Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo!
- Trong đời sống, kiến thức về sinh học cơ thể có thể được sử dụng trong các ngành nghề như: Y học - Chăm sóc sức khỏe; chăn nuôi, thú y, nuôi trồng thủy sản; trồng trọt, lâm nghiệp, môi trường; đào tạo khoa học công nghệ;…
- Tương lai của ngành nghề bảo vệ - chăm sóc sức khỏe con người là nghiên cứu, tìm ra các giải pháp mới được áp dụng trong khám chữa bệnh, kết hợp với công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo; giúp cải thiện sức khỏe, nâng cao tuổi thọ của con người.
Tham khảo:
* Gợi ý các lĩnh vực và ngành nghề liên quan đến sinh học cơ thể và triển vọng của ngành nghề đó trong tương lai:
- Công nghệ tế bào thực vật: Công nghệ nuôi cấy mô, tế bào cho phép sản xuất các giống cây trồng chất lượng cao, số lượng lớn và giá thành thấp, bảo tồn đa dạng sinh học, cho phép nuôi cấy sinh khối để thu nhiều hợp chất thiên nhiên phục vụ con người. Trong tương lai, việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ cho phép tạo ra các hệ thống canh tác an toàn, hữu cơ hoặc các giống cây trồng thích nghi với tình trạng biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp.
- Công nghệ tế bào động vật: Trong tương lai, công nghệ tế bào động vật không chỉ nuôi cấy tạo các mô, cơ quan thay thế cho các mô, cơ quan bị bệnh mà còn giúp tăng sinh khối, cung cấp nguồn tế bào cho công nghệ gene, nhân bản vô tính, sản xuất thịt nhân tạo,…
- Công nghệ tế bào gốc: Nghiên cứu các giải pháp mới và được áp dụng trong khám chữa bệnh ở người. Như điều trị ung thư bằng tế bào gốc; thay thế, cấy ghép cơ quan,…
- Ngoài ra, sinh học cơ thể có rất nhiều lĩnh vực có triển vọng trong tương lai, nhờ sự kết hợp với công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo, tự động hóa, như các lĩnh vực: Nông nghiệp thông minh; sản xuất giống cây trồng, vật nuôi với công nghệ cao; khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe với sự hỗ trợ của các phần mềm kết nối vạn vật và trí tuệ nhân tạo; sinh học vũ trụ, đại dương; phỏng sinh học;....
* Gợi ý: Lựa chọn nghề Bác sĩ.
- Những yêu cầu cần có để làm nghề đó:
+ Có hiểu biết về giải phẫu, cơ thể, sinh lí học, sinh lí bệnh, lâm sàng,… để có cơ sở cho chẩn đoán, điều trị bệnh, điều trị thuốc.
+ Hiểu biết về cơ thể người ở các cấp độ khác nhau, từ cơ thể, cơ quan, tế bào, phân tử, thậm chí dưới phân tử.
+ Thực hiện được các kĩ năng, năng lực đặc thù; các kĩ thuật đang được áp dụng trong khám, chữa và điều trị bệnh.
Ngành nghề | Kiến thức đã học |
Trồng trọt | Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng; cảm ứng ở thực vật; sinh trưởng và phát triển; sinh sản ở thực vật. |
Chăn nuôi | Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng; cảm ứng ở động vật; sinh trưởng và phát triển; sinh sản ở động vật. |
Y học | Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng; cảm ứng (hệ thần kinh, truyền tin qua synapse, cung phản xạ, phản xạ, ứng dụng); sinh trưởng và phát triển; sinh sản ở người. |
Lâm nghiệp | Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng; cảm ứng ở thực vật; sinh trưởng và phát triển; sinh sản ở thực vật. |
Giáo viên | Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật; cảm ứng; sinh trưởng và phát triển; sinh sản ở sinh vật. |
…. | … |
Tham khảo:
Bởi vì sinh học cơ thể liên quan đến nhiều ngành, nghề như Y, dược học, trồng trọt, chăn nuôi, thú y, lâm nghiệp, thủy sản. Vì vậy hiểu biết về sinh học cơ thể giúp chúng mình lựa chọn được ngành nghề phù hợp với bản thân.
Tham khảo!
- Các vị trí việc làm có liên quan đến sinh học cơ thể thực vật, động vật và người trong một bệnh viện hoặc trang trại nông nghiệp công nghệ cao:
| Sinh học cơ thể thực vật | Sinh học cơ thể động vật | Sinh học cơ thể người |
Vị trí việc làm | - Kĩ sư trồng trọt - Kĩ sư công nghệ sinh học - Kĩ thuật viên - Kỹ sư môi trường
| - Bác sĩ thú y - Kĩ sư chăn nuôi - Kĩ thuật viên
| - Bác sĩ - Dược sĩ - Điều dưỡng viên - Nghiên cứu viên
|
bạn viết sơ đồ lai cho từng trường hợp sẽ ra tỉ lệ chuột con nha
Đáp án C
Hô hấp sâu( hô hấp gắng sức) có sự tham gia của rất nhiều cơ hô hấp làm tăng lượng khí được trao đổi, nên tiêu tốn nhiều năng lượng ATP.
Tham khảo: Sinh học cơ thể liên quan đến nhiều ngành nghề trong đời sống của con người như Y, dược học, trồng trọt, chăn nuôi, thú y, lâm nghiệp, thủy sản,… Bên cạnh đó, cũng mở ra một số ngành mũi nhọn, phát triển mạnh trong tương lai như nông nghiệp công nghệ cao, kĩ thuật rau – hoa công nghệ cao,…