Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đọc sách, tôi rất thích một câu nói của nhà văn người Úc: "Không có gì là hoàn hảo, có chăng chỉ là sự đề cao mà thôi". Đúng, thử hỏi trong chúng ta có ai dám tự nói mình chưa mắc lỗi dù chỉ một lần không? Tôi cũng vậy, có lẽ tôi không thể quên lỗi lầm mình gây ra hôm đó, khiến người tôi yêu quý nhất – mẹ tôi, buồn lòng...
Hôm ấy, đất dát vàng ánh nắng, trời mát dịu, gió khẽ hôn lên má những người đi đường. Nhưng nó sẽ là ngày tuyệt đẹp, nếu tôi không có bài kiểm tra khoa học tệ hại đến như vậy, hậu quả của việc không chịu ôn bài. Về nhà, tôi bước nhẹ lên cầu thang mà chân nặng trĩu lại. Tôi buồn và lo vô cùng, nhất là khi gặp mẹ, người tôi nói rất chắc chắn vào tối qua: "Con học bài kỹ lắm rồi". Mẹ đâu biết khi mẹ lên nhà ông bà, ba đi công tác, tôi chỉ ngồi vào bàn máy tính chứ nào có ngồi vào bàn học, bởi tôi đinh ninh rằng cô sẽ không kiểm tra, vì tôi được mười điểm bài trước, nào ngờ cô cho làm bài kiểm tra mười lăm phút. Chả lẽ bây giờ lại nói với mẹ: "Con chưa học bài hôm qua" sao? Không, nhất định không. Đứng trước cửa, tôi bỗng nảy ra một ý "Mình thử nói dối mẹ xem sao". Nghĩ như vậy, tôi mở cửa bước vào nhà. Mẹ tôi từ trong bếp chạy ra. Nhìn mẹ, tôi chào lí nhí "Con chào mẹ". Như đoán biết được phần nào, mẹ tôi hỏi: "Có việc gì thế con"? Tôi đưa mẹ bài kiểm tra, nói ra vẻ ấm ức: Con bị đau tay, không tập trung làm bài được nên viết không kịp"... Mẹ tôi nhìn, tôi cố tránh hướng khác. Bỗng mẹ thở dài! "Con thay quần áo rồi tắm rửa đi!". Tôi "dạ" khẽ rồi đi nhanh vào phòng tắm và nghĩ thầm: "Ổn rồi, mọi việc thế là xong". Tôi tưởng chuyện như thế là kết thúc, nhưng tôi đã lầm. Sau ngày hôm đó, mẹ tôi cứ như người mất hồn, có lúc mẹ rửa bát chưa sạch, lại còn quên cắm nồi cơm điện. Thậm chí mẹ còn quên tắt đèn điện, điều mà lúc nào mẹ cũng nhắc tôi. Mẹ tôi ít cười và nói chuyện hơn. Đêm đêm, mẹ cứ trở mình không ngủ được. Bỗng dưng, tôi cảm thấy như mẹ đã biết tôi nói dối. Tôi hối hận khi nói dối mẹ. Nhưng tôi vẫn chưa đủ can đảm để xin lỗi mẹ. Hay nói cách khác, tôi vẫn chưa thừa nhận lỗi lầm của mình. Sáng một hôm, tôi dậy rất sớm, sớm đến nỗi ở ngoài cửa sổ sương đêm vẫn đang chảy "róc rách" trên kẽ lá.
Nhìn mẹ, mẹ vẫn đang ngủ say. Nhưng tôi đoán là mẹ mới chỉ ngủ được mà thôi. Tôi nghĩ: Quyển "Truyện về con người" chưa đọc, mình đọc thử xem". Nghĩ vậy, tôi lấy cuốn sách đó và giở trang đầu ra đọc. Phải chăng ông trời đã giúp tôi lấy cuốn sách đó để đọc câu chuyện "lỗi lầm" chăng ! "...Khi Thượng đế tạo ra con người, Ngài đã gắn cho họ hai cái túi vô hình, một túi chứa lỗi lầm của mọi người đeo trước ngực, còn cái túi kia đeo ở sau lưng chứa lỗi lầm của mình, nên con người thường không nhìn thấy lỗi của mình". Tôi suy ngẫm: "Mình không thấy lỗi lầm của mình sao?". Tôi nghĩ rất lâu, bất chợt mẹ tôi mở mắt, đi xuống giường. Nhìn mẹ, tự nhiên tôi đi đến một quyết định: Đợi mẹ vào phòng tắm, rồi lấy một mảnh giấy nắn nót đề vài chữ. Mẹ tôi bước ra, tôi để mảnh giấy trên bàn rồi chạy ù vào phòng tắm. Tôi đánh răng rửa mặt xong, đi ra và... chuẩn bị ăn bữa sáng ngon lành do mẹ làm. Và thật lạ, mảnh giấy ghi chữ: "Con xin lỗi mẹ" đã biến đâu mất, thay vào đó là một chiếc khăn thơm tình mẹ và cốc nước cam. Tôi cười, nụ cười mãn nguyện vì mẹ đã chấp nhận lời xin lỗi của tôi.
