Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Hiện nay môi trường đang bị đe dọa trầm trọng vì tình hình thế giới phát triển càng lúc càng cao, các nhà máy, công trình, xưởng sản xuất mỗi ngày thải ra ngoài môi trường rất nhiều khí thải, chất thải nguy hại, dẫn đến môi trường bị đe dọa ô nhiễm. Môi trường toàn cầu hiện nay đầy những yếu tố, nào là hạn hán, đói kém, thiên tai, lũ lụt. Dưới đây sẽ phân tích các vấn đề nghiêm trọng mà trái đất đang phải chống chọi, đối mặt.
- Trong việc bảo vệ đất, chống xói mòn, ngăn lũ lụt rừng cũng có vai trò quan trọng. Rễ cây rừng lâu năm rậm rạp bền bỉ bám đất, giữ đất chống lại những trận càn quét của lũ lụt. Lá rừng rậm rạp cản lại vận tốc của những cơn mưa rừng dữ dội tránh xói mòn. Còn gì nữa? Thân cây gỗ lớn, những loại cây bụi tầng thấp cản lại vận tốc dòng chảy của lũ, tạo thời gian để đất ngấm nước, ngăn lại những cơn lũ ào ạt.
Bên cạnh vai trò cân bằng tự nhiên, rừng còn là một tài nguyên quý giá tạo điều kiện cho kinh tế phát triển. Không ai có thể phủ nhận nguồn lợi có được từ những thân gỗ lâu năm, từ những loại thảo dược, từ những động vật rừng, từ các khu du lịch sinh thái...
Có thể nói, rừng là nguồn tài nguyên vô giá, nếu mất đi thì khó có thể khôi phục lại được.3. Nguyên nhân tự nhiên: Bất cứ một hiện tượng nào làm giảm chất lượng nước đều bị coi là nguyên nhân gây ô nhiễm nước.Ô nhiễm nước do mưa, tuyết tan, lũ lụt, gió bão… hoặc do các sản phẩm hoạt động sống của sinh vật, kể cả xác chết của chúng. Cây cối, sinh vật chết đi, chúng bị vi sinh vật phân hủy thành chất hữu cơ. Một phần sẽ ngấm vào lòng đất, sau đó ăn sâu vào nước ngầm, gây ô nhiễm, hoặc theo dòng nước ngầm hòa vào dòng lớn.Lụt lội có thể làm nước mất sự trong sạch, khuấy động những chất dơ trong hệ thống cống rãnh, mang theo nhiều chất thải độc hại từ nơi đổ rác, và cuốn theo các loại hoá chất trước đây đã được cất giữ.
Nước lụt có thể bị ô nhiễm do hoá chất dùng trong nông nghiệp, kỹ nghệ hoặc do các tác nhân độc hại ở các khu phế thải. Công nhân thu dọn lân cận các công trường kỹ nghệ bị lụt có thể bị tác hại bởi nước ô nhiễm hoá chất.
- Ô nhiễm nước do các yếu tố tự nhiên (núi lửa, xói mòn, bão, lụt,...) có thể rất nghiêm trọng, nhưng không thường xuyên, và không phải là nguyên nhân chính gây suy thoái chất lượng nước toàn cầu.
- Sự suy giảm chất lượng nước có thể do đặc tính địa chất của nguồn nước ví dụ như: nước trên đất phèn thường chứa nhiều sắt, nhôm. nước lấy từ lòng đất thường chứa nhiều canxi…
Nguyên nhân nhân tạo
Hiện tại hoạt động của con người đang là nguyên nhân chính gây suy giảm chất lượng nguồn nước. Có thể xếp thành các nguyên nhân sau:
* Do các chất thải từ sinh hoạt, y tế
Mỗi ngày có một lượng lớn rác thải sinh hoạt thải ra môi trường mà không qua xử lý bên cạnh đó dân số ngày càng gia tăng dẫn đến lượng rác thải sinh hoạt cũng tăng theo. Ở các nước phát triển, tỷ lệ gia tăng dân số khoảng 5 % trong khi đó tỷ lệ gia tăng dân số ở các nước đang phát triển là hơn 2 %.
Ở Việt Nam với mức tăng dân số nhanh chóng đã đưa nước ta vào hàng thứ 12 trong các quốc gia có dân số đông nhất Thế giới. Trong vòng hơn 50 năm gần đây (1960- 2013), dân số nước ta tăng gần 4 lần từ 30,172 triệu người lên 90 triệu người. Dân số tăng nhu cầu dùng nước cho sinh hoạt và phát triển kinh tế tăng lên, các nguồn thải tăng, sự ô nhiễm môi trường nước cũng tăng lên.
Nước thải sinh hoạt (Domestic wastewater): là nước thải phát sinh từ các hộ gia đình, bệnh viện, khách sạn, cơ quan trường học, chứa các chất thải trong quá trình sinh hoạt, vệ sinh của con người. Thành phần cơ bản của nước thải sinh hoạt là các chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học (cacbohydrat, protein, dầu mỡ), chất dinh dưỡng (photpho, nitơ), chất rắn. Tùy theo mức sống và lối sống mà lượng nước thải cũng như tải lượng các chất có trong nước thải của mỗi người trong một ngày là khác nhau. Nhìn chung mức sống càng cao thì lượng nước thải và tải lượng thải càng cao.
Ở nhiều vùng, phân người và nước thải sinh hoạt không được xử lý mà quay trở lại vòng tuần hoàn của nước. Do đó bệnh tật có điều kiện để lây lan và gây ô nhiễm môi trường.
