Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo
Dàn ý :
I. Mở bài:
- Giới thiệu vấn đề nghị luận: Sự thấu cảm trong cuộc sống hôm nay
II. Thân bài
1. Giải thích
- Thấu cảm là khả năng nhìn thế giới bằng con mắt của người khác, đặt mình vào cuộc đời của họ.
2. Bàn luận về vấn đề
- Ý nghĩa to lớn của sự thấu cảm với cuộc sống con người và xã hội
+ Ý nghĩa với cá nhân người có khả năng thấu cảm: có thể thấu hiểu, cảm thông, chia sẻ với những tâm trạng, cảm xúc, suy nghĩ của người khác. Qua đó, ta sẽ được mọi người tin cậy, yêu thương. Đó chính là chìa khoá của thành công và hạnh phúc.
+ Ý nghĩa đối với những người xung quanh: Mọi người khi nhận được sự cảm thông, sẻ chia trong những hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống sẽ vơi nhẹ nỗi buồn, có thêm động lực để vượt qua những khó khăn, thử thách.
+ Ý nghĩa với xã hội: Tạo dựng một xã hội thực sự nhân văn, tốt đẹp với những mối quan hệ giữa các cá nhân được gắn kết trong sự thấu cảm và tình thương.
+ Sự thấu cảm là cội nguồn của lòng trắc ẩn, của tình yêu thương, mang con người lại gần nhau hơn.
+ Khi có được sự thấu cảm, ta có thể có thể hòa hợp với tâm trạng của người ấy và có mong muốn được chia sẻ từ niềm vui đến nỗi buồn. Đó chính là lòng trắc ẩn.
+ Có được sự thấu cảm, mỗi người sẽ biết cảm thông, yêu thương và cũng chính là biểu hiện của lòng nhân ái, sự trắc ẩn.
+ Sự thấu cảm có thể mang lại sức mạnh kỳ diệu làm thay đổi con người, hướng con người tới sự hoàn thiện nhân cách.
- Biểu hiện của sự thấu cảm:
+ Có cái nhìn hiểu biết, thấu đáo, trọn vẹn; giúp ta biết cảm thông và chia sẻ với niềm vui, nỗi buồn; vị tha với lỗi lầm của người khác.
+ Đồng cảm, thẩu hiểu, cảm thông đối với người khác, đặt cá nhân mình vào vị thế, suy nghĩ của người khác để hiểu sâu sắc tình cảm, hành động của người đó.
- Bình luận mở rộng:
+ Phê phán những biểu hiện của những người chỉ thờ ơ, vô cảm, ích kỉ, chỉ biết đến bản thân mình và không quan tâm đến mọi thứ xung quanh.
+ Phản biện: Thấu cảm không có nghĩa là chúng ta bao che cho những hành vi xấu, ác (đạo đức, pháp luật) của người khác.
- Bài học nhận thức:
+ Ý thức được ý nghĩa và sức mạnh của tình yêu thương và sự cảm thông.
+ Biết sẻ chia ngay từ những điều nhỏ bé của cuộc sống với mọi người xung quanh. "Có gì đẹp trên đời hơn thế Người yêu người sống để yêu nhau".
+ Muốn rèn luyện lòng thấu cảm, phải luôn sống chân thành, cởi mở, bao dung và vị tha.
+ Hãy biết đặt mình vào người khác, không tùy tiện phán xét người khác.
=> Tóm lại, mỗi chúng ta cần có lối sống tích cực và xây dựng cho mình những tình cảm tốt đẹp, từ đó có sự thấu cảm trong cuộc sống.
III. Kết bài
- Khẳng định lại vai trò to lớn của sự thấu cảm trong cuộc sống con người, mang con người đến gần nhau hơn
a. Bài thơ thông qua câu:
"Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày nên sỏi đá"
=> Quê anh: nơi miền biển, đất đai đều bị nhiễm phèn, nhiễm mặn.
=> Quê tôi: miền núi, đất đai cằn cỗi toàn sỏi đá, khó canh tác.
