiển trách rất nặng. Tôi bước vào phòng giáo viên, cô ngồi đó vẻ mặt buồn rười rượi. Trên đôi mắt đen lay láy của cô còn ngân ngấn nước. Tôi đoán cô vừa khóc và thấy ngạc nhiên. Tôi càng ngạc nhiên hơn khi cô không trách mắng tôi mà nhẹ nhàng phân tích cho tôi thấy rằng tôi nghĩ như thế là lệch lạc. Các bạn đã luôn gần gũi và giúp đỡ tôi, cô đã luôn quan tâm và yêu thương tôi,... Tôi vô cùng ân hận. Tôi lí nhí xin lỗi cô. Cô dịu dàng xoa vào đầu tôi và bảo: "Em hiểu được như thế là tốt và đừng nên mất niềm tin vào tình người như thế! Cô không giận em đâu". Dù cô nói vậy nhưng tôi vẫn thấy mình thật có lỗi khi vô lễ với cô.

Tôi thật biết ơn cô vì đã dạy tôi bài học về tấm lòng độ lượng và giúp tôi lấy lại niềm tin về tình người

Cô đơn thay là cảnh thân tùTai mở rộng và lòng sôi rạo rựcTôi lắng nghe tiếng đời lăn náo nứcỞ ngoài kia vui sướng biết bao nhiêu !(Tâm tư trong tù – Tố Hữu)Câu 1: Những lời thơ trên gợi em nhớ tới bài thơ nào đã được học trong chương trình Ngữ văn 8? Hãy chép lại chính xác sáu câu đầu của bài thơ đó. Câu 2: Trong đoạn thơ em vừa chép có một âm thanh đã làm thức dậy cả tâm hồn...
Đọc tiếp

Cô đơn thay là cảnh thân tù

Tai mở rộng và lòng sôi rạo rực

Tôi lắng nghe tiếng đời lăn náo nức

Ở ngoài kia vui sướng biết bao nhiêu !

(Tâm tư trong tù – Tố Hữu)

Câu 1: Những lời thơ trên gợi em nhớ tới bài thơ nào đã được học trong chương trình Ngữ văn 8? Hãy chép lại chính xác sáu câu đầu của bài thơ đó.

Câu 2: Trong đoạn thơ em vừa chép có một âm thanh đã làm thức dậy cả tâm hồn của nhân vật trữ tình. Đó là âm thanh gì? Vì sao âm thanh đó lại có thể tác động mạnh mẽ đến tâm hồn nhân vật như vậy?

Câu 3: Từ đoạn thơ đã chép, hãy viết một đoạn văn khoảng 10 câu theo cách lập luận tổng hợp – phân tích – tổng hợp trình bày cảm nhận của em về ý kiến: “Sáu câu thơ lục bát thanh thoát mở ra cả một thế giới rộn ràng, tràn trề nhựa sống”.

1
7 tháng 2 2021

em nợi chị

Trong truyện Lão Hạc, Nam Cao có viết:Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm. Những người nghèo nhiều tự ái vẫn thường như thế. Họ dễ tủi thân nên rất hay chạnh lòng. Ta khó mà ở cho vừa ý họ...Hỡi ơi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết. Một người như thế ấy!... Một người đã khóc vì trót lừa một con chó!... Một người nhịn ăn để...
Đọc tiếp

Trong truyện Lão Hạc, Nam Cao có viết:

Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm. Những người nghèo nhiều tự ái vẫn thường như thế. Họ dễ tủi thân nên rất hay chạnh lòng. Ta khó mà ở cho vừa ý họ...

Hỡi ơi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết. Một người như thế ấy!... Một người đã khóc vì trót lừa một con chó!... Một người nhịn ăn để tiền lại làm ma, bởi không muốn liên lụy đến hàng xóm, láng giềng... Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót binh Tư để có ăn ư? Cuộc đời quả thật cứ một ngày một thêm đáng buồn...

Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác.k

Những cái "buồn" của nhân vật 'tôi' thể hiện như thế nào? Qua đó em hiểu ý nghĩ của n.v tôi như thế nào?

1
GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
21 tháng 9 2019

* Những cái "buồn" của nhân vật tôi thể hiện trong truyện:

- Ông giáo buồn khi muốn đỡ đần, giúp đỡ lão Hạc nhưng lão nhận ra sự khó chịu của thị - vợ ông giáo. Nên từ đó lão xa ông giáo dần, từ chối gần như hách dịch sự giúp đỡ của ông giáo.

- Ông giáo buồn khi biết tin lão Hạc xin Binh Tư bả chó. Ông giáo nghĩ lão Hạc đến bước đường cùng cũng trở nên tha hóa, nối gót Binh Tư, đi bắt chó nhà hàng xóm để có miếng ăn.

- Ông giáo buồn khi hóa ra cuộc đời vẫn đáng buồn khi cái sự nghèo khiến con người dễ bị tha hóa (như Binh Tư) hoặc bị dồn vào đến bước đường cùng (như lão Hạc), phải chọn cái chết để giữ lương tri và lòng tự trọng

* Những điều "buồn" cho thấy ông giáo là người giàu tình cảm, có tấm lòng nhân đạo sâu sắc. Biết nghĩ và biết thương người. Chỉ có điều nhận thức được những điều ấy mà không đủ sức mạnh để thay đổi, chuyển suy xã hội nên chỉ biết đau lòng, khóc và thương cho những kiếp người bất hạnh.

Cho đoạn văn:Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bấy giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu...
Đọc tiếp

Cho đoạn văn:
Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bấy giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc?
(Ngữ văn 8, tập 1)
a) Qua đoạn trích e thấy được tâm trạng, cảm xúc gì của bé Hồng khi gặp lại mẹ.
b) Chỉ ra yếu tố miêu tả ,biểu cảm có trong đoạn trích ?
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------
sáng mai mình thi r

 

1
15 tháng 3 2017

Gạch ý thôi bạn nhé!:

- Tình cảm chú bé dành cho mẹ bao la dạt dào
- Cảm xúc nhớ nhung, thân quen dạt dào!
- Miêu tả: Đến bấy giờ..... gò má.
- Biểu cảm: Hay tại.... sung túc!