* Do sử dụng các hóa chất, thuốc trừ sâu trong nông nghiệp quá mức
Các hoạt động chăn nuôi gia súc: phân, nước tiểu gia súc, thức ăn thừa không qua xử lý đưa vào môi trường và các hoạt động sản xuất nông nghiệp khác: thuốc trừ sâu, phân bón từ các ruộng lúa, dưa, vườn cây, rau chứa các chất hóa học độc hại có thể gây ô nhiễm nguồn nước ngầm và nước mặt.
Trong quá trình sản xuất nông nghiệp, đa số nông dân đều sử dụng thuốc bảo vệ thực vật gấp ba lần liều khuyến cáo. Chẳng những thế, nông dân còn sử dụng cả các loại thuốc trừ sâu đã bị cấm như Aldrin, Thiodol, Monitor... Trong quá trình bón phân, phun xịt thuốc, người nông dân không hề trang bị bảo hộ lao động.
Hiện nay việc sử dụng phân hóa học, hóa chất bảo vệ thực vật tràn lan trong nông nghiệp làm cho nguồn nước cũng bị ảnh hưởng. Lượng hóa chất tồn dư sẽ ngấm xuống các tầng nước ngầm gây ảnh hưởng tới chất lượng nước.
Đa số nông dân không có kho cất giữ bảo quản thuốc, thuốc khi mua về chưa sử dụng được cất giữ khắp nơi, kể cả gần nhà ăn, giếng sinh hoạt... Đa số vỏ chai thuốc sau khi sử dụng xong bị vứt ngay ra bờ ruộng, số còn lại được gom để bán phế liệu...
* Các chất thải, nước thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp
Tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa ngày càng phát triển kéo theo các khu công nghiệp được thành lập. Do đó lượng rác thải do các hoạt động công nghiệp ngày càng nhiều và chưa được xử lý triệt để thải trực tiếp ra môi trường hay các con sông gây ảnh hưởng tới chất lượng nước.
4. + Sông suối thay đổi dòng chảy, núi lở...; Do thay đổi khí hậu, thời tiết: mưa, nắng, nhiệt độ, gió, bão...;+ Mưa liên tục, cường độ lớn: gây lũ quét, rửa trôi xói mòn trên vùng đồi núi và ngập úng ở vùng thấp trũng. Trên vùng đất dốc xói mòn rửa trôi mạnh sẽ tạo nên đất xói mòn trơ sỏi đá hoặc mất lớp đất mặt với tầng mùn/hữu cơ. Ngược lại, tại những vùng thấp trũng ngập nước liên tục sẽ tạo nên các loại đất lầy thụt, úng trũng, chỉ thích hợp với các loại thực vật thủy sinh. Cả hai loại đất suy thoái này đều có hại cho sản xuất, thậm chí không còn khả năng sản xuất nông nghiệp.Nguyên nhân của sự thoái hóa đất do con người gây nênNhiều hoạt động sản xuất của con người dẫn đến làm thoái hóa đất+ Chặt đốt rừng làm nương rẫy, trồng cây lương thực ngắn ngày trên đất dốc theo phương pháp bản địa: Làm sạch đất (đốt), chọc lỗ bỏ hạt, không có biện pháp chống rửa trôi xói mòn đất vào mùa mưa và giữ ẩm đất vào mùa khô, không bón phân, đặc biệt trả lại chất hữu cơ cho đất. Chỉ sau vài ba năm trồng tỉa, đất bị thoái hóa không còn khả năng sản xuất do đất không còn chất dinh dưỡng, tầng đất mỏng, trơ sỏi đá, thiếu nước.+ Trong quá trình trồng trọt, không có biện pháp bồi dưỡng, bảo vệ đất như bón phân hữu cơ, trồng xen hoặc luân canh các loài cây phân xanh, cây họ đậu, trồng độc canh.Vì vậy, cho dù đất phù sa phì nhiêu màu mỡ, sau một thời gian canh tác độc canh sẽ dẫn đến đất bị thoái hóa theo con đường bạc màu hóa hoặc bạc điền hóa (đất chua, mất phần tử cơ giới limon và sét trên tầng mặt, mất chất hữu cơ, mất kết cấu đất, kiệt quệ chất dinh dưỡng), làm giảm khả năng sản xuất, năng suất cây trồng thấp và bấp bênh.Đâu là nguyên nhân gây thoái hóa đất phổ biến nhất ở vùng đất dốc tại Lâm Đồng.+ Đất bị thoái hóa do con người chỉ chú trọng bón phân vô cơ trong sản xuất nông nghiệp. Một số vùng trồng rau Lâm Đồng các loại đất đều có hàm lượng N trung bình, Lân và Kali dễ tiêu thấp. Khi nghiên cứu các mẫu đất trồng rau, hoa nhiều năm ở đây, số liệu phân tích hơn 200 mẫu cho thấy hàm lượng Lân và Kali dễ tiêu cao hơn rất nhiều lần so với đất đối chứng. Sau nhiều năm chỉ bón phân vô cơ, nhiều nông dân đã nhận ra hậu quả của kỹ thuật thiếu hiểu biết này. Đất trồng vừa giảm năng suất do nghèo kiệt chất hữu cơ và mất cân đối dinh dưỡng, vừa gây độc cho sản phẩm nông nghiệp. Bà con nông dân gọi hiện tượng đất chỉ được bón phân vô cơ là đất bị chai và bị chua hóa. Khi bón các loại phân vô cơ vào đất, chính là đưa các muối khoáng vào dung dịch đất. Ví dụ đơn giản nhất là bón phân Kali dạng KCl. Trong dung dịch đất KCl phân ly thành K+ và Cl -. Cây trồng hút K+ làm dinh dưỡng và để lại dung dịch đất ion Cl -. Những Anion này sẽ kết hợp ngay với các Ion H+ của dung dịch đất thành axit HCl gây chua cho đất, làm cho đất mất kết cấu đoàn lạp.