Đến bây giờ đã ba năm trôi qua, mảnh giấy đó vẫn nằm yên trong tủ đồ của mẹ. Tôi yêu mẹ vô cùng, và tự nhủ sẽ không bao giờ để mẹ buồn nữa. Tôi cũng rút ra được bài học quý báu: Khi bạn biết xin lỗi bố mẹ, bạn sẽ có nhiều hơn một thứ bạn vẫn đang có, đó là tình thương.
"Từ thuở sinh ra tình mẫu tử
Trao con ấm áp tựa nắng chiều".
con xinlỗi mẹ hổi nhỏ con còn hư bướng không nghe lời mẹ.Con viết thư này để xinlỗi mẹ những việc con làm lúc nhỏ.
^_^
Tôi cũng vậy, có lẽ tôi không thể quên lỗi lầm mình gây ra hôm đó, khiến người tôi yêu quý nhất - mẹ tôi, buồn lòng...
Hôm ấy, đất dát vàng ánh nắng, trời mát dịu, gió khẽ hôn lên má những người đi đường. Nhưng nó sẽ là ngày tuyệt đẹp, nếu tôi không có bài kiểm tra khoa học tệ hại đến như vậy, hậu quả của việc không chịu ôn bài. Về nhà, tôi bước nhẹ lên cầu thang mà chân nặng trĩu lại. Tôi buồn và lo vô cùng, nhất là khi gặp mẹ, người tôi nói rất chắc chắn vào tối qua: "Con học bài kỹ lắm rồi".
Mẹ đâu biết khi mẹ lên nhà ông bà, ba đi công tác, tôi chỉ ngồi vào bàn máy tính chứ nào có ngồi vào bàn học, bởi tôi đinh ninh rằng cô sẽ không kiểm tra, vì tôi được mười điểm bài trước, nào ngờ cô cho làm bài kiểm tra mười lăm phút. Chả lẽ bây giờ lại nói với mẹ: "Con chưa học bài hôm qua" sao? Không, nhất định không.
Đứng trước cửa, tôi bỗng nảy ra một ý "Mình thử nói dối mẹ xem sao". Nghĩ như vậy, tôi mở cửa bước vào nhà. Mẹ tôi từ trong bếp chạy ra. Nhìn mẹ, tôi chào lí nhí "Con chào mẹ". Như đoán biết được phần nào, mẹ tôi hỏi: "Có việc gì thế con"? Tôi đưa mẹ bài kiểm tra, nói ra vẻ ấm ức: Con bị đau tay, không tập trung làm bài được nên viết không kịp”... Mẹ tôi nhìn, tôi cố tránh hướng khác. Bỗng mẹ thở dài! “Con thay quần áo rồi tắm rửa đi!”.
Tôi "dạ" khẽ rồi đi nhanh vào phòng tắm và nghĩ thầm: "Ổn rồi, mọi việc thế là xong". Tôi tưởng chuyện như thế là kết thúc, nhưng tôi đã lầm. Sau ngày hôm đó, mẹ tôi cứ như người mất hồn, có lúc mẹ rửa bát chưa sạch, lại còn quên cắm nồi cơm điện. Thậm chí mẹ còn quên tắt đèn điện, điều mà lúc nào mẹ cũng nhắc tôi. Mẹ tôi ít cười và nói chuyện hơn. Đêm đêm, mẹ cứ trở mình không ngủ được.
Bỗng dưng, tôi cảm thấy như mẹ đã biết tôi nói dối. Tôi hối hận khi nói dối mẹ. Nhưng tôi vẫn chưa đủ can đảm để xin lỗi mẹ. Hay nói cách khác, tôi vẫn chưa thừa nhận lỗi lầm của mình. Sáng một hôm, tôi dậy rất sớm, sớm đến nỗi ở ngoài cửa sổ sương đêm vẫn đang chảy "róc rách" trên kẽ lá.
Nhìn mẹ, mẹ vẫn đang ngủ say. Nhưng tôi đoán là mẹ mới chỉ ngủ được mà thôi. Tôi nghĩ: Quyển "Truyện về con người" chưa đọc, mình đọc thử xem". Nghĩ vậy, tôi lấy cuốn sách đó và giở trang đầu ra đọc. Phải chăng ông trời đã giúp tôi lấy cuốn sách đó để đọc câu chuyện "lỗi lầm" chăng ! "...
Khi Thượng đế tạo ra con người, Ngài đã gắn cho họ hai cái túi vô hình, một túi chứa lỗi lầm của mọi người đeo trước ngực, còn cái túi kia đeo ở sau lưng chứa lỗi lầm của mình, nên con người thường không nhìn thấy lỗi của mình". Tôi suy ngẫm: "Mình không thấy lỗi lầm của mình sao?". Tôi nghĩ rất lâu, bất chợt mẹ tôi mở mắt, đi xuống giường. Nhìn mẹ, tự nhiên tôi đi đến một quyết định: Đợi mẹ vào phòng tắm, rồi lấy một mảnh giấy nắn nót đề vài chữ.