=> Điều khiến họ - vốn xuất thân xa lạ trở nên quen nhau: vì cùng chí hướng, họ cùng ra đi vì nghĩa lớn, vì Tổ quốc lâm nguy và kêu gọi họ cầm vũ khí, cùng chung chiến hào giết giặc.
b. Tình đồng chí có quá trình hình thành:
- Xa lạ trở thành quen nhau, cùng đứng trong hàng ngũ giết giặc.
- Cùng nhau chia ngọt sẻ bùi, chung chăn "Súng bên súng đầu sát bên đầu/ Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ".
=> Dòng thứ 7 của bài thơ đặc biệt, chỉ có 2 chữ: "Đồng chí" kết hợp với dấu chấm than như một lời thốt lên đầy ngạc nhiên, thích thú khi phát hiện ra sự gắn kết ấy được gói gọn trong từ "đồng chí".
c. Sự thấu hiểu và sẻ chia
- Cùng chăm sóc nhau trong những hoàn cảnh khó khăn, bệnh tật: "Tôi với anh biết từng cơn ớn lạnh/ Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi".
- Thấu hiểu hoàn cảnh của nhau: "Áo anh rách vai, quần tôi có vài mảnh vá/ Chân không giày".
- Trao cho nhau nụ cười lạc quan, tiếp và truyền cho nhau sức mạnh tinh thần để chiến đấu: "Miệng cười buốt giá".
d. 3 câu cuối họ cùng đứng bên nhau, kề vai sát cánh "Đêm nay rừng hoang sương muối/ Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới/ Đầu súng trăng treo". Họ cùng canh gác chờ địch tới. Mũi súng hướng lên trời mà tác giả cảm giác như trăng treo ở đầu mũi súng. "Đầu súng trăng treo" là hình ảnh vừa thực vừa lãng mạn. Là điểm sáng trong bài thơ.
a. Bài thơ thông qua câu:
"Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày nên sỏi đá"
=> Quê anh: nơi miền biển, đất đai đều bị nhiễm phèn, nhiễm mặn.
=> Quê tôi: miền núi, đất đai cằn cỗi toàn sỏi đá, khó canh tác.
=> Điều khiến họ - vốn xuất thân xa lạ trở nên quen nhau: vì cùng chí hướng, họ cùng ra đi vì nghĩa lớn, vì Tổ quốc lâm nguy và kêu gọi họ cầm vũ khí, cùng chung chiến hào giết giặc.
b. Tình đồng chí có quá trình hình thành:
- Xa lạ trở thành quen nhau, cùng đứng trong hàng ngũ giết giặc.
- Cùng nhau chia ngọt sẻ bùi, chung chăn "Súng bên súng đầu sát bên đầu/ Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ".
=> Dòng thứ 7 của bài thơ đặc biệt, chỉ có 2 chữ: "Đồng chí" kết hợp với dấu chấm than như một lời thốt lên đầy ngạc nhiên, thích thú khi phát hiện ra sự gắn kết ấy được gói gọn trong từ "đồng chí".
c. Sự thấu hiểu và sẻ chia
- Cùng chăm sóc nhau trong những hoàn cảnh khó khăn, bệnh tật: "Tôi với anh biết từng cơn ớn lạnh/ Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi".
- Thấu hiểu hoàn cảnh của nhau: "Áo anh rách vai, quần tôi có vài mảnh vá/ Chân không giày".
- Trao cho nhau nụ cười lạc quan, tiếp và truyền cho nhau sức mạnh tinh thần để chiến đấu: "Miệng cười buốt giá".
d. 3 câu cuối họ cùng đứng bên nhau, kề vai sát cánh "Đêm nay rừng hoang sương muối/ Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới/ Đầu súng trăng treo". Họ cùng canh gác chờ địch tới. Mũi súng hướng lên trời mà tác giả cảm giác như trăng treo ở đầu mũi súng. "Đầu súng trăng treo" là hình ảnh vừa thực vừa lãng mạn. Là điểm sáng trong bài thơ.
Phần gợi ý đã khá chi tiết với em nói là ko cop mạng thì em nên tự làm đi em, tự thân vận động em ạ
Đề có cho Covid 19 phải lấy dẫn chứng covid nữa, cop cx p chọn lọc e ạ