+ Ô nhiễm đất do sử dụng các loại nông dượcĐể đáp nhu cầu, con người cần ngày càng thâm canh nên ngày càng xuất hiện nhiều loại dịch hại trên đồng ruộng. Để bảo vệ thành quả của mình, người dân đã sử dụng các loại nông dược với số lượng, chủng loại ngày càng gia tăng. Tại Lâm Đồng, qua kết quả đề tài đều tra Thực trạng ô nhiễm môi truờng đất nông nghiệp vùng chuyên canh rau, hoa tỉnh Lâm Đồng và đề xuất các giải pháp xử lý. Tất cả các mẫu đất và nước phân tích đều không phát hiện tồn dư hóa chất BVTV. Tuy nhiên, kết quả điều tra cho thấy lượng thuốc BVTV được sử dụng quá nhiều so với khuyến cáo.+ Đất bị thoái hóa do bị ô nhiễm chất độc bởi các hoạt động khác của con người như rác thải sinh hoạt và công nghiệp, nước thải sinh hoạt và công nghiệp, nước thải của chế biến thực phẩm. Đặc biệt nghiêm trọng khi đất bị nhiễm kim loại nặng vượt ngưỡng cho phép của tiêu chuẩn đo lường quốc gia.+ Đất bị thoái hóa theo hướng nhiễm mặn do con người gây nên. Tại một số vùng trồng rau, hiện nay vẫn còn có tập quán sử dụng phân cá chưa qua xử lý. Kết quả làm cho đất bị thoái hóa nghiêm trọng. Khi bón phân cá vào đất, do trong phân có chứa các cation Na + tích lũy cao gây thay đổi tính chất vật lý đất, phá hủy cấu trúc đoàn lạp làm đất bị chai cứng, bí chặt, không thoát nước người dân phải thay đất sau một thời gian canh tác.+ Đất bị thoái hóa do ô nhiễm các vi sinh vật, tuyến trùngHiện nay, do canh tác độc canh, sử dụng nhiều sản phẩm hóa học nên quần thể vi sinh vật trong đất thay đổi. Nhiều loài vi sinh vật có lợi bị tiêu diệt. Hình thành nhiều quần thể có hại cho đất và cây trồng. Nhiều chân đất bị ô nhiễm các nguồn bệnh trong đất, làm cho đất mất khả năng sản xuất. Trong đó có các loại như tuyến trùng, nấm (Fusarium sp, Rhizoctonia sp, sclerotium,) vi khuẩn các loại
Câu1
-Trân trọng, tự hào, tiếp nối truyền thống.
-sống trong sạch , lương thiện, ko bảo thủ, lạc hậu.
-Ko coi thường hoặc làm tổn hại đến thanh danh của gđ, dòng họ.
2a . Tác hại của việc chặt phá rừng , phá hoại tài nguyên thiên nhiên và môi trường mak con người gánh chịu là: xảy ra lũ lụt ở đồng bằng , đất sẽ bị xói mòn và xạc lỡ dẫn đến nhà cửa , hoa màu bị tàn phá nặng nề ảnh hưởng đến đời sống của con người b. Em đã cs nhx việc làm để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên ở trường , lớp và nơi địa phương em cư trú là tuyên truyền về việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên , cùng tham gia vào việc trồng cây xanh ở địa phương nơi em cư trú
Môi trường và tài nguyên thiên nhiên đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống của con người. Nhờ có môi trường thì chúng ta mới có thể tồn tại trên trái đất, không ngừng tiến hóa thích nghi. Đồng thời tài nguyên thiên nhiên cung cấp cho chúng ta đa số những tài nguyên thiết yếu và quan trọng như gỗ, rau, gia súc, động vât hoang dã,... giúp chúng ta không ngừng phát triển. Nước ta nghiêm cấm săn bắn động vật quý hiểm bởi chúng đang trong thời kì báo động tức đang gần như tuyệt chủng, không còn bất kì giống nào tồn tại trên trái đất. Trong đó có những động vật đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống và có rất nhiều lợi ích, đồng thời giúp cần bằng hệ sinh thái. Nếu như Nhà nước không nghiêm cấm thì sẽ gây ra hậu quả là hàng ngàn loài sinh vật, động vật quý hiếm sẽ bị tuyệt chủng, mang theo nhiều mối nguy hại tiềm ẩn
Môi trường và tài nguyên thiên nhiên có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người:
- Tạo cơ sở vật chất để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội
. - Tạo cho con người phương tiện sinh sống, phát triển trí tuệ, đạo đức, tinh thần. vd: -Rừng núi là nơi cung cấp nước với đa dạng sinh học và độ phì nhiêu cho đất đai,nguồn gỗ và củi phục vụ cho đời sống,dược liệu...vv cải thiện điều kiện sinh thái
-Các ao hồ sông ngòi cung cấp nước dinh dưỡng là nơi tồn tại phát triển cho thủy sản
.............
- Theo em, nhà nước nghiêm cấm săn bắt động vật quý hiếm vì nếu săn bắt động vật quý hiếm nhiều, các loài động vật sẽ không còn nữa, sẽ bị tuyệt chủng, nên nhà nước nghiêm cấm săn bắt động vật quý hiếm và động vật quý hiếm đó được vào sổ đỏ.
