1) Xác định trạng ngữ và cho biết ý nghĩa của trạng ngữ:
- Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng.
(Bài học đường đời đầu tiên – Tô hoài)
- Khi tuyết phủ kín mặt đất, gió bấc thổi vun vút mà được ngồi hàng giờ như thế, trong đêm đông rét buốt, trước một lò sưởi, thì khoái biết bao!
(Cô bé bán diêm – An-đéc-xen)
- Hồ Chủ Tịch, bằng thiên tài trí tuệ và sự hoạt động cách mạng của mình, đã kịp thời đáp ứng nhu cầu bức thiết của lịch sử.
(Võ Nguyên Giáp)
- Một đời người nhân hậu phải như một đời ong. Ong cần mẫn tích lũy, bay hết rừng nọ đến rừng kia tìm hoa để dâng hương thơm mật ngọt cho đời.
(Nguyễn Ngọc Hoa)
- Nghe chuyện, vua lấy làm mừng lắm. Nhưng để biết chính xác hơn nữa, vua cho thử lại.
(Em bé thông minh)
2) Xác định và nêu vai trò của trạng ngữ trong các câu dưới đây, nếu không có trạng ngữ thì ý nghĩa của câu sẽ thay đổi như thế nào?
- Con đường trải nhựa kẻ thẳng bang, sóng soài không bóng cây. Đã bao nhiêu năm tháng, mỗi ngày hai buổi, má đạp xe đi về trên con đường ấy.
(Phong Thu)
- Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang.
(Thép Mới)
- Hai đứa lôi nhau ra vườn. Tại đây, Mèo đưa toàn bộ những bức tranh nó vẽ giấu ra cho bé Quỳnh xem.
(Bức tranh của em gái tôi – Tạ Duy Anh)
- Trong buổi sáng lạnh lẽo ấy, ở một xó tường, người ta thấy một em gái có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười.
(Cô bé bán diêm – An-đéc-xen)
- Trong gian phòng lớn tràn ngập ánh sáng, những bức tranh của thí sinh treo kín bốn bức tường .
(Bức tranh của em gái tôi – Tạ Duy Anh)
- Nước ngọt đang ngày càng khan hiếm và muốn có nước sạch, hợp vệ sinh dể dùng rất tốn kém. Vì vậy, cùng với việc khai thác các nguồn nước ngọt, con người ngày càng phải sử dụng một cách hợp lí, tiết kiệm tài nguyên nước.
(Khan hiếm nước ngọt – Trịnh Văn)
- Rồi còn bao nhiêu thứ vật nuôi, cây trồng khác để phục vụ nhu cầu của con người, mà chả có thứ gì không cần có nước. Thiếu nước, đất đai sẽ khô cằn; cây cối, muôn vật không sống nổi.
(Khan hiếm nước ngọt – Trịnh Văn)
- Cuộc sống của tôi còn cũ kĩ hơn nữa. Mỗi đêm, trước khi ngủ, tôi đã biết tỏng ngày mai những sự kiện gì sẽ diễn ra trong cuộc đời tôi.
(Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ – Nguyễn Nhật Ánh)
- Xung quanh mụ, kẻ hầu người hạ tấp nập, còn mụ thì luôn mồm quở mắng.
(Ông lão đánh cá và con cá vàng – Pu-skin)
- Dứa mắt em gái tôi, tôi hoàn hảo đến thế kia ư?
(Bức tranh của em gái tôi – Tạ Duy Anh)
Mở rộng chủ ngữ:
I, Xác định chủ ngữ và thành phần của chủ ngữ:
1. Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra.
(Cổng trường mở ra- Lý Lan)
2. Chừng ấy người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hằng ngày của họ...
(Hai đứa trẻ - Thạch Lam)
3. Trong cái lặng im của Sa Pa, dưới những dinh thự cũ kĩ của Sa Pa, Sa Pa mà chỉ nghe tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước.
(Lặng lẽ Sa Pa -Nguyễn Thành Long )
4. Than thở chẳng ích gì cho ai, cái bọn dân đinh suốt đời bị đè nén, sở dĩ bị đè nén suốt đời chỉ vì khi đè nén chúng chỉ biết than thở chứ không biết làm gì khác.
