K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 10 2017

1.Trong hơn bốn thập kỷ tồn tại và phát triển, ASEAN đã đạt được những thành tựu chính sau:

- Đã chuyển hóa khu vực Đông Nam Á từ nghi kỵ, đối đầu và xung đột thành một khu vực hòa bình, ổn định và hợp tác thông qua nhiều sáng kiến về chính trị, an ninh cũng như kinh tế. ASEAN đã dần xây dựng được các nguyên tắc, chuẩn mực ứng xử giữa các quốc gia, thống nhất được các mục tiêu chung, tạo dựng được lòng tin và thói quen hợp tác giữa các quốc gia Đông Nam Á, đảm bảo hòa bình và ổn định không chỉ trong khu vực mà còn góp phần tăng cường hòa bình và hợp tác ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

- Thúc đẩy quan hệ với hầu hết các đối tác và khu vực quan trọng trên thế giới, đặc biệt đã xây dựng được quan hệ đối tác với tất cả các nước lớn và có quan hệ thường xuyên với hầu hết các khu vực quan trọng trên thế giới. Nhiều quan hệ đối tác đã được thể chế hóa thành các quan hệ đối tác chiến lược, đối tác tăng cường, đối tác toàn diện. ASEAN cũng đóng vai trò chủ đạo trong việc thiết lập nhiều khuôn khổ quan hệ liên khu vực như Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC); Hội nghị Thượng đỉnh Á Âu (ASEM); Diễn đàn hợp tác châu Á - Mỹ La-tinh (FEALAC). Quan hệ đối tác này đã giúp ASEAN duy trì được quan hệ ổn định với bên ngoài, tranh thủ được các nguồn lực để phát triển, và nâng cao vị thế của tổ chức trên trường quốc tế.

- Đẩy mạnh liên kết kinh tế khu vực và giữa khu vực với các đối tác, điển hình là thông qua việc xây dựng Khu vực Thương mại Tự do ASEAN (AFTA) và các chương trình hợp tác kinh tế khác như Chương trình hợp tác Công nghiệp (AICO), hay Khu vực Đầu tư ASEAN (AIA). Không chỉ thúc đẩy liên kết nội khối, ASEAN đã xây dựng các liên kết kinh tế với nhiều đối tác. Hiện nay, ASEAN đã đạt thỏa thuận xây dựng khu vực mậu dịch tự do với 6 đối tác là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ốt-xtrây-li-a, Niu Di-lân và gần đây nhất là Ấn Độ.

- Thúc đẩy và giữ vai trò chủ đạo trong tiến trình Hợp tác Đông Á: ASEAN bắt đầu thúc đẩy tiến trình Hợp tác Đông Á từ năm 1997. Vào thời điểm đó, sự hợp tác này là nhằm giúp các nền kinh tế Đông Á đối phó với tác động của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ. Ngày nay, Hợp tác Đông Á đã mở rộng và phát triển ra nhiều lĩnh vực, nội dung hợp tác ngày một thực chất dựa trên cơ sở hai khuôn khổ chính là ASEAN + 3 và Hợp tác Đông Á, cùng do ASEAN đóng vai trò chủ đạo.

- Góp phần xây dựng giá trị và bản sắc chung của khu vực thông qua các hoạt động hợp tác ASEAN và ASEAN với các đối tác, đặc biệt trong lĩnh vực văn hóa - xã hội, qua đó đã từng bước tăng cường hiểu biết và tình đoàn kết giữa nhân dân các nước Đông Nam Á, giữa các nước trong khu vực với các nước ngoài khu vực, tăng cường và củng cố các giá trị và bản sắc chung của khu vực và tăng cường ý thức cộng đồng của các nước ASEAN

1 tháng 11 2021

chọn C

2 tháng 12 2021

Tham khảo

Các nước Tây Âu có xu hướng liên kết với nhau vì:

- Các nước Tây Âu có chung nền văn minh, có nền kinh tế không cách biệt nhau lắm và từ lâu đã liên hệ mật thiết với nhau. - Sự hợp tác là cần thiết nhằm mở rộng thị trường, phát triển kinh tế, ổn định chính trị của các nước thành viên.

14 tháng 12 2021

B. Mở rộng quan hệ hợp tác với tất cả các nước trên thế giới.

14 tháng 12 2021

A. Liên kết khu vực để tăng sức cạnh tranh.

14 tháng 12 2021

A. Liên kết khu vực để tăng sức cạnh tranh.