K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 3 2020

Ai giúp mk đi :( pleaseee

17 tháng 3 2020

C. nha bạn

Câu nào dưới đây là câu ghép? Chép lại câu rồi xác định thành phần chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ(nếu có) trong câu ghép đó.A. Tiếng sấm điếc tai mỗi lúc một mạnh thê, lớn lên, làm rung chuyển cả thế giới, chạy quanh vòm trời, đôi chỗ bùng nổ với một sức mạnh khủng khiếp.(Henryk Sienkiewicz)B. Và khi dãy đèn bên đường bắt đầu thắp lên những quả tròn màu tím nhạt, chuyển dần...
Đọc tiếp

Câu nào dưới đây là câu ghép? Chép lại câu rồi xác định thành phần chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ(nếu có) trong câu ghép đó.

A. Tiếng sấm điếc tai mỗi lúc một mạnh thê, lớn lên, làm rung chuyển cả thế giới, chạy quanh vòm trời, đôi chỗ bùng nổ với một sức mạnh khủng khiếp.(Henryk Sienkiewicz)

B. Và khi dãy đèn bên đường bắt đầu thắp lên những quả tròn màu tím nhạt, chuyển dần sang màu xanh lá cây và cuối cùng nở bung ra trong màu trắng soi rõ mặt người qua lại thì khoảnh khắc yên tĩnh của buổi chiều cũng chấm dứt. (Hoàng Phủ Ngọc Tường)

C. Khi những tai thỏ xòe ra thành vài ba chiếc lá nhỏ, cây bàng nảy thêm một lứa lộc lần thứ hai màu đỏ đọt giữa những chùm lá; tán bàng bây giờ là một màu áo lục non lỗ dỗ những vệt hoa hồng thắm. (Hoàng Phủ Ngọc Tường)
D. Dáng mọc của lộc rất lạ, thẳng đứng trên cành, như thể đêm qua có ai đã thả ngàn vạn búp lá nhỏ xíu từ trên trời, xanh biếc chi chít đầy cành và xoay thành những tán tròn quanh thân cây. (Hoàng Phủ Ngọc Tường)

Câu .... là câu ghép.

Chép lại câu rồi xác định chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ của câu ghép:

...................................................................................................................................................................

0
I/ Đọc hiểu: Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:HOA ĐỎ          Đất nước ta xanh tươi bốn mùa, có hoa quả quanh năm. Nếu quả là phần ngon nhất thì hoa là phần đẹp nhất của cây.          Chỉ nói riêng màu đỏ cũng có bao nhiêu thứ hoa đẹp.          Đỏ tía là hoa chuối. Đỏ tươi là hoa vông, hoa gạo. Màu đỏ của hoa hồng nhung có quanh năm, ai mà chẳng thích. Hoa mặt trời...
Đọc tiếp

I/ Đọc hiểu: Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

HOA ĐỎ

          Đất nước ta xanh tươi bốn mùa, có hoa quả quanh năm. Nếu quả là phần ngon nhất thì hoa là phần đẹp nhất của cây.

          Chỉ nói riêng màu đỏ cũng có bao nhiêu thứ hoa đẹp.

          Đỏ tía là hoa chuối. Đỏ tươi là hoa vông, hoa gạo. Màu đỏ của hoa hồng nhung có quanh năm, ai mà chẳng thích. Hoa mặt trời có nhiều loại, loại cánh đơn màu đỏ cờ, cánh sen, loại cánh kép màu hồng và còn có màu đỏ rực  như tiết.

          Mùa hè hoa mào gà đỏ đến chói mắt. Hoa lựu như những đốm lửa lập lòe về mùa hè. Mùa thu hoa lộc vừng như những tràng pháo đỏ nhỏ treo khá kín đáo trên cành lá nhiều tầng, phải nhìn thấy thảm đỏ dưới gốc ta mới biết trên cành hoa đang nở rộ.

          Đương nhiên mùa xuân là mùa hoa đẹp. Thược dược to bằng chiếc đĩa. Thu hải đường lại như những chùm hoa mọng, nhìn mà muốn ăn. Hải đường lại như những ngọn lửa nến lóe lên từ nách lá. Cây thu hải đường trồng trong chậu. Còn cây hải đường lại to như cây bưởi. Màu đỏ của hoa đỗ quyên làm ta tưởng như cây không biết mọc lá, cây không có lá bao giờ.

          Tết đến hoa đào nở thắm. Nó cũng là mùa xuân đấy.

          Sau Tết những cây gạo, rồi sau đó là cây vông, sau nữa nhiều ngày mới đến lượt hoa xoan tây thi nhau nở đỏ, xem ai rực rỡ hơn. Cả cây gạo và cây vông khi ra hoa đều không có lá, trông xa tưởng như cành đào ngày Tết đã vụt lớn lên, trở thành khổng lồ để kéo dài mùa xuân ra. Hoa gạo, hoa vông cứ mọc lên sáng chói ở đầu làng ven núi hoặc ngay cả trong những thị xã, thành phố.