~~~~~~~~ Các ý bạn tham khảo#~~~~~~
Tham Khảo
Câu 1:
Vai trò của môi trường và tài nguyên thiên nhiên: + Tạo cơ sở vật chất để phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội. +Tạo cho con người phương tiện sống, phát triển trí tuệ đạo đức. +Tạo cuộc sống tinh thần:làm cho con người vui tươi,khỏe mạnh,làm giàu đời sống tinh thần.Môi trường chính là không gian sống của con người và các loài sinh vật.
Câu 5: Điền những cụm từ vào chỗ trống sao cho đúng
- Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là trách nhiệm trọng yếu, (1) ……nghĩa vụ ……..của quốc gia, là sự nghiệp của toàn dân.
- Nghiêm cấm mọi hành vi gây (2) …hủy hoại……………môi trường, cấm phá, đốt, rừng, khai thác, mua bán, vận chuyển(3) ………trái phép…………., săn bắt động vật rừng, thải chất thải chưa xử lí...
- Nếu gây tổn hại môi trường và thiên nhiên phải (4) ……chịu trách nhiệm…………….thiệt hại theo quy định của pháp luật.
* Làm hoàn toàn theo suy nghĩ của bản thân, không có từ cho trước nên mình làm vậy *
Tài nguyên thiên nhiên là những thứ có ngoài thiên nhiên, có ngoài tự nhiê ( có sẵn ) nó rất quan trọng đối với cuộc sống của con người.
Môi trường và tài nguyên thiên nhiên có quan hệ đối với đời sống con người :
- Phục vụ đời sống cho con người là chính.
- Tạo nên nhiều lĩnh vực trong xã hội.
- ........
\(\rightarrow\) Chính vì vậy mà nhiều người nói rằng : phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ chúng thì cuộc sống mới duy trì và phát triển.Sử dụng thì phải đúng mục đích và hợp lí.Không sử dụng một cách bừa bãi, gây thiệt hại về tài nguyên thiên nhiên.
Tài nguyên thiên nhiên là những của cải, vật chất có sẵn trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng, phục vụ cuộc sống của con người.
Môi trường và tài nguyên thiên nhiên có tầm quan trọng trong đời sống con người:
+ Tạo nên cơ sở vật chất để phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội.
+ Tạo cho con người phương tiện để sinh sống.
(Tham Khảo #)-Bảo vệ môi trường là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, cải thiện môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường, khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
-Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên là các hành động khai thác tài nguyên hợp lí, đúng quy định,...
-Môi trường và tài nguyên thiên nhiên có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người: -Tạo nên cơ sở vật chất để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Vd: Rừng cung cấp gỗ cho việc chế biến và xuất khẩu trong, ngoài nước Cung cấp than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên...để phát triển và cung cấp các nghành công nghiệp nhiên vật liệu... -Tạo cho con người phương tiện sinh sống, phát triển trí tuệ, đạo đức, tinh thần Vd: Cung cấp nguồn nước, nguồn thức ăn, khí ôxi...cho sự sống của con người
Tham khảo:
- Bảo vệ môi trường là giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp đảm bảo cân bằng sinh thái, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra.
- Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên là khai thác sử dụng hợp lí và thường xuyên tu bổ, tái tạo những tài nguyên có thể phục hồi được.
- Môi trường và tài nguyên thiên nhiên là yếu tố cơ bản để phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội.
- Tạo cho con người phương tiện để sinh sống, phát triển trí tuệ, đạo đức, tinh thần.
refer:
Vai trò của môi trường và tài nguyên thiên nhiên đối với sức khỏe và đời sống vật chất, tình thần của con người:
Tạo cơ sở vật chất để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.Tạo cho con người phương tiện sinh sống, phát triển trí tuệ, đạo đức, tinh thần..Hành vi bảo vệ môi trường:
Xả chất thải nhà máy vào nơi quy định
Trồng cây trên đồi trọc
quét dọn sách sẽ trong nhà ngoài ngõ.
tham khảo :
Môi trường là không gian, nơi ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, cung cấp tài nguyên thiên nhiên phục vụ cuộc sống của con người. Chính vì sự quan trọng đó vấn đề sống còn của toàn nhân loại, nên cần có các biện pháp bảo vệ môi trường để duy trì sự sống của chúng ta.
Vậy môi trường là gì?
Môi trường chính là không gian sống của con người và các loài sinh vật. Đây chính là nơi cung cấp những tài nguyên thiên nhiên như rừng, khoáng sản, động thực vật quý hiếm,… và những yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mặt thiết với nhau, phục vụ, ảnh hưởng tới đời sống, quá trình tồn tại và phát triển của cuộc sống của con người. Nhưng đây cũng chính là nơi chứa những chất thải mà con người tạo ra.
1. Phân loại môi trường
Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hóa học, sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con người, ít nhiều cũng sẽ chịu tác động của con người. Đây là nơi cung cấp cho ta không khí để thở, đất để xây dựng nhà cửa, trồng cấy, chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại tài nguyên khoáng sản cần cho sản xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng, đồng hóa các chất thải, nơi giải trí…
Môi trường xã hội: đây là tổng thể các mối quan hệ của con người, đó là những cam kết, luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định ở cá cấp khác nhau. Môi trường xã hội định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển.
Không chỉ có 2 môi trường trên, còn có môi trường nhân tạo, bao gồm tất cả các nhân tố do con người tạo nên, làm tiện nghi cho cuộc sống như nhà ở, phương tiện đi lại, công viên, khu vui chơi…
Theo những ý trên, theo nghĩa rộng thì mọi người có thể hiệu là tất cả các yếu tố như tài nguyên, không khí đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội.
