K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 3 2016

*Sự thành lập vương triều Nguyễn:

- Lợi dụng tình hình Tây Sơn đang dồn sức dể giải quyết các công việc  ở Bắc Hà, Nguyễn Ánh đêm quân trở lại đánh chiếm Gia Định, biến vùng này làm căn cứ, mở các cuộc tấn công lại Tây Sơn.

- Từ Gia Đinh, Nguyễn Ánh tổ chức các cuộc tập kích quân Tây Sơn, làm cho lực lượng Tây Sơn suy giảm nhanh chóng.

- Tháng 6-1801, Nguyễn Ánh tấn công Phú Xuân (Huế), Quang Toản chống cự không nổi, phải bỏ chạy ra Thăng Long.

- Ngày 21-6-1802, Nguyễn Ánh đánh chiếm Thăng Long, Quang Toản và triều đình Tây Sơn chạy đến Xương Giang (Bắc Giang) thì bị bắt. Vương triều Tây Sơn chấm dứt.

- Nguyễn Ánh lên ngôi hoàng đế, đặt niên hiệu là Gia Long lập nên Vương triều Nguyễn (1802-1945).

*Chính sách đối ngoại của nhà Nguyễn

- Đối với Trung Quốc: Nhà Nguyễn chủ trương thần phục.

+ Năm 1803, Gia Long cử xứ bộ sang Trung Quốc xin quốc hiệu và cầu phong.

+ Năm 1804, Nhà Thanh sai sứ sang phong vương cho Gia Long. Từ đó nhà Nguyễn phải định kì cống nạp.

-Đối với Cao Miên và Lào: Nhà Nguyễn sử dụng lực lượng quân sự bắt Cao Miên và Lào thần phục, thậm chí có lúc còn thiết lập chế độ bảo hộ ở Cao Miên.

- Đối với các phương Tây:

+ Trong giai đoạn đầu: Gia Long thi hành chính sách tương đối cởi mở với Pháp và đạo Thiên Chúa.

+ Sang thời Minh Mạng (1820-1840):

-Nhà Nguyễn khước từ dần những quan hệ với phương Tây

-Thi hành chính sách đàn áp Thiên Chúa giáo và “đóng cửa”. Ngăn cản ảnh hưởng của người phương Tây trên đất nước Việt Nam.

Nhà Nguyễn càng tỏ ra bảo thủ, đưa đất nước lún sâu vào tình trạng trì trệ, lạc hậu đến nỗi suy kiệt khả năng tự vệ.

12 tháng 4 2017

Dựa vào mục 1 trong phần Kiến thức cơ bản đế trình bày những ý cơ bản sau :

— Chính trị : chia nước ta thành quận, huyện để cai trị, toàn bộ quyền hành đều thuộc về người Hán.

— Kinh tế: ra sức vơ vét, bóc lột nhân dân ta bằng nhiều hình thức.

— Văn hoá : truyền bá Nho giáo và chữ Hán, bắt nhân dân ta theo phong tục cùa người Hán.

—> Những mục đích đó nhằm mục đích xoá tên nước ta, biến nước ta thành các đơn vị hành chính của Trung Quốc. Bóc lột, vơ vét các nguồn lợi về kinh tế của nước ta để phục vụ cho chính quốc. Thực hiện đồng hoá đối với nhân dân ta, biến dân tộc ta trở thành một bộ phận của người Hán.



3 tháng 5 2017

Đáp án C

18 tháng 2 2022

Tham khảo: 

* Về tổ chức bộ máy cai trị:

- Chia nước ta thành các quận, sáp nhập nước ta vào lãnh thổ Trung Quốc.

- Tăng cường kiểm soát, cử quan lại cai trị tới cấp huyện.

* Chính sách bóc lột về kinh tế:

- Thực hiện chính sách bóc lột, cống nạp nặng nề.

- Cướp ruộng đất, cưỡng bức nhân dân ta cày cấy, thực hiện chính sách đồn điền.

- Nắm độc quyền muối và sắt.

- Quan lại đô hộ bạo ngược tham ô ra sức bóc lột dân chúng để làm giàu.  

* Chính sách đồng hóa về văn hóa:

- Truyền bá Nho giáo, mở lớp dạy chữ nho => Nho giáo chỉ có ảnh hưởng đến một số vùng trung tâm châu, quận.

- Bắt nhân dân ta phải thay đổi phong tục, tập quán theo người Hán.

- Đưa người Hán vào sinh sống cùng người Việt.

* Đối với các cuộc đấu tranh của nhân dân ta: chính quyền đô hộ áp dụng luật pháp hà khắc, thẳng tay đàn áp.

=> Mục đích của các chính sách đô hộ trên là: đồng hóa nhân dân ta để dễ cai trị, biến nước ta trở thành một quận huyện của Trung Quốc. Tuy nhiên, mục đích ấy không thể thực hiện được.

 

18 tháng 2 2022

Tham khảo

 

* Về tổ chức bộ máy cai trị:

- Chia nước ta thành các quận, sáp nhập nước ta vào lãnh thổ Trung Quốc.

- Tăng cường kiểm soát, cử quan lại cai trị tới cấp huyện.

* Chính sách bóc lột về kinh tế:

- Thực hiện chính sách bóc lột, cống nạp nặng nề.

- Cướp ruộng đất, cưỡng bức nhân dân ta cày cấy, thực hiện chính sách đồn điền.

