Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cấu tạo của cầu mắt: Cầu mắt nằm trong hốc mắt của xương sọ, phía ngoài được bảo vệ bởi các mi mắt, lông mày và lông mi nhờ tuyến lệ luôn luôn tiết nước mắt làm mắt không bị khô. Cầu mắt vận động được là nhờ cơ vận động mắt Cầu mắt gồm ba lớp: lớp ngoài cùng là: màng cứng có nhiệm vụ bảo vệ phần trong của cầu mắt. Phía trước của màng cứng là màng giác trong suốt để ánh sáng đi qua vào trong cầu mắt; tiếp đến là lớpmàng mạch có nhiều mạch máu và các tế bào sắc tố đen tạo thành một phòng tối trong cầu mắt ( như phòng tối của máy ảnh ); lớp trong cùng là màng lưới, trong đó chứa tế bào thụ cảm thị giác, bao gồm hai loại: tế bào nón và tế bào que
Cấu tạo của tai phù hợp với chức năng: Tai gồm tai ngoài,tai giữa và tai trong
+ Tai ngoài gồm:
- Vành tai có nhiệm vụ hứng sóng âm
- Ống tai có nhiệm vụ hướng sóng âm
- Màng nhĩ khuếch đại âm
+ Tai giữa là một khoang xương gồm:
- Chuỗi xương tai: xương bàn đạp,xương đe,xương búa
- Vòi nhĩ thong với hầu giúp cân bằng áp suất hai bên màng nhĩ
+ Tai trong gồm:
- Bộ phận tiền đình và các ống bán khuyên thu nhận thông tin về vị trí và chuyển động của cơ thể trong không gian
- Ốc tai là cơ quan thu nhận kích thích về âm thanh ( gồm ốc tai xương và ốc tai màng.Trên ốc tai màng có màng cơ sở,trên đó có cơ quan coocti chứa các tế bào thụ cảm thính giác)
Cơ quan sinh dục nữ | Cơ quan sinh dục nam | ||||||||
|
|
+ Cấu tạo của cầu mắt
* Cấu tạo ngoài
- Hình dạng: hình cầu
- Vị trí: nằm trong hốc mắt của xương sọ, phía ngoài được bảo vệ bởi các mi mắt, lông mày và lông mi nhờ tuyến lệ luôn tiết nước mắt làm mắt không bị khô.
- Vận động: cầu mắt vận động được là nhờ cơ vận động.
* Cấu tạo trong
- Các lớp màng bao bọc:
+ Màng cứng: nằm ngoài cùng có nhiệm vụ bảo vệ phần trong của cầu mắt
+ Màng giác: nằm trước màng cứng trong suốt để ánh sáng đi qua vào cầu mắt.
+ Màng mạch: có nhiều mạch máu và các tế bào sắc tố đen tạo thành 1 phòng tối trong cầu mắt.
+ Màng lưới: chứa thụ cảm thị giác (2 loại tế bào: tế bào nón và tế bào que)
- Môi trường trong suốt:
+ Thủy dịch
+ Thể thủy tinh
+ Dịch thủy tinh
* Chức năng của cầu mắt
- Tạo ảnh trên màng lưới
- Điều tiết ánh sáng
Cấu tạo và chức năng của cầu mắt:
- Màng cứng: có nhiệm vụ bảo vệ phần trong của mắt
- màng mạch: có nhiều mạch máu và sắc tố đen tạo thành 1 phòng tối trong cầu mắt
- mạch lưới: chứa các TB thụ cảm thị giác
câu 3:
* chức năng trụ não: chức năng chủ yếu của trụ não là điều khiển, điều hòa hoạt động của các nội quan, đặc biệt là hoạt động tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa, do các nhân xám đảm nhiệm.
*não trung gian: điều khiển các quá trình trao đổi chất và điều hòa thân nhiệt.
*tiểu não: điều hòa , phối hợp các cử động phức tạp và giữ thăng bằng cơ thể.
* đại não : cảm giác và vận động, đặc biệt là vùng vận động ngôn ngữ và vùng hiểu tiếng nói và chữ viết.
1) Bài tiết đóng vai trò quan trọng như thế nào?
Nhờ hoạt động bài tiết mà các tính chất của môi trường bên trong (pH, nồng độ các ion, áp suất thẩm thấu, ...) luôn ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động trao đổi chất diễn ra bình thường.
2) Nêu rõ các đặc điểm cấu tạo và chức năng của đại não người. Chứng tỏ sự tiến hóa của người so với các động vật khác trong lớp thú.
* Cấu tạo:- Đại não ở người rất phát triển, che lấp cả não trung gian và não giữa.
- Bề mặt của đại não được phủ một lớp chất xám làm thành vỏ não, có nhiều nếp gấp tạo thành các khe, rãnh làm tăng diện tích bề mặt vỏ não.
