Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo nè
“Qua Đèo Ngang” là một tác phẩm nổi tiếng của bà Huyện Thanh Quan. Bài thơ được viết khi bà lên đường đến huyện Phú Xuân đi Qua Đèo Ngang là một địa danh phong cảnh hữu tình. Bài thơ là bức tranh ngụ tình sâu sắc của nhà thơ qua đó hé lộ cho chúng ta thấy được nỗi nhớ mong tha thiết của tác giả hiện lên rõ nét.
Mở đầu bài thơ là hai câu đề:
“Bước tới đèo ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen lá đá chen hoa”
Câu thơ gợi lên thời điểm mà tác giả tới đèo Ngang, khi đó thời gian đã vào xế tà tức là trời đã quá buổi chiều và đang chuyển sang tối. Đối với một vùng hoang sơ hẻo lánh thì thời điểm chiều tà cũng là thời điểm mọi người đã quay trở về nhà. Phải chăng chọn thời điểm như thế tác giả muốn nhấn mạnh cho người đọc cái xơ xác vắng vẻ nơi đây? Và từ đây tâm trạng tác giả bắt đầu hỗn loạn khi chứng kiến cảnh vật từ trên cao nhìn xuống.
Khung cảnh ấy thật gợi lên trong lòng người đọc những nỗi nhớ vấn vương rồi lan tỏa ra từng câu thơ khiến cho người đọc thấm đượm được phần nào nỗi nhớ thương của tác giả đối với quê hương. Trời đã chiều tối cảnh vật đã lụi tàn khiến cho tâm trạng của bà càng trở nên xốn xang vô cùng. Cái thời điểm ấy rất phù hợp với tâm trạng hiện giờ của bà. Đúng như trong những câu thơ cổ đã nói đến tâm trạng con người nhuốm màu sang cảnh vật.
Ở đây tâm trạng cô đơn hiu vắng hiu quạnh của tác giả đã nhuốm màu sang cảnh vật khiến cho cảnh vật giờ đây dường như trở nên tang thương hơn bao giờ hết. Ta phải công nhận là cảnh vật trong thơ được hiện lên khá là sinh động. Có cỏ cây có hoa lá nhưng lại là một cảnh tượng chen chúc nhau để tìm sự sống. Cảnh vật ấy hoang sơ hoang dại đến nao lòng. Phải chăng sự chật chội của hoa lá phải chen chúc nhau để tồn tại cũng chính là tâm trạng của tác giả đang vô cùng hỗn loạn? Tác giả đã sử dụng phép đối và đảo ngữ trong miêu tả đầy ấn tượng. Nó làm cho người đọc cảm thấy được sự hoang vắng của đèo ngang lúc chiều tà bóng xế mặc dù nơi đây có cảnh đẹp cỏ cây hoa đá, lá. Vì ở đây vắng vẻ quá nên thi sĩ đã phóng tầm mắt ra xa chút nữa như để tìm một hình ảnh nào đó để tâm trạng thi nhân phần nào bớt chút hiu quạnh.
“Qua Đèo Ngang” là tác phẩm nổi tiếng nhất của Bà Huyện Thanh Quan. Bài thơ được viết khi bà trên đường vào Phú Xuân, đi Qua Đèo Ngang - một địa danh nổi tiếng ở nước ta với phong cảnh hữu tình. Bằng giọng thơ man mác, hồn thơ tinh tế và lối thơ điêu luyện, bài thơ không chỉ là bức tranh thiên niên đầy màu sắc mà còn bộc lộ tâm trạng cô đơn của tác giả, có chút gì đó nuối tiếc về thời phong kiến huy hoàng đã dần tàn lụi.
Bài thơ được viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật. Mở đầu là hai câu đề:
“Bước đến đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa”
Chỉ với câu thơ đầu tiên tác giả đã khái quát lên toàn bộ về hoàn cảnh, không gian, thời gian khi viết bài thơ. Cách mở đầu rất tự nhiên, không hề gượng ép, tưởng như tác giả chỉ thuận chân "bước đến" rồi tức cảnh sinh tình trước khung cảnh đèo Ngang trong buổi chiều hoàng hôn "bóng xế tà". Hình ảnh "bóng xế tà" lấy ý từ thành ngữ "chiều ta bóng xế" gợi cho ta một nét gì đó buồn man mác, mênh mang, có chút nuối tiếc về một ngày đang sắp qua. Trong khung cảnh hoàng hôn đẹp mà buồn ấy, tác giả chú ý đến một vài hình ảnh độc đáo của đèo Ngang: "Cỏ cây chen đá, lá chen hoa". Với việc nhân quá các loại cảnh vật qua động từ "chen" cùng với phép liệt kê hàng loạt cho ta thấy nét sống động trong bức tranh khung cảnh này. Cỏ cây cùng với đá núi, lá và hoa đua nhau vươn lên đầy sức sống. Những hình ảnh nhỏ bé nhưng sức sống thật mãnh liệt. Trong ánh chiều tà lụi tàn mà còn bắt gặp được những hình ảnh này để lại cho ta thật nhiều suy nghĩ.
Mở bài: - Giới thiệu và nêu giá trị của sách nói chung với cuộc sông con người. - Giới thiệu về SGK và tình cảm của em với cuốn SGK Ngữ văn 7, tập một.
