Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Qua bài thơ "Đi đường" của Hồ Chí Minh, em có thể rút ra được những bài học thế này :
1/- Muốn đến đích (thực hiện ước mơ, lý tưởng), con người phải trải qua nhiều vất vả, gian lao.
2/- Đối diện với những gian lao, trắc trở, nếu con người không có ý chí quyết tâm, không có nghị lực , không có niềm tin .... thì sẽ không bao giờ đạt được ước muốn. ngược lại, nếu "bền lòng vững chí" tự tin, bản lĩnh,... thì sẽ vượt qua !
Tương tự như các câu :
* "Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông" (Nguyễn Bá Học)
* Sống ở trên đời, người cũng vậy
Gian nan rèn luyện mới thành công (Nghe tiếng giã gạo - Hồ Chí Minh)
3/- Khi đã lên đến đỉnh cao của ước mơ, lý tưởng, con người có thể mở rộng tầm mắt mình hơn nữa trước thế giới bao la ...
4/- Những khó khăn, vất vả, thử thách, hiểm nguy,... chính là thước đo giá trị con người !
Trong cuộc đời của mỗi chúng ta, có thể nói buổi tựu trường đầu tiên là khoảnh khắc đẹp đẽ trong cuộc đời. Hãy trân trọng và nhớ mãi, hãy để khoảnh khắc ấy chẳng bao giờ phai nhạt trong tâm trí mỗi người.
Bài học rút ra từ văn bản :
- Cần sống đúng với hoàn cảnh của bản thân.
- Không vì hư danh, ảo vọng, xu nịnh mà bị người khác lợi dụng và thay đổi
- Lựa chọn trang phục phù hợp với hoàn cảnh và lứa tuổi
Văn bản " Cô bé bán diêm " lên án xã hội thờ ơ, vô cảm trước cái chết của em bé bán diêm, bên cạnh đó nhắc nhở mọi người phải quan tâm và yêu thương trẻ em nhiều hơn nữa, để những đứa trẻ luôn sống trong tình cảm yêu thương gia đình, để sẽ ko còn cô bé bán diêm nào như vậy nữa!
Em tham khảo:
Bài học rút ra
→Con người cần phải có nghị lực sống,biết suy nghĩ,hành động theo ý chí tích cực,làm đẹp cho bản thân,cuộc sống xã hội.
→Con người cần phải có lòng yêu thương,biết quan tâm,chia sẻ giúp đỡ nhau.Biết cống hiến hết mình,hi sinh bản thân vì những điều tốt,vì mọi người xung quanh.
Bản thân em đã làm được gì chị nghĩ em nên tự viết thì sẽ tốt hơn ^^
Qua bài thơ “Đi đường” của Hồ Chí Minh, người đọc đã cảm nhận được một nhân cách cao đẹp trong con người, của Bác. Có lẽ trên thế giới ít có vị lãnh tụ nào phải chịu nhiều cảnh tù đày, khổ đau như Bác. Bài thơ “Đi đường” cùng tập thơ “Nhật kí trong tù” chẳng phải đã ra đời trong những năm tháng tù đày đầy oan khuất của Bác đó sao?Cùng với tù đày là những nỗi đớn đau tột cùng về thể xác bởi đường đi có quá nhiều gian khó:
“Đi đường mới biết gian lao
Núi cao rồi lại núi cao trập trùng”
Đường đi chuyển lao gian khó cũng có nghĩa là con đường hoạt động cách mạng nhiều gian khó: hình ảnh “Núi cao rồi lại núi cao trập trùng” gợi đến những cảnh tù đày, bắt bớ, những giam cầm,... Nhưng vượt lên tất cả, tâm hồn Bác toả sáng bởi tấm lòng rộng mở đối với thiên nhiên, và đặc biệt là bởi sự lạc quan với tầm nhìn lãnh tụ. Chỉ điều đó mới giúp Bác vượt qua tất cả những đau đớn về thể xác để có thể hạ xuống câu thơ:
“Núi cao lên đến tận cùng
Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non”.
Mở đầu bài thơ là một phán đoán: Đi đường mới biết gian lao.
Một phán đoán luận lý có nội dung và hình thức rất gần với phán đoánhiện thực (chỉ thêm một chữ "mới").Đó là một nhận thức, một nhận thức có tính khái quát rút ra từ thực tiễn, rất phù hợp với quy luật của nhận thức: "Thực tiễn - nhận thức - thực tiễn" . Câu thơ tiếp là hình ảnh miêu tả cụ thể khách quan về đường đi gian khó, cũng là sở cứ của câu thứ nhất: Núi cao rồi lại núi cao trập trùng. Con đường ấy là con đường chuyển lao nhưng cũng là con đường cách mạng, con đường sự nghiệp, con đường đời.