          Ai mà chẳng yêu hoa. Còn nhiều thứ hoa màu đỏ nữa, với nhiều sắc thái đậm nhạt khác nhau, có thứ hương, có thứ không thơm, nhưng đều làm đất nước và cuộc sống của chúng ta thêm tươi đẹp, thêm đáng yêu, đáng quý.

                                                                                      Theo Băng Sơn.

Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời phù hợp nhất cho từng câu hỏi sau:

1.   Hoa nào nở vào mùa thu?

A. Hoa thược dược                                            B. Hoa lựu                   

C. Hoa lộc vừng                                       D. Hoa đào

2.   Trong đoạn “Đỏ tía là … màu đỏ rực như tiết.”, tác giả đã dùng những từ ngữ chỉ màu đỏ nào để tả các loài hoa? Em hãy viết các từ chỉ màu đỏ theo thứ tự vào chỗ chấm:

…………………………………………………………………………………………………

3.  Theo tác giả,  Màu đỏ của hoa đỗ quyên làm ta tưởng như cây không biết mọc lá, cây không có lá bao giờ.      là vì:

A. Hoa đỗ quyên nở rộ,  tạo thành tán phía trên che phủ màu xanh của lá, màu đỏ của hoa đỗ quyên nổi bật lên.

B. Cây hoa đỗ quyên có rất ít lá.           

C. Màu hoa đỏ rực rỡ hơn màu xanh của lá.          

D. Cây hoa đỗ quyên không có lá.

4.   Tại sao nhà văn nói cây gạo, cây vông kéo dài mùa xuân?  

A. Cả cây gạo và cây vông ra hoa vào mùa xuân.

B.  Cả cây gạo và cây vông khi ra hoa đều không có lá, trông xa tưởng như cành đào ngày Tết đã vụt lớn lên, trở thành khổng lồ, ngỡ như lúc đó đang là mùa xuân. 

C. Cả cây gạo và cây vông ra hoa cuối mùa xuân.

D. Cả cây gạo và cây vông khi ra hoa đều không có lá, hoa đỏ rực nổi bật như hoa đào.

5.   Bài văn trên giới thiệu với người đọc về điều gì?  

A. Những loài hoa nở vào mùa xuân.                       B. Các loài hoa màu đỏ trên đất nước ta.

C. Vẻ đẹp của cây trái nước ta.                                 D. Hoa là phần đẹp nhất của cây.

II/ Kiến thức Tiếng Việt

1.   Dấu phẩy trong câu: “Màu đỏ của hoa hồng nhung có quanh năm, ai mà chẳng thích.”, có tác dụng gì?  

A. Ngăn cách các vế trong câu ghép.                      

B. Ngăn cách các vị ngữ trong câu.

C. Ngăn cách các trạng ngữ trong câu.                   

D. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.

2.   Câu nào sau đây là câu ghép?  

          A. Đất nước ta xanh tươi bốn mùa, có hoa quả quanh năm.

          B. Nếu quả là phần ngon nhất thì hoa là phần đẹp nhất của cây.

          C. Chỉ nói riêng màu đỏ cũng có bao nhiêu thứ hoa đẹp.

          D. Đỏ tươi là hoa vông, hoa gạo.

3. Hai câu : Tết đến hoa đào nở thắm. Nó cũng là mùa xuân đấy.

Liên kết với nhau bằng cách:

A. Lặp từ ngữ, từ lặp lại là:.............................

B. Thay thay thế từ ngữ, từ .............................thay thế cho từ...................................

C. Dùng quan hệ từ: quan hệ từ đó là:.....................................

4. Gạch chân và ghi chú dưới bộ phận chủ ngữ, vị ngữ của câu:

        Nếu quả là phần ngon nhất thì hoa là phần đẹp nhất của cây.

 

 

5. Câu ghép sau có mấy vế? Hãy dùng vạch xiên tách các vế câu:

    Hoa mặt trời có nhiều loại, loại cánh đơn màu đỏ cờ, cánh sen, loại cánh kép màu hồng và còn có màu đỏ rực  như tiết.

A. 2 vế                         B. 3 vế                           C. 4 vế

6. Hai vế câu ghép sau có quan hệ gì? khoanh vào quan hệ từ nối 2 vế câu ghép.

       Còn nhiều thứ hoa màu đỏ nữa, với nhiều sắc thái đậm nhạt khác nhau, hương thơm khác nhau  nhưng chúng đều làm đất nước và cuộc sống của chúng ta thêm tươi đẹp, thêm đáng yêu, đáng quý.

