Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu đáp án đúng nhất:
Câu 1: Ngày 20 -11 là ngày để thể hiện tinh thần nào?
A .Yêu nước B. Tôn sư trọng đạo
C .Chăm chỉ D. Trung thực
Câu 2: Góc học tập ngăn nắp phù hợp sẽ giúp em:
A. Giúp thoải mái và hoạt động hiệu quả B. Ngủ ngon hơn
C. Để không bị bố mẹ mắng D. Không tác dụng gì.
Câu 3: Điều em không hài lòng về bản thân nhất?
A Chăm chỉ B. Trung thực
C. Lười, thiếu tính tự giác D.Trách nhiệm
Câu 4: Đâu là địa danh không phải của quê hương Bắc Giang
A.Sông Thương. B. Thành Xương Giang.
C.Vịnh Hạ Long. D. Chùa Vĩnh Nghiêm.
Câu 5: Hành vi nào thể hiện năng lực giao tiếp chưa phù hợp?
A. Chào hỏi, thể hiện sự vui vẻ thân thiện. B. Tôn trọng, lắng nghe người khác.
C. Lời nói thô tục, lỗ mãng. D. Nói lời lễ phép, khiêm tốn.
Câu 6: Việc làm nào thể hiện cách chi tiêu chưa hợp lí?
A. Lên danh sách những thứ cần mua. B. Mua những thứ thật sự cần thiết.
C. Biết mặc cả khi mua hàng. D. Mua bừa, mua những thứ không cần thiết.
Câu 7. Nơi cất giữ và trưng bày những thành tích của nhà trường đã đạt được là:
A. phòng truyền thống. B. thư viện của trường.
C. hội đồng sư phạm. D. phòng Hiệu trưởng
Câu 8: Nghề truyền thống của huyện Yên Dũng?
A. Làng nghề gốm Làng Ngòi, Tư MạiB. Làng nghề trống Đọi Tam
C. Làng nghề dệt Nha xáD.Làng nghề thêu ren Thanh Hà
Câu 9: Ngày nhà giáo Việt Nam được thành lập năm nào?
A.1982B. 1985
C.1992C.1995
Câu 10: Góc học tập của em không nên bao gồm gì?
A.Đồ ăn.B.Sách, vở.
C.Đồ dùng học tập.D.Đèn bàn.
Câu 11: Đâu không phải lí do cần thường xuyên dọn dẹp góc học tập?
A.Giúp góc học tập gọn gàng, thuận tiện cho việc sử dụng
B.Giúp em giải trí chơi trò chơi thuận tiện
C.Rèn luyện tính kiên nhẫn, tự giác
D.Giúp em học tập thoải mái và hiệu quả
Câu 12: Làng nghề truyền thống tổ hợp mộc, ở xã nào huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang.
A. Quỳnh Sơn B.Tân An C.Lãng Sơn D. Trí YênCâu 13: Ý nào chưa đúng cho những thay đổi của em so với khi là học sinh tiểu học.
A. Những thay đổi về chiều cao, cân nặng, vóc dáng…
B. Những thay đổi của em về ước mơ trong cuộc sống, về tương lai.
C. Những thay đổi trong ý thức trách nhiệm đối với học tập.
D.Những thay đổi của em về tiêu chí chọn bạn .
Câu 14: Ý nào sau đây không thể hiện mình đã lớn trong cuộc sống hàng ngày.
A.Tự giác học tập. B. So bì với em nhỏ.
C. Tôn trọng bạn bè. D. Nhường em nhỏ.
Câu 15: Điều nào sau đây không đúng với bản thân em ?
A. Trung thực. B. Nhân ái. C. Trách nhiệm. D.Vô ý thức.
Câu 16: Việc nào không nên làm khi thiết lập mối quan hệ thân thiện với các bạn mới ?
A. Cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ nhau.
B. Ích kỉ, không biết cảm thông, chia sẻ giúp đỡ bạn.
C. Chân thành , thiện ý với bạn.
D. Cởi mở, hòa đồng với bạn.
Câu 17: Biện pháp nào phù hợp nhất để điều chỉnh thái độ cảm xúc của bản thân với những người xung quanh trong những biện pháp sau?
A. Thường xuyên xem điện thoại.
B. Rủ bạn xem điện thoại cùng.
C. Suy nghĩ tích cực về người khác, không phản ứng khi bản thân đang bực tức.
D. Đóng cửa suy nghĩ một mình.
Câu 18: Khi đi học về, em thấy em trai lục tung sách vở của mình, em sẽ:
A.Tức giận, quát mắng em.
B. Nhẹ nhàng khuyên bảo em và sẽ cất đồ đạc cẩn thận hơn nữa.
C. Khóc toáng lên, nhờ bố mẹ giải quyết.
D. Lao vào lục tung đồ của em lên để trả thù em.
Câu 19: Đi học về trời nắng rất mệt, bố mẹ thì đi làm chưa về. Gặp tình huống này em sẽ làm gì?