- Nắm độc quyền muối và sắt.

- Quan lại đô hộ bạo ngược tham ô ra sức bóc lột dân chúng để làm giàu.  

* Chính sách đồng hóa về văn hóa:

- Truyền bá Nho giáo, mở lớp dạy chữ nho => Nho giáo chỉ có ảnh hưởng đến một số vùng trung tâm châu, quận.

- Bắt nhân dân ta phải thay đổi phong tục, tập quán theo người Hán.

- Đưa người Hán vào sinh sống cùng người Việt.

* Đối với các cuộc đấu tranh của nhân dân ta: chính quyền đô hộ áp dụng luật pháp hà khắc, thẳng tay đàn áp.

=> Mục đích của các chính sách đô hộ trên là: đồng hóa nhân dân ta để dễ cai trị, biến nước ta trở thành một quận huyện của Trung Quốc. Tuy nhiên, mục đích ấy không thể thực hiện được.

 

15 tháng 10 2019

- Về tổ chức bộ máy cai trị: Chia nước ta thành các quận, sáp nhập nước ta vào lãnh thổ Trung Quốc. Tăng cường kiểm soát, cử quan lại cai trị tới cấp huyện.

- Chính sách bóc lột về kinh tế: Thi hành chính sách bóc lột, cống nạp nặng nề. Chúng còn cướp ruộng đất, cưỡng bức nhân dân ta cày cấy thực hiện đồn điền, nắm độc quyền về muối và sắt

- Chính sách đồng hóa về văn hóa: Truyền bá Nho giáo vào nước ta, bắt nhân dân ta phải thay đổi phong tục theo người Hán, mở các lớp dạy chữ Nho,...

- Thẳng tay đàn áp các cuộc nổi dậy của nhân dân ta.

Cho đoạn trích sau cùng với hiểu biết của các bạn hãy trả lời các câu hỏi bên dưới."Vua bảo bầy tôi rằng: “Ðời xưa vua cày ruộng tịch điền, để lấy gạo làm xôi tế Giao Miếu, nhân thể để xét thời tiết làm ruộng khuyên giúp nông dân, thực là việc lớn trong vương chính. Cái điển ba đường cày, sách vở còn chứng. Nước ta đời Trần đời Lê gián hoặc có làm nghi điển ấy, nhưng...
Đọc tiếp

Cho đoạn trích sau cùng với hiểu biết của các bạn hãy trả lời các câu hỏi bên dưới.

"Vua bảo bầy tôi rằng: “Ðời xưa vua cày ruộng tịch điền, để lấy gạo làm xôi tế Giao Miếu, nhân thể để xét thời tiết làm ruộng khuyên giúp nông dân, thực là việc lớn trong vương chính. Cái điển ba đường cày, sách vở còn chứng. Nước ta đời Trần đời Lê gián hoặc có làm nghi điển ấy, nhưng phần nhiều giản lược. Trẫm từ thân chính đến nay, chăm nghĩ đến dân, thường lấy việc dạy dân chăm nghề gốc làm gấp. Hiện nay triều đình nhàn rỗi, giảng tìm phép xưa, thực là việc nên làm trước. Nên chọn đất ở Kinh thành làm chỗ tịch điền..."

(Theo Đại Nam thực lục, Quốc sử quán triều Nguyễn)

Nhà vua muốn truyền tải nội dung gì thông qua lời Dụ trên?

A. Việc cày ruộng tịch điền của các vua ngày xưa.

B. Ca ngợi tầm quan trọng của sản xuất nông nghiệp.

C. Nói đề tầm quan trọng của việc cày ruộng tịch điền.

D. Muốn duy trì lại việc cày ruộng tịch điền hằng năm.

1
21 tháng 5 2019

Đáp án D

24 tháng 3 2021

 Về tổ chức bộ máy cai trị: Chia nước ta thành các quận, sáp nhập nước ta vào lãnh thổ Trung Quốc. Tăng cường kiểm soát, cử quan lại cai trị tới cấp huyện.

– Chính sách bóc lột về kinh tế: Thi hành chính sách bóc lột, cống nạp nặng nề. Cướp ruộng đất, cưỡng bức nhân dân ta cày cấy, thực hiện chính sách đồn điền, nắm độc quyền về muối và sắt.

– Chính sách đồng hóa về văn hóa: Truyền bá Nho giáo vào nước ta, bắt nhân dân ta phải thay đổi phong tục theo người Hán, mở các lớp dạy chữ Nho,…

– Đối với các cuộc đấu tranh của nhân dân ta:chính quyền đô hộ áp dụng luật pháp hà khắc, thẳng tay đàn áp.

Mục đích của chính quyền đô hộ: đồng hóa nhân dân ta để dễ cai trị, biến nước ta trở thành một quận huyện của Trung Quốc. Tuy nhiên, mục đích ấy không thể thực hiện được. Vì:

– Chính quyền đô hộ tăng cường việc cai trị trực tiếp tới cấp huyện, tổ chức các đơn vị hành chính đến cấp hương, xã, nhưng không khống chế nổi các làng xóm người Việt. Làng xóm trở thành nơi xuất phát các cuộc đấu tranh giành độc lập.

– Nhân dân ta biết tiếp nhận và “Việt hoá” những yếu tố tích cực của nền văn hoá Trung Hoa.

– Nhân dân ta luôn có ý thức giữ gìn bảo tồn văn hóa dân tộc.