A. Nguyên nhân - kết quả

B. Giả thiết/ điều kiện - kết quả

C. Tương phản

D. Tăng tiến.

7. Đặt 1 câu ghép có quan hệ giả thiết/ điều kiện - kết quả nói về Trật tự - An ninh.

.......................................................................................................................................

Lại 1 lần nữa mị viết dài!

2
12 tháng 5 2020

Phần Tiếng Việt 

1a

2b

3 b. Nó thay thế cho Tết đến

4. Chủ ngữ: quả, hoa

Vị ngữ: phần ngon nhất, phần đẹp nhất của cây.

28 tháng 3 2021

1.c

2.b

3.b

4.chủ ngữ:quả,hoa ..........vị ngữ: phần ngon nhất đẹp nhất của cây

I/ Đọc hiểu: Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:HOA ĐỎ          Đất nước ta xanh tươi bốn mùa, có hoa quả quanh năm. Nếu quả là phần ngon nhất thì hoa là phần đẹp nhất của cây.          Chỉ nói riêng màu đỏ cũng có bao nhiêu thứ hoa đẹp.          Đỏ tía là hoa chuối. Đỏ tươi là hoa vông, hoa gạo. Màu đỏ của hoa hồng nhung có quanh năm, ai mà chẳng thích. Hoa mặt trời...
Đọc tiếp

I/ Đọc hiểu: Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

HOA ĐỎ

          Đất nước ta xanh tươi bốn mùa, có hoa quả quanh năm. Nếu quả là phần ngon nhất thì hoa là phần đẹp nhất của cây.

          Chỉ nói riêng màu đỏ cũng có bao nhiêu thứ hoa đẹp.

          Đỏ tía là hoa chuối. Đỏ tươi là hoa vông, hoa gạo. Màu đỏ của hoa hồng nhung có quanh năm, ai mà chẳng thích. Hoa mặt trời có nhiều loại, loại cánh đơn màu đỏ cờ, cánh sen, loại cánh kép màu hồng và còn có màu đỏ rực  như tiết.

          Mùa hè hoa mào gà đỏ đến chói mắt. Hoa lựu như những đốm lửa lập lòe về mùa hè. Mùa thu hoa lộc vừng như những tràng pháo đỏ nhỏ treo khá kín đáo trên cành lá nhiều tầng, phải nhìn thấy thảm đỏ dưới gốc ta mới biết trên cành hoa đang nở rộ.

          Đương nhiên mùa xuân là mùa hoa đẹp. Thược dược to bằng chiếc đĩa. Thu hải đường lại như những chùm hoa mọng, nhìn mà muốn ăn. Hải đường lại như những ngọn lửa nến lóe lên từ nách lá. Cây thu hải đường trồng trong chậu. Còn cây hải đường lại to như cây bưởi. Màu đỏ của hoa đỗ quyên làm ta tưởng như cây không biết mọc lá, cây không có lá bao giờ.

          Tết đến hoa đào nở thắm. Nó cũng là mùa xuân đấy.

          Sau Tết những cây gạo, rồi sau đó là cây vông, sau nữa nhiều ngày mới đến lượt hoa xoan tây thi nhau nở đỏ, xem ai rực rỡ hơn. Cả cây gạo và cây vông khi ra hoa đều không có lá, trông xa tưởng như cành đào ngày Tết đã vụt lớn lên, trở thành khổng lồ để kéo dài mùa xuân ra. Hoa gạo, hoa vông cứ mọc lên sáng chói ở đầu làng ven núi hoặc ngay cả trong những thị xã, thành phố.

          Ai mà chẳng yêu hoa. Còn nhiều thứ hoa màu đỏ nữa, với nhiều sắc thái đậm nhạt khác nhau, có thứ hương, có thứ không thơm, nhưng đều làm đất nước và cuộc sống của chúng ta thêm tươi đẹp, thêm đáng yêu, đáng quý.

                                                                                      Theo Băng Sơn.

Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời phù hợp nhất cho từng câu hỏi sau:

1.   Hoa nào nở vào mùa thu?

A. Hoa thược dược                                            B. Hoa lựu                   

C. Hoa lộc vừng                                       D. Hoa đào

2.   Trong đoạn “Đỏ tía là … màu đỏ rực như tiết.”, tác giả đã dùng những từ ngữ chỉ màu đỏ nào để tả các loài hoa? Em hãy viết các từ chỉ màu đỏ theo thứ tự vào chỗ chấm:

…………………………………………………………………………………………………

3.  Theo tác giả,  Màu đỏ của hoa đỗ quyên làm ta tưởng như cây không biết mọc lá, cây không có lá bao giờ.      là vì:

A. Hoa đỗ quyên nở rộ,  tạo thành tán phía trên che phủ màu xanh của lá, màu đỏ của hoa đỗ quyên nổi bật lên.

B. Cây hoa đỗ quyên có rất ít lá.           

C. Màu hoa đỏ rực rỡ hơn màu xanh của lá.          

D. Cây hoa đỗ quyên không có lá.

4.   Tại sao nhà văn nói cây gạo, cây vông kéo dài mùa xuân?  

A. Cả cây gạo và cây vông ra hoa vào mùa xuân.

B.  Cả cây gạo và cây vông khi ra hoa đều không có lá, trông xa tưởng như cành đào ngày Tết đã vụt lớn lên, trở thành khổng lồ, ngỡ như lúc đó đang là mùa xuân. 

