K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 1 2019

mình có các bài soạn của bài đó nhé, b vào xem nhé https://cunghocvui.com/danh-muc/qua-deo-ngang

21 tháng 1 2019

“ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”

Câu tục ngữ có giúp ích gì cho chúng ta trong cuộc sống hôm nay?

Bài làm

Để nêu lên một bài học, một kinh nghiệm trong cuộc sống, ông cha ta thường mượn hình ảnh sự vật có liên quan đến con người để thể hiện ý của mình. Mực có màu đen, nếu ta tiếp xúc, sử dụng không khéo léo sẽ dễ dàng bị vấy bẩn. Mực tượng trưng cho những cái xấu xa, những điều không tốt đẹp. Còn đèn là vật phát ra ánh sáng soi tỏ mọi vật xung quanh. Đến gần đèn, ta được soi sáng. Đèn tượng trưng cho những cái tốt đẹp, sáng sủa. Từ hai hình ảnh tương phản nhau “ mực” và “ đèn”, câu tục ngữ nhằm nhắc nhở chúng ta : Nếu giao du với những người xấu ta sẽ bị tiêm nhiễm thói hư tật xấu; ngược lại nếu ta quan hệ với người tốt ta sẽ được ảnh hưởng tốt, sẽ học tập được những đức tính của bạn.

Câu tục ngữ là bài học kinh nghiệm của người xưa được đúc kết từ cuộc sống. Nó thể hiện rất rõ mối quan hệ giữa môi trường xã hội với việc hình thành nhân cách con người.

Ở gia đình, cha mẹ anh chị là tấm gương để cho đứa trẻ bắt chước. Nếu gia đình hòa thuận, cha mẹ là tấm gương sáng về học tập, về đạo đức thì gia đình đó sẽ có những đứa con ngoan. Trong khu xóm cũng vậy, nếu cả tập thể đều biết chấp hành tốt những quy định chung về nếp sống văn minh đô thị , biết giáo dục con cái tốt thì con em trong khu phố đó sẽ có một cuộc sống nền nếp đạo đức tốt. Gần gũi với chúng ta nhất là việc giao du với bạn bè trong trường trong lớp, nếu ta quan hệ được với nhiều bạn tốt, chăm ngoan học giỏi, nói năng lễ độ biết kính trên nhường dưới… thì chúng ta sẽ học tập được những đức tính tốt ấy và trở nên tốt đẹp hơn.

 

Ngược lại, trong gia đình, nếu cha mẹ chỉ biết lo làm ăn không quan tâm đến con cái, vợ chồng luôn luôn bất hòa thì chắc chắn những đứa trẻ lớn lên trong môi trường đó sẽ nhanh chóng trở thành đứa con hư. Ngoài xã hội, khi tiếp xúc gần gũi với môi trường không tốt đẹp, con người dễ dàng tập nhiễm những thói hư tật xấu và dần dần đánh mất bản chất lương thiện của mình. Cụ thể ở môi trường học tập, quanh ta có biết bao nhiêu bạn xấu thường xuyên trốn học, quậy phá, học yếu làm phiền lòng thầy cô. Nếu ta cứ lân la gắn bó với những bạn ấu ấy thì sớm muộn gì ta cũng bị ảnh hưởng lây. Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, nhân dân ta có nhiều câu ca dao mang nội dung giáo dục về vấn đề này:

“ Thói thường gần mực thì đen

Anh em bạn hữu phải nên chọn người”

Tuy nhiên, không phải ai cũng dễ dàng bị lôi kéo bởi môi trường xấu xa. Vẫn có những cánh sen vươn lên từ bùn lầy nước đọng, dù xung quanh hôi hám sen vẫn nở đẹp và tỏa ngát hương thơm. Thực tế vẫn có những người sống trong môi trường không tốt đẹp, không thuận lợi mà vẫn giữ mình không sa ngã. Môi trường càng xấu xa thì phẩm chất của con người càng tuyệt vời đáng khâm phục. Anh Nguyễn Văn Trỗi, người thợ điện ở thành phố Sài Gòn hoa lệ, vẫn không chút mảy may xao động bởi cuộc sống hào nhoáng, những thủ đoạn lọc lừa xảo trá. Anh chọn cho mình con đường Cách mạng, chấp nhận chiến đấu và hi sinh cho lý tưởng mà mình theo đuổi… Tấm gương của anh và biết bao gương sáng khác đã trở thành bài học cho bao thế hệ cháu con học tập.