- Trên vỏ não được chia thành nhiều vùng khác nhau, đảm nhận các chức năng khác nhau. Đặc biệt ở não người xuất hiện các vùng mới: vùng vận động ngôn ngữ, vùng hiểu tiếng nói và chữ viết.
- Chất trắng là các đường thần kinh nối các vùng của vỏ não và nối hai nửa đại não với nhau. Các đường dẫn truyền nối giữa vỏ não với các phần dưới của não và với tủy sống. Các đường này đều bắt chéo hoặc ở hành tủy hoặc ở tủy sống.
* Chức năng của vỏ não: Vỏ não là trung tâm của các phản xạ có điều kiện được hình thành trong đời sống cá thể
* So với đại não thú, đại não ở người lớn hơn rất nhiều, có sự phân hóa về cấu tạo và chức năng. Đặc biệt có sự xuất hiện các vùng mới: vùng tiếng nói, chữ viết, vùng hiểu tiếng nói, chữ viết. Đó chính là hệ thống tín hiệu thứ hai hoàn toàn không có ở các động vật thuộc lớp thú.
3) Phân biệt phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện. Ý nghĩa của việc hình thành và ức chế phản xạ có điều kiện.
Tính chất của phản xạ không điểu kiện |
Tính chất của phản xạ có điều kiện |
1. Trả lời các kích thích rương ứng hay kích thích không điều kiện 2. Bẩm sinh. 3. Bền vững 4. Có tính chất di truyền, mang tính chất chủng loại 5. Số lượng hạn chế 6. Cung phản xạ đơn giản 7. Trung ương nằm ở trụ não, tuỷ sống |
1. Trả lời các kích thích bất kì hay kích thích có điều kiện ịđã được kết hợp với kích thích không điều kiện mật số lần) 2. Được hình thành trong đời sống (qua học tập, rèn luyện) 3. Dễ mất khi không củng cố 4. Có tính chất cá thểm không di truyền 5. Số lượng không hạn định 6. Hình thành đường liên hệ tạm thời 7. Trung ương thần kinh chủ yếu có sự tham gia của vỏ não |
Nguyên nhân viễn thị có thể là do cầu mắt ngắn, hoặc ở người già thể thủy tinh bị lão hóa, mất tính đàn hồi, không phồng được
1)bài tiết đóng vai trò cực kì quan trọng đối với cơ thể sống, thể hiện ở các mặt sau:
+ loại bỏ các chất cặn bã các chất độc, chất thừa ra khỏi cơ thể.
+ Giúp cơ thể tránh sự đầu độc của các chất độc.
+ Làm cho môi trường trong luôn dc ổn định.
+Tạo điều kiện thuận lợi cho hđ trao đổi chất diễn ra bình thường.
Tiêu đề: Trao đổi khí ở Phổi và Trao đổi khí ở tế Bào Sun Sep 18, 2011 8:57 am | |
a/. Sự trao đổi khí ở phổi Sự trao đổi khí ở phổi:Nồng độ õy trong phế nag cao hơn và nồng độ khí cacbonic trong phế nang thấp hơn so với nồng độ các chất khí tương ứng có ở trong máu của các mao mạch phổi.--> O xy khuyếch tán từ phế nang vào máu và CÒ2 khuyếch tán từ máu vào phế nang. Sự trao đổi khí được diễn ra trên bề mặt hô hấp. Ở người có khoảng 700 triệu phế bào với diện tích chung là 120m2 ở nữ và 130m2 ở nam. Lớp mô bì của phế bào rất mỏng khoảng 0,007 mm (0,7µm). Diện tích chung của mao mạch tiếp xúc với phế bào rất lớn, khoảng 6000 m2. Ở phổi diễn ra quá trình trao đổi khí giữa phế nang và máu qua màng phế nang và màng mao mạch bao quanh phế nang. Từ phân tích thành phần khí, người ta xác định được phân áp (áp suất riêng) của O2 và CO2 của không khí trong phế nang và trong máu tĩnh mạch đến phổi, trong máu động mạch đến mô và trong mô. phân áp O2 trong phế nang cao hơn trong mao mạch phổi nên theo quy luật khuêch tán thẩm thấu, O2 hoà tan trong lớp thành ẩm ướt của phế nang được khuếch tán qua lớp biểu mô và thành mao mạch phổi để vào máu. Còn phân áp CO2 trong mao mạch phổi lại cao hơn trong phế nang, nên CO2 khuếch tán từ mao mạch phổi vào phế nang. Sau khi vào mao mạch, O2 kết hợp với Hb, biến máu từ đỏ thẫm (nghèo O2) thành máu đỏ tươi (giàu O2) để vận chuyển về tim, rồi từ đó đến các bộ phận cơ thể. Tốc độ khuếch tán của CO2 nhanh gấp 25 lần so với O2. Sự trao đổi khí ở tế bào: Nồng độ o xy trong tế bào thấp hơn và nồng độ cacbonic trong tế báo cao hơn so với nồng độ các chất khí tương ứng có trong máu của các mao mạch tế bào.