C. Cả cây gạo và cây vông ra hoa cuối mùa xuân.

D. Cả cây gạo và cây vông khi ra hoa đều không có lá, hoa đỏ rực nổi bật như hoa đào.

5.   Bài văn trên giới thiệu với người đọc về điều gì?  

A. Những loài hoa nở vào mùa xuân.                       B. Các loài hoa màu đỏ trên đất nước ta.

C. Vẻ đẹp của cây trái nước ta.                                 D. Hoa là phần đẹp nhất của cây.

II/ Kiến thức Tiếng Việt

1.   Dấu phẩy trong câu: “Màu đỏ của hoa hồng nhung có quanh năm, ai mà chẳng thích.”, có tác dụng gì?  

A. Ngăn cách các vế trong câu ghép.                      

B. Ngăn cách các vị ngữ trong câu.

C. Ngăn cách các trạng ngữ trong câu.                   

D. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.

2.   Câu nào sau đây là câu ghép?  

          A. Đất nước ta xanh tươi bốn mùa, có hoa quả quanh năm.

          B. Nếu quả là phần ngon nhất thì hoa là phần đẹp nhất của cây.

          C. Chỉ nói riêng màu đỏ cũng có bao nhiêu thứ hoa đẹp.

          D. Đỏ tươi là hoa vông, hoa gạo.

3. Hai câu : Tết đến hoa đào nở thắm. Nó cũng là mùa xuân đấy.

Liên kết với nhau bằng cách:

A. Lặp từ ngữ, từ lặp lại là:.............................

B. Thay thay thế từ ngữ, từ .............................thay thế cho từ...................................

C. Dùng quan hệ từ: quan hệ từ đó là:.....................................

4. Gạch chân và ghi chú dưới bộ phận chủ ngữ, vị ngữ của câu:

        Nếu quả là phần ngon nhất thì hoa là phần đẹp nhất của cây.

5. Câu ghép sau có mấy vế? Hãy dùng vạch xiên tách các vế câu:

    Hoa mặt trời có nhiều loại, loại cánh đơn màu đỏ cờ, cánh sen, loại cánh kép màu hồng và còn có màu đỏ rực  như tiết.

A. 2 vế                         B. 3 vế                           C. 4 vế

6. Hai vế câu ghép sau có quan hệ gì? khoanh vào quan hệ từ nối 2 vế câu ghép.

       Còn nhiều thứ hoa màu đỏ nữa, với nhiều sắc thái đậm nhạt khác nhau, hương thơm khác nhau  nhưng chúng đều làm đất nước và cuộc sống của chúng ta thêm tươi đẹp, thêm đáng yêu, đáng quý.

A. Nguyên nhân - kết quả

B. Giả thiết/ điều kiện - kết quả

C. Tương phản

D. Tăng tiến.

7. Đặt 1 câu ghép có quan hệ giả thiết/ điều kiện - kết quả nói về Trật tự - An ninh.

.......................................................................................................................................

Lại 1 lần nữa viết dài mỏi mòn cả tay!

0
Bài 1: Cho câu văn: Khi ngựa đập móng lộp cộp đầu hồi,hoa lê bật bông trắng như tuyết thì xuân sang. Xét theo đặc điểm cấu tạo.câu văn trên là câu....Bài 2:Câu nào sau đây không phải câu ghép. A Cánh đồng lúa quê em đang chín rộ. b Mây đen kéo kín bầu trời, cơn mưa ập tới. c bố đi xa về, cả nhà vui mừng. d bầu trời ĐẦY SAO NHƯNG LẶNG GIÓ.Bài 3: Câu nào là câu ghép A Mùa đông,giữa ngày...
Đọc tiếp

Bài 1: Cho câu văn: Khi ngựa đập móng lộp cộp đầu hồi,hoa lê bật bông trắng như tuyết thì xuân sang. Xét theo đặc điểm cấu tạo.câu văn trên là câu....

Bài 2:Câu nào sau đây không phải câu ghép. A Cánh đồng lúa quê em đang chín rộ. b Mây đen kéo kín bầu trời, cơn mưa ập tới. c bố đi xa về, cả nhà vui mừng. d bầu trời ĐẦY SAO NHƯNG LẶNG GIÓ.