Từ khái niệm trên cho thấy, môi trường có vai trò cực kì quan trọng và mang tính sống còn với con người.
2. Vai trò của môi trường
Thứ nhất, môi trường cung cấp các nguồn tài nguyên thiên nhiên cần thiết như đất nước, rừng, khoáng sản, vệ sinh biển cho cuộc sống và cách hoạt động sản xuất.
Thứ hai, môi trường chứa đựng các chất thải và ô nhiễm từ các hoạt động sản xuất và sinh sống của con người.
Thứ ba, môi trường cung cấp các dịch vụ môi trường hay hệ sinh thái (đa dạng, toàn vẹn hệ sinh thái, và ngăn cản bức xạ tai cực tím) giúp hỗ trợ các sự sống trên Trái Đất mà không cần bất kỳ hành động của con người.
Thứ tư, môi trường là nơi tạo nên các giá trị tâm lý, thẩm mỹ và tinh thần của môi trường.
Vai trò to lớn của môi trường đối với sự sống
Môi trường hiện nay đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, chắc hẳn đây là điều mà ai cũng biết. Đặc biệt là ô nhiễm không khi, ô nhiễm nguồn nước, đất,… điều đó đã và đang đe dọa tới cuộc sống của con người. Ở các nước đang phát triển như Việt Nam, việc khai thác bừa bãi các nguồn lợi từ thiên nhiên đã làm cạn kiệt nguồn tài nguyên. Và ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường. Chính điều đó càng đồng nghĩa với việc cuộc sống của con người sẽ thêm khó khăn hơn.
Biểu hiện của sự ô nhiễm môi trườngÔ nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các chất thải hoặc năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khỏe con người, sự sống của các loài sinh vật, làm giảm chất lượng môi trường.
Môi trường ô nhiễm điển hình như khi thiên nhiên, khí hậu ngày càng khắc nghiệt,nắng nóng nhiệt độ cao, mưa bão, lũ quét xuất hiện thất thường, suy giảm nguồn tài nguyên rừng, ô nhiễm môi trường xảy ra trên diện rộng, hàng loạt loài động vật bị tuyệt chủng hay đứng trước bờ vực tuyệt chủng, cháy rừng trên diện rộng… Đó là các vấn đề về môi trường mà chúng ta đã và đang phải đối mặt.
Con người đã ngày càng tác động quá nhiều đến môi trường, việc khai thác đến mức cạn kiệt các nguồn tài nguyên, thải nhiều chất độc làm cho môi trường không còn khả năng tự tái sinh. Biểu hiện dễ thấy nhất là các hậu quả như cháy rừng, biến đổi khí hậu, hiện tượng hiệu ứng nhà kính, băng tan, mưa axit,…
Với tình trạng ô nhiễm môi trường đến mức trầm trọng như hiện nay thì muốn bảo vệ môi trường cần có sự chung tay giúp sức của tất cả mọi người. Bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại để giữ gìn và bảo vệ cuộc sống của toàn thể mọi người. Mỗi chúng ta hãy cùng chung tay vì một môi trường xanh và không ô nhiễm.
Môi trường đang ngày càng bị hủy hoại bởi công nghiệp hóa
Môi trường sống ngày càng ô nhiễm, nếu chúng ta không có những biện pháp hành động tích cực sẽ đẩy tình trạng này càng nghiêm trọng hơn. Cần có cách bảo vệ môi trường thiết thực nhất.
Ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe con người, mất đa dạng sinh học, tầng ozon bị suy yếu, những ảnh hưởng đến quần thể sinh vật và môi trường của chúng, ảnh hưởng đến ngành du lịch, ảnh hưởng đến ngành kinh tế
Môi trường sống ngày càng ô nhiễm, nếu chúng ta không có những biện pháp hành động tích cực sẽ đẩy tình trạng này càng nghiêm trọng hơn. Cần có cách bảo vệ môi trường thiết thực nhất.
Vậy những biện pháp bảo vệ môi trường nào hiệu quả?Để có các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường chúng ta cần thực hiện lâu dài, không phải ngày một ngày 2 mà cần thời gian dài. Các giải pháp bảo vệ môi trường có thể kể đến như:
1.Trồng nhiều cây xanhCây xanh chính là nguồn cung cấp oxi cho bầu khí không khí và là nguồn hấp thụ khí cacbon, giảm xói mòn đất và hệ sinh thái.
Vì thể nên trồng nhiều cây xanh xung quanh nhà để được hưởng những không khí trong lành do cây tạo ra nên giữ gìn không chặt phá bừa bãi.
Môi trường trong lành khi trồng nhiều cây xanh
2. Sử dụng các chất liệu từ thiên nhiênNếu tất cả chúng ta sử dụng năng lượng, vận chuyển các dịch vụ khác nhau cẩn thận hơn, chúng có thể giảm lượng khí thải độc hại cho không khí, đất và nước. Bằng các lập kế hoạch bảo vệ môi trường, chúng ta có thể tạo nên sự khác biệt và giúp môi trường xanh, sạch, đẹp hơn.
Thuốc bảo vệ thực vật như các loại thuốc trừ sâu,…hay các loại hóa chất sử dụng trong vệ sinh hàng ngày là một trong những nguyên nhân gây ra các căn bệnh như ung thư Parkinson và các bệnh liên quan đến não. Vì vậy, nên sử dụng các loại dụng cụ, chất liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên để bảo vệ sức khỏe và bảo vệ môi trường.