 

Ngày nay, trong xu thế cả nước tiến lên con đường công nghiệp hóa hiện đại hóa, vẫn có những con người không giữ vững bản chất tốt đẹp của mình. Giữa cuộc sống tốt đẹp, giữa môi trường thân thiện, họ vẫn biến chất, thoái hóa, sống ăn chơi sa đọa trên những đồng tiền bất chính, những đồng tiền mồ hôi xương máu của nhân dân đóng góp… Những con người đó chính là những “con sâu làm rầu nồi canh”, là thứ ung nhọt của xã hội mà chúng ta có nhiệm vụ phải loại trừ.

Có thể nói, câu tục ngữ trên là một lời khuyên bảo sâu sắc, giúp em có bài học bổ ích, một cách nhìn đúng đắn về mối quan hệ giữa môi trường xã hội với việc hình thành nhân cách của bản thân. Câu tục ngữ giúp em có tinh thần cảnh giác trong việc giao du tiếp xúc với bạn bè, đồng thời xác định cho mình một thế đứng vững vàng trước những tác động tiêu cực của môi trường xung quanh để luôn luôn “ gần mực” mà vẫn không “ đen” và “ gần đèn” để luôn tỏa sáng.

11 tháng 11 2018

Ta không đồng ý với ý kiến đó được. 

Vì:

Qua đèo Ngang: tác giả phải đối diện với chính mình, thể hiện nỗi buồn khi phải xa nhà, xa nước, cảm giác buồn tủi.

Bạn đến chơi nhà: tác giả với bạn tác giả là hai người, thể hiện niềm vui.

 
21 tháng 5 2022

Sáng tỏ

 

21 tháng 5 2022

sáng quá cảm ơn bạn

9 tháng 4 2019

Trái tim con người có sức mạnh phi thường và kì diệu. Ngạn ngữ Pháp có câu: “Mọi điều xuất phát từ trái tim“. Điều này quả là minh xác đối với mọi phương diện đời sống và càng chuẩn xác hơn trong sáng tác văn chương nghệ thuật. Trước khi rỏ từng giọt tâm hồn ra ngòi bút để viết nên những câu chữ đẹp đẽ tinh khôi; mỗi nhà văn đều để dòng tư tưởng thấm xuyên qua con tim thổn thức để từ đó, thể hiện cái nhìn sâu sắc về con người mà gửi vào trong sáng tác. Cái nhìn nghệ sĩ luôn đau đáu khôn nguôi hướng đến đời sống nội tâm và cảm xúc, để dựng lên tượng đài cao đẹp và hùng vĩ của con người trong văn chương muôn thuở, trong tình nhân đạo dạt dào.