Thản bài: - Giới thiệu xuất xứ của sách: + SGK Ngữ văn 7, tập một được ra đời từ Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. + Các tác giả cuốn sách là những giáo sư, nhà nghiên cứu đầu ngành về văn chương của Việt Nam. - Thuyết minh, giới thiệu về hình thức bề ngoài của sách: + Cuốn sách có hình thức đơn giản, hài hòa, khổ 17x24 rất phù hợp và thuận tiện cho học sinh khi sử dụng. + Bìa một của cuốn sách có tông màu nổi bật là màu lòng tôm đậm pha hồng rất bắt mắt. Trên cùng là dòng chữ “Bộ Giáo dục và Đào tạo” được in trang trọng. Dưới đó là tên cuốn sách được viết theo kiểu chữ hoa mềm mại: “Ngữ văn” màu xanh da trời. Số 7 màu trắng nhã nhặn nhưng cũng rất dễ nhìn, dễ nhận ra. . + Bìa bốn của cuốn sách có biểu tượng vương miện kim cương chất lượng quốc tê quen thuộc của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. Danh sách bộ SGK lớp7 cũng được in rõ ràng, đầy đủ. Cuối trang là mã vạch và giá tiền. - Giới thiệu bao quát bố cục của sách: + SGK Ngữ văn 7, tập một có 17 bài, tương ứng với 17 tuần. + Mỗi bài lại gồm 4 bài nhỏ trong đó thường là 2 văn bản, 1 bài Tiếng Việt và 1 bài Tập làm văn. + Quyển sách là sự phát triển kế tiếp SGK lớp 6. - Giới thiệu nội dung, giá trị của cuốn sách: + Ở phần Văn học, học sinh sẽ được làm quen, tiếp xúc, tìm hiểu các tác phẩm văn học Việt Nam từ đầu thê kỉ XIX đến 1945. Đồng thời, sách còn giới thiệu phần văn học nước ngoài với những tác phẩm đặc sắc của Mĩ, Tây Ban Nha, Đan Mạch, Liên bang Nga. + Phần Tiếng Việt gồm cả từ ngữ và ngữ pháp được sách cung cấp rất dễ hiểu, khoa học, ngắn gọn, vừa cung cấp tri thức, vừa giúp học sinh luyện tập. + Ớ phần Tập làm văn, ngoài việc tiếp tục làm văn tự sự, học sinh còn được học thêm một thể loại rất mới là văn thuyết minh. - Nêu cách sử dụng, bảo quản sách: + Để cuốn sách có giá trị sử dụng lâu bền, chúng ta cần giữ gìn cẩn thận, không quăng quật, không vo tròn, không gập đôi cuốn sách. + Hơn thế nữa, chúng ta nên mặc thêm cho cuôn sách một chiếc áo ni lông vừa bền vừa đẹp để sách sạch hơn, an toàn hơn. Kết bài: Khẳng định giá trị, ý nghĩa lớn lao của quyển sách đối với học trò.
Bác Hồ là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta, người cũng là một thi nhân có tài. Trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp, tuy phải bận bề trăm công nghìn việc nhưng Bác vẫn có thể sáng tác ra những vần thơ tuyện vời, trong đó có tuyện tác về cảnh trăng xuân: “Nguyên tiêu”. Bài thơ dược ra đời trong thời kì chống Pháp. Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, nhưng lại được dịch theo thể thơ lục bát
Rằm xuân lồng lộng trăng soi
câu thơ đầu tiên Bác đã đưa chúng ta đến dòng sông ấy ánh trăng ấy để cùng cảm nhận thưởng thức cảnh đẹp cùng Bác. Lời thơ thật tự nhiên nhưng cũng thật tinh tế khiến cho chúng ta cảm nhận được bài thơ một cách chân thật nhất. Ánh trăng đêm xuân an lành lồng lộng. Từ “lồng lộng” được đảo lên trên cho ta thấy cái rộng lớn bao la của cảnh sắc đêm xuân. Hình ảnh ánh trăng thường được sử dụng trong thơ Bác như một người bạn tri âm tri kỉ. Ở đây, ngay trong đêm Rằm vẫn luôn dõi theo, bầu bạn với Bác.
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân
Câu thơ cho ta thấy cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp. Hai từ “xuân” lặp lại nối tiếp nhau mở ra cho ta một không gian rợn ngợp tràn đầy sắc xuân, tràn đầy sức sống. Sông, nước, ánh trăng như nối liền nhau, giao hòa với nhau giữa vẻ đẹp của đất trời.