3. Sử dụng năng lượng sạchChúng ta nên và cần thay đổi thói quen về việc sử dụng các nguồn năng lượng có thể tái tạo. Bất cứ khi nào con người cũng có thể sử dụng các năng lượng từ gió, ánh nắng mặt trời…
Đó đều là các loại năng lượng sạch vì việc sản xuất và tiêu thụ chúng không làm phát sinh khí thải gây hiệu ứng nhà kính như sử dụng các loại nhiên liệu hóa thạch.
4.Tiết kiệm điện
Nhiều người có thói quen để nguyên phích cắm trong ổ điện ngay cả khi không dùng đến các thiết bị điện (TV, quạt, sạc điện thoại, máy tính…) Hành động này vô tình gây lãng phí một lượng điện tương đối lớn vì ngay cả trong chế độ chờ các thiết bị này cũng làm tiêu hao năng lượng điện. Do đó, tốt hơn hết, các bạn nên nhớ rút phích cắm ra khỏi ổ hoặc tắt nguồn tất cả các thiết bị điện khi không sử dụng.
5.Giảm sử dụng túi nilonTúi nilon phải mất đến hàng trăm, hàng nghìn năm mới có thể bị phân hủy sinh học, nên chúng có thể tồn tại trong môi trường và gây hại cho loài người cũng như rất nhiều sinh vật sống trong nước, trong đại dương… Hàng ngày, hàng năm để sản xuất ra 100 triệu túi nhựa phải tiêu tốn 12 triệu barrel dầu hỏa. Vì vậy hãy sử dụng giấy hay các loại lá, giỏ tre, nứa… để gói sản phẩm thay vì sử dụng loại túi này.
6. Tiết kiệm giấyTiết kiệm giấy giúp bảo vệ môi trường như thế nào?
Hạn chế sử dụng giấy giúp cho tần suất chặt phá cây để sản xuất giấy sẽ giảm, từ đó giảm lượng khí thải CO2 để giúp bảo vệ rừng tự nhiên và hệ sinh thái rừng cung cấp. Giảm chất thải rắn ra ngoài môi trường, hãy tiết kiệm giấy bằng cách tái sử dụng khoảng 6 lần trước khi chôn lấp hoặc đốt bỏ chúng. Lúc này sẽ làm giảm thiểu nước thải, cải thiện chất lượng nước hiệu quả. 7. Ưu tiên sản phẩm tái chếĐây là một trong những cách phổ biến và được ưu tiên nhiều nhất để giúp bảo vệ môi trường hiện nay, với cách này ta có thể tận dụng chất thải nhựa để tạo ra những sản phẩm mới có ích trong cuộc sống.
Việc ưu tiên sử dụng các sản phẩm tái chế sẽ làm sạch môi trường hiệu quả, tái sử dụng tài nguyên đồng thời tạo việc làm cho người lao động.
8. Sử dụng các tiến bộ của khoa họcMôi trường sống ảnh hưởng sâu sắc đến sức khỏe con người và sự phát triển của xã hội. Vì thế, sử dụng các tiến bộ của khoa học và công nghệ để bảo vệ môi trường là hoàn toàn cần thiết.
Thủ tướng chính phủ Việt Nam đã phê duyệt hoạt động này là một trong năm nhóm công nghệ ưu tiên trong định hướng phát triển khoa học và công nghệ đến năm 2020. Do vậy, ở nước ta đang từng bước quan tâm ứng dụng các giải pháp khoa học, công nghệ trong lĩnh vực môi trường để góp phần giảm thiểu ô nhiễm, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên.
9. Xử lý ô nhiễm trong nước thải trước khi xả ra môi trườngCần có những biện pháp để xử lý ngay tình trạng ô nhiễm nguồn nước thải từ các khu đô thị lớn, khu công nghiệp tập trung, những nơi xả nước thải nhiều… để khắc phục được tình trạng ô nhiễm nguồn nước, góp phần lấy lại được sự trong sạch cho môi trường sống.
10. Sử dụng năng lượng mặt trời và những nguồn năng lượng sạchTrước thực trạng môi trường ngày càng ô nhiễm mà nguyên nhân chính từ việc sử dụng các nguồn năng lượng không thân thiện với môi trường, đó là lý do năng lượng sạch đang được quan tâm đầu tư hơn bao giờ hết.
Theo đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 428/QĐ-TTg phê duyệt Đề án điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia, với quan điểm phát triển năng lượng tái tạo là khâu đột phá để bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia và giảm thiểu những tác động tiêu cực tới môi trường.
Trên đây, là những giải đáp về môi trường và những biện pháp bảo vệ môi trường mà VIETCHEM muốn đưa đến bạn đọc, hy vọng bài viết hữu ích và giúp mọi người hiểu được tác hại của môi trường khi bị ô nhiễm, mọi người hãy cùng chung tay để bảo vệ môi trường trong sạch hơn.
8.Do nhận thức của con người, khai thác không đúng quy hoạch.
Phá rừng vẫn đang tiếp diễn và đang làm thay đổi khí hậu và địa lý.