Mẹ tôi bước ra, tôi để mảnh giấy trên bàn rồi chạy ù vào phòng tắm. Tôi đánh răng rửa mặt xong, đi ra và... chuẩn bị ăn bữa sáng ngon lành do mẹ làm. Và thật lạ, mảnh giấy ghi chữ: "Con xin lỗi mẹ" đã biến đâu mất, thay vào đó là một chiếc khăn thơm tình mẹ và cốc nước cam. Tôi cười, nụ cười mãn nguyện vì mẹ đã chấp nhận lời xin lỗi của tôi.
Đến bây giờ đã ba năm trôi qua, mảnh giấy đó vẫn nằm yên trong tủ đồ của mẹ. Tôi yêu mẹ vô cùng, và tự nhủ sẽ không bao giờ để mẹ buồn nữa. Tôi cũng rút ra được bài học quý báu: Khi bạn biết xin lỗi bố mẹ, bạn sẽ có nhiều hơn một thứ bạn vẫn đang có, đó là tình thương.
"Từ thuở sinh ra tình mẫu tửTrao con ấm áp tựa nắng chiều".
baif nayf ddax dduocwj 9 ddieemr luoon ddaays !!!!!
uần trước, trường em phát động phong trào thi đua học tập và làm theo Năm điều Bác Hồ dạy. Em đã làm được một việc tốt: nhặt được của rơi, trả lại cho người bị mất.
Trưa thứ năm, trên đường đi học về, qua quãng đường vắng, em nhìn thấy một túi xách nhỏ màu đen nằm ngay giữa đường. Em nhặt lên rồi vừa đi chậm chậm, vừa đưa mắt ngó chừng xem ai là chủ nhân của nó.
Một lúc sau, vẫn không thấy người tìm kiếm. Em đoán người đánh rơi đã đi xa hoặc không biết rằng mình đã đánh rơi. Nếu biết, chắc giờ này người ấy đang loay hoay tìm kiếm. Ai nhỉ? Một bác cán bộ hay một chú công nhân, một anh bộ đội? Trong chiếc túi này đựng những gì? Tài liệu, giấy tờ hay tiền bạc?
Bao câu hỏi hiện lên trong óc. Em đưa mắt nhìn quanh lần nữa. Không ai chú ý tới em. Em nghĩ là trả hay không trả? Nếu mình không trả, có ai biết đâu mà trách? Có tiền, mình sẽ mua truyện tranh này, mua quần áo mới này và mua những đồ chơi mà mình ao ước từ lâu. Tưởng tượng đến lúc ấy, em thích lắm, bước chân như nhanh hơn, nhẹ nhàng hơn. Tiếng thầy Hiệu trưởng trong buổi lễ phát động thi đua như văng vẳng đâu đây: Các em hãy ghi nhớ Năm điều Bác Hổ dạy, cố gắng học tập tốt, tu dưỡng tốt để trở thành con ngoan, trò giỏi…
Không! Không nên tham của người khác! Phải trả lại thôi!
Chủ nhân chiếc túi xách này sẽ mừng biết bao nếu tìm lại được nó. Nhưng biết ai là người đánh rơi mà trả? Tốt nhất là đem nộp cho các chú công an.
Giữa trưa, trụ sở công an phường vắng vẻ, chi có một chú trực ban. Thấy em ngập ngừng ở cửa, chú vồn vã hỏi:
– Có chuyện chi đó cháu?
– Dạ thưa chú, cháu nhặt được cái túi xách này. Cháu đem nộp, nhờ chú trả lại cho người mất ạ!
Đỡ chiếc túi từ tay em, chú tươi cười xoa đầu em rồi bảo:
– Cháu ngoan lắm, không tham của rơi! Chú cháu minh xem trong này có những gì để còn ghi vào biên bản.
Rồi chú lấy ra một xấp giấy tờ chủ quyền nhà, chủ quyền xe và hơn hai trăm ngàn tiền mặt. Chú ghi rõ từng thứ vào biên bản rồi yêu Cầu em viết tên và địa chỉ xuống phía dưới.
Sáng thứ hai tuần sau, em được thầy Hiệu trưởng và cô Tổng phụ trách tuyên dương trong tiết chào cờ. Tiếng vỗ tay nồng nhiệt của toàn trường khiến em vô cùng xúc động. Buổi tối, gia đình em tiếp một người khách lạ. Đó chính là chủ nhân của chiếc túi. Bác cám ơn em mãi và tặng em một trăm ngàn để mua sách vỏ và đổ chơi nhưng em kiên quyết từ chối.
Ba mẹ em rất mừng vì em biết làm điều tốt. Lời khen chân thành của mọi người đối với em là phần thưởng quý giá nhất. Nhớ lại chuyện ấy, giờ đây em vẫn thấy vui.
Mặc dù đã lên lớp 6 nhưng tôi không quên được lần mắc lỗi hồi lớp 3. Mỗi khi nhớ lại chuyện đó, tôi thấy vô cùng ân hận.
