K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 12 2018

- Nền nông nghiệp của đồng bằng sông Hồng là nền nông nghiệp lúa nước thâm canh ở trình độ khá cao, là một trong 2 vựa lúa của Việt Nam

Đồng bằng sông Hồng đứng sau đồng bằng sông Cửu Long về sản lượng và diện tích nhưng đứng đầu cả nước về năng suất lúa

- Trong cơ cấu sản xuất vụ đông với tập đoàn cây trồng ưa lạnh đem lại hiệu quả kinh tế cao đang trở thành vụ sản xuất chính ở đồng bằng sông Hồng

- Chăn nuôi chủ yếu là lợn đứng đầu cả nước, ngoài ra còn nuôi bò sữa, nuôi gia cầm

- Nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản đang phát triển tại các vùng nước mặn, nước lợ cửa sông ven biển

22 tháng 3 2021

Đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh phát triển nghề nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản là do:

- Có vùng biển rộng và ấm quanh năm.

- Vùng rừng ven biển cung cấp nguồn tôm giông tự nhiên và thức ăn cho các vùng nuôi tôm trên các vùng đất ngập mặn.

- Lũ hàng năm của sông Mê Công đem lại nguồn thuỷ sản, lượng phù sa lớn.

Ý nghĩa của việc sản xuất lương thực ở đồng bằng sông Cửu Long:

- Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm sản xuất lương thực của nước ta. Việc sản xuất lương thực của vùng giải quyết nhu cầu lương thực cho nhân dân của vùng cũng như cả nước, đảm bảo vấn đề an ninh lương thực quốc gia.

1. Gía trị sản xuất công nghiệp ở vùng đồng bằng sông Hồng tập trung chủ yếu ở tỉnh, thành phố nào?2. Kể tên các tỉnh của tiểu vùng Tây Bắc?3. Thế mạnh kinh tế nổi bật của tiểu vùng Tây Bắc là gì?4. Kể tên các tỉnh thuộc tiểu vùng Đông Bắc?5. Xác định vị trí giới hạn của Bắc Trung Bộ?6. Kể tên các trung tâm kinh tế của Bắc Trung Bộ?7. Nêu các hoạt động kinh tế chủ yếu ở khu vực miền núi,...
Đọc tiếp

1. Gía trị sản xuất công nghiệp ở vùng đồng bằng sông Hồng tập trung chủ yếu ở tỉnh, thành phố nào?

2. Kể tên các tỉnh của tiểu vùng Tây Bắc?

3. Thế mạnh kinh tế nổi bật của tiểu vùng Tây Bắc là gì?

4. Kể tên các tỉnh thuộc tiểu vùng Đông Bắc?

5. Xác định vị trí giới hạn của Bắc Trung Bộ?

6. Kể tên các trung tâm kinh tế của Bắc Trung Bộ?

7. Nêu các hoạt động kinh tế chủ yếu ở khu vực miền núi, gò đồi phía Tây của  vùng Bắc Trung Bộ?

8. Nêu đặc điểm thuận lợi giúp các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ phát triển nghề cá?

9. Nêu đặc diểm phân bố dân cư ở Bắc Trung Bộ?

10. Nêu đặc điểm thuận lợi giúp các tỉnh cực Nam Trung Bộ phát triển nghề muối

11. Xác định giới hạn vị trí của vùng duyên hải Nam Trung Bộ?

12. Vì sao việc phát triển kinh tế, nâng cao đời sống các dân tộc ở Việt Nam phải đi đôi với việc bảo vệ môi trường tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên?

13. Nêu thế mạnh kinh tế của vùng duyên hải Trung Bộ?

2
24 tháng 12 2020

1. TP Hà Nội 

3. Thủy điện, trồng rừng, cây công nghiệp lâu năm

5. Bắc Trung Bộ là dải đất hep ngang, kéo dài từ dãy Tam Điệp ở phía bắc tới dãy Bạch Mã ờ phía nam.

6. Thanh Hoá, Vinh, Huế là các trung tâm kinh tế quan trọng của vùng Bắc Trung Bộ. 

9. 