Bài 3: Câu nào là câu ghép A Mùa đông,giữa ngày mùa, làng quê toàn màu vàng B Xuân đến, trăm hoa đua nở C Khi làng quê đã khuất hẳn, tôi vẫn đắm nhìn theo
Câu 4:Câu nào là câu ghép A Càng lên cao, trăng càng nhỏ dần,càng vàng dần càng nhẹ dần B Cả một vùng nước sóng sánh, vàng chói lọi. C Bầu trời cũng sáng xanh lên D Biển sáng lên lấp lóa như đặc sánh còn trời thì trong như nước
Câu 5Câu nào là câu ghép A Xuân về,cây cối đâm chồi nảy lộc B Mỗi lần nghe thấy tiếng chim hót tôi lại nghĩ đến những cây bàng xanh mướt, vòm trời xanh có mây trắng nhẹ như bông C giữa biển rộng, cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên con tàu lớn

1
15 tháng 4 2020

1. Câu ghép

2. 2. A

3. C

4. D

5. C

Đọc bài văn sau. Tìm các từ ngữ có tác dụng nối trong ba đoạn văn đầu hoặc bốn đoạn văn cuối: Qua những mùa hoaTrên con đường từ nhà đến trường, tôi phải đi qua bờ Hồ Gươm. Lúc có bạn thì chuyện trò tíu tít, có khi đuổi nhau suốt dọc đường. Nhưng khi đi một mình, tôi thích ôm cặp vào ngực, nhìn lên các vòm cây, vừa đi vừa lẩm nhẩm ôn bài. Vì thế, tôi thường là đứa phát...
Đọc tiếp

Đọc bài văn sau. Tìm các từ ngữ có tác dụng nối trong ba đoạn văn đầu hoặc bốn đoạn văn cuối: Qua những mùa hoa

Trên con đường từ nhà đến trường, tôi phải đi qua bờ Hồ Gươm. Lúc có bạn thì chuyện trò tíu tít, có khi đuổi nhau suốt dọc đường. Nhưng khi đi một mình, tôi thích ôm cặp vào ngực, nhìn lên các vòm cây, vừa đi vừa lẩm nhẩm ôn bài. Vì thế, tôi thường là đứa phát hiện ra bỏng hoa gạo đầu tiên nỏ trên cây gạo trước đền Ngọc Sơn. Rồi bông nọ gọi bông kia, bông nọ ganh bông kia, chỉ vài hôm sau, cây gạo đã như một cây đuốc lón cháy rừng rực giữa trời. Nhưng khi lửa ỏ cây gạo sắp lụi thì nó lại "bén" sang những cây vông cạnh cầu Thê Húc. Rồi thì cà một bãi vông lại bừng lên, đỏ gay, đỏ gắt suốt cả tháng tư.Đến tháng năm thì những cây phượng đón lấy lửa ấy, chạy tiếp cuộc chạy tiếp sức của các loài hoa trong thành phố, báo hiệu những ngày nghỉ hè thoải mái của chúng tôi sắp đến. Nắng trời vừa bắt đầu gay gắt thì sắc hoa như muốn giảm đi độ chói chang của mình. Hoa phượng màu hồng pha da cam chứ không đỏ gắt như vông như gạo. Đến cái anh bằng lăng thì đã vừa hồng vừa tím. Sang đến anh hoa muồng thì đã ngả hẳn sang sắc vàng chanh. Nhưng nói chung, đó toàn là những màu sắc rực rỡ như muốn phô hết ra ngoài. Mãi đến năm nay, khi đã lên lớp Năm, đã "người lón" hơn một tí, tôi mới nhận ra hoa sấu, những chùm hoa nhỏ xíu, sắc chỉ hơi hoe vàng, chìm lẫn vào từng đợt lá non, lẫn với màu nắng dịu. Đến khi các loài hoa rực rõ như hoa gạo, vông, phượng, bằng lăng, mồngế.. đã kéo quân qua bầu trời Hà Nội, cây sấu trước của nhà tô mới lấp ló những chùm quả xanh giòn. Rồi sau đó, quả chín, những quầ chín vừa ngọt vừa chua, ngọt một cách e dè, khiêm tốn như tính tình hoa sấu vậy.

Theo VĂN LONG

1
4 tháng 7 2018

Đoạn 1, 2, 3

(1) Trên con đường từ nhà đến trường, tôi phải đi qua bờ Hồ Gươm.

(2) Lúc có bạn thì chuyện trò tíu tít, có khi đuổi ahau suốt dọc đường.

(3) Nhưng khi đi một mình, tôi thích ôm cặp vào ngực, nhìn lên các vòm cây, vừa đi vừa lẩm bẩm ôn bài.

(4) Vì thế, tôi thường là đứa phát hiện ra bông hoa gạo đầu tiên nở trên cây gạo trước đền Ngọc Sơn.

