Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đọc đoạn trích Hồi trống cổ thành ta rút ra được bài học quý giá về tình anh em, bạn bè trong cuộc sống hiện tại:
Mỗi chúng ta phải biết tôn trọng, đồng cảm thấu hiểu giữ gìn tình cảm trong sáng và thuần túy ấy. Bởi cuộc sống là một bản nhạc có khúc cao thấp, nhanh chậm khác nhau tùy nhiên bản nhạc nào cũng phải có khúc đệm nhỏ nhấn mạnh lên vẻ đẹp giá trị sâu sắc của nó. Nếu nói trong cuộc sống con người là bản nhạc thì giá đình là nốt nhạc, muốn tạo nên cuộc sống ý nghĩa chúng ta cần những người bạn làm điểm nhấn cao trào hơn. Vì vậy mỗi chúng ta cần tìm hiểu, trân trọng tình cảm bạn bè, anh em; cần biết yêu thương nhau chia sẻ ngọt bùi, khó khăn gian khổ, trao cho nhau niềm tin, cơ hội, lắng nghe, học cách cảm thông cho nhau. Xây dựng tình cảm không có toan tính vu lợi, không có ghen ghét đố kỵ, không khiến tình cảm đưa ta vào tội lỗi sự hối hận mhận mà dẫn ta đến thành công về tình cảm trong xã hội để ta biết trân trọng nhau hơn. Hãy học cách lắng nghe, cảm thông, xin lỗi và thấu hiểu
Vai trò và vị trí của tình bạn trong đời sống:
- Tình bạn có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống của mỗi người
- Bạn bè giúp ta hoàn thiện nhân cách, trưởng thành hơn, giàu nghị lực sống hơn
- Bạn bè nâng đỡ, hỗ trợ nhau lúc khó khăn, hoạn nạn
- Tình bạn phải được xây dựng dựa trên tình cảm, cảm xúc chân thành, vị tha có như thế mới bền vững
Tham khảo:
Nhân vật Trương Phi trong đoạn trích Hồi trống Cổ Thành gây ấn tượng lớn với bạn đọc. Ta có thể bắt gặp ngay trong tác phẩm hình ảnh một Trương Phi nóng nảy. Cái nóng nảy ấy làm ta dường như mất đi thiện cảm với nhân vật này. Nghe tin Quan Công đến, thái độ "chẳng nói chẳng ràng", rồi "mắt trợn tròn, râu hùm vểnh ngược", hò hét như sấm, múa sà mâu tới đâm Quan Công rồi thậm chí xưng hô "mày – tao, nó, thằng" dù trước đó là anh em kết nghĩa nơi vườn đào làm hình ảnh Trương Phi rất gần gũi. Nhưng sự tức giận ở Trương Phi chính vì nghe Quan Công phản bội Lưu BỊ. CÓ thể nói, người anh hùng này rất trugn thành, cương trực và khảng khái vô cùng dẫu nóng nẩy, vội vã. Để kết tội Quan Công, ta thấy được cái lí sắc bén ở Trương Phi. Đây cũng phải là con người rất biết lí lẽ, biết đúng sai phải trái. Với Trương Phi, tất cả đều phải rạch ròi nên Trương Phi mới căm ghét hành động của Quan CÔng. Đây cũng là một người dũng cảm khi đương đầu với Sái Dương. Ba hồi trống cổ thành khảng khái và đã minh chứng cho bản lĩnh của người anh hùng Trương PHi sau khi nhìn Quan Công giết Sái Dương. Trương Phi biết nhìn nhận lẽ phải và ngay lập tức bày tỏ sự hối lỗi của mình. Nhân vật này không giữ cái nhỏ nhen của người thường và hết mực giàu tình cảm với các huynh đệ. Sống trọn lí, trọn tình, tuy nóng nảy, thô lỗ mà rất biết theo điều đúng, biết sửa mình. Trương Phi xứng là bậc anh hùng Tam quốc dưới ngòi bút La Quán Trung.