Hồi lớp 3, tôi luôn là một học sinh chăm chỉ, luôn làm đầy đủ bài tập thầy cô giao, luôn thuộc những đoạn thơ văn hay trong sách mà thầy cô bảo. Bài kiểm tra văn và toán, tôi luôn đạt chín hoặc mười. Những lúc thầy cô gọi báo điểm, tôi luôn hãnh diện đáp rõ to những điểm chín, điểm mười của mình. Tôi tự hào về bàn thân tôi. Các bạn lớp tôi cũng tự hào về tôi. Các bạn luôn yêu quý và noi gương tôi. Nhưng rồi tôi đã làm các bạn thất vọng.
Đó là tôi thứ hai. Cứ nghĩ mình đã giỏi nên tôi chủ quan, không học thuộc bài thơ cô giáo giao. Sáng hôm sau, tôi đến lớp với bộ mặt vui vẻ, không gợn chút lo âu vì nghĩ cô sẽ không gọi mình đọc bài. Tôi ung dung nhìn qua cửa sổ, ngắm những vệt nắng ban mai, lắng nghe tiếng chim hót trên cây, mặc cho xung quanh các bạn đang cô ôn lại bài lần cuối. Trống báo vào lớp vang lên. Cô giáo cầm một tập giấy kiểm tra trên tay, thông báo với cả lớp kiểm tra 15 phút bài thơ cũ. Một thoáng lo lắng chạy qua trong tôi. Tôi ngồi ngẩn người ra vì không thuộc tí nào. Cô bạn bên cạnh nhắc tôi nhanh lên kẻo hết giờ. Tôi cắn bút, suy nghĩ xem mình sẽ thế nào nếu bị điểm kém? Sẽ nói với bố mẹ như thế nào?… Một loạt các câu hỏi xuất hiện trong tôi, tôi không thể nghĩ được gì cho bài kiểm tra. Cô giáo bắt đầu nhắc các tổ trưởng thu bài. Tôi nộp bài với phần bài làm để trắng. Cô giáo ra khỏi lớp. Các bạn bàn tán về bài kiểm tra. Còn tôi? Tôi có gì đâu để mà bàn với tán. Tôi thấy sợ. Cả buổi học hôm đó, tôi luôn bị các thầy cô giáo nhắc vì không tập trung nghe giảng. Về nhà, tôi không dám kể với bố mẹ.
Đã đến ngày cô trả bài. Vừa nhận bài từ tay bạn tổ trưởng, tôi như tụt xuồng hố sâu. Tôi bị "zero" vì "không học bài" (cô phê thế). Khi cô lấy điếm vào sổ, vì không muốn xấu hổ với các bạn, tôi đọc 8,5. Tôi nghĩ đơn giản cô sẽ không nhớ và không xem lại bài. Về nhà, tôi cũng thông báo với bố mẹ điểm 8,5. Một tuần trôi qua, không thấy cô nói gì, tôi chắc mẩm mình đã thoát. Bỗng một hôm, cô báo đưa cô tất cả các bài kiểm tra văn của tôi. Xem xong, cô gọi tôi lên hỏi về bài kiểm tra tuần trước. Tôi đành phải nói hết sự thật và xin lỗi cô. Cô gọi điện thông báo cho bố mẹ tôi. Trên đường về, tôi vừa lo sợ vừa ân hận. Thê nào cũng bị bố mẹ mắng, nhưng không, về đến nhà, mẹ chỉ nhẹ nhàng bảo tôi: "Lần sau con đừng như thế nhé!". Tôi xin lỗi mẹ và hứa sẽ nghe lời mẹ. Cho đến giờ tôi vẫn xấu hổ mỗi khi nghĩ tới chuyên đó.
Tôi mong mọi người hãy tha lỗi cho tôi. Các bạn cũng đừng bao mắc lỗi như tôi nhé.
Đọc sách, tôi rất thích một câu nói của nhà văn người Úc: “Không có gì là hoàn hảo, có chăng chỉ là sự đề cao mà thôi”. Đúng, thử hỏi trong chúng ta có ai dám tự nói mình chưa mắc lỗi dù chỉ một lần không?
Tôi cũng vậy, có lẽ tôi không thể quên lỗi lầm mình gây ra hôm đó, khiến người tôi yêu quý nhất – mẹ tôi, buồn lòng…
Hôm ấy, đất dát vàng ánh nắng, trời mát dịu, gió khẽ hôn lên má những người đi đường. Nhưng nó sẽ là ngày tuyệt đẹp, nếu tôi không có bài kiểm tra khoa học tệ hại đến như vậy, hậu quả của việc không chịu ôn bài. Về nhà, tôi bước nhẹ lên cầu thang mà chân nặng trĩu lại. Tôi buồn và lo vô cùng, nhất là khi gặp mẹ, người tôi nói rất chắc chắn vào tối qua: “Con học bài kỹ lắm rồi”.
Mẹ đâu biết khi mẹ lên nhà ông bà, ba đi công tác, tôi chỉ ngồi vào bàn máy tính chứ nào có ngồi vào bàn học, bởi tôi đinh ninh rằng cô sẽ không kiểm tra, vì tôi được mười điểm bài trước, nào ngờ cô cho làm bài kiểm tra mười lăm phút. Chả lẽ bây giờ lại nói với mẹ: “Con chưa học bài hôm qua” sao? Không, nhất định không.
