Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tình huống 1:
Bạn nam đang bị các bạn khác trong trường bắt nạt. Bạn nam cần tìm kiếm sự hỗ trợ từ thầy cô, bạn bè trong tình huống trên để bảo vệ bản thân.
Tình huống 2:
Bạn nữ đã bị ngã và có vế thương ở đầu gối. Bạn nữ cần tìm kiếm sự hỗ trợ từ thầy cô, bạn bè gần đó để được đưa đến phòng y tế băng bó vết thương, tránh bị nhiễm trùng.
Tình huống 3:
Bạn nữ đã quên hộp bút ở nhà. Bạn nữ nên tìm kiếm sự hỗ trợ của bạn bên cạnh để có bút viết bài, tránh bỏ lỡ kiến thức trên lớp.
- Những tình huống cần tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở trường mà em biết:
+) Khi cảm thấy cơ thể mệt mỏi, khó chịu thì cần tìm kiếm sự hỗ trợ của thầy cô, bạn bè.
+) Khi chưa hiểu bài có thể nhờ thầy cô hoặc bạn bè giảng lại cho mình.
+) Khi quên đồ dùng học tập có thể nhờ bạn bè cho mượn đồ.
Những tình huống em cần tìm kiếm sự hỗ trợ là tình huống 1 và tình huống 2. Tình huống em có thể tự giải quyết là tình huống 3.
Tình huống 1:
Em cần tìm kiếm sự hỗ trợ vì khi em bị đau bụng, cần người lớn kiểm tra, đưa đi khám hoặc lấy thuốc uống vì khi đấy em đang đau nên không thể tự giải quyết được.
Tình huống 2:
Em cần tìm kiếm sự hỗ trợ khi không khóa vòi nước lại được. Vì em còn nhỏ nên chưa thể tự giải quyết được trường hợp này mà cần có sự giúp đơ của người lớn để sửa chữa.
Tình huống 3:
Khi em không thấy cuốn sách Đạo đức thì tự em có thể tìm lại được mà không cần nhờ sự giúp đỡ, hỗ trợ từ người khác.
- Một số tình huống cần tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở nhà:
+) Khi cần bên đồ vật nặng nên nhờ sự giúp đỡ của người lớn.
+) Khi cần lấy đồ vật trên cao mà em không với tới.
+) Khi bị thương
2. Những tình huống em cần sự giúp đỡ khi ở nơi công cộng :
- Em đi chơi du lịch với bố mẹ bị lạc không thấy bố mẹ .
- Em ở nhà một mình, có ngườ lạ gọi cửa.
- Trên đường đi học về em bị ngã xe đạp và bị thương ở chân.
3. Em cần sự hỗ trợ từ mọi người xung quanh để có thể xử lí sự việc dễ dàng và nhanh chóng hơn trước khi nó dẫn đến sự nguy hiểm.
a.
Tình huống 1:
Bạn nhỏ đứng ở trước cửa nhà một mình, có một người lạ nhìn thấy, giả vờ làm người quen của mẹ để rủ đi theo. Bạn nhỏ cần tìm kiếm sự hỗ trợ trong tình huống này vì nếu đi theo người lạ, bạn nhỏ có thể bị bắt cóc hoặc làm hại.
Tình huống 2:
Bạn nhỏ đang chơi trong công viên thì có người lạ đến gần và cho kẹo – đồ ăn được trẻ con rất ưa thích. Bạn nhỏ cần tìm kiếm sự hỗ trợ trong tình huống này vì nếu như ăn kẹo của người lạ, bạn nhỏ có thể ăn phải thuốc mê, thuốc ngủ do người xấu đã cho vào kẹo hoặc có thể bị người lạ sai khiến, làm hại.
Tình huống 3:
Bạn nhỏ đứng ở trước cổng trường đợi người thân đến đón thì người lạ đã đến bên nói chuyện, lôi kéo, rủ rê cho quà, đồ chơi. Bạn nhỏ cần tìm kiếm sự giúp đỡ trong trường hợp này vì nếu đi theo người lạ, bạn nhỏ không những không có đồ chơi mà còn có thể bị bắt cóc, làm hại.
Chú ý:
Mở rộng: Ngoài những tình huống trên thì còn rất nhiều tình huống người xấu bày ra nhằm những mục đích xấu đối với trẻ em như: Giả vờ là bố, mẹ các em nơi đông người; Bán đồ ăn, đồ chơi có tẩm thuốc ngoài cổng trường; ...
b. Em cần tìm kiếm sự hỗ trợ trong những tình huống trên vì họ sẽ giúp em thoát khỏi những kẻ xấu, những kẻ có mục đích làm hại trẻ em; tránh những tình huống xấu nhất có thể xảy ra đối với các em như bị bắt cóc, bị làm hại, bị sai khiến làm những điều xấu.