(5) Rồi bông nọ gọi bông kia, bông nọ ganh bông kia, chỉ vài hôm sau cây gạo đã như một cây đuốc lớn cháy rừng rực giữa trời.

(6) Nhưng khi lửa ở cây gạo sắp lụi thì nó lại "bén" sang những cây vông cạnh cầu Thê Húc.

(7) Rồi thì cả một bãi vông lại bừng lên, đỏ gay, đỏ gắt suốt cả tháng tư.

- Đoạn 1: Nhưng nối câu 3 với câu 2

- Đoạn 2: Vì thế nối câu 4 với câu 3, nối đoạn 2 với đoạn 1.

Rồi nối câu 5 với câu 4.

- Đoạn 3: Nhưng nối câu 6 với câu 5, nối đoạn 3 với đoạn 2

Rồi nối câu 7 với câu 6.

Đoạn 4, 5, 6, 7

(8) Đến tháng năm thì những cây phượng đón lấy lửa ấy, chạy tiếp cuộc chạy tiếp sức của các loài hoa trong thành phố, báo hiệu những ngày nghỉ hè thoải mái của chúng tôi sắp đến.

(9) Nắng trời vừa bắt đầu gay gắt thì sắc hoa như muốn giảm đi độ chói chang của mình.

(10) Hoa phượng màu hồng pha da cam chứ không đỏ gắt như vông, như gạo.

(11) Đến cái anh bằng lăng thì đã vừa hồng vừa tím.

(12) Sang đến anh hoa muông thi đã ngả hẳn sang sắc vàng chanh.

(13) Nhưng nói chung, đó toàn là những màu sắc rực rỡ như muốn phô hết ra ngoài.

(14) Mãi đến năm nay khi tôi đã lớp Năm, đã "người lớn" hơn một tí, tôi mới nhận ra hoa sấu, những chùm hoa nhỏ xíu, sắc hi hơi vàng hoe, chìm lẫn vào từng đợr lá lion, lẫn với màu nắng dịu.

(15) Đến khi các loài hoa rực rỡ như hoa gạo, vông, phượng, bằng lăng, muống di kéo quân qua bầu trời Hà Nội, cây sấu trước cửa nhà tôi mới lấp ló những chùm quả sấu xanh giòn.

(16) Rồi sau đó, những quả sấu chín vừa ngọt vừa chua, ngọt một cách e dè, khiém tốn như tính tình hoa sấu vậy.

- Đoạn 4: Đến nối câu 11 với câu 9, 10.

Sang đến nối câu 12 với các câu 9, 10, 11.

- Đoạn 6: Nhưng nối câu 13 với câu 12, nối đoạn 6 với đoạn 5.

Mãi đến nối câu 14 với câu 13.

- Đoạn 7: Đến khi nối câu 15 với câu 14, nối đoạn 7 với đoạn 6.

Rồi nối câu 16 với câu 15.

13 tháng 3 2020

Quanh tôi, / ngây ngất / mùi hoa vi-ô-lét.

  TN                VN                         CN                 -> Câu đơn

Trong đen tối mịt mù, trên dòng sông mênh mông, / chiếc xuống của má Bảy / chở thương binh lặng lẽ trôi.

                                   TN                                                                CN                             VN                               -> Câu đơn.

Một thứ / thanh đạm,//  một thứ / ngọt sắc,//  hai vị /  nâng đỡ nhau để hạnh phúc được lâu bền.

    C1            V1                C2          V2             C3                    V3                                                         -> câu ghép

Đọc hiểu: Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:HOA ĐỎ          Đất nước ta xanh tươi bốn mùa, có hoa quả quanh năm. Nếu quả là phần ngon nhất thì hoa là phần đẹp nhất của cây.          Chỉ nói riêng màu đỏ cũng có bao nhiêu thứ hoa đẹp.          Đỏ tía là hoa chuối. Đỏ tươi là hoa vông, hoa gạo. Màu đỏ của hoa hồng nhung có quanh năm, ai mà chẳng thích. Hoa mặt trời có...
Đọc tiếp

Đọc hiểu: Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

HOA ĐỎ

          Đất nước ta xanh tươi bốn mùa, có hoa quả quanh năm. Nếu quả là phần ngon nhất thì hoa là phần đẹp nhất của cây.

          Chỉ nói riêng màu đỏ cũng có bao nhiêu thứ hoa đẹp.

          Đỏ tía là hoa chuối. Đỏ tươi là hoa vông, hoa gạo. Màu đỏ của hoa hồng nhung có quanh năm, ai mà chẳng thích. Hoa mặt trời có nhiều loại, loại cánh đơn màu đỏ cờ, cánh sen, loại cánh kép màu hồng và còn có màu đỏ rực  như tiết.