Giữa dòng bàn bạc việc quân
Bác không ngắm trăng một cách đơn giản chìm đắm như bao người khác mà người đó đang mang nặng một nỗi lòng đất nước. Giữa đất trời đang đẹp tươi đang tràn ngập không khí mùa xuân thì bác cùng những người chiến sĩ đang bàn việc nước. Chẳng những thế, câu thơ còn gợi những ngạc nhiên về tấm lòng của Bác dành cho thiên nhiên: tại sao vào giờ khắc bận rộn bộn bề việc nước như thế, Bác vẫn dành thời gian cho thiên nhiên cảnh vật. Điều đó thể hiện tư thế lạc quan yêu đời của Bác, đó là tư thế ung dung tự tại, không ngại khó khăn gian khổ. Điều này thể hiện nhân cách đạo đức cao đẹp trong con người của Bác, đó là tấm gương để con cháu chúng ta noi theo
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền
Con thuyền trong câu thơ cuối là ẩn dụ sâu sắc về thắng lợi của cách mạng. Con thuyền cách mạng rực rỡ ánh trăng ngân báo hiệu cho ngày chiến thắng không còn cách xa. Câu thơ thể hiện một niềm lạc quan, niềm tin vô cùng với cách mạng
Bài thơ “Rằm tháng Giêng” là một bài thơ độc đáo của Bác Hồ. Bài thơ vừa thể hiện tình yêu thiên nhiên vô cùng của Bác đồng thời cũng nói lên tinh thần lạc quan giữa hoàn cảnh chiến tranh khắc nghiệt.
Đề1:Cảnh vật đèo Ngang thật hùng vĩ khiến tác giả dừng chân không muốn rời. Cái bao la của đất trời, núi non, sông nước như níu chân người thi sĩ. Nhưng đứng trước không gian bao la hùng vĩ ấy, tác giả chợt nhận ra nỗi cô đơn trong lòng mình dần dâng lên “một mảnh tình riêng ta với ta”. Khung cảnh thiên nhiên càng rộng lớn thì nỗi cô đơn của người lữ khác cũng càng đầy. Một mảnh tình riêng, một nỗi lòng sâu kín, những tâm sự đau đáu trong lòng mà không biết chia sẻ nhắn nhủ với ai. Âm hưởng nhịp điệu câu thơ như một tiếng thở dài nuối tiếc.“Qua đèo Ngang” là lời nhắn gửi tâm sự của nỗi lòng tác giả đên người đọc. Bài thơ không chỉ là một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ đượm nét buồn mà còn là những tiếc nuối, một tấm lòng yêu nước thương dân. Phải thật giàu cảm xúc, thật yêu thiên nhiên cùng con người, Bà Huyện Thanh Quan mới có thể để lại những vần thơ tuyệt tác như vậy.
Đề2:Bài thơ này viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật, niêm, luật bằng trắc, đối chặt chế, hợp cách. Ngôn ngữ thuần nôm nghe thanh thoát nhẹ nhàng tự nhiên. Ta có cảm giác như Nguyễn Khuyến xuất khẩu thành thơ. Bài thơ nôm khó quên này cho thấy một hồn thơ đẹp, một tình bằng hữu thâm giao. Tình bạn của Nguyễn Khuyến thanh bạch, đẹp đẽ đối lập hẳn với nhân tình thế thái “Còn bạc còn tiền còn đệ tử - Hết cơm hết rượu hết ông tôi” mà Nguyễn Bỉnh Khiêm đã kịch liệt lên án. Hai nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm và Nguyễn Khuyến sống cách nhau mấy trăm năm mà có chung một tâm hồn lớn: nhân hậu, thủy chung, thanh bạch. Tấm lòng ấy thật xứng đáng là tấm gương đời để mọi người soi chung.
Đề3:Người phụ nữ thuở xưa, thường không được tự làm chủ cuộc sống của mình. Quan niệm “tam tòng, tứ đức” khiến cho họ từ khi sinh ra cho đến khi từ rã cuộc sống, luôn phải sống, phải lo lắng, hi sinh cho rất nhiều người khác. Hồ Xuân Hương là một nhà thơ nữ tiêu biểu, và dĩ nhiên, những lời thơ của bà cũng là những lời bộc bạch, những lời lên tiếng bảo vệ cho người phụ nữ Việt Nam thuở xưa:Họ là những người đẹp về cả ngoại hình và tâm hồn. Đầu tiên, đó là những người con gái trong trắng, xinh đẹp. Thế nhưng, họ cũng giống như hình ảnh của viên bánh trôi nước. Cuộc sống của họ phụ thuộc vào quá nhiều điều, quá nhiều người. Họ không có quyền tự quyết định cuộc sống của mình. Chỉ có một thứ họ có thể tự quyết định, đó là, dù cho khó khăn đến đâu, vất vả đến đâu, họ vẫn quyết tâm giữ tấm lòng son sắt, thủy chung của mình.
Đề5:Nữ sĩ Hồ Xuân Hương, người được nhà thơ Xuân Diệu trân trọng và kính phục đặt cho danh hiệu là “bà chúa thơ Nôm” cũng rất nổi tiếng với những bài thơ viết về đề tài phụ nữ. Mượn hình ảnh chiếc bánh trôi nước quen thuộc trong dân gian, nữ sĩ gửi gắm những suy ngẫm của mình về thân phận nhỏ bé và phụ thuộc của người phụ nữ: thơ Xuân Hương mãi mãi là tiếng kêu thương đứt ruột xé lòng, nhắc nhở mọi người nên tôn trọng quyền sống tự do và bình đẳng của phụ nữ – những người duy trì sự sống trên trái đất này. Ở đâu mà người phụ nữ chưa được thực sự giải phóng và thực sự tôn trọng thì tiếng kêu khẩn thiết hãy bênh vực và bảo vệ phụ nữ vẫn còn tính thời sự nóng hổi của nó, cho dù nó đã được các thi sĩ cất lên cách đây đã mấy trăm năm.