Đứng trước cửa, tôi bỗng nảy ra một ý “Mình thử nói dối mẹ xem sao”. Nghĩ như vậy, tôi mở cửa bước vào nhà. Mẹ tôi từ trong bếp chạy ra. Nhìn mẹ, tôi chào lí nhí “Con chào mẹ”. Như đoán biết được phần nào, mẹ tôi hỏi: “Có việc gì thế con”? Tôi đưa mẹ bài kiểm tra, nói ra vẻ ấm ức: Con bị đau tay, không tập trung làm bài được nên viết không kịp”… Mẹ tôi nhìn, tôi cố tránh hướng khác. Bỗng mẹ thở dài! “Con thay quần áo rồi tắm rửa đi!”.
Tôi “dạ” khẽ rồi đi nhanh vào phòng tắm và nghĩ thầm: “Ổn rồi, mọi việc thế là xong”. Tôi tưởng chuyện như thế là kết thúc, nhưng tôi đã lầm. Sau ngày hôm đó, mẹ tôi cứ như người mất hồn, có lúc mẹ rửa bát chưa sạch, lại còn quên cắm nồi cơm điện. Thậm chí mẹ còn quên tắt đèn điện, điều mà lúc nào mẹ cũng nhắc tôi. Mẹ tôi ít cười và nói chuyện hơn. Đêm đêm, mẹ cứ trở mình không ngủ được.
Bỗng dưng, tôi cảm thấy như mẹ đã biết tôi nói dối. Tôi hối hận khi nói dối mẹ. Nhưng tôi vẫn chưa đủ can đảm để xin lỗi mẹ. Hay nói cách khác, tôi vẫn chưa thừa nhận lỗi lầm của mình. Sáng một hôm, tôi dậy rất sớm, sớm đến nỗi ở ngoài cửa sổ sương đêm vẫn đang chảy “róc rách” trên kẽ lá.
Nhìn mẹ, mẹ vẫn đang ngủ say. Nhưng tôi đoán là mẹ mới chỉ ngủ được mà thôi. Tôi nghĩ: Quyển “Truyện về con người” chưa đọc, mình đọc thử xem”. Nghĩ vậy, tôi lấy cuốn sách đó và giở trang đầu ra đọc. Phải chăng ông trời đã giúp tôi lấy cuốn sách đó để đọc câu chuyện “lỗi lầm” chăng ! “…
Khi Thượng đế tạo ra con người, Ngài đã gắn cho họ hai cái túi vô hình, một túi chứa lỗi lầm của mọi người đeo trước ngực, còn cái túi kia đeo ở sau lưng chứa lỗi lầm của mình, nên con người thường không nhìn thấy lỗi của mình”. Tôi suy ngẫm: “Mình không thấy lỗi lầm của mình sao?”. Tôi nghĩ rất lâu, bất chợt mẹ tôi mở mắt, đi xuống giường. Nhìn mẹ, tự nhiên tôi đi đến một quyết định: Đợi mẹ vào phòng tắm, rồi lấy một mảnh giấy nắn nót đề vài chữ.
Mẹ tôi bước ra, tôi để mảnh giấy trên bàn rồi chạy ù vào phòng tắm. Tôi đánh răng rửa mặt xong, đi ra và… chuẩn bị ăn bữa sáng ngon lành do mẹ làm. Và thật lạ, mảnh giấy ghi chữ: “Con xin lỗi mẹ” đã biến đâu mất, thay vào đó là một chiếc khăn thơm tình mẹ và cốc nước cam. Tôi cười, nụ cười mãn nguyện vì mẹ đã chấp nhận lời xin lỗi của tôi.
Đến bây giờ đã ba năm trôi qua, mảnh giấy đó vẫn nằm yên trong tủ đồ của mẹ. Tôi yêu mẹ vô cùng, và tự nhủ sẽ không bao giờ để mẹ buồn nữa. Tôi cũng rút ra được bài học quý báu: Khi bạn biết xin lỗi bố mẹ, bạn sẽ có nhiều hơn một thứ bạn vẫn đang có, đó là tình thương.
“Từ thuở sinh ra tình mẫu tử
Trao con ấm áp tựa nắng chiều”.
Năm nay tôi vào lớp sáu, còn bé Nhi thì bước sang lớp bốn. Bố mẹ Nhi cũng đã về sống với nhau sau hơn một năm sống ly thân. Tôi và Nhi tuy chẳng phải họ hàng nhưng thân thiết lắm! Tất cả bắt đầu từ lần ấy...
Năm ấy, tôi học lớp bốn còn bé Nhi học lớp hai. Tội nghiệp bé Nhi! Bố nó ham mê cờ bạc, rượu chè đi suốt từ sáng đến tối mới về lại còn hay đánh vợ chửi con. Mẹ nó không chịu được, quyết định đưa nó về bà ngoại. Nhà bà ngoại nó ở cuối xóm, cạnh nhà tôi. Thế là anh em quen nhau từ đó.
Một buổi chiều hè, tôi rủ bé đi chơi vì biết bé rất buồn. Tôi hỏi:
- Bây giờ em thích cái gì để anh làm cho?
