Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo nhé !
Mới vừa nghe thì cổ họng ông nghẹn ắng,da mặt tê rân rân,ông lặng đi tưởng như không thở được. Ông cúi gằm mạt xuống mà đi, khi về đến nhà: ông nằm vật ra giường, tủi thân ,nước mắt trào ra. Nó là nỗi ám ảnh trong ông. Chứng tỏ ông hai yêu làng cháy bỏng,tha thiết, nên ông cảm thấy đau đớn tủi nhục như mình phản bội. Ông đã rơi vào cuộc xung đột nội tâm giữa tình yêu làng với tình yêu nước .Ông tuyệt vọng khi mụ chủ nhà muốn đuổi gia đình ông đi . Ông bỏ ngay ý định về làng. Điều này cho thấy ông hai là người có lòng yêu làng nhưng tình yêu nước của ông đã bao trùm lên tình yêu làng
TK
Diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật ông Hai từ lúc nghe tin làng mình theo giặc đến kết thúc truyện.Khi nghe tin đột ngột, "cổ họng ông lão nghẹn đắng lại, da tê rân rân, …ông không thể không tin"Ông đi về nhà, mặt cúi gằm xuống đất, về đến nhà ông vật ra gường, nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão tràn ra. Ông đau đớn rít lên, nguyền rủa bọn phản bội.Suốt ngày ông Hai ở trong nhà, chẳng chịu đi đâu, ông luôn chột dạ …Ông quyết đoạn tuyệt với làng để đi theo kháng chiến, theo cách mạng "Làng thì yêu thật nhưng làng làm Việt Gian thì phải thù".Khi đi nghe tin cải chính làng chợ Dầu không theo giặc ông Hai như được hồi sinh "cái mặt bỗng tươi vui rạng rỡ hẳn lên", đi khắp nơi khoe việc nhà mình bị thằng giặc nó đốt.Ông Hai lại thấy đau đớn, tủi hổ khi nghe tin làng mình theo giặc vì ông yêu và tin làng của mình như đứa con yêu mẹ, một tình yêu hồn nhiên như trẻ thơ. Bỗng chốc, tin làng theo giặc như phản bội, quay lưng lại với niềm tin ấy của ông. Tâm trạng ấy của ông được thể hiện: ông Hai ăn không ngon, ngủ không yên, lúc nào cũng nơm nớm, bất ổn trong nỗi tủi nhục ê chề. Thậm chí ông không dám nhắc tới, phải gọi tên cái chuyện phản bội là "chuyện ấy". Ông tuyệt giao với tất cả mọi người, "không dám bước chân ra đến ngoài" vì xấu hổ.Qua đó thể hiện tấm lòng yêu làng tha thiết của ông Hai, tình yêu ấy thiêng liêng, sâu nặng biết bao nhiêu. Tình yêu quê hương làng xóm gắn bó với tình yêu Tổ quốc.- Về hình thức: chép chính xác câu chủ đề đã cho để tạo thành đoạn văn có dung lượng khoảng 10 câu (tối thiểu 8 câu, tối đa 12 câu), theo phương pháp quy nạp, có liên kết chặt chẽ, đủ lí lẽ và dẫn chứng, có sử dụng lời dẫn trực tiếp và câu ghép.
- Về nội dung: chỉ phân tích đoạn trích đã cho để làm rõ ý khái quát: ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế (độc thoại nội tâm rất lô-gic, đa dạng kiểu câu, giọng điệu,... ), nét mới trong tình yêu làng truyền thống của người nông dân (yêu làng kháng chiến, đặt tình yêu với đất nước lên trên,...)
- Tham khảo đoạn văn:
Trong đoạn văn được trích từ tác phẩm Làng của Kim Lân, ta thấy lời người đàn bà đi tản cư thông báo về cái tin dữ “cả làng chúng nó Việt gian theo Tây”... đã ám ảnh ông Hai, khiến ông có ý định “Hay là quay về làng?” ... (1). Đây là lời độc thoại nội tâm rất chân thực diễn tả những suy nghĩ, băn khoăn, không muốn rời xa cái làng mà mình vốn luôn hãnh diện, luôn “khoe ” (2). Thế nhưng suy nghĩ sai lầm ấy đã bị dập tắt ngay khi tác giả miêu tả một cách rất tinh tế những dòng độc thoại nội tâm của nhân vật (3). Bởi ông Hai hiểu rằng quay về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ Cụ Hồ, là chấp nhận làm nô lệ (4). Rồi ông mường tượng ra quá khứ đen tối và nhục nhã của kiếp sống trước mà còn cảm thấy “rợn cả người” (5). Trong con người ông Hai diễn ra cuộc đấu tranh nội tâm gay gắt giữa sáng và tối, được và mất (6). Để rồi người nông dân tản cư ấy đi đến quyết định dứt khoát: “Không thế được! Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù” (7). Thù cái làng mà mình đã từng yêu thương, từng gắn bó như máu thịt, đó là sự hi sinh vì làng đó đã theo Tây phản bội đất nước(8). Điều đó chứng tỏ ông Hai đã đặt tình yêu kháng chiến, yêu lãnh tụ lên trên tất cả. Lòng yêu nước đã bao trùm lên tình cảm làng quê, đây là nét mới, là chuyển biến sâu sắc trong tư tưởng, tình cảm của người nông dân thời kì kháng chiến chống Pháp (9). Vậy là, với ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, Kim Lân đã khắc họa thành công nét mới trong tình yêu làng truyền thống của người nông dân kháng chiến (10).
Suốt mấy ngày hôm sau, ông Hai không dám đi đâu, chỉ quanh quẩn ở xó nhà, nghe ngóng binh tình bên ngoài. Ông sống trong tâm trạng nơm nớp lo sợ, xấu hổ và nhục nhã. Cứ thoáng nghe thấy Tây, Việt gian, cam-nhông là ông lại “lủi ra một góc nhà nín thít”.
Ông Hai tiếp tục bị đẩy vào một tình huống thử thách căng thẳng, quyết liệt khi nghe tin mụ chủ nhà sẽ đuổi hết người làng chợ Dầu ở nơi tản cư. Ông cảm nhận được hết nỗi nhục nhã, lo sợ vì tuyệt đường sinh sống: “Biết đi đâu bây giờ”. Bị đẩy vào đường cùng, tâm trạng ông Hai vô cùng bế tắc, mâu thuẫn nội tâm được đẩy đến đỉnh điểm. Ông nghĩ hay là quay về làng nhưng lại hiểu rõ thế là phản bội cách mạng, phản bội Cụ Hồ. Thế rồi ông đã dứt khoát theo cách của ông: “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”. Rõ ràng, tình yêu nước đã rộng lớn hơn, bao trùm lên tình cảm với làng quê. Nhưng ông vẫn không thể dứt bỏ được tình cảm với làng. Vì thế mà ông càng đau xót, tủi hổ.
Trong tâm trạng bị dồn nén và bế tắc ấy, ông chỉ còn biết trút nỗi lòng của mình vào những lời tâm sự với đứa con út. Qua lời tâm sự với con, chúng ta thấy rõ 1 tình cảm sâu nặng và bền chặt với cái làng chợ Dầu, 1 tấm lòng thủy chung với kháng chiến, với cách mạng của con người ông Hai. Tình cảm đó là sâu nặng và thiêng liêng.