Chắc hẳn ai cũng hiểu thấu câu nói quen thuộc: “Văn học là tấm gương phản ánh hiện thực đời sống”. Đúng như vậy, không chỉ văn học mà tất cả mọi phát minh được con người sáng tạo ra đều bắt đầu từ thực tại đời sống của con người và sau đó quay lại phục vụ con người. Nhưng văn học khác với các phát kiến khác ở chỗ bồi đắp cho con người chủ yếu ở phương diện tinh thần. Nhà văn viết một tác phẩm để gửi gắm vào đó một cách nhìn sâu sắc về con người – đối tượng cua văn học – nghĩa là một phát hiện khám phá mới mẻ, độc đáo, đầy ý nghĩa của riêng nhà văn về thế giới nhân sinh. Cách nhìn ấy, phát hiện ấỵ trước hết là cách cảm về con người trong nỗi khổ, cả niềm vui và cái đẹp. Bàỵ tỏ tình thương, lòng trắc ẩn trước đớn đau của cuộc đời và ca ngợi cái đẹp trong cuộc sống, đó là thiên chức của nhà văn. Thật không thể tin được có người tự nhận lấy, danh hiệu Nhà văn cao quý trong khi trái tim chai sạn trước tiếng rên rỉ, nức nở của một số phận và lạnh lùng, vô cảm khi nhìn thấy vẻ tinh khôi của bông hồng buổi sớm đẫm sượng đêm. Có thể nói, nhà văn phải gửi gắm được vào trong tác phẩm của mình một cái tâm tận thiện tận mĩ. Mỗi phút giây rung động trong tâm hồn là một lần ta sống thật với lòng mình, sống với tất cả bản chất con người của mình. Con người hiện lên hoàn toàn nhất trong nội tâm và cảm xúc. Cố gắng nắm bắt tài tình được đời sống bên trong của mỗi người, nhà văn mới có thể nói là đắc nhân tấm, hiểu sâu sắc và có cái nhìn đúng đắn với nhân loại đông đúc này. Đó chính là phẩm chất cần thiết của một nhà văn chân chính và cũng là “nhà nhân đạo từ trong cốt tủy” (Sê-khốp). Một nhà văn đích thực phải đồng thời là nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn và phải đặt cái tâm của mình lên trang giấy. Thiếu lòng yêu thương, tác phẩm văn học chỉ còn là một cái hồ chết, tù hãm và đầy bùn lầy đọng nước.

Tại sao chúng ta có thể khẳng định như vậy? Vì, như đã nói, đối tượng chính của văn học chính là con người. Truyện ngụ ngôn mượn hình ảnh con vật chẳng qua cũng là để chỉ về con người. Văn học tái hiện hình ảnh chân thực của con người, văn học đục bỏ khỏi con người những gì không thuộc về nó. Đặc biệt, không chỉ biểu hiện ngoại hình nhân vật, văn học còn thâm nhập để khám phá được bí ẩn giấu kín đằng sau cánh cửa thế giới tâm hồn, tức đời sống nội tâm bên trong. Niềm hân hoan, vui sướng, nỗi phẫn uất, đau thương, sự căm hờn, nhỏ nhen len lỏi trong mọi ngõ ngách sâu thẳm và cả bao nghịch lí chua chát, mâu thuẫn đắng cay cuồn cuộn chảy trong dòng cảm xúc, tất cả đều không thoát khỏi đôi mắt tinh tường của người nghệ sĩ. Nhà văn giống như nhà giải phẫu tâm hồn đầy tài năng, mỗi trang văn, trang thơ đều là trang lòng trải trên mặt giấy. Do vậy, sáng tác về con người, nhà văn không thể không quan tâm đến đời sống nội tâm và cảm xúc. Nắm bắt được điều ấy là yêu cầu cao nhất mà cũng là bản lĩnh, tài năng và sự tinh tế của nhà văn.

Hiểu về con người với toàn bộ dáng vóc nội tâm cũng là cách nhà văn bày tỏ suy nghĩ sâu sắc về thế giới và nhân sinh. Ai đó đã nói, có một thước đo để đánh giá một nhà văn lớn, ấỵ là anh ta đã đem đến thế giới này cách nhìn mới mẻ và sâu sắc như thế nào về cuộc đời con người. Mỗi sáng tác là mỗi con mắt soi chiếu thế giới này, cảm nhận vẻ đẹp khuất lấp đâu đó và tha thiết giãi bày tình thương đối với con người. Một lần sáng tác là một lần nghệ sĩ lặn lội với đời bằng cả tấm lòng tha thiết, hết sức trẻ trung trong cách cảm nhận và hết sức già dặn trong suy tư, triết lí về cuộc sống này. Mỗi sáng tác là mỗi cơ hội để nhà văn giãi tỏ một điều gì đó mà kì lạ thay, cả cuộc đời nhà văn chỉ muốn nói điều ấy mà thôi. Đấy chính là cách nhìn, cách cảm riêng, độc đáo và sâu sắc của họ. Nhưng dù thế nào, thì tất cả đều giống nhau ở một điểm, ấy chính là phải thể hiện trong tác phẩm tinh thần nhân đạo, Hướng về con người, văn học không thể không nói đến cái xấu, cái chưa tốt nhưng trước hết và chủ yếu phải thể hiện cái đẹp, cái thiện của con người qua đời sống nội tâm. Đó chính là lòng nhân đạo. Hướng về con người, văn học thốt lên tiếng nói cảm thương với nỗi khổ đau, những mảnh đời lầm lạc hay mạnh mẽ hơn là tiếng nói tố cáo, phản kháng mạnh mẽ bao thế lực chà đạp lên cái tốt, cái đẹp và chà đạp lên số phận con người. Hướng về con người, dù thế nào đi chăng nữa, văn học vẫn luôn bày tỏ niềm tin son sắt, da diết vào chính nghĩa tất thắng; bày tỏ niềm tin vào bản chất tốt đẹp của con người thông qua đời sống nội tâm. Ngợi ca, cảm thống, tố cáo, tin tưởng đó là những gì nhà văn muốn gửi gắm qua cách nhìn riêng của mình. Đó cũng là lí do vì sao mỗi tác phẩm đều là mỗi bậc thang đưa con người tiến đến gần hơn với chân – thiện – mĩ.