Bắc Trung Bộ có tất cả 25 dân tộc anh em cư trú, mật độ dân số của vùng trên 200 người/km2. Tuy nhiên giữa các khu vực trong vùng lại có sự phân bố hoàn toàn không giống nhau. Dân cư chủ yếu phân bố chênh lệch theo hướng Tây – Đông.

Người kinh chủ yếu sống ở đồng bằng và ven biển,

Các dân tộc ít người sinh sống chủ yếu ở vùng núi và gò đồi phía tây, mật độ dân số dưới 100 người/km2 (vùng núi phía tây Nghệ An dưới 50 người/km2)

Phần lớn dân cư sống ở nông thôn: tỉ lệ thành thị chỉ bằng 1/2 mức của nhà nước (năm 2005, tỉ lệ dân thành thị ở Bắc Trung Bộ là 13,6%, của cả nước là 26,9%).

10. 

Nghề làm muối phát triển mạnh ở ven biển Nam Trung Bộ vì:

- Vùng có khí hậu nhiệt đới nắng nóng, nhiệt độ cao quanh năm nên thuận lợi cho quá trình làm muối.

- Ít cửa sông, chủ yếu các con sông ngắn nhỏ nên vùng nước ven biển có độ mặn cao hơn.

- Địa hình ven biển thuận lợi để hình thành các cánh đồng muối.

- Người dân có nhiều kinh nghiệm sản xuất muối.

11. Hình thế hẹp ngang, kéo dài từ Đà Nẵng đến Bình Thuận.

25 tháng 12 2020

mình cảm ơn nhiều ah :33

24 tháng 12 2017

Trả lời: So với các vùng khác về sản xuất nông nghiệp, Đồng bằng Sông Hồng là vùng có năng suất lúa cao nhất do áp dụng nhiều biện pháp thâm canh, kĩ thuật tiên tiến.

Đáp án: C.

21 tháng 7 2018

So với các vùng khác về sản xuất nông nghiệp, Đồng bằng Sông Hồng là vùng có năng suất lúa cao nhất.

Đáp án: C.

17 tháng 1 2022

Công nghiệp hình thành sớm nhất Việt Nam và phát triển mạnh trong thời kì đất nước thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Giá trị sản xuất công nghiệp tăng mạnh từ 18,3 nghìn tỉ đồng (1995) lên 55,2 nghìn tỉ đồng (2002).

- Chiếm 21% GDP công nghiệp cả nước (2002).

- Phần lớn giá trị sản xuất công nghiệp tập trung ở các thành phố: Hà Nội, Hải Phòng.

- Các ngành công nghiệp trọng điểm gồm: công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí.

- Các sản phẩm công nghiệp quan trọng: máy công cụ, động cơ điện, phương tiện giao thông, thiết bị điện tử, hàng tiêu dung (vải, sứ dân dụng, quần áo, hàng dệt kim, giấy viết, thuốc chữa bệnh,…).

1 tháng 4 2017

* Ý nghĩa của việc sản xuất lương thực ở đồng bằng sông Hồng

+ Đảm bảo nhu cầu lương thực cho nhân dân của vùng, góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và xuất khẩu.

+ Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi (lương thực hoa màu), góp phần đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp.

+ Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm.

+ Giải quyết việc làm cho lao động, sử dụng hợp lí tài nguyên (đất trồng, nguồn nước…)

*) Những điều kiện để phát triển sản xuất lương thực ở đồng bằng sông Hồng

+ Những thuận lợi:

- Đất phù sa nhìn chung màu mỡ, diện tích, thuận lợi cho việc sản xuất lương thực với quy mô lớn.

- Điều kiện khí hậu và thủy văn thuận lợi cho việc thâm canh tăng vụ.

- Nguồn lao động đông, trình độ thâm canh cao nhất nước.

- Cơ sở vật chất kĩ thuật của nông nghiệp, đặc biệt là mạng lưới thủy lợi đảm bảo tốt cho sản xuất.

- Có các chính sách mới của Nhà nước (chính sách về đất, thuế, giá…)

+ Những khó khăn:

- Bình quân đất canh tác trên đầu người thấp (dưới 0,05 ha/người), đất bị chia cắt manh mún, hạn chế cho việc cơ giới hóa sản xuất.

