Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 16: Trong các động vật dưới đây, động vật nào hô hấp bằng da?
A. Ếch đồng. B. Giun đất. C. Ễnh ương lớn D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 17: Quá trình biến thái hoàn toàn của ếch diễn ra
A. Trứng – nòng nọc - ếch trưởng thành
B. Nòng nọc – trứng - ếch trưởng thành
C. Ếch trưởng thành – nòng nọc – trứng
D. Trứng - ếch trưởng thành – nòng nọc
Câu 18: Phát biểu nào dưới đây về vượn là sai?
A. Không có đuôi. B. Sống thành bầy đàn.
C. Có chai mông nhỏ. D. Có túi má lớn.
Câu 19: Động vật nào dưới đây phát triển qua biến thái?
A. Thằn lằn bóng đuôi dài. B. Chim bồ câu. C. Châu chấu. D. Thỏ rừng.
Câu 20: Đặc điểm nào dưới đâu giúp cơ thể thằn lằn giữ nước?
A. Da có lớp vảy sừng bao bọc.
B. Mắt có tuyến lệ giữ ẩm.
C. Hậu thận và trực tràng có khả năng hấp thụ lại nước.
D. Cả A và C đều đúng.
Câu 21: Phát biểu nào dưới đây về thỏ là sai?
A. Con đực có hai cơ quan giao phối.
B. Ăn thức ăn bằng cách gặm nhấm.
C. Có tập tính đào hang, ẩn náu trong hang để lẩn trốn kẻ thù.
D. Là động vật hằng nhiệt.
Câu 22: Trong các động vật sau, động vật nào có quan hệ họ hàng gần với nhện nhà nhất
A. Trai sông. B. Bọ cạp. C. Ốc sên. D. Giun đất.
Câu 23: Tiêu chí nào dưới đây biểu thị sự đa dạng sinh học?
A. Số lượng loài trong quần thể. B. Số lượng cá thể trong quần xã.
C. Số lượng loài. D. Số lượng cá thể trong một loài.
Câu 24: Động vật nào dưới đây thụ tinh ngoài?
A. Cá chép. B. Chim bồ câu. C.Rùa núi vàng. D. Thỏ hoang.
Câu 25: Các phần cơ thể của sâu bọ là
A. Đầu và ngực. B. Đầu, ngực và bụng.
C. Đầu-ngực và bụng. D. Đầu và bụng.
Câu 26: Trong các nguyên nhân sau, đâu là nguyên nhân chính dẫn đến sự diệt vong của nhiều loài động thực vật hiện nay?
A. Do các hoạt động của con người.
B. Do các loại thiên tai xảy ra.
C. Do khả năng thích nghi của sinh vật bị suy giảm dần.
D. Do các loại dịch bệnh bất thường.
Câu 27: Phủ ngoài cơ thể chân khớp là lớp
A. Da . B. Vỏ đá vô C. Cuticun. D. Vỏ kitin.
Câu 28: Loài lưỡng cư nào dưới đây trên lưng có những lỗ nhỏ; khi đẻ trứng, cóc cái phết trứng đã thụ tinh lên lưng, trứng lọt vào các lỗ và phát triển thành nòng nọc?
A. Cóc mang trứng Tây Âu. B. Cóc tổ ong Nam Mĩ.
C. Nhái Nam Mĩ. D. Cá cóc Tam Đảo.
Câu 29: Chim bồ câu có tập tính nuôi con như thế nào?
A. Chỉ nuôi con bằng cách mớm mồi cho con. B. Nuôi con bằng sữa mẹ.
C. Nuôi con bằng sữa diều, mớm mồi cho con. D. Con non tự đi kiếm mồi.
Câu 30: Vận tốc nhảy của kanguru là bao nhiêu?
A. 20 – 30 km/giờ. B. 30 – 40 km/giờ. C. 40 – 50 km/giờ. D. 50 – 60 km/giờ
Đáp án B
Cóc tổ ong Nam Mĩ trên lưng có những lỗ nhỏ; khi đẻ trứng, cóc cái phết trứng đã thụ tinh lên lưng, trứng lọt vào các lỗ và phát triển thành nòng nọc
Đáp án A
Cóc mang trứng Tây Âu sau khi ghép đôi trên cạn, cóc cái bỏ đi, cóc đực cuốn đám trứng ở chi sau rồi ngâm mình xuống nước cho đến khi trứng nở thành nòng nọc.
Tham khảo:
Thích nghi ở nước:
- Đầu gắn liền với thân thành một khối lao nhanh trong nước, da tiết chất nhờn giảm ma sát của nước
- Chi sau có màng bơi nối với các ngón dễ bơi
- Mắt mũi ở vị trí cao dể thở trong nước
- Đầu bẹp, nhọn, thân ngắn dễ bơi
Thích nghi ở cạn:
- Thân ngắn không đuôi dễ nhảy
- Tứ chi có đốt khớp dễ nhảy
- Mắt có hai mí ngăn bụi và giữ mắt không bị khô
-Nòng nọc mọc tiếp 2 chân trước và phải ngoi lên mặt nước để thở vì mang đang thoái hóa và phổi đang hình thành thay thế dần.
Tham Khảo :
- Đầu dẹp, nhọn, khớp với thân thành một khối thuôn nhọn về phía trước giảm sức cản của nước. - Da phủ chất nhày và ẩm, dễ thấm khí → giảm ma sát khi bơi, dễ dàng thực hiện quá trình trao đổi khí qua lớp da. - Các chi sau có màng bơi căng giữa các ngón (giống chân vịt) thích nghi với hoạt động bơi lội.
Nòng nọc mọc tiếp 2 chân trước và phải ngoi lên mặt nước để thở vì mang đang thoái hóa và phổi đang hình thành thay thế dần
Trứng tập trung thành từng đám trong chất nhày nổi trên mặt nước, trứng phát triển, nở thành nòng nọc. Trải qua một quá trình biến đổi phức tạp qua nhiều giai đoạn để trở thành ếch con.
→ Đáp án A