Bé Nhi nói:
- Anh biết không! Ngày xưa em mơ ước nhà em như một con thuyền lớn. Bố là cột buồm vững chãi còn mẹ là khoang thuyền che chở nắng mưa. Con thuyền nhà em sẽ chở những ước mơ của em đến đích. Vậy mà bây giờ nó chẳng bao giờ có thể thực hiện được.
- Đừng buồn em ạ! Hãy cố gắng lên! Nào, đi! Đi với anh! Tôi dắt bé Nhi đi hái những lá tre nghẹ thật to để gập thuyền lá thả trôi sông.
Tôi cọn lá to nhất gặp một con thuyền thật đẹp tặng bé Nhi. Nhưng Nhi không giữ được, bé thả ngay xuống nước. Nhưng con thuyền lại không trôi. Nó mắc cạn vào ngay đám rong đang bò lổm ngổm ở giữa dòng. Bé Nhi nói:
- Đấy! Gia đình em bây giờ cũng như con thuyền đó, chẳng thể nào nó đi được, chỉ có thể chìm thôi!
Tôi vừa tiếc, lại vừa thương Nhi, bèn cứ mang cả quần áo lội xuống sông vớt chiếc thuyền lên. Nước đến bụng rồi đến cổ. Bỗng "sụt" chân tôi trượt phải một hố bùn giữa sông ngay lúc tôi vừa với được chiếc thuyền. Tôi cố gắng chới với trong khi một tay vẫn dâng chiếc thuyền lên khỏi mặt nước. Mấy phút sau, tôi bò lên được tới bờ khi bụng đã uống no nước nhưng rất may con thuyền không nát. Bé Nhi mặt tái mét nhưng rất ngoan ngoãn nghe tôi nói:
- Em hãy giữ nó làm kỷ niệm và tin rằng có ngày nó sẽ được bơi thoả thích trên sông.
Hôm đó, vì sợ mẹ mắng, tôi và bé Nhi ngồi ở bờ sông cho đến khô quần áo mới dám về.
Đêm, tôi bị sốt cao nhưng vẫn giấu chuyện ban chiều không nói. Mẹ thì cứ tưởng tôi dãi nắng nên bị sốt. Cũng may sáng hôm sau, tôi đã đỡ nhiều.
Ngay hôm bố mẹ nó hoà giải và về sống với nhau, nó rủ tôi đem chiếc thuyền ra sông thả. Nhưng chiếc thuyền đã không còn thả được. Thế là anh em tôi mải miết gấp những chiếc thuyền tre khác. Những chiếc thuyền gấp buổi chiều hôm ấy, chiếc nào cũng trôi về tận cuối dòng sông. Điều bí mật giữa tôi và bé Nhi còn đến tận bây giờ. Đó cũng là kỷ niệm sâu sắc nhất tuổi thơ tôi các bạn ạ
#Châu's ngốc
“Con dẫu lớn vẫn là con của mẹ/ Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con” để bày tỏ sự biết ơn công sinh thành, dưỡng dục của mẹ.
Những lời văn của Nguyệt Linh rất chân thành:
"Mùng 8/3 đã đến và con nhớ đến mẹ. Đó là ngày đặc biệt của phụ nữ, mẹ ạ. Con luôn thấy mẹ mệt mỏi lắm! Mẹ luôn làm những việc như chăm em, nấu cơm và giúp đỡ con mọi thứ. Mẹ luôn yêu con và chăm sóc con.
Mùng 8/3 này, con chúc mẹ vui vẻ, xinh đẹp và là một giáo viên thật tốt của các anh chị. Và mẹ luôn là người mẹ tuyệt vời của con nữa. Nếu mẹ mệt, con sẽ giúp mẹ nhiều thứ và chăm sóc mẹ nữa. Con sẽ dành cho mẹ tình yêu chân thành của con.
Con yêu mẹ, rất yêu mẹ".
~ Hết ~
đề 1
Bà ngoại em sống với dì út ở thành phố. Mỗi năm một lần, ngoại ra ngoài em chơi một vài tháng rồi về lại Sài Gòn. Chỉ gần gũi bà ngoại trong thời gian ngắn nhưng em rất yêu bà ngoại.