Chú ý: 2 điều cần có để ứng phó với người lạ
- Sức khỏe (giúp chạy nhanh, giãy giụa mạnh để thoát khỏi người lạ khi bị bắt).
- Trí thông minh, sự bình tĩnh, sự nhanh nhẹn (giúp quan sát được tình hình, nghĩ ra phương pháp để đối phó với người lạ).
Chào thầy / cô và các bạn. Sau đây, em xin được kể lại câu chuyện bị bắt nạt, trêu chọc của một người bạn thân của mình.
Bạn thân của em là Nhi. Trong một lần chúng em trò chuyện với nhau, em mới biết rõ về vấn đề bạn ấy đã gặp phải trước đây. Một lần trên đường đi học về, Nhi đã bị một nhóm anh chị lớp trên chặn đường trêu chọc, bắt bạn ấy đưa tiền hoặc một món đồ chơi giá trị nào đó. Nhi lúc này đã rất sợ hãi và khi về nhà đã đem chuyện này kể với bố mẹ. Bố mẹ bạn ấy khi biết rõ mọi chuyện đã chấn an tinh thần và ngày hôm sau cùng Nhi đến gặp nhóm người đó. Sau khi bị bố mẹ Nhi nhắc nhở và nếu như còn để việc này xảy ra nữa sẽ nói với nhà trường, nhóm đó đã sợ hãi, nhận lỗi và xin lỗi Nhi cùng bố mẹ bạn ấy. Từ đó, Nhi cũng không còn bị bắt nạt trên đường đi học về nữa.
Những tình huống em cần sự hỗ trợ:
- Khi ở nhà:
+ Bị ngã khi chơi ở sân nhà.
+ Bị đứt tay, sứt chân, bị kẹp chân không đi lại được…
+ Có người lạ gõ cửa mà em ở nhà một mình.
+ Hỏng bóng đèn, hỏng khóa cửa, …
+ Bị đau bụng, ốm sốt khi đang ở nhà một mình.
+ Bị bỏng, bị ngộ độc thực phẩm.
- Khi ở trường:
+ Gặp bài khó không biết làm.
+ Bị một nhóm bạn lớn hơn (hoặc các anh chị lớn hơn) chặn đường, bắt nạt, ức hiếp,…
+ Bị ngã gãy tay, gãy chân khi chạy nhảy ở sân trường.
+ Bị ngộ độc thực phẩm.
+ Bị người lạ tiếp cận khi đang chờ mẹ ở cổng trường.
+ Bị mắc kẹt ở nhà vệ sinh.
- Nhờ mọi người xung quanh giúp đỡ.
- Gọi điện thoại cho người thân, hoặc nhờ mọi người gọi điện thoại cho người thân.
- Báo công an, cảnh sát ở khu vực đó.
Tình huống 1:
Bạn Nam đã biết tìm kiếm sự hỗ trợ kịp thời. Thấy trong nhà có mùi khí gas bạn đã bình tĩnh nói rõ sự việc với chú hàng xóm và nhờ chú giúp đỡ. Nếu không nhờ người lớn giúp đỡ kiểm tra thì trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra là hỏa hoạn, gây ảnh hưởng đến ngôi nhà và tính mạng của Nam.
Tình huống 2:
Bạn Lan đã tìm kiếm sự hỗ trợ kịp thời đó là nói chuyện với mẹ của mình. Sự việc anh hàng xóm hay sang chơi và đòi cầm tay Lan là một việc quan trọng nên cần tìm kiếm sự hỗ trợ của người lớn để tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra.
- Em cần tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở nhà vì sẽ có những việc bản thân em không thể làm được. Việc tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở nhà sẽ giúp em giải quyết được vấn đề khó khăn đó một cách dễ dàng hơn, nhanh chóng hơn và tránh được trường hợp xấu xảy ra.
- Những cách tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở nhà mà em biết:
+) Nhờ sự giúp đỡ của ông bà, cha mẹ, anh chị nếu có người thân ở nhà.
+) Trong trường hợp ở nhà một mình, có thể nhờ những người đáng tin cậy như hàng xóm thân thiết với gia đình, người thân (cô, dì, chú, bác) ở gần,...
Hình 1:
Em cần tìm kiếm sự hỗ trợ khi bị một người lạ mặt theo đuổi vì em không biết họ là ai, có thể họ sẽ có ý đồ xấu. Vì vậy, em cần tìm kiếm sự hỗ trợ để bản thân không gặp nguy hiểm.
Hình 2:
Khi xe bị hỏng trên đường, em cần tìm kiếm sự hỗ trợ để giúp em sửa xe, tự em không thể làm được điều đó và giúp cho việc trở về nhà dễ dàng hơn.
- Những tình huống cần tìm kiếm sự hỗ trợ ở công cộng mà em biết như:
+) Khi em bị lạc người thân.
+) Khi em không tự mình sang đường được.
+) Khi em bị ngã xe.
+) Khi em bị người lạ mặt lôi kéo, dụ dỗ.