Đề 4
Bà Huyện Thanh Quan là một trong số nữ sĩ tài danh hiếm có trong thời đại xưa.Bài thơ "Qua đèo Ngang"của bà đã để lại trong em ấn tượng sâu sắc.Bằng thể thơ thất ngôn bát cú đường luật rất chặt chẽ về vần,luật nhưng bài thơ gợi tả rất tinh tế cảnh đèo Ngang và tâm trạng buồn man mác của tác giả ẩn trong từng câu từng chữ bài trong bài thơ.Cảnh đèo Ngang hiện lên thật hoang sơ,chỉ có cỏ cây hoa lá chen chúc nhau u tùm,rậm rạp.Sự sống của con người có sự xuất hiện nhưng quá thưa thớt,ít ỏi"tiều vài chú","chợ mấy nhà"làm cho cảnh vật hoang sơ,vắng lặng hơn.Đứng trước cảnh như thế trong không gian chiều tà và âm thanh tiếng chim quốc kêu,chim đa đa kêu khắc khoải càng làm cho tâm trạng buồn,cô đơn vì phải xa quê hương gia đình của bà càng sâu đậm.Qua bài thơ đã cho em cảm nhận nỗi buồn thầm lặng không có người chia sẻ của tác giả
Trái tim con người có sức mạnh phi thường và kì diệu. Ngạn ngữ Pháp có câu: “Mọi điều xuất phát từ trái tim“. Điều này quả là minh xác đối với mọi phương diện đời sống và càng chuẩn xác hơn trong sáng tác văn chương nghệ thuật. Trước khi rỏ từng giọt tâm hồn ra ngòi bút để viết nên những câu chữ đẹp đẽ tinh khôi; mỗi nhà văn đều để dòng tư tưởng thấm xuyên qua con tim thổn thức để từ đó, thể hiện cái nhìn sâu sắc về con người mà gửi vào trong sáng tác. Cái nhìn nghệ sĩ luôn đau đáu khôn nguôi hướng đến đời sống nội tâm và cảm xúc, để dựng lên tượng đài cao đẹp và hùng vĩ của con người trong văn chương muôn thuở, trong tình nhân đạo dạt dào.
Chắc hẳn ai cũng hiểu thấu câu nói quen thuộc: “Văn học là tấm gương phản ánh hiện thực đời sống”. Đúng như vậy, không chỉ văn học mà tất cả mọi phát minh được con người sáng tạo ra đều bắt đầu từ thực tại đời sống của con người và sau đó quay lại phục vụ con người. Nhưng văn học khác với các phát kiến khác ở chỗ bồi đắp cho con người chủ yếu ở phương diện tinh thần. Nhà văn viết một tác phẩm để gửi gắm vào đó một cách nhìn sâu sắc về con người – đối tượng cua văn học – nghĩa là một phát hiện khám phá mới mẻ, độc đáo, đầy ý nghĩa của riêng nhà văn về thế giới nhân sinh. Cách nhìn ấy, phát hiện ấỵ trước hết là cách cảm về con người trong nỗi khổ, cả niềm vui và cái đẹp. Bàỵ tỏ tình thương, lòng trắc ẩn trước đớn đau của cuộc đời và ca ngợi cái đẹp trong cuộc sống, đó là thiên chức của nhà văn. Thật không thể tin được có người tự nhận lấy, danh hiệu Nhà văn cao quý trong khi trái tim chai sạn trước tiếng rên rỉ, nức nở của một số phận và lạnh lùng, vô cảm khi nhìn thấy vẻ tinh khôi của bông hồng buổi sớm đẫm sượng đêm. Có thể nói, nhà văn phải gửi gắm được vào trong tác phẩm của mình một cái tâm tận thiện tận mĩ. Mỗi phút giây rung động trong tâm hồn là một lần ta sống thật với lòng mình, sống với tất cả bản chất con người của mình. Con người hiện lên hoàn toàn nhất trong nội tâm và cảm xúc. Cố gắng nắm bắt tài tình được đời sống bên trong của mỗi người, nhà văn mới có thể nói là đắc nhân tấm, hiểu sâu sắc và có cái nhìn đúng đắn với nhân loại đông đúc này. Đó chính là phẩm chất cần thiết của một nhà văn chân chính và cũng là “nhà nhân đạo từ trong cốt tủy” (Sê-khốp). Một nhà văn đích thực phải đồng thời là nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn và phải đặt cái tâm của mình lên trang giấy. Thiếu lòng yêu thương, tác phẩm văn học chỉ còn là một cái hồ chết, tù hãm và đầy bùn lầy đọng nước.
Tại sao chúng ta có thể khẳng định như vậy? Vì, như đã nói, đối tượng chính của văn học chính là con người. Truyện ngụ ngôn mượn hình ảnh con vật chẳng qua cũng là để chỉ về con người. Văn học tái hiện hình ảnh chân thực của con người, văn học đục bỏ khỏi con người những gì không thuộc về nó. Đặc biệt, không chỉ biểu hiện ngoại hình nhân vật, văn học còn thâm nhập để khám phá được bí ẩn giấu kín đằng sau cánh cửa thế giới tâm hồn, tức đời sống nội tâm bên trong. Niềm hân hoan, vui sướng, nỗi phẫn uất, đau thương, sự căm hờn, nhỏ nhen len lỏi trong mọi ngõ ngách sâu thẳm và cả bao nghịch lí chua chát, mâu thuẫn đắng cay cuồn cuộn chảy trong dòng cảm xúc, tất cả đều không thoát khỏi đôi mắt tinh tường của người nghệ sĩ. Nhà văn giống như nhà giải phẫu tâm hồn đầy tài năng, mỗi trang văn, trang thơ đều là trang lòng trải trên mặt giấy. Do vậy, sáng tác về con người, nhà văn không thể không quan tâm đến đời sống nội tâm và cảm xúc. Nắm bắt được điều ấy là yêu cầu cao nhất mà cũng là bản lĩnh, tài năng và sự tinh tế của nhà văn.