          Mùa hè hoa mào gà đỏ đến chói mắt. Hoa lựu như những đốm lửa lập lòe về mùa hè. Mùa thu hoa lộc vừng như những tràng pháo đỏ nhỏ treo khá kín đáo trên cành lá nhiều tầng, phải nhìn thấy thảm đỏ dưới gốc ta mới biết trên cành hoa đang nở rộ.

          Đương nhiên mùa xuân là mùa hoa đẹp. Thược dược to bằng chiếc đĩa. Thu hải đường lại như những chùm hoa mọng, nhìn mà muốn ăn. Hải đường lại như những ngọn lửa nến lóe lên từ nách lá. Cây thu hải đường trồng trong chậu. Còn cây hải đường lại to như cây bưởi. Màu đỏ của hoa đỗ quyên làm ta tưởng như cây không biết mọc lá, cây không có lá bao giờ.

          Tết đến hoa đào nở thắm. Nó cũng là mùa xuân đấy.

          Sau Tết những cây gạo, rồi sau đó là cây vông, sau nữa nhiều ngày mới đến lượt hoa xoan tây thi nhau nở đỏ, xem ai rực rỡ hơn. Cả cây gạo và cây vông khi ra hoa đều không có lá, trông xa tưởng như cành đào ngày Tết đã vụt lớn lên, trở thành khổng lồ để kéo dài mùa xuân ra. Hoa gạo, hoa vông cứ mọc lên sáng chói ở đầu làng ven núi hoặc ngay cả trong những thị xã, thành phố.

          Ai mà chẳng yêu hoa. Còn nhiều thứ hoa màu đỏ nữa, với nhiều sắc thái đậm nhạt khác nhau, có thứ hương, có thứ không thơm, nhưng đều làm đất nước và cuộc sống của chúng ta thêm tươi đẹp, thêm đáng yêu, đáng quý.

                                                                                      Theo Băng Sơn.

Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời phù hợp nhất cho từng câu hỏi sau:

1.   Hoa nào nở vào mùa thu?

A. Hoa thược dược                                            B. Hoa lựu                   

C. Hoa lộc vừng                                       D. Hoa đào

2.   Trong đoạn “Đỏ tía là … màu đỏ rực như tiết.”, tác giả đã dùng những từ ngữ chỉ màu đỏ nào để tả các loài hoa? Em hãy viết các từ chỉ màu đỏ theo thứ tự vào chỗ chấm:

…………………………………………………………………………………………………

3.  Theo tác giả,  Màu đỏ của hoa đỗ quyên làm ta tưởng như cây không biết mọc lá, cây không có lá bao giờ.      là vì:

A. Hoa đỗ quyên nở rộ,  tạo thành tán phía trên che phủ màu xanh của lá, màu đỏ của hoa đỗ quyên nổi bật lên.

B. Cây hoa đỗ quyên có rất ít lá.           

C. Màu hoa đỏ rực rỡ hơn màu xanh của lá.          

D. Cây hoa đỗ quyên không có lá.

4.   Tại sao nhà văn nói cây gạo, cây vông kéo dài mùa xuân?  

A. Cả cây gạo và cây vông ra hoa vào mùa xuân.

B.  Cả cây gạo và cây vông khi ra hoa đều không có lá, trông xa tưởng như cành đào ngày Tết đã vụt lớn lên, trở thành khổng lồ, ngỡ như lúc đó đang là mùa xuân. 

C. Cả cây gạo và cây vông ra hoa cuối mùa xuân.

D. Cả cây gạo và cây vông khi ra hoa đều không có lá, hoa đỏ rực nổi bật như hoa đào.

5.   Bài văn trên giới thiệu với người đọc về điều gì?  

A. Những loài hoa nở vào mùa xuân.                       B. Các loài hoa màu đỏ trên đất nước ta.

C. Vẻ đẹp của cây trái nước ta.                                 D. Hoa là phần đẹp nhất của cây.

1
12 tháng 5 2020

1. c

2. đỏ tía, đỏ tươi, đỏ hồng nhung, đỏ cờ, đỏ rực.

3. a

4b

5b

 Nêu tác dụng của mỗi từ ngữ được trong các đoạn văn sau bằng cách  ngang Các từ ngữ có tác dụng kết nối các câu với nhau và khoanh tròn từ ngữ của tác dụng nối các đoạn văn với nhau.      trên con đường từ nhà đến trường, tôi phải đi qua bờ hồ gươm. Lúc có bạn thì chuyện trò tíu tít , Có khi đuổi nhau suốt  dọc đường. Nhưng  khi đi một mình , Tôi thích ôm cặp vào...
Đọc tiếp

 Nêu tác dụng của mỗi từ ngữ được trong các đoạn văn sau bằng cách  ngang Các từ ngữ có tác dụng kết nối các câu với nhau và khoanh tròn từ ngữ của tác dụng nối các đoạn văn với nhau.

      trên con đường từ nhà đến trường, tôi phải đi qua bờ hồ gươm. Lúc có bạn thì chuyện trò tíu tít , Có khi đuổi nhau suốt  dọc đường. Nhưng  khi đi một mình , Tôi thích ôm cặp vào ngực, nhìn lên các vòm cây , Vừa đi vừa lẩm nhầm ôn bài.