- Diện tích đất bị canh tác còn ít khả năng mở rộng, quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa làm cho đất sản xuất lương thực ở một số địa phương bị thu hẹp, bị suy thoái.

- Thời tiết diễn biến bất thường, tai biến thiên nhiên thường xảy ra (bão, lũ, hạn, rét kéo dài…).

- Thu nhập từ sản xuất lương thực còn thấp ảnh hưởng đến việc phát triển sản xuất (thiếu vốn đầu tư, chuyển diện tích đất sản xuất lương thực sang mục đích khác, lương thực lao động có trình độ bị hút về các thành phố…).

1 tháng 4 2017

* tầm quan trọng của việc sản xuất lương thực ở Đồng bằng sông Hồng :
+ Đảm bảo nhu cầu lương thực cho nhân dân của vùng, góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và xuất khẩu.
+ Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi (lương thực hoa màu), góp phần đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp.
+ Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm.
+ Giải quyết việc làm cho lao động, sử dụng hợp lí tài nguyên (đất trồng, nguồn nước…)
* Những điều kiện thuận lợi và khó khăn để phát triển sản xuất lương thực ở đồng bằng sông Hồng
+ Những thuận lợi:
– Đất phù sa nhìn chung màu mỡ, diện tích, thuận lợi cho việc sản xuất lương thực với quy mô lớn.
– Điều kiện khí hậu và thủy văn thuận lợi cho việc thâm canh tăng vụ.
– Nguồn lao động đông, trình độ thâm canh cao nhất nước.
– Cơ sở vật chất kĩ thuật của nông nghiệp, đặc biệt là mạng lưới thủy lợi đảm bảo tốt cho sản xuất.
– Có các chính sách mới của Nhà nước (chính sách về đất, thuế, giá…)
+ Những khó khăn:
– Bình quân đất canh tác trên đầu người thấp (dưới 0,05 ha/người), đất bị chia cắt manh mún, hạn chế cho việc cơ giới hóa sản xuất.
– Diện tích đất bị canh tác còn ít khả năng mở rộng, quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa làm cho đất sản xuất lương thực ở một số địa phương bị thu hẹp, bị suy thoái.
– Thời tiết diễn biến bất thường, tai biến thiên nhiên thường xảy ra (bão, lũ, hạn, rét kéo dài…).
– Thu nhập từ sản xuất lương thực còn thấp ảnh hưởng đến việc phát triển sản xuất (thiếu vốn đầu tư, chuyển diện tích đất sản xuất lương thực sang mục đích khác, lương thực lao động có trình độ bị hút về các thành phố…).

17 tháng 10 2017

 Vào mùa mưa mực nước sông ngòi dâng cao thường gây lũ lụt, ngập úng cho hoạt động sản xuất nông nghiệp ở vùng đồng bằng.

Đáp án cần chọn là: A

20 tháng 1 2017

- Tầm quan trọng của sản xuất lương thực ở đồng bằng sông Hồng:

      + Cung cấp lương thực cho nhân dân.

      + Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi và nguồn hàng cho xuất khẩu.

      + Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.

      + Đảm bảo an ninh lương thực còn là cơ sở để đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp

- Những thuận lợi và khó khăn của đồng bằng sông Hồng để phát triển sản xuất lương thực

- Thuận lợi:

      + Phần lớn diện tích đất đồng bằng là đất phù sa không được bồi đắp hằng năm (Đất trong đê) , thuận lợi cho việc phát triển cây công nghiệp.

      + Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh nên có thể trồng cây nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới. Có khả năng thâm canh, xen canh, tăng vụ và đưa vụ đông lên thành vụ chính.

      + Hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình cùng các nhánh của chúng là nguồn cung cấp nước thường xuyên cho hoạt động nông nghiệp.

      + Nguồn lao động dồi dào, người dân có truyền thống và kinh nghiệm thâm canh lúa nước.

      + Kết cấu hạ tầng nông thôn hoàn thiện nhất trong cả nước.

      + Thị trường tiêu thụ lớn.

- Khó khăn:

      + Một số nơi đất đã bạc màu

      + thiếu nước trong mùa khô

      + Chịu ảnh hưởng của nhiều thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán,...