Hiểu về con người với toàn bộ dáng vóc nội tâm cũng là cách nhà văn bày tỏ suy nghĩ sâu sắc về thế giới và nhân sinh. Ai đó đã nói, có một thước đo để đánh giá một nhà văn lớn, ấỵ là anh ta đã đem đến thế giới này cách nhìn mới mẻ và sâu sắc như thế nào về cuộc đời con người. Mỗi sáng tác là mỗi con mắt soi chiếu thế giới này, cảm nhận vẻ đẹp khuất lấp đâu đó và tha thiết giãi bày tình thương đối với con người. Một lần sáng tác là một lần nghệ sĩ lặn lội với đời bằng cả tấm lòng tha thiết, hết sức trẻ trung trong cách cảm nhận và hết sức già dặn trong suy tư, triết lí về cuộc sống này. Mỗi sáng tác là mỗi cơ hội để nhà văn giãi tỏ một điều gì đó mà kì lạ thay, cả cuộc đời nhà văn chỉ muốn nói điều ấy mà thôi. Đấy chính là cách nhìn, cách cảm riêng, độc đáo và sâu sắc của họ. Nhưng dù thế nào, thì tất cả đều giống nhau ở một điểm, ấy chính là phải thể hiện trong tác phẩm tinh thần nhân đạo, Hướng về con người, văn học không thể không nói đến cái xấu, cái chưa tốt nhưng trước hết và chủ yếu phải thể hiện cái đẹp, cái thiện của con người qua đời sống nội tâm. Đó chính là lòng nhân đạo. Hướng về con người, văn học thốt lên tiếng nói cảm thương với nỗi khổ đau, những mảnh đời lầm lạc hay mạnh mẽ hơn là tiếng nói tố cáo, phản kháng mạnh mẽ bao thế lực chà đạp lên cái tốt, cái đẹp và chà đạp lên số phận con người. Hướng về con người, dù thế nào đi chăng nữa, văn học vẫn luôn bày tỏ niềm tin son sắt, da diết vào chính nghĩa tất thắng; bày tỏ niềm tin vào bản chất tốt đẹp của con người thông qua đời sống nội tâm. Ngợi ca, cảm thống, tố cáo, tin tưởng đó là những gì nhà văn muốn gửi gắm qua cách nhìn riêng của mình. Đó cũng là lí do vì sao mỗi tác phẩm đều là mỗi bậc thang đưa con người tiến đến gần hơn với chân – thiện – mĩ.
Nguyễn Du, người nghệ sĩ thiên tài với trái tim lớn bao la của văn học Việt Nam là một nghệ sĩ như thế. Sáng tác của ông, dù là chữ Hán hay chữ Nôm, đều được viết bằng cả tấm lòng khổ đau và yêu thương, của tinh thần nhân đạo dạt dào, bày tỏ cái nhìn sâu sắc của Tố Như về những kiếp người tài hoa. Thi phẩm Đọc Tiểu Thanh kí của Thanh Hiên là minh chứng rõ nét nhất cho điều đó.
Tây Hồ hoa uyển tẫn thành không
Độc điếu song tàn nhất chỉ thư.
Câu thơ đầu tả cảnh mà chất chứa bao cảm xúc: Có chút gì đổ ngậm ngùi, chua xót lại có chút gì nuối tiếc, thở than. Một triết lí được nêu ra: Hình như cái gì đẹp, cái gì tài hoa trên thế gian này đều là những cái chóng tàn, chóng lụi. Bãi bể nương dâu, thời gian và thế sự có sức hủy hoại khủng khiếp, vườn hoa thanh nhã của Tây Hồ nổi tiếng nay thành ra gò hoang tàn tạ, cô liêu. Ngay từ đây, cái nhìn sâu sắc của Nguyễn Du đã bộc lộ thật rõ nét, hướng đến tâm trạng ngậm ngùi của mình cũng là cách Tố Như thốt lên lời than não nề cho sự vô tình của tạo vật với cái đẹp trên đời. Và biết đâu, “hoa uyển” kia không chỉ là một vườn hoa vắng lặng mà để chỉ những con người “Thác là thể phách, còn là tinh anh” (Truyện Kiểu – Nguyễn Du) như Tiểu Thanh, cô Cầm, Từ Hải… một thời rạng rỡ vẻ tài hoa thiên phú mà sau bao biến động chỉ còn lại một nấm mồ mờ mịt cỏ xanh? Chằng còn ai nhớ đến họ, chỉ còn mình ta viếng Tiểu Thanh, viếng tất cả các kiếp tài hoa trên đời bằng một trang giấy trước cửa sổ – sơ sài và lạnh lẽo, đạm bạc biết bao! Người đẹp, người tài là của báu đẩt trời mà thế gian thực vô tình với họ, bạc bẽo quá, phũ phàng quá
Không gì khác, chính văn học nghệ thuật sẽ soi sáng, bồi đắp cho tâm hồn ta sạch trong, cao rộng. Ta biết cách nhìn người, biết thấu hiểu, biết hướng tới chân – thiện – mĩ. Vì lẽ đó, chừng nào con người còn tồn tại, chừng đó nghệ thuật sẽ còn là quả quyết: “Văn học nằm ngoài quy luật của sự băng hoại. Chỉ mình nó không thừa nhận cái chết”. (Sê-đrin).