A. Bật quạt nằm xem TV cho bớt mệt.
B. Cáu giận khi thấy bố mẹ về muộn.
C. Sang nhà ông bà ăn cơm trước rồi đi ngủ.
D. Cố gắng nấu cơm cho ba mẹ, rồi nghỉ một lát, đợi bố mẹ về ăn cơm cùng.
Câu 20: Bạn Hà khi lên lớp 6 còn rất rụt rè và nhút nhát. Vậy nếu em là bạn của Hà em sẽ giúp bạn như thế nào để bạn tự tin hơn? Khoanh tròn vào đáp án đúng.
A. Chê bai bạn, kể xấu bạn.
B. Tâm sự, gần gũi và rủ bạn tham gia vào các hoạt động chung cùng với mình.
C. Lôi kéo bạn khác cùng trêu bạn.
D. Mặc kệ bạn, ai có thân người ấy lo.
Câu 21. Đâu là truyền thống phù hợp với chủ đề bài học “Thầy cô với chúng em”
A. Hiếu học B. Yêu nước. C. Đoàn kết. D. Tôn sư trọng đạoCâu 22. Những việc làm nào cần làm để tự chăm sóc bản thân
A.Luôn giữ cơ thể sạch sẽ, ăn mặc gọn gàng.
B.Ăn uống điều độ, tập thể dục thể thao
C.Luôn lạc quan, yêu đời
D.Tất cả các đáp án trên.
Câu 23. Câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ nào sau đây nói về lòng nhân ái của con người Việt Nam
A. Thương người như thể thương thân
B. Mồng một tết Cha, mồng ba tết Thầy
C. Lời nói chẳng mất tiền mua lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
D. Con dại cái mang.
Câu 24: Chúng ta cần phải giữ gìn phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương vì
A. Giúp ta có thêm kinh nghiệm,
B. Giúp ta có thêm sức mạnh.
C. Góp phần làm phong phú truyền thống bản sắc dân tộc Việt Nam.
D. Đáp án A, B, C đều đúng.
Câu 25: Hành vi nào sau đây được coi là gìn giữ, phát huy truyền thống của quê hương?
A. Hà tự hào về làng nghề truyền thống nơi bạn sinh sống
B. Hà chê bai nghề truyền thống của quê hương bạn Giang
C. Hà quảng bá về làng nghề truyền thống nơi bạn sinh sống qua phương tiện truyền thông
D. Cả A và C đúng
II. PHẦN TỰ LUẬN(5,0 điểm)
Câu 1. Hôm nay đến lớp em thấy bạn Dũng ăn quà bỏ rác vào ngăn bàn bạn Minh. Bạn Minh nhìn thấy tỏ ra khó chịu và mắng bạn Dũng. Nhìn thấy tình huống này em sẽ làm gì? Nếu là Minh, em sẽ xử lí tình huống này như thế nào? (2 điểm)
Câu 2. Cảm nhận của em về ngôi trường mới. (Hình thức: một đoạn văn từ 10 đến 20 dòng)(3 điểm)
Giúp mình với!!!
* Vấn đề quan tâm hiện nay đối với sông, hồ là ô nhiễm môi trường nước
* Nguyên nhân:
- Ô nhiễm do nguồn gốc tự nhiên.
- Ô nhiễm do nước thải sinh hoạt.
- Ô nhiễm do hoạt động các khu công nghiệp.
- Ô nhiễm do hoạt động sản xuất nông nghiệp.
- Ô nhiễm do rác thải y tế.
* Hậu quả :
Hậu quả đối với con người
Sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm lâu ngày sẽ tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường ruột, dịch tả, các bệnh lý về da, nguy hiểm hơn còn khiến chúng ta ngộ độc, mắc các bệnh như ung thư, dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ….
Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tuổi thọ và năng suất làm việc của con người chúng ta.
Hậu quả đối với sinh vật, thực vật
Các hóa chất, vi khuẩn tồn tại trong nước khiến cho các sinh, thực vật chết dần chết mòn, làm mất cân bằng hệ sinh thái.
Hiện nay trên các con sông, ao hồ hiện tượng cá, tôm chết trắng sông không còn xa lạ với người dân gần đó.
Nguồn nước bị ô nhiễm cũng khiến cho các thực vật ngày càng còi cọc, khó phát triển và thậm chí là không phát triển được.
Hậu quả đến kinh tế
Khi con người sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm sẻ khiến sức khỏe giảm sút, kéo theo năng suất làm việc ngày càng kém. Làm mất mỹ quan đô thị khi lượng rác thải và nước thải bốc mùi hôi thối khó chịu. Chính những tác nhân đó làm kìm hãm sự phát triển kinh tế của xã hội.
* Biện pháp hạn chế :
Để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường nước như hiện nay thì mỗi người chúng ta cần phải chung tay góp sức để bảo vệ môi trường sống của chúng ta cũng như cân bằng hệ sinh thái tự nhiên.
- Mỗi người trong chúng ta phải nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, không xả thải bừa bãi.
