Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
tại sao thị giác,thính giác,vị giác,xúc giác,khứu giác được gọi là cơ quan phân tích?
mk hc rồi nên nói những j thầy mk bảo .
Thứ 1: Vì chúng là những cơ quan trên cơ thể người nên được gọi là cơ quan.
thứ 2: chúng có chức năng tiếp nhận các thay đổi của môi tường sống sau đó nhận biết , phân tích nó và đưa ra kết quả, nhận định của nó truyền đến hệ thần kinh .
Thị giác , thính giác , vị giác, xúc giác , khứu giác được gọi là cơ quan phân tích vì các cơ quan phân tích cơ 3 cơ quan tương ứng với 5 giác quan . Nói cách khác thì 5 giác quan đều đảm nhận 5 vai trò khác nhau riêng của mình nên chúng chính là cơ quan phân tích.
Cấu tạo của tai gồm :tai ngoài, tai giữa, tai trong.
Tế bào thụ cảm thính giác nằm trong cơ quan Coocti.
Chúc bạn hok tốt nha
Tai gồm: Tai ngoài, tai giữa và tai trong
1. Tai ngoài gồm:
- Vành tai (hứng sóng âm)
- Ống tai (hướng sóng âm)
- Màng nhĩ (truyền và khuếch đại âm)
2. Tai giữa gồm:
- 1 chuỗi xương tai (truyền và khuếch đại âm)
- Vòi nhĩ (cân bằng áp suất 2 bên màng nhĩ)
3. Tai trong gồm 2 bộ phận:
- Bộ phận tiền đình và các ống bán khuyên => Thu nhận các thông tin về vị trí và sự chuyển động của cơ thể trong không gian
- Ốc tai có tác dụng thu nhận kích thích sóng âm
+ Ốc xương tai (ở ngoài)
+ Ốc tai màng (ở trong) gồm màng tiền đình phía trên, màng cơ sở phía dưới và màng bên áp sát vào xương ốc tai. Màng cơ sở có 24000 sợi liên kết. Trên màng cơ sở có cơ quan Cooti chứa các tế bào thụ cảm thính giác.
+ Giữa ốc tai xương và màng chứa ngoại dịch, trong ốc tai màng chứa nội dịch.
Phải là :
1 Cơ quan phân tích thính giác : Thuỳ thái dương
2 Tế bào thụ cảm thính giác : nằm trong 1 bộ phận của đặc biệt của tai : cơ quan coocti
Chứ không phải cơ quan thụ cảm thính giác nhé
So với đại não thú, đại não ở người lớn hơn rất nhiều và có sự phân hóa về cấu tạo và chức năng
_ Về cấu tạo:
+ Đại não ở người rất phát triển, che lấp cả não trung gian và não giữa.
+ Não người có nhiều khúc cuộn não => tăng diện tích bề mặt, tăng nơron (là trung tâm của các phản xạ có điều kiện)
_ Về chức năng: Não người có những vùng chức năng mà thú không có:
+ Vùng hiểu tiếng nói
+ Vùng hiểu chữ viết
+ Vùng vận động ngôn ngữ
Đó chính là hệ thống tín hiệu thứ hai hoàn toàn không có ở các động vật thuộc lớp thú. Vì vậy, đại não người tiến hóa hơn thú.
I. Cấu tạo của tai
Hình 51-1. Cấu tạo của tai
Khoang tai giữa thông với hầu nhờ có vòi nhĩ nên bảo đảm áp suất hai bên màng nhĩ được cân bằng.
Tai trong gồm 2 bộ phận :
- Bộ phận tiền đình và các ống bán khuyên thu nhận các thông tin về vị trí và sự chuyển động của cơ thể trong không gian.
- Ốc tai thu nhận các kích thích của sóng âm. Ốc tai bao gồm ốc tai xương, trong có ốc tai màng (hình 51-2).
Hình 51-2. Phân tích cấu tạo của ốc tai (trái)
A. Ốc tai và đường truyền sóng âm ;B. Ốc tai xương và ốc tai màng ;
c. Cơ quan Coocti
Ốc tai màng là một ống màng chạy suốt dọc ốc tai xương và cuốn quanh trụ ốc hai vòng rưỡi, gồm màng tiền đình ở phía trên, màng cơ sở ở phía dưới và màng bên áp sát vào vách xương của ốc tai xương. Màng cơ sở có khoảng 24 000 sợi liên kết dài ngắn khác nhau : dài ở đinh ốc và ngắn dần khi xuống miệng ốc. Chúng chăng ngang từ trụ ốc sang thành ốc.
Trên màng cơ sở có cơ quan Coocti, trong đó có các tế bào thụ cảm thính giác.
II- Chức năng thu nhận sóng âm
Sóng âm từ nguồn âm phát ra được vành tai hứng lấy, truyền qua ống tai vào làm rung màng nhĩ, rồi truyền qua chuỗi xương tai vào làm rung màng "cửa bầu" và cuối cùng làm chuyển động ngoại dịch rồi nội dịch trong ốc tai màng, tác động lên cơ quan Coocti. Sự chuyển động ngoại dịch được dễ dàng nhờ có màng của "cửa tròn" (ở gần cửa bầu, thông với khoang tai giữa).
Tùy theo sóng âm có tần số cao (âm bổng) hay thấp (âm trầm), mạnh hay yếu mà sẽ làm cho các tế bào thụ cảm thính giác của cơ quan Coocti ở vùng này hay vùng khác trên màng cơ sở hưng phấn, truyền về vùng phân tích tương ứng ở trung ương cho ta nhận biết về các âm thanh đó.
