Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Từ khi nhà Hán đặt chính sách cai trị, bên cạnh chính sách đô hộ và bóc lột về kinh tế, chính sách đồng hóa về văn hóa luôn được triều đại phong kiến phương Bắc thi hành, tuy nhiên nhân dân ta vẫn giữ được những nét văn hóa của người Việt đó là: Tục ăn trầu của người Việt, Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên vẫn được giữ đến tận ngày nay và những lễ hội của người Việt như hội Gióng, hội hát xoan, quan họ,… vẫn được lưu truyền và phát triển đến tận ngày nay.
- Trong thời kì Bắc thuộc, người Việt đã tiếp thu một cách chủ động và sáng tạo những giá trị văn hóa bên ngoài nhằm phát triển văn hóa truyền thống thêm đặc sắc và đa dạng. Trong đó, giao thoa văn hóa và sự xuất hiện của những yếu tố văn hóa mới là những xu hướng nổi bật. Điều này trước được thể hiện qua các sản phẩm thủ công đương thời.
1. Sa Huỳnh được nhà khảo cổ người Pháp M. Vinet phát hiện lần đầu tiên vào năm 1909 khi ông tìm thấy bên đầm An Khê (một đầm nước ngọt ở Sa Huỳnh, Đức Phổ, Quảng Ngãi) một số lượng lớn quan tài bằng chum (khoảng 200 chiếc). Các cuộc khai quật vào nhiều năm khác nhau tại di tích gò Ma Vương hay còn gọi là Long Thạnh Đức Phổ nơi được xem là có niên đại sớm nhất của nền văn hóa Sa Huỳnh, đã đem lại những đánh giá xác đáng và quan trọng về nguồn gốc và quá trình hình thành, phát triển văn hóa Sa Huỳnh. Nền văn hóa Sa Huỳnh đã được các nhà khảo cổ trên thế giới nghiên cứu từ đó đến nay và ngày càng sáng tỏ nhiều điều về đời sống của các tộc người thời tiền sơ sử ở miền Trung Việt Nam.
Xuất hiện cách nay khoảng 3.000 năm và kết thúc vào thế kỷ thứ 1, văn hóa Sa Huỳnh có lẽ đã tồn tại hơn 5.000 năm kéo dài từ hậu kỳ thời đại đồ đá mới đến đầu thời đại đồ sắt trên địa bàn các tỉnh từ Quảng Bình đến các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên. Với một sức sáng tạo mạnh mẽ và phong phú, Văn hóa Sa Huỳnh càng ngày càng thấy có sự ảnh hưởng và giao lưu với nhiều vùng Đông Nam Á cũng như Trung Hoa cổ xưa và Ấn Độ cổ xưa khi gần đây, Viện Khảo cổ học Quốc gia Đức hợp tác với các nhà khảo cổ học thuộc khoa Lịch sử của Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội tiến hành khảo cứu trong các năm 2004-2005 tại một số vùng thuộc tỉnh Quảng Ngãi. Bước đầu đã xác định được diện mạo một nền văn hóa đặc sắc ở miền Trung, Việt Nam.
Những thành quả trong cuộc đấu tranh bảo vệ và phát triển văn hóa truyền thống của người Việt thời Bắc thuộc đã giữ vững bản sắc văn hóa, để giữ gìn tiếng nói, phong tục tập quán của mình, đồng thời tranh thủ tiếp thụ những yếu tố tiến bộ, hợp lý của văn hóa Hán nhằm hoàn thiện và nâng cao nền văn hóa, văn minh của người Việt, củng cố tinh thần tự lực tự cường, tăng thêm ý chí đấu tranh giành độc lập tự chủ. Đây là giá trị to lớn nhất của sự nghiệp chuẩn bị cho công cuộc dựng nước sau khi giành được quyền tự chủ.
Các triều đại phong kiến phương Bắc thực hiện chính sách chiếm ruộng đất của nhân dân ta đã để lại hậu quả gì ?
A. Nhân dân ta bị mất ruộng, biến thành nông nô
B. Nhân dân ta bị bóc lột nặng nề, đời sống cùng cực
C. Nhân dân ta bị thiếu muối, sắt
D. Nhân dân ta phải cống nạp nặng nề
- Để bảo vệ và phát triển văn hóa dân tộc trong hàng nhìn năm Bắc thuộc, người Việt đã:
+ Luôn có ý thức giữ gìn nền văn hóa bản địa của mình:
Truyền dạy tiếng Việt cho con, cháu; nghe – nói hoàn toàn bằng tiếng mẹ đẻ.Duy trì các phong tục – tập quán, như: thờ cúng tổ tiên; thờ cúng anh hùng dân tộc; nhuộm răng đen, ăn trầu, xăm mình...+ Tiếp thu có chọn lọc những yếu tố văn hóa Trung Hoa để phát triển văn hóa dân tộc.
- Tinh thần yêu nước, đoàn kết; ý chí bất khuất của nhân dân và sức sống bền bỉ của nền văn hóa bản địa là những yếu tố quan trọng nhất giúp người Việt không bị đồng hoá và vẫn luôn nuôi dưỡng ý chỉ giành lại độc lập sau hàng nghìn năm bị đô hộ.
#m.thu