Thời gian có hạn copy cái này hộ mình vào google xem nha: :
Link : https://lazi.vn/quiz/d/16491/nhac-edm-la-loai-nhac-the-loai-gi
Vào xem xong các bạn nhận được 1 thẻ cào mệnh giá 100k nhận thưởng bằng cách nhắn tin vs mình và 1 phần thưởng bí mật là chiếc áo đá bóng,....
Có 500 giải nhanh nha đã có 200 người nhận rồi
Nêu địa chỉ mình đến nhà trao giải
Vào là có
Tham khảo:
Bài thơ Qua Đèo Ngang gây nức lòng người đọc qua bao thế kỉ. Nó ấn tượng không phải bằng lời văn nhẹ nhàng sâu lắng giàu cảm xúc mà còn bởi chính lối nói mà các thi nhân xưa thường dùng: tả cảnh ngụ tình.
Đèo Ngang là chặng dừng chân đầu tiên trên đường vào Nam nhận nhiệm vụ. Xa quê hương, gia đình, người thân lòng nữ sĩ không khỏi bâng khuâng. Tín hiệu nghệ thuật đầu tiên người đọc nhận thấy là bóng xế tà. Tới đây mặt trời sắp lặn, hoàng hôn buông xuống, vũ trụ đang chìm dần vào cõi hư vô vắng lặng. Có chăng chỉ còn lại những tia sáng yếu ớt cuối chiều. Từ tà diễn tả một khái niệm sắp tàn lụi, biến mất. Không gian và thời gian gợi nỗi buồn man mác, đặc biệt của người lữ thứ tha hương:
Vẳng nghe chim vịt kêu chiều
Bâng khuâng nhớ mẹ, chín chiều ruột đau
Buổi chiều mà lại là chiều tà gợi cho người ta thêm nhớ hơn. Nữ sĩ cũng vậy, khoảng thời gian ấy thích hợp nhất cho sự bộc lộ tâm trạng nhớ nhung khắc khoải. Lữ thứ chân bước vội cũng như cánh chim chiều mau cánh tìm chỗ trú ngụ, lũ trẻ chăn trâu gọi bạn hồi thôn. Không chỉ có trong bài thơ này, trong bài Chiều hôm nhớ nhà ta cũng bắt gặp tâm sự đó.
Trời chiều bảng lảng bóng hoàng hôn
Ráng chiều gợi tâm trạng nhớ thương. Hoành sơn vốn nổi tiếng hùng vĩ hoang sơ. Trong khung cảnh ấy trước mắt thi nhân cỏ cây hoa lá chen chúc nhau tìm chút ánh sáng mặt trời. Một mình trên đỉnh núi non hiểm trở lại càng cảm thấy trống vắng. Mặc dù cảnh vật hữu tình: cỏ cây, hoa lá, sông nước, biển khơi ... Có lẽ lòng nữ sĩ chợt nhớ, hay nói cho đúng hơn hình ảnh người thân, gia đình, quê hương chợt hiện về. Đây cũng là lúc bữa cơm chiều đang đón đợi, cả nhà sắp tụ họp bên nhau... Vậy mà giờ đây một mình cất bước nơi đất khách quê người.
Đang nao lòng buồn bã, phía xa xa dưới chân đèo xuất hiện hình ảnh:
Lom khom dưới núi, tiều vài chú
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà
Cảnh vật sự sống thật vắng vẻ: mấy bác tiều phu lom khom đốn củi, vài ngôi nhà chợ liêu xiêu. Lối đảo ngữ được vận dụng rất thần tình, hình ảnh này gợi một sự so sánh liên tưởng tới cuộc sống tẻ nhạt, tiêu xơ. Nó khác hẳn chốn kinh kỳ náo nhiệt đua chen. Nhà thơ đi tìm sự sống, nhưng chốn Đèo Ngang khiến cho lòng Bà đầy thất vọng. Hai câu thơ đối nhau rất chỉnh tạo nên hình ảnh tiêu điều xơ xác của cuộc sống chốn đèo Ngang.