Bà ngoại em nay đã bảy mươi tuổi, dáng ngoại nhỏ nhắn, gầy gầy. Tóc ngoại điểm sương gần như bạc trắng. Trên khuôn mặt đã nhăn nheo, đôi mắt ngoại hiền từ, âu yếm nhìn chúng em. Đôi mắt ấy đã cóchỗ mờ đục nhưng bờ mắt xếp li theo thời gian vẫn toát lên tâm hồn lãng mạn, giàu lòng yêu thương của ngoại đối với mọi người. Đôi mắt ngoại ngày trẻ chắc là đẹp lắm vì dù đã luông tuổi, bờ mắt của ngoại vẫn rõ nét, đuôi mắt dài và đẹp. Bàn tay ngoại thon gầy, dang tay nhăn nhăn, đùn lại thành nếp nhưng em rất thích được bàn tay ngoại vuốt ve. Dưới bàn tay em, làn da nhăn của ngoại mềm mại, êm ái như tấm vải lụa tơ mượt mà. Ngoại em ăn trầu nên bàn tay ngoại có mùi hương cay cay của lá trầu. Ở nhà, ngoại mặc áo cánh ngắn tay may bằng vải phin nõn màu trắng. Tuy ăn trầu nhưng tính ngoại sạch sẽ, áo lúc nào cũng trắng tinh, quần lụa đen hoặc màu ngà. Quần áo của ngoại lúc nào cũng thơm tho, là ủi phẳng phiu. Khăn tay lau miệng của ngoại được giặt rất sạch sẽ và thay mới nhiều lần trong ngày. Ngoại thường tự tay đổ ống nhổ bã trầu nhưng em muốn dọn sạch cho ngoại nên sáng nào cũng giành phần đổ dọn, súc rửa để ngoại đừng làm. Ngoại em rất cưng chiều các cháu, ngoại hát ru bằng ca dao rất hay. Ngoại thường tạo bất ngờ cho các cháu vui. Có lần, em ngỏ ý thích một con heo đất, ngoại lẳng lặng mua về đặt trên kệ rồi bảo em xem thử trên kệ có gì không. Nhìn thấy con heo đất nho nhỏ dễ thương em vui mừng bế ngay nó xuống và cảm ơn ngoại rối rít. Ngoại cười móm mém mắng yêu: “Cha mày... Nè, con có thích không?”. Em reo lên: “Thích quá đi chớ, ngoại. Ngoại hay ghê, làm con bất ngờ nữa chứ.”. Ngoại em như thế đó, ngoại giàu tình cảm và tâm hồn lúc nào cũng tươi trẻ, khoáng đạt. Em rất yêu ngoại.
Bây giờ ngoại đã đi xa, nhưng tấm lòng yêu thương các cháu của ngoại thường được chúng em nhắc đến. Chúng em, những đứa cháu của ngoại, cũng hãnh diện được thừa hưởng dòng máu nhân hậu, đậm chất trữ tình lãng mạn của ngoại.
Đề 2 :
Trời đã xế chiều nhưng nắng vẫn chói chang. Trên đường, người và xe tấp nập ngược xuôi, mặc cho hơi nóng bốc lên hầm hập. Một tuần trôi qua nhanh thật! Hôm nay đã là thứ bảy.
Chợt ngoài cửa có tiếng chú bưu tá gọi vọng vào: "Mời bác Quang ra kí nhận thư bảo đảm! ". Buông vội tờ báo, ba em bước ra ngoài. ít phút sau, ba trở vàotay cầm chiếc phong bì lớn. Ba cười thật tươi, vẻ mặt rạng rỡ lạ thường. Khôngnén nổi tò mò, em chạy đến bên ba và hỏi:
- Thư của ai hả ba?
Không trả lời, ba mở phong bì, lấy thư ra đọc rồi bất chợt nhấc bổng em lên,quay tít. Tiếng reo của ba vang khắp căn phòng nhỏ:
- Thành công rồi! Cha con ta thành công rồi! Bống nhà ta đã đoạt giải thưởng cuộc thi vẽ Mùa hè của em! Con gái của ba giỏi lắm! Chúc mừng con! Ba sẽ thưởng cho con hộp màu nước thật "xịn" của Nhật! Thích không?!
Niềm vui tràn ngập, toả sáng trên gương mặt mỗi người thân trong gia đình. Ông nội em chậm rãi vuốt chòm râu bạc, từ tốn nói:
- Ông đã bảo mà! Cái Bống nhà ta có khiếu, lại say mê học vẽ. Có chí thì nên cháu ạ!
Mẹ em từ dưới bếp chạy lên, ôm em vào lòng, xuýt xoa khen:
- Bống của mẹ "cừ" thật đấy! Vượt qua được bao nhiêu bạn cùng tham gia thi vẽ. Thế là từ nay nhà ta có "hoạ sĩ" rồi! Nhưng mẹ bảo này, "hoạ sĩ Bống" chớ có mừng quá mà phổng mũi lên nghe chưa!
Trước tin vui, em xúc động đến chảy nước mắt. Em không ngờ bức tranh của mình lại đoạt được giải thưởng. Trong tranh, em vẽ một thảm cỏ xanh, một bầu trời trong xanh với những đám mây trắng bồng bềnh, làm nền cho cô bé mặc bộ đồng phục học sinh, cổ quàng khăn đỏ, hai cánh tay giơ cao tung chú chim bồ câu trắng.
Trong thư mời ghi rõ 9 giờ sáng mai, Nhà văn hoá thiếu nhi thành phố sẽ tổ chức triển lãm tranh và lễ phát phần thưởng. Ba em bảo cả nhà cùng đi cho vui. Cu Tùng cứ tíu tít chạy tới chạy lui, năn nỉ: "Chị Bống cho Tùng đi theo với nhé! ". Mẹ em mở tủ, chọn cho em bộ váy áo đẹp nhất. Không khí trong nhà rộn ràng và vui như Tết.