Một con người đã trải qua con đường cách mạng dài lâu như Bác vẫn nghiệm lại nhận thức của mình. Một ý thức chủ động lao vào thực tế...Nhận thức và thực tiễn và nhận thức đã chuyển thành ý chí và hành động.
Chúc bạn học tốt.
“Vết nứt và con kiến” là một câu chuyện có tính giáo dục cao, từ hình ảnh con kiến nhỏ dũng cảm vượt qua thử thách, chúng ta đã rút ra cho mình nhiều bài học quý giá, bài học về tính bền bỉ, kiên trì vượt khó, tìm tòi và sáng tạo không ngừng trong quá trình học tập, lao động, biến những trở ngại, khó khăn của ngày hôm nay
tham khảo;-;
-Từ những ý thơ của Người,lúc nào ta cũng thấy toát lên một phong thái ung dung,là tinh thần lạc quan trong cuộc sống Cách Mạng đầy gian khổ.Dù trong hoàn cảnh "cháo bẹ rau măng" hay "bàn đá chông chênh",thi nhân vẫn vui vẻ mà viết lên rằng: "Cuộc đời Cách Mạng thật là sang".
-Không chỉ có bài thơ Tức cảnh Pác Bó,Tẩu Lộ(Đi đường) cũng thể hiện ý chí của người chiến sĩ Cách Mạng này.Những câu thơ như chứa một sức mạnh ngàn cân.Dù đang trên đường đi với bao xiềng xích trên người,ấy vậy mà Người vẫn không nghĩ đến nỗi khó khăn hiện tại ấy,vẫn cất lên cái tâm hồn thi sĩ của mình,vẫn ung dung ngắm nhìn cảnh núi non:
"Tẩu lộ tài chi tẩu lộ nan/Núi cao rồi lại núi cao trập trùng"
=>Thể hiện tinh thần bất khuất,can đảm,không ngại những khó khăn,vất vả,một phong thái ung dung,lạc quan của người chiến sĩ Cách Mạng Hồ Chí Minh.
-Hồ Chí Minh là một thi nhân có tình yêu gắn liền với thiên nhiên.Những hình ảnh trong bài thơ này đã chứng mình điều đó.Có thể kể tiêu biểu đó là bài thơ Ngắm Trăng với hình ảnh nhân-nguyệt,nguyệt-nhân.("Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,Nguyệt tòng song thích khán thi gia").Dường như cái chấn song kia không thể ngăn cách giữa hai người bạn là vầng trăng và thi sĩ.Cả hai như đối xứng với nhau,nhìn nhau thật lâu,thật thân thiết.Dù ở trong mọi hoàn cảnh,tình cảm của Bác vẫn không đổi,vẫn luôn dành tấm lòng cho thiên nhiên như một người bạn đồng hành.
=>Thể hiện tâm hồn của một người thi sĩ,một tình yêu thiên nhiên tha thiết,sâu đậm và gắn bó biết bao.
-Thiên nhiên gắn bó với bác trong từng nguồn cảm hứng,trong từng câu thơ không chỉ với tư cách là một người bạn,mà còn là một người mang lại cho Người những bài học cuộc đời rất quý giá mà giản dị.Đọc Đi đường,ta nhận ra điều đó.Núi cứ trùng trùng điệp điệp mọc ra trước mắt,như muốn ngăn bước chân người đi("Trùng san chi ngoại hựu trùng san/Trùng san đăng đáo cao phong hậu").Và rồi cuối cùng,khi vượt qua bao núi non ấy,trước mắt ta dường như là cả một khoảng trời mênh mông trong tầm mắt:"Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non".Từ việc "tẩu lộ" đơn thuần,ta cũng ngẫm ra được một chân lí hết sức giản dị mà thấu đáo:Hãy vượt qua mọi hoàn cảnh khó khăn để có được niềm vui chiến thắng,đặc biệt là vượt lên để chiến thắng bản thân mình.
=>Bác đã đúc kết được chân lí này từ một bài thơ nhỏ.Tuy chỉ với 4 câu thơ ngắn ngủi,nhưng đó dường như là những suy nghĩ được kết tinh từ cách sống của một nhà hiền triết vĩ đại,có tầm nhìn sâu,rộng về cuộc đời.
