K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 7 2023

Tham khảo!

- Các cơ quan trong hệ hô hấp gồm: Xoang mũi, hầu (họng), thanh quản, khí quản, phế quản, phổi.

- Chức năng của mỗi cơ quan trong hệ hô hấp:

Tên cơ quan

Chức năng

Xoang mũi

Làm sạch, làm ẩm, làm ấm không khí.

Hầu (họng)

Dẫn khí.

Thanh quản

Dẫn khí, phát âm.

Khí quản

Dẫn khí, làm sạch không khí, điều hòa lượng khí vào phổi.

Phế quản

Dẫn khí, điều hòa lượng khí vào phổi.

Phổi

Trao đổi khí.

24 tháng 7 2023

- Các bộ phận cấu tạo nên hệ thần kinh bao gồm: Bộ phận thần kinh trung ương và bộ phận thần kinh ngoại biên.

- Cấu tạo của mỗi bộ phận trong hệ thần kinh:

+ Bộ phận thần kinh trung ương bao gồm: não bộ và tủy sống

+ Bộ phận thần kinh ngoại biên bao gồm: các dây thần kinh và hạch thần kinh

3 tháng 9 2023

Tham khảo!

Tập thể dục thể thao (TDTT) giúp cho

hệ thần kinh linh hoạt hơn do TDTT làm tăng lượng tăng lưu lượng máu và O2 tới não.

tăng sức khỏe hô hấp: do TDTT tăng thể tích khí O2 khuếch tán vào máu và tăng tốc độ vận động của các cơ hô hấp.

duy trì cân nặng hợp lý nhờ tăng phân giải lipid

tăng sức bền của cơ và tăng khối lượng cơ: do TDTT kích thích tái tạo tế bào cơ, tăng hấp thụ Glucose và sử dụng O2 và tăng lưu lượng máu đến cơ nên 

cơ tim và thành mạch khỏe hơn: Do tim đập nhanh hơn và máu chảy nhanh hơn

khớp khỏe hơn: Do màng dịch tiết chất nhờn đầy đủ, dây chằng vững chắc, dẻo dai hơn nên 

tăng khối lượng và kích thước xương: do TDTT giúp kích thích các tế bào tạo xương sụn ở đầu xương

24 tháng 7 2023

1- Hệ vận động

2 - Hệ tiêu hoá

3 - Hệ tiêu hoá

4 - Hệ hô hấp

5 - Hệ bài tiết

6 - Hệ thần kinh

7 - Hệ nội tiết

8 - Hệ sinh dục

 

24 tháng 7 2023

* Ống tiêu hóa bao gồm: 

- Khoang miệng.

+ Chức năng: Nghiền nhỏ, đào trộn thức ăn, giúp thức ăn thẩm đều nước bọt. Cảm nhận vị thức ăn

- Hầu( họng) và thực quản

+ Chức năng: Tham gia cử động nuốt. Cử động nhu động đẩy thức ăn xuống dạ dày.

- Dạ dày.

+ Chức năng: Có tuyến tiết vị dịch vị. Dự trữ, nghiền, đảo trộn thức ăn.

- Ruột non:

+ Chức năng: Có tuyến ruột. Cử động nhu động đẩy thức ăn di chuyện. Hấp thu các chất dinh dưỡng.

- Ruột già gồm: mang tràng ( ruột thừa), đại tràng, trực tràng.

+ Chức năng: Hấp thu nước và một số chất. Cử động nhu ruột đẩy chất căn bả xuống trực tràng. Tạo phân.

- Hậu môn:

+ Chức năng thải phân.

* Tuyến tiêu hóa bao gồm: 

- Tuyến nước bọt

+ Chức năng: Tiết nước bọt: Làm ẩm thức ăn. Chứa enzyme amylse giúp tiêu hóa 1 phần tinh bột.

- Tuyến vị.

+ Chức năng: Tiết dịch vị chứa HCl và enzye pepsinogen. HCl hoạt hóa pepsinogen thành pepsin ( tiêu hóa protein), tiêu diệt mầm bệnh.

- Gan.

+ Chức năng: Tiết dịch mật, có chức năng nhũ nhơn hóa lipid. Đào thải độc tố.

- Túi mật.

+ Chức năng: Dự trữ dịch mật.

- Tuyến tụy

+ Chức năng: Tiết dịch tụy chứa các enzyme tiêu hóa protein, lipid và carbohydrate.

- Tuyến ruột

+ Tiết dịch ruột chứa các enzyme tiêu hóa protein và carbohydrate.

3 tháng 9 2023

Tham khảo!

a) Cấu tạo của cơ quan thị giác gồm các bộ phận là: Cầu mắt, dây thần kinh thị giác, trung khu thị giác ở não bộ.

b) Sơ đồ đơn giản quá trình thu nhận ánh sáng từ vật đến võng mạch trong cầu mắt:

Ánh sáng từ vật → Giác mạc → Thủy dịch → Đồng tử → Thủy tinh thể → Dịch thủy tinh → Võng mạc.

24 tháng 7 2023

Tham khảo!

Con người tác động đến môi trường qua các thời kì:

- Thời kì nguyên thủy: Con người chủ yếu khai thác thiên nhiên thông qua hình thức hái lượm và săn bắn. Tác động đáng kể của con người đối với môi trường là con người biết dùng lửa để nấu nướng thức ăn, sưởi ấm và xua đuổi thú dữ,… làm cho nhiều cánh rừng rộng lớn bị đốt cháy.