Những tình tiết liên quan đến Trần Thủ Độ
- Có người mách vua về sự chuyên quyền của Trần Thủ Độ: ông không biện bạch cho bản thân, không thù oán, trách phạt mà thưởng cho người dám vạch lỗi của mình
→ Người công minh, độ lượng, có bản lĩnh
- Vợ ông khóc, mách việc tên quân hiệu không cho đi qua thềm cấm, ông cho người điều tra rồi khen thưởng tên quân hiệu giữ đúng phép nước
→ Ông là người chí công vô tư, trọng luật pháp
- Có người chạy chọt nhờ vợ ông xin cho chức Câu Đương, ông bảo hắn chặt một ngón chân để phân biệt
→ Người chủ động giữ gìn sự công bằng phép nước, bài trừ nạn mua quan bán chức
- Vua muốn phong chức cho anh Trần Thủ Độ, ông không đồng ý, thẳng thắn trình bày quan điểm nên lựa người giỏi nhất, không nên hậu đãi cả hai làm rối việc triều chính
→ Tình tiết góp phần làm nổi bật bản lĩnh, nhân cách của Trần Thủ Độ: cương nghị, độ lượng, liêm khiết, đặt lợi ích dân tộc, quốc gia trên lợi ích cá nhân, gia đình
Đoạn trích Hồi trống Cổ Thành đã phần nào cho người đọc cảm nhận được những nét tính cách có phần đối lập của hai anh em Trương Phi, Quan Vũ. Trong đoạn trích, Quan Công tỏ ra là người độ lượng, từ tốn trong khi đó Trương Phi lại hết sức nóng nảy. Trước lời kết tội của em (Trương Phi), Quan Vân Trường vẫn nhún mình, cầu cứu hai chị dâu và cuối cùng chấp nhận điều kiện khắc nghiệt để minh oan... Ở Hồi trống Cổ Thành, tác giả đặt Quan Công trong quan hệ đối sánh với Trương Phi. Trương Phi là con người cương trực, thẳng như làn tên bắn, sáng như tấm gương soi, không chấp nhận sự quanh co, lắt léo, đen trắng rõ ràng, với kẻ thù chỉ có thể nói chuyện bằng gươm giáo. Đó chính là lý do tại sao nhân vật này nghi ngờ tấm lòng người anh của mình, tức giận múa bát xà mâu chạy lại đâm Quan Công, xưng mày - tao với anh, gọi Quan Công là thằng phụ nghĩa rồi ra điều kiện Trương Phi đánh ba hồi trống thì Quan Công phải chém được tướng Tào. Tất cả những hành động ấy có phẫn bộc phát, nóng nảy, thiếu điềm tĩnh nhưng thể hiện rõ nét tính cách vốn có của Trương Phi. Hồi trống Cổ Thành đã khắc họa được tính cách tưởng chừng đối lập của hai nhân vật của Tam quốc: Trương Phi ngay thẳng, Quan Công trung nghĩa.
- Hình ảnh: chợ cá, làng ngư phủ, lầu tịch dương
- Âm thanh: lao xao
⇒ Con người tuy không xuất hiện trực tiếp nhưng bạn đọc vẫn có thể cảm nhận dấu hiệu sự sống – một cuộc sống bình dị, ấm êm.
- Mối liên hệ giữa khung cảnh ấy với ước nguyện của nhân vật trữ tình trong hai câu thơ cuối.
+ Khung cảnh sinh hoạt của con người và mong ước “dân giàu đủ” có mối quan hệ chặt chẽ, thể hiện mong muốn của tác giả: ca ngợi cuộc sống ấm êm, giản dị của người dân và khát vọng nhân dân sẽ luôn được sống đầy đủ, hạnh phúc
* Tính cách của Trương Phi:
- Trương Phi là một dũng tướng, tính cách ngay thẳng, cương trực và đơn giản, nóng nảy.
+ Khi nghe Quan Công thanh minh: Trương Phi giận dữ, khinh miệt ("mày đã bội nghĩa còn mặt nào đến gặp tao nữa?").
- Tính cách cương trực, rõ ràng thể hiện ở:
+ Hai chị và Tôn Càn thanh minh: như đổ thêm dầu vào lửa, cho Quan Công là thằng phụ nghĩa lừa cả hai chị.
- Trương Phi còn là con người nghĩa khí, bộc trực nóng nảy:
+ Trương Phi đánh ba hồi trống buộc Quan Công phải lấy được đầu Sái Dương để chứng minh mình không bội nghĩa.
+ Khi Quan Công chém đầu Sái Dương, Trương Phi vẫn còn nghi ngờ, hỏi kĩ tên lính bị bắt, bắt hắn thuật lại chuyện ở Hứa Đô. Trương Phi chưa tỏ ngay thái độ, đưa hai chị dâu vào thành, nghe kể hết mọi chuyện. Bấy giờ Trương Phi mới tin hoàn toàn → Trương Phi thận trọng, tinh tế.
- Trương Phi biết nhân lỗi, sống tình cảm:
+ Hiểu rõ sự tình, thụp lạy Quan Công
→ Hình ảnh Trương Phi hiện lên tuyệt đẹp, dũng cảm, cương trực, nóng nảy, vội vàng mà tinh tế và hết lòng phục thiện - một "hổ tướng" của nước Thục sau này.
* Quan Công là người hiểu thời thế, tinh tế và khéo léo.
- Thể hiện được lòng trung: bảo vệ được mình và 2 chị dâu.
- Khi gặp Trương Phi: Quan Công vô cùng mừng rỡ “giao long đao, tế ngựa lại đón”.
- Khi bị Trương Phi hiểu lầm: Luôn có thái độ điềm đạm, bình tĩnh để gỡ bỏ những hiểu lầm.
+ Gọi Trương Phi là “hiền đệ”, “em”.
+ Lời lẽ mềm mỏng “em không biết, ta cũng khó nói”.
+ Nhờ hai chị dâu giải thích hộ.
- Để minh oan: Chấp nhận thử thách, sẵn sàng hành động và dùng hành động để chứng tỏ lòng trung.
+ Chém Sái Dương khi chưa dứt một hồi trống của Trương Phi.
→ Quan Công là một dũng tướng, trung tín, khéo léo, hiểu thời thế, ông còn là một người độ lượng, tuyệt nghĩa, một người có bản lĩnh, thể hiện việc chưa dứt 1 hồi trống đã lấy đầu Sái Dương, người bản lĩnh, dũng cảm, khí phách oai phong.