Nguyễn Du, người nghệ sĩ thiên tài với trái tim lớn bao la của văn học Việt Nam là một nghệ sĩ như thế. Sáng tác của ông, dù là chữ Hán hay chữ Nôm, đều được viết bằng cả  tấm lòng khổ đau và yêu thương, của tinh thần nhân đạo dạt dào, bày tỏ cái nhìn sâu sắc của Tố Như về những kiếp người tài hoa. Thi phẩm Đọc Tiểu Thanh kí của Thanh Hiên là minh chứng rõ nét nhất cho điều đó.

Tây Hồ hoa uyển tẫn thành không

Độc điếu song tàn nhất chỉ thư.

      Câu thơ đầu tả cảnh mà chất chứa bao cảm xúc: Có chút gì đổ ngậm ngùi, chua xót lại có chút gì nuối tiếc, thở than. Một triết lí được nêu ra: Hình như cái gì đẹp, cái gì tài hoa trên thế gian này đều là những cái chóng tàn, chóng lụi. Bãi bể nương dâu, thời gian và thế sự có sức hủy hoại khủng khiếp, vườn hoa thanh nhã của Tây Hồ nổi tiếng nay thành ra gò hoang tàn tạ, cô liêu. Ngay từ đây, cái nhìn sâu sắc của Nguyễn Du đã bộc lộ thật rõ nét, hướng đến tâm trạng ngậm ngùi của mình cũng là cách Tố Như thốt lên lời than não nề cho sự vô tình của tạo vật với cái đẹp trên đời. Và biết đâu, “hoa uyển” kia không chỉ là một vườn hoa vắng lặng mà để chỉ những con người “Thác là thể phách, còn là tinh anh” (Truyện Kiểu – Nguyễn Du) như Tiểu Thanh, cô Cầm, Từ Hải… một thời rạng rỡ vẻ tài hoa thiên phú mà sau bao biến động chỉ còn lại một nấm mồ mờ mịt cỏ xanh? Chằng còn ai nhớ đến họ, chỉ còn mình ta viếng Tiểu Thanh, viếng tất cả các kiếp tài hoa trên đời bằng một trang giấy trước cửa sổ – sơ sài và lạnh lẽo, đạm bạc biết bao! Người đẹp, người tài là của báu đẩt trời mà thế gian thực vô tình với họ, bạc bẽo quá, phũ phàng quá

Không gì khác, chính văn học nghệ thuật sẽ soi sáng, bồi đắp cho tâm hồn ta sạch trong, cao rộng. Ta biết cách nhìn người, biết thấu hiểu, biết hướng tới chân – thiện – mĩ. Vì lẽ đó, chừng nào con người còn tồn tại, chừng đó nghệ thuật sẽ còn là quả quyết: “Văn học nằm ngoài quy luật của sự băng hoại. Chỉ mình nó không thừa nhận cái chết”. (Sê-đrin).

9 tháng 4 2019

có sử dụng mạng ko bạn

11 tháng 10 2016
I. DÀN Ý
 
1.    Mở bài:
 
–    Đèo Ngang là ranh giới tự nhiên ngăn cách giữa hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình. Đây cũng là một thắng cảnh thiên nhiên nổi tiếng.
 