--> OXy Khuyếch tán từ máu vào tế bào và cacbonic khuyếch tán từ tế bào vào máu. hệ tuần hoàn lấy O2 từ các phế nang để vận chuyển tới tế bào và lấy CO2 từ tế bào tới phổi để hệ hô hấp thải ra ngoài. Hai chu trình luân phiên nhau, liên tục. Nếu một trong hai ngừng thì cơ thể không tồn tại. Không có trao đổi khí ở tế bào thì cơ thể không cần nhu cầu lấy O2 (vì thực chất tế bào là nơi chi dùng dinh dưỡng,O2 và là nơi tạo ra các sản phẩm phân hủy như CO2, các chất thải mà tế bào không xài thì O2 dư nên cơ thể không có nhu cầu lấy thêm; mặt khác quá trình chuyển hóa vật chất và dinh dưỡng ngay bên trong tế bào để tạo ra năng lượng cho cơ thể hoạt động) mà như vậy thì các chất dinh dưỡng sẽ không được oxi hóa (quá trình chuyển hóa vật chất và dinh dưỡng) do đó không có năng lượng cho cơ thể hoạt động. Ở mô, các tế bào luôn xảy ra quá trình ôxi hoá các chất hữu cơ, nên hàm lượng O2 thấp hơn và hàm lượng CO2 cao hơn nhiều so với trong máu động mạch đến mô. hất khí khuyếch tán từ nơi có phân áp cao đến nơi có phân áp thấp. Sự chênh lệch phân áp của mỗi nơi sẽ qui định chiều di chuyển của chất khí. Ở bảng trên, ta thấy phân áp O2 trong động mạch đến mô cao hơn ở bào chất, nên O2 khuếch tán từ máu động mạch sang bào chất của mô. Còn CO2 lại khuếch tán từ bào chất sang máu động mạch cho đến khi cân bằng phân áp O2 và CO2 giữa máu và dịch gian bào. Kết quả làm máu từ đỏ tươi (giàu O2) thành máu đỏ thẫm (giàu CO2), theo tĩnh mạch về tim. do áp suất CO2 rất cao, nên CO2 khuyếch tán qua màng tế bào hồng cầu, CO2 kết hợp với H2O tạo thành H2CO3 nhờ chất xúc tác cacbonidraza trong hồng cầu. Sau đó H2CO3 phân ly thành H+ và HCO3- , HCO3- lại khuếch tán ra ngoài huyết tương và kết hợp với Na+ tạo thành NaHCO3, rồi thành KHCO3 |
1.
- Trong thành phần hóa học của xương được chứng minh qua 2 thí nghiệm sau:
- Lấy 1 xương đùi ếch trưởng thành ngâm trong cốc đựng dung dịch axít clohiđric (HC1) 10 % ta thấy những bọt khí nổi lên từ xương —» đó là do phản ứng giữa HC1 với chất vô cơ (CaCƠ3) tạo ra khí CƠ2. Sau 10-15 phút bọt khí không nổi lên nữa, lấy xương ra, rửa sạch ta thấy xương trở nên mềm dẻo -> chỉ còn lại chất hữu cơ.
- Đốt 1 xương đùi ếch khác trên ngọn lửa đèn cồn cho đến khi xương không còn cháy nữa, không còn thấy khỏi bay lên (có nghĩa là chất hữu cơ đã cháy hết) -» Bóp nhẹ phần xương đã đốt ta thấy giòn và bở ra (chỉ còn lại chất vô cơ), cho vào côc đựng HC1 10%, ta thấy chúng tan ra và nổi bọt khí giống như trên, chứng tỏ xương có chất vô cơ.
—> Xương kết hợp giữa 2 thành phần chất hữu cơ và vô cơ nên có tính bền chắc và mềm dẻo.
5.
Đặc điểm cấu tạo phù hợp với chức năng co của cơ là :
- Tế bào cơ gồm nhiều đơn vị cấu trúc nối liền với nhau nên tế bào cơ dài.
- Mỗi đơn vị cấu trúc có các tơ cơ dày và tơ cơ mảnh bố trí xen kẽ để khi tơ cơ mảnh xuyên vào vùng phân bố của tơ cơ dày sẽ làm cơ ngắn lại tạo nên sự co cơ.
Mắt :
Chức năng :
- Giúp ta nhìn thấy được mọi vật xung quanh
- Nhận biết được màu sắc,...