- Nhà nước cần có các hoạt động tuyên truyền về tác hại của việc ô nhiễm nguồn nước, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho nhân dân (đặc biệt các vùng dân tộc thiểu số và nông thôn).
- Cần xử lý triệt để các nhà máy xí nghiệp chưa xử lý nước thải mà thải thẳng ra môi trường hoặc xử lý không đạt chuẩn.
- Cải tiến hệ thống xử lý rác thải, nguồn nước để xử lý lượng rác thải, nước thải được thải ra mỗi ngày.
- Khuyến khích nông dân xây dựng các hầm chứa, hầm biogas để xử lý phân và nước tiểu của các động thực vật. Hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu, đặc biệt là các hóa chất cấm.
- Xây dựng các điểm tập kết, thu gom rác, tránh tình trạng xả rác bừa bãi, vứt rác ra ao hồ sông suối.
- Tuyên truyền, kêu gọi người dân thu gom rác thải tại các ao hồ, sông suối, biển.
refer
+ Không khí (nhiệt độ, độ ẩm) là nhân tố quan trọng trong quá trình hình thành đất. Nơi có không khí khô, nhiệt độ thấp quá trình phong hóa đất diễn ra chậm, đất kém dinh dưỡng; nơi có nhiệt độ độ ẩm lớn sẽ đẩy nhanh quá trình phong hóa, tầng đất dày và giàu mùn (ví dụ: quá trình hình thành đất feralit vùng đồi núi miền nhiệt đới)
- Không khí – sinh vật:
+ Không khí (Oxi) giúp sinh vật duy trì sự sống.
+ Sinh vật: có vai trò điều hòa không khí (thực vật), rừng xanh được ví như lá phổi của Trái Đất; nơi thiếu cây xanh không khí khắc nghiệt hơn.
- Sinh vật –địa hình:
+ Sinh vật tác động làm biến đổi địa hình: thực vật bám vào khe đá, làm phá hủy đá và các bề mặt địa hình....
+ Địa hình kết hợp với khí hậu hình thành các vành đai sinh vật theo độ cao: vùng chân núi dưới 500 m, hình thành cảnh quan miền nhiệt đới (sinh vật nhiệt đới phong phú về thành phần loài và số lượng); địa hình cao trên 2000m -> khí hậu lạnh giá-> xuất hiện cảnh quan núi cao với nhiều loài động vật chịu lạnh, thực vật thưa thớt chủ yếu là địa y, dương liễu..
Tham khảo
1.
Ô nhiễm do các điều kiện của tự nhiên. ...
Ô nhiễm nguồn nước do quá trình tăng dân số ...
Ô nhiễm nguồn nước do rác thải trong sinh hoạt. ...
Ô nhiễm nguồn nước từ rác thải y tế ...
Ô nhiễm nguồn nước do quá trình sản xuất nông nghiệp.
2. Vai trò của băng hà đối với tự nhiên và đời sống con người: - Góp phần điều hòa nhiệt độ trên Trái Đất. - Cung cấp nước cho các dòng sông. - Trong tương lại băng hà sẽ là nguồn cung cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất,...
Trong các hoạt động kinh tế của con người, hoạt động công nghiệp thường là nguồn gây tài nguyên cạn kiệt và ô nhiễm môi trường lớn nhất. Dưới đây là lý do tại sao hoạt động công nghiệp có tác động mạnh mẽ đến tài nguyên và môi trường:
- Sử dụng tài nguyên tự nhiên lớn: Công nghiệp yêu cầu sự sử dụng lớn các tài nguyên tự nhiên như nước, khoáng sản, và năng lượng. Sự tiêu thụ lớn của tài nguyên này có thể dẫn đến cạn kiệt nguồn cung cấp và làm suy giảm tính bền vững của môi trường tự nhiên.
- Sự ô nhiễm môi trường: Hoạt động công nghiệp thường sản xuất ra nhiều loại ô nhiễm môi trường như khí thải, chất thải rắn, và chất thải cấu trúc. Các khí thải này, như khí nhà kính và các chất gây ô nhiễm không khí, có thể gây biến đổi khí hậu và tác động xấu đến sức kháng của hệ thống sinh thái.
- Sự thay đổi đất đai và cảnh quan: Công nghiệp thường dẫn đến sự mất mát diện tích đất đai và sự biến đổi cảnh quan. Việc san lấp đất, chặt phá rừng, và xây dựng cơ sở hạ tầng có thể làm mất đi môi trường tự nhiên và nguy cơ giảm bảo tồn đa dạng sinh học.
- Sự ô nhiễm nước: Các hoạt động công nghiệp thường là nguồn gây ô nhiễm nước bởi vì chất thải công nghiệp, hóa chất, và chất cặn thải thường xả vào dòng nước và có thể gây hại cho nguồn nước sạch và động thực vật dưới nước.
- Sự ảnh hưởng đến sức kháng của hệ thống sinh thái: Hoạt động công nghiệp có thể làm thay đổi môi trường tự nhiên và làm suy giảm sức kháng của hệ thống sinh thái đối với biến đổi khí hậu và sự thay đổi môi trường.