–    Rất nhiều thi sĩ đã làm thơ tả cảnh đèo Ngang, trong đó nổi tiếng nhất là bài Qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan.
 
–    Tác giả sáng tác bài thơ này trong dịp từ Thăng Long vào Huế để nhậm chức Cung trung giáo tập (nữ quan dạy dỗ nghi lễ cho các cung nữ).
 

–    Đằng sau bức tranh phong cảnh là tâm trạng cô đơn và hoài niệm về một thời đại phong kiến huy hoàng đã qua, không bao giờ trở lại.

 
 
 
2.    Thân bài:
 
*    Hai câu đề:
 
+ Câu thứ nhất: Bước tới đèo Ngang bóng xế tà.
 
–    Thời điểm nữ sĩ đặt chân tới đèo Ngang là lúc hoàng hôn bắt đầu buông xuống.
 
–    Cảnh vật rất dễ gợi buồn trong lòng người lữ thứ.
 
+ Câu thứ hai: cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
 
–    Miêu tả khung cảnh thiên nhiên hoang sơ, tràn đầy sức sống của đèo Ngang qua điệp từ chen và hai vế đối: cỏ cây chen đá lá chen hoa.
 
–    Cảnh đẹp nhưng vẫn nhuốm màu buồn tẻ, quạnh hiu của một miền sơn cước.
 
*    Hai câu thực:
 
+ Câu thứ ba: Lom khom dưới núi tiều vài chú.
 
–    Đảo ngữ trong câu đặc tả dáng vẻ mấy tiều phu kiếm củi sườn núi, nhấn mạnh sự nhỏ bé, ít ỏi của con người trước thiên nhiên hùng vĩ.
 
+ Câu thứ tư: Lác đác ven sông chợ mấy nhà.
 
–    Hình ảnh ngôi chợ là bộ mặt của cuộc sống một vùng nhưng ở đây, chợ chỉ là vài túp lều tranh xiêu vẹo ven sông.
 
–    Không khí vắng vẻ, quạnh hiu bao trùm lên cảnh vật.
 
*    Hai câu luận:
 
+ Câu thứ 5: Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc.
 
–    Tiếng cuốc kêu khắc khoải lúc chiều buông càng làm cho không gian thêm tĩnh lặng.
 
–    Có thể là tiếng cuốc kêu mà cũng có thể là tiếng vọng từ trong tâm tưởng hoài cổ của nữ sĩ đang nuối tiếc thời đại huy hoàng đã qua, thể hiện nỗi buồn trĩu nặng, khó nguôi ngoai.
 
–    Nghệ thuật đối câu (câu 5 >< câu 6) rất chỉnh, kết hợp với lối chơi chữ đồng âm khác nghĩa tài tình (cuốc cuốc = quốc quốc); gia gia = quốc gia (nước nhà), tô đậm ý nghĩa tượng trưng của hai câu luận.
 
–    Điều băn khoăn lớn nhất của nữ sĩ không ngoài chuyện của quốc gia, của thời đại.
 
*    Hai câu kết:
 
+ Câu thứ 7: Dừng chân đứng lại, trời, non, nước.
 
–    Cảnh đẹp của đèo Ngang thật hùng vĩ, khiến nữ sĩ phải đừng chân để chiêm ngưỡng, để thu nhận vẻ đẹp kì diệu ấy vào tâm hồn.
 
–    Giữa cảnh vật và lòng người có nét tương phản: thiên nhiên cao rộng >< con người nhỏ bé.
 
+ Cậu thứ 8: Một mảnh tình riêng ta với ta.
 
–    Nét tương phận càng tô đậm sự cô đơn, buồn bã trong lòng người.
 
–    Nỗi buồn không thể san sẻ nên kết tụ lại trong lòng thành mảnh tình riêng, chỉ có ta với ta mà thôi.
 
–    Âm hưởng, nhịp điệu câu thơ giống như một tiếng thở dài ngậm ngùi, nuối tiếc.
 
3.    Kết bài:
 
–    Qua đèo Ngang được đánh giá là một bài thơ xuất sắc, thể hiện tài năng và tấm lòng yêu mến non sông, đất nước của nữ sĩ.
 