Phá rừng là một nhân tố đóng góp cho sự nóng lên của trái đất, và được coi là một trong những nguyên nhân chính làm gia tăng hiệu ứng nhà kính. Rừng nhiệt đới bị phá hủy là tác nhân của 20% lượng khí nhà kính. Theo Ủy ban Liên chính phủ về Thay đổi Khí hậu, việc phá rừng, chủ yếu ở các vùng nhiệt đới, đóng góp 1/3 lượng khí thải carbon dioxit do con người gây ra. Các tính toán gần đây cho thấy lượng carbon dioxit thải ra môi trương do phá rừng và suy thoái rừng chiếm 20% lượng khí thải carbon dioxit gây ra bởi con người. Cây và các loại thực vật hấp thụ carbon trong quá trình quang hợp và nhả lại ôxy vào không khí. Sự phân hủy và đốt gỗ làm lượng carbon tích trữ trong cây bị thải lại vào không khí. Để rừng có thể hấp thụ carbon, gỗ phải được thu hoạch và biến thành các sản phẩm tiêu thụ và cây phải được trồng lại. Phá rừng làm lượng carbon trong đất thoát trở lại không khí. Ở các khu vực bị phá rừng, đất tăng nhiệt nhanh hơn và thời tiết trở nên nóng hơn, điều này kích thích quá trình bốc hơi nước của đất, từ đó hình thành các đám mây và dẫn đến lượng mưa sẽ gia tăng.
Giảm lượng khí thải từ việc phá rừng ở các nước đang phát triển đang nổi lên như một phương thức bổ sung cho các chính sách khí hậu. Ý tưởng trong đó bao gồm việc cung cấp tài chính nhằm giảm lượng khí nhà kính từ phá rừng và suy thoái rừng.
Rừng mưa được cho là đóng góp một lượng lớn oxy của thế giới. Mặc dù vậy, hiện nay các nhà khoa học cho rằng rừng mưa chỉ đóng góp một lượng oxy nhỏ vào không khí và phá rừng không có ảnh hưởng gì tới mức độ oxy của bầu khí quyển. Tuy nhiên việc đốt rừng thải ra một lượng lớn CO2, làm gia tăng sự ấm lên của trái đất. Các nhà khoa học cũng cho biết, phá rừng nhiệt đới làm 1,5 tỉ tấn carbon được thải vào không khí mỗi năm.
NướcVòng tuần hoàn nước cũng bị ảnh hưởng bởi phá rừng. Cây hút nước trong lòng đất và giải phóng vào không khí. Khi rừng bị phá bỏ, cây không còn làm bay hơi lượng nước này, điều này khiến khí hậu trở nên khô hạn hơn rất nhiều.[17] Phá rừng làm giảm lượng nước trong đất, lượng nước ngầm và độ ẩm của không khí. Phá rừng làm giảm độ kết dính của đất, từ đó dẫn tới xói mòn, lũ lụt, lở đất.[18][19] Rừng làm tái bổ sung nước ở tầng ngậm nước ở vài nơi, nhưng rừng là nguồn hút nước chủ yếu của tầng ngậm nước.[20]
Phá rừng làm giảm khả năng giữ và bay hơi nước mưa của đất. Thay vì giữ nước mưa được thấm xuống tầng nước ngầm, phá rừng làm tăng quá trình rửa trôi nước bề mặt, sự di chuyển của nước bề mặt có thể dẫn đến lũ quét và gây nhiều lũ lụt hơn khi có rừng bảo vệ. Quá trình làm giảm thoát hơi nước, từ đó làm giảm độ ẩm không khí, trong một vài trường hợp có thể làm giảm lượng mưa theo hướng gió từ khu vực bị phá rừng, vì nước không được tuần hoàn trở lại rừng do bị mất trong quá trình rửa trôi và đổ thẳng ra biển.
Cây và thực vật nhìn chung ảnh hưởng rất lớn tới vòng tuần hoàn của nước:
Sự tồn tại của cây cối và thực vật làm thay đổi lượng nước trên bề mặt, trong đất hay nước ngầm hoặc trong bầu không khí. Sự tồn tại hay không tồn tại của cây cối và thực vật làm thay đổi mức độ xói mòn và lượng nước cho các hoạt động của hệ sinh thái và của con người.
Trong một vài trường hợp như mưa lớn thì rừng không có mấy tác động lên lũ lụt, bởi mưa lớn có thể vượt quá khả năng lưu giữ nước của đất rừng nếu đất rừng đã ở mức độ bão hòa hoặc gần bão hòa.
Rừng nhiệt đới tạo ra 30% lượng nước ngọt trên trái đất.[13][sửa | sửa mã nguồn]
Đất Cảnh rừng bị chặt pháPhá rừng làm tăng độ xói mòn của đất khi nó làm tăng độ rửa trôi và giảm độ bảo vệ đất của lá khô, lá rụng trong rừng. Hoạt động lâm nghiệp cũng có thể làm tăng độ xói mòn đất do phát triển đường sá và sử dụng dụng cụ cơ khí.
Cao nguyên Loess của Trung Quốc bị mất rừng từ hàng nghìn năm trước, tạo ra các thung lũng xẻ rạch, hình thành nên trầm tích khiến nước sông Hoàng Hà có màu vàng và gây ra lũ lụt ở các nhánh sông thấp.
Tuy nhiên, việc phá cây rừng không phải bao giờ cũng làm gia tăng mức độ xói mòn. Ở một vài vùng ở tây nam Hoa Kỳ, các cây bụi xâm thực lên đất cỏ. Các cây này làm giảm lượng cỏ. Khoảng trống giữa các tán cây bị xói mòn nghiêm trọng. Ủy ban về rừng của Hoa Kỳ đang nghiên cứu để phục hồi hệ sinh thái cũ, làm giảm xói mòn bằng cách chặt bớt cây.