     Vì thế, tôi thường là đứa phát hiện ra bông hoa gạo đầu tiên Nở trên cây gạo trước đền Ngọc Sơn. Ở trên cây gạo trước đền Ngọc Sơn. Rồi Bông nọ gọi bông kia, bông nọ ganh bông kia, chỉ vài hôm sau, cây gạo đã như một cây đuốc lớn cháy rừng rực giữa trời.

 Bông Thọ gọi bông kia, bông nọ game bông kia, chỉ vài hôm sau, cây gạo đã như một cây đuốc lớn cháy rừng rực giữa trời.

         Nhưng         khi lửa ở cây dầu sắp nổi thì nó lại bé Sang những kỳ vọng cạnh của câu thề lúc.Rồi thì        cả một bãi vông lại bùng lên, Đỏ gay, đỏ gắt , suốt cả tháng tư.

 

1
20 tháng 3 2019

mk ko bít 

nhiệt tình nha!!!!!!!!!!!!!

 Đọc thầm đoạn văn sau:Mùa Xuân  - mùa của sự sinh sôi. Làn mưa xuân nhè nhẹ, lất phất bay như những bàn tay mềm mại, âu yếm vuốt ve những mầm non mới nhú. Khắp nơi nơi đều được phủ một lớp màu sặc sỡ của tất cả các loài hoa. Dường như mùa xuân cũng là mùa thi “sắc” của hoa. Trên núi rừng xa xôi, hoa mơ đang nở rộ trắng khắp một vùng Tây Bắc rộng lớn, hoa đào tô thắm...
Đọc tiếp

 

Đọc thầm đoạn văn sau:

Mùa Xuân  - mùa của sự sinh sôi. Làn mưa xuân nhè nhẹ, lất phất bay như những bàn tay mềm mại, âu yếm vuốt ve những mầm non mới nhú. Khắp nơi nơi đều được phủ một lớp màu sặc sỡ của tất cả các loài hoa. Dường như mùa xuân cũng là mùa thi “sắc” của hoa. Trên núi rừng xa xôi, hoa mơ đang nở rộ trắng khắp một vùng Tây Bắc rộng lớn, hoa đào tô thắm vùng Đông Bắc còn hoa mai hoà mình vào ánh nắng vàng rực rỡ của Miền Nam. Trên khắp các làng quê, đường phố cây cối đều khoác pên mình một lớp chồi xanh biết...

a) Đoạn văn trên có mấy câu?

b) Xác định các câu ghép trong đoạn văn trên? .....................

c) Xác định phương tiện nối các vế câu trong câu ghép đó?...................................................................

1
5 tháng 2 2020

a)Có 6 câu

b)Trên rừng núi xa xôi.................ánh nắng rực rỡ của Miền Nam

c)Dấu phẩy

Đọc thầm đoạn văn sau:Mùa Xuân  - mùa của sự sinh sôi. Làn mưa xuân nhè nhẹ, lất phất bay như những bàn tay mềm mại, âu yếm vuốt ve những mầm non mới nhú. Khắp nơi nơi đều được phủ một lớp màu sặc sỡ của tất cả các loài hoa. Dường như mùa xuân cũng là mùa thi “sắc” của hoa. Trên núi rừng xa xôi, hoa mơ đang nở rộ trắng khắp một vùng Tây Bắc rộng lớn, hoa đào tô thắm...
Đọc tiếp

Đọc thầm đoạn văn sau:

Mùa Xuân  - mùa của sự sinh sôi. Làn mưa xuân nhè nhẹ, lất phất bay như những bàn tay mềm mại, âu yếm vuốt ve những mầm non mới nhú. Khắp nơi nơi đều được phủ một lớp màu sặc sỡ của tất cả các loài hoa. Dường như mùa xuân cũng là mùa thi “sắc” của hoa. Trên núi rừng xa xôi, hoa mơ đang nở rộ trắng khắp một vùng Tây Bắc rộng lớn, hoa đào tô thắm vùng Đông Bắc còn hoa mai hoà mình vào ánh nắng vàng rực rỡ của Miền Nam. Trên khắp các làng quê, đường phố cây cối đều khoác pên mình một lớp chồi xanh biết...

a) Đoạn văn trên có mấy câu?

b) Xác định các câu ghép trong đoạn văn trên? .....................

c) Xác định phương tiện nối các vế câu trong câu ghép đó?...................................................................

1
5 tháng 2 2020

a) có 6 câu

b) câu 2,5.

c) thay thế, quan hệ từ