–    Thể thơ Đường luật sang trọng đã trở nên gần gũi, dễ hiểu bởi ngôn ngữ trong sáng và những hình ảnh dân dã, quen thuộc.
 
–    Bài thơ có sức sống vĩnh cửu trước thời gian và trong lòng nhiều thế hệ yêu thơ.
11 tháng 10 2016

A) MỞ BÀI:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
- Nội dung bài thơ.
B) THÂN BÀI:
- Thơ của bà hay nói về hoàng hôn, giọng điệu du hương, ngôn ngữ trang nhã, hồn thơ đẹp & lưu luyến.
- Trên đường vào Phú Xuân, bước tới Đèo Ngang lúc chiều tà, cảm xúc đâng trào, tác giả đã sáng tác nên thơ " Qua Đèo Ngang".
- Đây là lần đầu tiên, tác giả bước tới Đèo Ngang đứng dưới chân con đèo.
*) 2 câu đề: "cỏ cây chen đá, lá chen hoa"( điểm nhìn gần)
- Nơi đây chỉ có hoa rừng and cỏ dại. Cảnh vật haong sơ đến não lòng.
*) 2 câu thực:
- BP nghệ thuật đối & đảo ngữ sử dụng rất điêu luyện & ấn tượng, âm điệu du hương khi đọc lên ta thấy thật thú vị.
- Điểm nhìn của tác giả đã thay đổi, đứng từ trên cao nhìn xuống & nhìn ra xa. Thế giới con người ở đây là "vài chú tiều". Hoạt động cảu các chú đang "lom khom" vác củi xuống núi. Cảnh vật nơi đây chỉ có mấy nhà chợ bên sông thưa thớt, lác đác.
=> Như vậy cảnh & người đều ít ỏi, cảnh thì hoang vắng, heo hút, nơi con đèo hoang sơ lúc bóng xế tà.
*) 2 câu luận:
- 2 câu thơ tiếp theo tác giả tả âm thanh tiếng chim rừng gọi là bầy lúc hoàng hôn. Điểm âm "quốc quốc, gia gia" tạo âm hương du dương cảu khúc nhạc rừng, của khúc nhạc lòng người. Tác giả đã lấy cái đông của tiếng chim rừng để làm nổi bật cái tĩnh, cái vắng lặng im lìm của Đèo Ngang.
- kà 1 nữ sĩ nên nỗi nhớ nước, nhớ khinh kì Thăng long, nhớ nhà, nhớ chồng con, nhớ làn Nghi Tàn thân thuộc ko thể nào kể xiết.
*) 2 câu kết:
- 4 chữ "dừng chân đứng lại" thể hiện niềm xúc động đến bồn chồn của tác giả. Tác giả nhìn xen ra nhìn gần nhìn 4 phía thấy vô cung buồn đau "ta với ta".
- Tác giả đã lấy cái bao la vô tận của vũ trụ tương phản với cái nhỏ bé để tả nỗi buồn cô đơn xa vắng của người khách trên đỉnh Đèo Ngang lúc chiều tà, tâm trạng nhớ quê, nhà của nữ sĩ Thanh Quan.
C) KẾT BÀI:
"Qua Đèo Ngang" & bài thơ Thất ngôn bát cú Đường luật tuyệt cú. Cảnh sắc Đèo Ngang hữu tình thấm 1 nõi buồn man mác. Cảm hứng thiên nhiên chan hòa với tình yêu đất nước, quê hương đậm đà qua 1 hồn thơ trang nhã. E rất yêu thích bài thơ naykf. Ngày nay & mai sau bài thơ vẫn là lời tâm sự của biết bao người.

13 tháng 1 2020

1. Vấn đề nghị luận: Điều quý giá nhất của mỗi con người chính là lòng tốt.

2. Luận điểm: 

- Lòng tốt, sự tử tế là một lựa chọn  dũng cảm để cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.

- Lòng tốt được biểu hiện bằng những hành động cụ thể từ nhỏ bé đến những điều lớn lao.

- Nếu không có lòng tốt, cuộc sống sẽ trở nên đáng sợ thế nào?