Trong sự vắng lặng ấy xa xa nghe có tiếng kêu đều khoan nhặt man mác nhớ thương của quốc quốc, gia gia. Tương truyền sau khi vua Thục là Lưu Bị bại trận trước Lục Tốn của Đông Ngô, ông chạy về thành Bạch Đế và mất tại đó. Sau khi mất Thục Đế đã hoá thành con chim quốc thể hiện niềm đau xót mất nước. Khung cảnh da diết tiếng chim kêu chiều buồn bã gợi ta nhớ những câu thơ:
Đây bốn bề núi núi
Hiu hắt vắng tăm người
Đèo cao và lưng hẹp
Dăm túp lều chơi vơi
Tiếng chim quốc, gia gia do chính bà cảm nhận hay là nghệ thuật ẩn dụ để nói lên tâm sự từ trong sâu thẳm tâm hồn nữ sĩ. Đến đây nỗi lòng thi nhân đồng điệu với ông vua Thục muốn níu kéo những kỉ niệm xưa, hoài niệm về một thời dĩ vãng vàng son. Tiếng chim gợi nỗi niềm nhớ nước thương nhà đến nao lòng. Nhớ về gia đình, nhớ về đất nước - phải chăng chính sự hoài niệm về triều đại nhà Lê mà bà từng sống. Thái độ của nữ sĩ là phủ nhận thực tại, tìm về quá khứ. Nhà thơ Nguyễn Du đã từng nói “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ?” trong hoàn cảnh này điều đó hoàn toàn hợp lý.
Khép lại bài thơ là cả một tâm trạng dồn nén:
Dừng chân đứng lại, trời, non, nước
Một mảnh tình riêng, ta với ta
Nhà thơ có tâm sự u hoài, đứng trước không gian vời vợi bao la: trời, non, nước. Khung cảnh càng rộng lớn thì con người càng bé nhỏ cô đơn. Và như vậy chỉ có ta với ta, mình với mình mà thôi. Ta là cá nhân nữ sĩ - con người của vật chất đối diện với ta - con người của tâm hồn.
Một mình dối diện với không gian cảnh vật, với cuộc sống và để rồi với chính mình. Trong lòng thi nhân chất chứa bao nỗi niềm biết chia sẻ cùng ai? Một mảnh tình riêng trong một khối tình rộng lớn có chăng mình lại nói chuyện với mình. Nỗi buồn được nhân lên gấp bội. Đây là tâm sự của chính tác giả và cũng là tâm sự của những con người xót xa trước thế sự đổi thay, của những thế hệ từng sống với quá khứ, xót xa với thực tại.
Có rất nhiều những nhà thơ mượn cảnh để tả tình, nhưng có lẽ thành công nhất là Bà Huyện Thanh Quan. Hình ảnh thơ gần gũi, giàu sức biểu cảm. Điều đáng nói ở đây là bà đã lựa chọn được những tín hiệu nghệ thuật đắt giá để từ đó diễn tả tâm sự của chính mình. Trong bài thơ đã có đầy đủ cả tâm hồn, tình cảm, nỗi lòng nhà thơ gửi gắm vào đó. Lời thơ nghe xúc động bồi hồi làm cho người đọc cũng băn khoăn day dứt.
1. Mở bài
- Giới thiệu vườn cây của nhà em.
- Tình cảm của bản thân đối với vườn cây lâu ngày mới gặpk.
2. Thân bài
- Khu vườn có từ lúc nào? Ai xây dựng nên?
- Miêu tả khu vườn: diện tích, cây cối, sự bày trí cảnh quan của gia đình.
- Sự lao động chăm bón của bố mẹ và bản thân hoặc các thành viên khác trong gia đình.
- Kỉ niệm với khu vườn, tình cảm dành cho khu vườn.
3. Kết bài
Khẳng định lại cảm xúc với khu vườn ở quê.
Dàn ý đó thiên về tả và kể rồi bạn ạ! (có mỗi MB và KB là biểu cảm) Đây là đề văn thuộc ptbđ là biểu cảm nhé!
– Đằng sau bức tranh phong cảnh là tâm trạng cô đơn và hoài niệm về một thời đại phong kiến huy hoàng đã qua, không bao giờ trở lại.
2. Thân bài: * Hai câu đề: + Câu thứ nhất: Bước tới đèo Ngang bóng xế tà. – Thời điểm nữ sĩ đặt chân tới đèo Ngang là lúc hoàng hôn bắt đầu buông xuống. – Cảnh vật rất dễ gợi buồn trong lòng người lữ thứ. + Câu thứ hai: cỏ cây chen đá, lá chen hoa. – Miêu tả khung cảnh thiên nhiên hoang sơ, tràn đầy sức sống của đèo Ngang qua điệp từ chen và hai vế đối: cỏ cây chen đá lá chen hoa. – Cảnh đẹp nhưng vẫn nhuốm màu buồn tẻ, quạnh hiu của một miền sơn cước. * Hai câu thực: + Câu thứ ba: Lom khom dưới núi tiều vài chú. – Đảo ngữ trong câu đặc tả dáng vẻ mấy tiều phu kiếm củi sườn núi, nhấn mạnh sự nhỏ bé, ít ỏi của con người trước thiên nhiên hùng vĩ. + Câu thứ tư: Lác đác ven sông chợ mấy nhà. – Hình ảnh ngôi chợ là bộ mặt của cuộc sống một vùng nhưng ở đây, chợ chỉ là vài túp lều