=>Từ những bài thơ đó,người đọc chúng ta cảm nhận được một phong thái,một hình tượng vĩ đại của vị cha già dân tộc Hồ Chí Minh.Đó là một tâm hồn thi sĩ ẩn trong một tinh thần của người chiến sĩ Cách Mạng kiên cường,lạc quan;đó cũng là phong thái của một nhà hiền triết,một bậc vĩ nhân vĩ đại không chỉ của dân tộc mà của cả thế giới
Tham khảo
-Từ những ý thơ của Người,lúc nào ta cũng thấy toát lên một phong thái ung dung,là tinh thần lạc quan trong cuộc sống Cách Mạng đầy gian khổ.Dù trong hoàn cảnh "cháo bẹ rau măng" hay "bàn đá chông chênh",thi nhân vẫn vui vẻ mà viết lên rằng: "Cuộc đời Cách Mạng thật là sang".
-Không chỉ có bài thơ Tức cảnh Pác Bó,Tẩu Lộ(Đi đường) cũng thể hiện ý chí của người chiến sĩ Cách Mạng này.Những câu thơ như chứa một sức mạnh ngàn cân.Dù đang trên đường đi với bao xiềng xích trên người,ấy vậy mà Người vẫn không nghĩ đến nỗi khó khăn hiện tại ấy,vẫn cất lên cái tâm hồn thi sĩ của mình,vẫn ung dung ngắm nhìn cảnh núi non:
"Tẩu lộ tài chi tẩu lộ nan/Núi cao rồi lại núi cao trập trùng"
=>Thể hiện tinh thần bất khuất,can đảm,không ngại những khó khăn,vất vả,một phong thái ung dung,lạc quan của người chiến sĩ Cách Mạng Hồ Chí Minh.
-Hồ Chí Minh là một thi nhân có tình yêu gắn liền với thiên nhiên.Những hình ảnh trong bài thơ này đã chứng mình điều đó.Có thể kể tiêu biểu đó là bài thơ Ngắm Trăng với hình ảnh nhân-nguyệt,nguyệt-nhân.("Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,Nguyệt tòng song thích khán thi gia").Dường như cái chấn song kia không thể ngăn cách giữa hai người bạn là vầng trăng và thi sĩ.Cả hai như đối xứng với nhau,nhìn nhau thật lâu,thật thân thiết.Dù ở trong mọi hoàn cảnh,tình cảm của Bác vẫn không đổi,vẫn luôn dành tấm lòng cho thiên nhiên như một người bạn đồng hành.
=>Thể hiện tâm hồn của một người thi sĩ,một tình yêu thiên nhiên tha thiết,sâu đậm và gắn bó biết bao.
-Thiên nhiên gắn bó với bác trong từng nguồn cảm hứng,trong từng câu thơ không chỉ với tư cách là một người bạn,mà còn là một người mang lại cho Người những bài học cuộc đời rất quý giá mà giản dị.Đọc Đi đường,ta nhận ra điều đó.Núi cứ trùng trùng điệp điệp mọc ra trước mắt,như muốn ngăn bước chân người đi("Trùng san chi ngoại hựu trùng san/Trùng san đăng đáo cao phong hậu").Và rồi cuối cùng,khi vượt qua bao núi non ấy,trước mắt ta dường như là cả một khoảng trời mênh mông trong tầm mắt:"Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non".Từ việc "tẩu lộ" đơn thuần,ta cũng ngẫm ra được một chân lí hết sức giản dị mà thấu đáo:Hãy vượt qua mọi hoàn cảnh khó khăn để có được niềm vui chiến thắng,đặc biệt là vượt lên để chiến thắng bản thân mình.
=>Bác đã đúc kết được chân lí này từ một bài thơ nhỏ.Tuy chỉ với 4 câu thơ ngắn ngủi,nhưng đó dường như là những suy nghĩ được kết tinh từ cách sống của một nhà hiền triết vĩ đại,có tầm nhìn sâu,rộng về cuộc đời.
=>Từ những bài thơ đó,người đọc chúng ta cảm nhận được một phong thái,một hình tượng vĩ đại của vị cha già dân tộc Hồ Chí Minh.Đó là một tâm hồn thi sĩ ẩn trong một tinh thần của người chiến sĩ Cách Mạng kiên cường,lạc quan;đó cũng là phong thái của một nhà hiền triết,một bậc vĩ nhân vĩ đại không chỉ của dân tộc mà của cả thế giới
Em tham khảo :
+ Ứng xử khéo léo trong cuộc sống
+ Nói rõ ràng, lành mạch và dễ hiểu, không ngọng, lắp
+ Lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác
+ Nói đúng suy nghĩ của mình, kết hợp ngôn ngữ hợp lí
+ Nói chuyện bằng thái độ chân thành, tự nhiên
+ Không đột nhiên im lặng, nói lấp lửng
sai rồi ạ
em đọc hơn chục lần nhưng nó ko có 1 cái ý j về ứng sử trong cuộc sống ạ