III - Vệ sinh tai
Ráy tai do các tuyến ráy trong thành ống tai tiết ra. Thông thường ráy tai hơi dính có tác dụng giữ bụi, nên thường phải lau rửa bằng tăm bông, không dùng que nhọn hoặc vật sắc để ngoáy tai hay lấy ráy, có thể làm tổn thương hoặc thủng màng nhĩ.
Trẻ em cần được giữ gìn vệ sinh để tránh viêm họng. Viêm họng có thể qua vòi nhĩ dẫn tới viêm khoang tai giữa.
Tránh nơi có tiếng ồn hoặc tiếng động mạnh tác động thường xuyên ảnh hưởng tới thần kinh, làm giảm tính đàn hồi của màng nhĩ - nghe không rõ. Nếu tiếng động quá mạnh, tác động bất thường có thể làm rách màng nhĩ và tổn thương các tế bào thụ cảm thính giác dẫn tới điếc.
Cần có những biện pháp để chống hoặc giảm tiếng ồn.
Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/ly-thuyet-bai-co-quan-phan-tich-thinh-giac-c67a17474.html#ixzz5CivNjhJJ
*Cơ quan phân tích thính giác gồm:
- Tế bào thụ cảm thính giác
- Dây thần kinh thính giác
- Vùng thính giác.
* Cấu tạo của tai:
-Tai ngoài:
+Vành tai: Hứng sóng âm
+Ống trai: Hướng sóng âm
+Màng nhĩ: Khuếch đại âm thanh.
- Tai giữa:
+ Chuỗi xương tai: Truyền sóng âm.
+Vòi nhĩ: Cân bằng áp suất hai bên màng nhĩ
- Tai trong:
+Bộ phận tiền đình: Thu nhận thông tin về vị trí và sự chuyển động của cơ thể trong không gian.
+Ốc tai: Thu nhận kích thích sóng âm.
Chúc bạn học tốt!
1- Võng mạc
2- Não
3- testosteron
4- Nước tiểu
5- màng nhĩ
6- não trung gian
7- 12
8- làm hạ đường máu
9- insulin
Cơ quan thụ cảm bao gồm: xúc giác (da), thị giác (mắt), vị giác (lưỡi), khứu giác (mũi), thính giác (tai).
Ức chế phản xạ có điều kiện nghĩa là phải thường xuyên củng cố phản xạ có điều kiện dã được hình thành, nếu không được củng cố dần dần phản xạ sẽ mất.
Muốn có giấc ngủ tốt thì
+ Cần xây dựng thói quen đi ngủ đúng giờ
+ Vệ sinh cá nhân trước khi đi ngủ
+ tạo không gian đi ngủ được yên tĩnh và sạch sẽ
+Không nên sử dụng chất kích thích trước khi đi ngủ
+ cần giải quyết công việc hàng ngày khoa học rõ ràng không nên đưa các suy nghĩ, lo âu vào trong giấc ngủ
Tuyến nội tiết là những tuyến không có ống dẫn chất tiết. Sản phẩm tạo ra là hoocmon hòa tan vào máu đến các cơ quan đích
Các tuyến nội tiết: tuyến yên, tuyến tùng, tuyến giáp, tuyến cận giáp, tuyến tụy, tuyến trên thận, tuyến ức, tuyến sinh dục.
Tuyến có hai loại hoocmon:
+ Hoocmon tiroxin (TH): có vai trò quan trộng trong trao đổi chất và chuyển hóa ở tế bào
+ Hoocmon canxitonin: có vai trò trong trong điều hòa trao đổi canxi và photpho trong máu
Nguyên nhân dẫn đến những biến đổi ở tuổi dậy thì: Các hoocmôn testôsterôn (ở nam) và ơstrôsen (ở nữ) gây nên những biến đổi ở tuổi dậy thì. Trong đó, quan trọng nhất là những dấu hiệu chứng tỏ đã có khả năng sinh sản (xuất tinh lần đầu ở nam, hành kinh lần đầu ở nữ).
Những ảnh hưởng của việc có thai sớm, ngoài ý muốn ở tuổi vị thành niên là:
+ Dễ sẩy thai hoặc đẻ non.
+ Con khi đẻ ra thường nhẹ cân. khó nuôi, dễ nhiễm bệnh.
+ Nếu phải nạo thai dễ dẫn đến vô sinh vì dính tử cung, tắc vòi trứng, chửa ngoài dạ con.
+ Phải bỏ học, ảnh hưởng đến tiền đồ, sự nghiệp
Để tránh rơi vào tình trạng trên cần phải:
+ Tránh quan hệ tình dục ở tuổi học sinh, giữ tình bạn trong sáng và lành mạnh để không ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản, tới học tập và hạnh phúc gia đình trong tương lai.
+ Hoặc phải bảo đảm tình dục an toàn (không mang thai hoặc không bị mắc các bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục) bằng sử dụng bao cao su.
Quá trình tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng của thận :
– Máu theo động mạch đến tới cầu thận với áp lực cao tạo ra lực đẩy nước và các chất hòa tan có các kích thước nhỏ qua lỗ lọc (30 – 40Ả) trên vách mao mạch vào nang cầu thận, các tế bào máu và các phân tử prôtêin có kích thước lớn nên không qua lỗ lọc. Kết quả là tạo nên nước tiểu đầu trong nang cầu thận.
– Nước tiểu đầu đi qua ống thận, ở đây xảy ra 2 quá trình : quá trình hấp thụ lại nước và các chất còn cần thiết (các chất dinh dưỡng, các ion Na+, Cl- quá trình bài tiết tiếp các chất độc và các chất không cần khác (axit uric, creatin, các chất thuốc, các ion H+, K+…). Kết quả là tạo nên nước tiểu chính thức.
Vùng thính giác nằm ở thùy thái dương của vỏ não.
Vùng thính giác tại thuỳ thái dương