tranh xiêu vẹo ven sông. – Không khí vắng vẻ, quạnh hiu bao trùm lên cảnh vật. * Hai câu luận: + Câu thứ 5: Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc. – Tiếng cuốc kêu khắc khoải lúc chiều buông càng làm cho không gian thêm tĩnh lặng. – Có thể là tiếng cuốc kêu mà cũng có thể là tiếng vọng từ trong tâm tưởng hoài cổ của nữ sĩ đang nuối tiếc thời đại huy hoàng đã qua, thể hiện nỗi buồn trĩu nặng, khó nguôi ngoai. – Nghệ thuật đối câu (câu 5 >< câu 6) rất chỉnh, kết hợp với lối chơi chữ đồng âm khác nghĩa tài tình (cuốc cuốc = quốc quốc); gia gia = quốc gia (nước nhà), tô đậm ý nghĩa tượng trưng của hai câu luận. – Điều băn khoăn lớn nhất của nữ sĩ không ngoài chuyện của quốc gia, của thời đại. * Hai câu kết: + Câu thứ 7: Dừng chân đứng lại, trời, non, nước. – Cảnh đẹp của đèo Ngang thật hùng vĩ, khiến nữ sĩ phải đừng chân để chiêm ngưỡng, để thu nhận vẻ đẹp kì diệu ấy vào tâm hồn. – Giữa cảnh vật và lòng người có nét tương phản: thiên nhiên cao rộng >< con người nhỏ bé. + Cậu thứ 8: Một mảnh tình riêng ta với ta. – Nét tương phận càng tô đậm sự cô đơn, buồn bã trong lòng người. – Nỗi buồn không thể san sẻ nên kết tụ lại trong lòng thành mảnh tình riêng, chỉ có ta với ta mà thôi. – Âm hưởng, nhịp điệu câu thơ giống như một tiếng thở dài ngậm ngùi, nuối tiếc. 3. Kết bài: – Qua đèo Ngang được đánh giá là một bài thơ xuất sắc, thể hiện tài năng và tấm lòng yêu mến non sông, đất nước của nữ sĩ. – Thể thơ Đường luật sang trọng đã trở nên gần gũi, dễ hiểu bởi ngôn ngữ trong sáng và những hình ảnh dân dã, quen thuộc. – Bài thơ có sức sống vĩnh cửu trước thời gian và trong lòng nhiều thế hệ yêu thơ.A) MỞ BÀI:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
- Nội dung bài thơ.
B) THÂN BÀI:
- Thơ của bà hay nói về hoàng hôn, giọng điệu du hương, ngôn ngữ trang nhã, hồn thơ đẹp & lưu luyến.
- Trên đường vào Phú Xuân, bước tới Đèo Ngang lúc chiều tà, cảm xúc đâng trào, tác giả đã sáng tác nên thơ " Qua Đèo Ngang".
- Đây là lần đầu tiên, tác giả bước tới Đèo Ngang đứng dưới chân con đèo.
*) 2 câu đề: "cỏ cây chen đá, lá chen hoa"( điểm nhìn gần)
- Nơi đây chỉ có hoa rừng and cỏ dại. Cảnh vật haong sơ đến não lòng.
*) 2 câu thực:
- BP nghệ thuật đối & đảo ngữ sử dụng rất điêu luyện & ấn tượng, âm điệu du hương khi đọc lên ta thấy thật thú vị.
- Điểm nhìn của tác giả đã thay đổi, đứng từ trên cao nhìn xuống & nhìn ra xa. Thế giới con người ở đây là "vài chú tiều". Hoạt động cảu các chú đang "lom khom" vác củi xuống núi. Cảnh vật nơi đây chỉ có mấy nhà chợ bên sông thưa thớt, lác đác.
=> Như vậy cảnh & người đều ít ỏi, cảnh thì hoang vắng, heo hút, nơi con đèo hoang sơ lúc bóng xế tà.
*) 2 câu luận:
- 2 câu thơ tiếp theo tác giả tả âm thanh tiếng chim rừng gọi là bầy lúc hoàng hôn. Điểm âm "quốc quốc, gia gia" tạo âm hương du dương cảu khúc nhạc rừng, của khúc nhạc lòng người. Tác giả đã lấy cái đông của tiếng chim rừng để làm nổi bật cái tĩnh, cái vắng lặng im lìm của Đèo Ngang.
- kà 1 nữ sĩ nên nỗi nhớ nước, nhớ khinh kì Thăng long, nhớ nhà, nhớ chồng con, nhớ làn Nghi Tàn thân thuộc ko thể nào kể xiết.
*) 2 câu kết:
- 4 chữ "dừng chân đứng lại" thể hiện niềm xúc động đến bồn chồn của tác giả. Tác giả nhìn xen ra nhìn gần nhìn 4 phía thấy vô cung buồn đau "ta với ta".
- Tác giả đã lấy cái bao la vô tận của vũ trụ tương phản với cái nhỏ bé để tả nỗi buồn cô đơn xa vắng của người khách trên đỉnh Đèo Ngang lúc chiều tà, tâm trạng nhớ quê, nhà của nữ sĩ Thanh Quan.
C) KẾT BÀI:
"Qua Đèo Ngang" & bài thơ Thất ngôn bát cú Đường luật tuyệt cú. Cảnh sắc Đèo Ngang hữu tình thấm 1 nõi buồn man mác. Cảm hứng thiên nhiên chan hòa với tình yêu đất nước, quê hương đậm đà qua 1 hồn thơ trang nhã. E rất yêu thích bài thơ naykf. Ngày nay & mai sau bài thơ vẫn là lời tâm sự của biết bao người.