(Chí Phèo)
5. Có ai đó đã bảo người nhút nhát trước con gái là người lương thiện. Và tình yêu nhút nhát là tình yêu chân thành.
(Ngày xưa có một chuyện tình – Nguyễn Nhật Ánh)
6. Thời gian chưa bao giờ là bạn tốt của con người. Thời gian biến tóc ta thành hoa lau, nhuộm hồn ta thành lá đỏ. Và đến một ngày nó sẽ biến đời ta thành mây trắng lang thang.
(Cảm ơn người lớn – Nguyễn Nhật Ánh)
7. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt.
( Bài học đường đời đầu tiên – Tô Hoài)
8. Cái chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện. Đã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn củn đến giữa lưng, hở cả mạng sườn như người cởi trần mặc áo gi-lê.
(Bài học đường đời đầu tiên – Tô Hoài)
9. Nước đầy và nước mới thì cua cá cũng tấp nập xuôi ngược, thế là bao nhiêu cò, sếu, vạc, cốc, le, sâm cầm, vịt trời, bồ nông, mòng, két ở các bãi sông xơ xác tận đâu cũng bay cả về vùng nước mới để kiếm mồi.
(Bài học đường đời đầu tiên – Tô Hoài)
10. Chị Cốc thoạt nghe tiếng hát từ trong đất văng vẳng lên, không hiểu như thế nào, giật nẩy hai đầu cánh, muốn bay.
(Bài học đường đời đầu tiên – Tô Hoài)
11. Tuy nhiên, em không thể nào về nhà nếu không bán được ít bao diêm, hay không ai bố thí cho một đồng xu nào đem về; nhất định là cha em sẽ đánh em.
( cô bé bán diêm- An-đéc-xen)
12. Ngọn lửa lúc đầu xanh lam, dần dần biến đi, trắng ra, rực hồng lên quanh que gỗ, sáng chói trông đến vui mắt.
( cô bé bán diêm- An-đéc-xen)
13. Em quẹt que diêm nữa vào tường, một ánh sáng xanh toả ra xung quanh và em bé nhìn thấy rõ ràng bà em đang mỉm cười với em.
( cô bé bán diêm- An-đéc-xen)
14. Ngày mồng một đầu năm hiện lên trên thi thể em bé ngồi giữa những bao diêm, trong đó có một bao đã đốt hết nhẵn.
( cô bé bán diêm- An-đéc-xen)
15. Em muốn níu bà lại! diêm nối nhau chiếu sáng như giữa ban ngày. Chưa bao giờ em thấy bà to lớn và đẹp lão như thế này.
( cô bé bán diêm- An-đéc-xen)
16. Một hôm, tôi bắt gặp nó nhào một thứ bột gì đó đen sì, trông rất sợ, thỉnh thoảng lại bôi ra cổ tay.
( Bức tranh của em gái tôi – Tạ Duy Anh)
17. Em gái tôi tên là Kiều Phương, nhưng tôi quen gọi nó là Mèo bởi vì mặt nó luôn bị chính nó bôi bẩn.
( Bức tranh của em gái tôi – Tạ Duy Anh)
18. Theo chú Tiến Lê thì những bức tranh của Mèo rất độc đáo, có thể đem đóng khung treo ở bất cứ phòng tranh nào.
( Bức tranh của em gái tôi – Tạ Duy Anh)
19. Bố, mẹ tôi kéo tôi chen qua đám đông để xem bức tranh của Kiều Phương đã được đóng khung, lồng kính.
( Bức tranh của em gái tôi – Tạ Duy Anh)
20. Nó đưa mắt canh chừng rồi lại nhét tất cả vào túi sau khi cho màu đen nhọ nồi vào một cái lọ còn bỏ không. Xong, nó vui vẻ chạy đi làm những việc bố mẹ tôi phân công, vừa làm vừa hát, có vẻ vui lắm.
( Bức tranh của em gái tôi – Tạ Duy Anh)
Tôi là Chủ ngữ ( đại từ làm chủ ngữ )
đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng là Vị ngữ ( vị ngữ là cụm động từ )