Rễ cây liên kết đất với nhau, khi đất nông vừa đủ thì rễ cây có tác dụng kết dính đất với tầng đá gốc. Việc chặt phá cây trên các sườn núi dốc có nền đất nông do đó làm tăng nguy cơ lở đất, có thể ảnh hưởng tới những người dân gần khu vực đó. Tuy vậy thì việc phá rừng chỉ chặt cây tới thân chứ không ảnh hưởng tới rễ nên nguy cơ lở đất cũng không phải quá lớn.
Sinh tháiPhá rừng làm giảm sự đa dạng sinh thái và làm môi trường bị suy thoái.[22][23] Rừng cung cấp đa dạng sinh thái, là nơi trú ẩn của các loài động vật,[24] rừng tạo ra các cây thuốc hữu ích cho cuộc sống của con người.[25] Các biotope của rừng là nguồn không thể thay thế của nhiều loại thuốc mới(ví dụ taxol), việc phá rừng có thể hủy hoại sự biến đổi gen.[26]
Rừng nhiệt đới là hệ sinh thái đa dạng nhất thế giới,[27][28] 80% đa dạng sinh học của thế giới được tìm thấy ở rừng nhiệt đới.,[29][30] sự phá hủy các khu vực rừng dẫn đến thoái hóa môi trường và giảm đa dạng sinh học.[31]
Ước tính chúng ta đang mất đi 137 loài thực vật, động vật và côn trùng mỗi ngày do phá rừng mưa, con số này tương đương với 50.000 loài mỗi năm.[32] Có những tranh cãi cho rằng phá rừng đang đóng góp vào sự tuyệt diệt của các loài động thực vật.[33][34] Tỉ lệ tuyệt chủng mà chúng ta biết do phá rừng là rất thấp, khoảng 1 loài đối với động vật có vú và các loài chim, suy ra từ đó là vào khoảng 23.000 cho tất cả các loài. Nhiều dự đoán cho rằng 40% các loài động, thực vật ở Đông Nam Á có thể bị xóa sổ hoàn toàn vào thế kỷ 21.[35] Các suy đoán này được đưa ra vào năm 1995 khi các số liệu cho thấy rất nhiều rừng nguyên sinh ở khu vực này đã bị chuyển đổi sang các đồn điền, tuy nhiên các loài có nguy cơ bị ảnh hưởng và hệ thực vật ở đây hiện vẫn có mức bao phủ cao và ổn định.[36]
Hiểu biết của khoa học chưa đủ để đưa ra các dự đoán chính xác về tác động của phá rừng lên sự đa dạng sinh học.[37] Phần lớn các dự đoán về suy giảm sự đa dạng sinh học được dựa trên các mẫu nơi sinh sống của các loài, với giả thuyết cho rằng rừng suy giảm cũng sẽ dẫn đến suy giảm sự đa dạng của hệ sinh thái.[38] Tuy nhiên nhiều nghiên cứu kiểu này đã được chứng minh là sai lầm và việc mất nơi sinh sống chưa hẳn đã dẫn đến sự suy giảm loài trên quy mô lớn.[38] Các mẫu dựa trên khu vực sinh sống của các loài được cho là đã phóng đại con số các loài bị đe dọa trong các khu vực đó, nơi phá rừng vẫn đang diễn ra, các nghiên cứu này cũng phóng đại con số các loài bị đe dọa trong khi các loài này vẫn có số lượng đông và trải rộng.[36]
Tác động tới kinh tếThiệt hại về rừng và các yếu khác của tự nhiên có thể làm tồi tệ thêm mức sống của người nghèo trên thế giới và làm giảm 7% GDP của thế giới tới năm 2050, đây là một báo cáo tổng kết trong Hội nghị về Đa dạng Sinh học tại Bonn.[39] Trong lịch sử, việc sử dụng gỗ đóng vai trò then chốt trong xã hội loài người, vai trò của gỗ có thể so sánh với nước và đất trồng trọt. Ngày nay, tại các nước phát triển gỗ vẫn được sử dụng để xây nhà và bột gỗ để làm giấy. Tại các quốc gia đang phát triển, gần 3 tỉ người phải dựa vào gỗ để sưởi ấm và đun nấu thức ăn.[40]
Các sản phẩm từ rừng là một phần quan trọng của nền kinh tế ở tất cả các nước phát triển lẫn đang phát triển. Các lợi nhuận kinh tế ngắn hạn từ chuyển đổi đất rừng sang đất nông nghiệp, hay việc khai thác gỗ quá mức, thường dẫn đến những hậu quả kinh tế lâu dài, ảnh hưởng tới nguồn thu nhập lâu dài và sản lượng của rừng. Tây Phi, Madagascar, Đông Nam Á và nhiều vùng khác trên thế giới đã phải chịu những tổn thất thu nhập do suy giảm sản lượng gỗ. Sự khai khẩn trái phép làm nhiều nền kinh tế tổn thất hàng tỷ đô la mỗi năm.[41]
Các nền kinh tế tăng trưởng nhanh thường có ảnh hưởng tới sự phá rừng. Áp lực chủ yếu đến từ các quốc gia đang phát triển, những nơi mà cả dân số và kinh tế đều tăng trưởng nhanh chóng. Năm 1995, tốc độ tăng trưởng kinh tế của các quốc gia đang phát triển là 6%, con số này cho các nước phát triển chỉ là 2%. Khi dân số gia tăng, nhà cửa, đường sá, dân số đô thị mở rộng, khi phát triển thì cần có sự kết nối bằng việc xây dựng đường sá. Việc xây dựng đường sá ở nông thôn không chỉ kích thích phát triển kinh tế mà còn tạo điều kiện cho sự tàn phá rừng.Khoảng 90% rừng bị phá ở khu vực Amazon diễn ra trong phạm vi 100 ki lô mét so với đường.