- Thời kì xã hội nông nghiệp: Hoạt động trồng trọt và chăn nuôi ở thời kì này đã dẫn tới việc chặt phá và đốt rừng lấy đất canh tác, chăn thả gia súc và định cư. Hoạt động cày xới đất canh tác góp phần làm thay đổi đất và tầng nước mặt, dẫn tới nhiều vùng đất bị khô cằn và suy giảm độ màu mỡ.

- Thời kì xã hội công nghiệp: Máy móc ra đời đã tác động mạnh mẽ đến môi trường sống; nền nông nghiệp cơ giới hóa tạo ra nhiều vùng trồng trọt lớn; công nghiệp khai khoáng phát triển đã phá đi rất nhiều diện tích rừng trên Trái Đất. Đô thị hóa ngày càng tăng đã lấy đi nhiều vùng đất rừng tự nhiên và đất trồng trọt. Bên cạnh đó, một số hoạt động của con người cũng góp phần cải tạo môi trường.

10 tháng 9 2023

Phương pháp giải

Đối với từng thời kì phát triển xã hội, con người đều có những tác động tới môi trường tự nhiên.

Lời giải chi tiết

Sự tác động của con người tới môi trường qua các thời kì:

- Thời kì nguyên thủy: Con người chủ yếu khai thác thiên nhiên thông qua hình thức hái lượm và săn bắn. Tác động đáng kể của con người đối với môi trường là con người biết dùng lửa để nấu nướng thức ăn, sưởi ấm và xua đuổi thú dữ,… làm cho nhiều cánh rừng rộng lớn bị đốt cháy.

- Thời kì xã hội nông nghiệp: Hoạt động trồng trọt và chăn nuôi ở thời kì này đã dẫn tới việc chặt phá và đốt rừng lấy đất canh tác, chăn thả gia súc và định cư. Hoạt động cày xới đất canh tác góp phần làm thay đổi đất và tầng nước mặt, dẫn tới nhiều vùng đất bị khô cằn và suy giảm độ màu mỡ.

- Thời kì xã hội công nghiệp: Máy móc ra đời đã tác động mạnh mẽ đến môi trường sống; nền nông nghiệp cơ giới hóa tạo ra nhiều vùng trồng trọt lớn; công nghiệp khai khoáng phát triển đã phá đi rất nhiều diện tích rừng trên Trái Đất. Đô thị hóa ngày càng tăng đã lấy đi nhiều vùng đất rừng tự nhiên và đất trồng trọt. Bên cạnh đó, một số hoạt động của con người cũng góp phần cải tạo môi trường.

Lời giải chi tiết

- Khi trời nóng, thân nhiệt tăng, kích hoạt cơ chế làm mát bằng các hoạt động của: các mạch máu dưới da dãn, tăng tiết mồ hôi, các cơ dựng lông dãn.

- Khi trời lạnh, thân nhiệt giảm, cơ thể kích hoạt cơ chế làm ấm, các mạch máu dưới da co lại, ngừng tiết mồ hôi và các cơ dựng lông co.

3 tháng 9 2023

Tham khảo!

- Khi trời nóng, các mạch máu dưới da dãn, tuyến mồ hôi tăng tiết mồ hôi, các cơ dựng lông dãn.

- Khi trời lạnh, các mạch máu dưới da co, tuyến mồ hôi ngừng tiết mồ hôi, các cơ dựng lông co.

10 tháng 9 2023

Tham khảo!

Đặc điểm, ý nghĩa của mỗi hệ sinh thái:

- Hệ sinh thái rừng Cúc Phương:

+ Đặc điểm: Là hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa, xanh quanh năm, có quần thể động, thực vật vô cùng phong phú và đa dạng. Thảm thực vật Cúc Phương với ưu thế là rừng trên núi đá vôi, có thể hình thành nên nhiều tầng tán, nhưng do địa hình dốc nên tầng tán thường không liên tục. Là nơi sinh sống của nhiều loài thú, chim, bò sát, lưỡng cư và hàng ngàn loài côn trùng, trong đó có nhiều loài nằm trong sách đỏ Việt Nam.

+ Ý nghĩa: Hệ sinh thái rừng Cúc Phương là nơi dự trữ nguồn gene phong phú, bảo vệ các loài sinh vật, điều hòa khí hậu, bảo vệ đa dạng sinh học; đồng thời, cũng là nơi tham quan du lịch tạo sự phát triển kinh tế bền vững.

- Hệ sinh thái biển Nha Trang:

+ Đặc điểm: Là nơi có độ đa dạng sinh học cao, là nơi cư trú của nhiều loài san hô, cá cảnh biển và các loài hải sản. Các loài thực vật, tảo, rong biển cũng góp phần tạo nên đa dạng sinh học.

+ Ý nghĩa: Hệ sinh thái biển Nha trang là nơi dự trữ nguồn gen phong phú, có vai trò quan trọng đối với tự nhiên và con người: tham gia điều hòa khí hậu, là nơi sống của nhiều loài sinh vật, cung cấp nhiều sản phẩm có giá trị cho con người; đồng thời, cũng là nơi tham quan du lịch tạo sự phát triển kinh tế bền vững.

- Hệ sinh thái nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long:

+ Đặc điểm: Là nơi canh tác đa dạng nhưng chủ yếu dựa trên nền lúa, đây là hệ sinh thái được duy trì dưới tác động thường xuyên của con người.

+ Ý nghĩa: Hệ sinh thái nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long có vai trò rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp tạo ra lương thực, thực phẩm và cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp tạo đà cho sự phát triển kinh tế; ngoài ra, hệ sinh thái này cũng có vai trò quan trọng trong bảo vệ đa dạng sinh học,…