Người vui nhất có lẽ là ba em vì suốt mấy năm nay, ba không quản nắng mưa, đưa em đi học vẽ. Ba động viên em rất nhiều, Ba dành dụm từ đồng lương ít ỏi của mình để mua cho em bút lông, màu nước và giấy vẽ. Thành công của em hôm nay có không ít mồ hôi và công sức của ba. Đến một ngày nào đó, em sẽ vẽ bức chân dung của ba với vẻ mặt rạng ngời hạnh phúc. Em tự nhủ phải cố gắng thêm nhiều để mang lại niềm vui, niềm tự hào cho những người thân yêu.
Tình mẫu tử là thứ tình cảm không gì có thể so sánh được. Cha mẹ sinh ra ta, nuôi ta khôn lớn, cha mẹ không muốn ta buồn lòng, nhưng chúng ta lại thường xuyên làm cha mẹ buồn. Tôi cũng vậy, đã không ít lần tôi làm mẹ buồn, nhưng lần tôi thấy áy láy nhất, đó là việc xảy ra vào cuối năm học lớp 5.
Tôi là một đứa trẻ ngoan, chăm học. Hàng ngày tôi đi và về rất đúng giờ, không bao giờ tôi mải chơi quá mà quên về nhà như đám bạn cùng xóm tôi cả. Thế rồi một ngày đám bạn kia cũng rủ rê chúng tôi, chúng rủ tôi chơi những trò chơi rất thú vị, đến những nơi rất vui. Dần dần tôi cũng thấy ham mê những trò chơi ấy. Rồi cái ngày ấy cũng đến, tôi thường về nhà muộn hơn, và tệ hai hơn tôi còn trốn học đi chơi theo bọn bạn.Nhiều lần như thế lặp đi lặp lại, kết quả học tập của tôi sút đi trông thấy. Có lẽ cô giáo đã trao đổi với mẹ và mẹ đã biết điều đấy.
Trưa hôm ấy, khi tôi đi học về, khác hẳn mọi ngày mẹ thường về sau tôi, thì nay mẹ đã đợi sẵn tôi ở nhà. Mọi hôm, mẹ thường về muộn hơn tôi. Biết có chuyện, tôi định lỉnh ra sau nhà, nhưng mẹ đã gọi lại. Mẹ hỏi chuyện học của tôi ở lớp. Lẽ dĩ nhiên là tôi trả lời trơn tru. Khi mẹ yêu cầu tôi đưa bài vở của mình cho mẹ xem, bí quá, tôi gắt lên: “Mẹ không có quyền đòi xem sách vở của con!”. Đang cầm chiếc cặp của tôi trên tay, mẹ sững lại.
Tôi thấy mẹ rất lạ, cái cốc mẹ đang cầm trên tay rơi xuống đất vỡ. Có lẽ mẹ đã quá bất ngờ với thái độ của tôi, gương mặt mẹ hằn lên một chút đau đớn và bực bội. Tôi cũng sợ hãi mà buông cặp xuống đất, cái cặp rơi xuống đất sổ tung ra. Những bài kiểm tra điểm 3, điểm 4, những trang vở ghi nghệch ngoạc... như phơi ra. Tôi thuỗn mặt, không còn chối cãi vào đâu được nữa. Mẹ im lặng đi vào buồng khiến tôi đứng như trời trồng giữa nhà. Mẹ không nói năng gì làm tôi thấy sợ hãi vô cùng.
Hôm đó bố tôi đi công tác chỉ còn tôi và mẹ trong căn nhà rộng thênh thang. Mẹ lặng lẽ soạn sửa cho bữa cơm trưa. Chỉ một mình, không cần tôi trợ giúp như mọi hôm. Len lén đứng ở cửa bếp nhìn vào, tôi thấy rõ nỗi buồn trên gương mặt mẹ. Đôi tay mẹ cứ làm nhưng ánh mắt của mẹ dường như vô định. Thái độ của mẹ làm tôi thấy sợ. Thường ngày mẹ vui tính, lại hay nói hài hước khiến cả nhà cùng cười. Tôi cứ ngồi một chỗ mà nhìn mẹ, mẹ không ngoái lại nhìn tôi thêm một lần nào. Chưa bao giờ tôi có dịp nhìn kĩ mẹ đến vậy. Gương mặt nghiêm nghị đầy những vết nhăn và vết chân chim. Mấy sợi gân xanh nổi lên trên vầng trán rộng. Khuôn miệng không còn tươi thắm như trước.
Tôi chưa thấy khi nào mẹ tôi lại buồn đến vậy, tôi chực muốn oà khóc. Suốt bữa cơm, mẹ im lặng. Thỉnh thoảng mẹ vẫn gắp thức ăn bỏ vào bát cho tôi, nhưng tôi làm sao có thể ăn nổi. Tôi chỉ muốn thốt lên một câu: “Con xin lỗi...”. Nhưng nỗi sợ hãi đã làm tôi không thốt thành lời.
Sau bữa cơm, mẹ vẫn mang tâm trạng buồn bã và chuẩn bị đi làm để tôi một mình ở nhà với tâm trạng lo âu, buồn rẫu. Những điểm 3, điểm 4 trong trang giấy kiểm tra bị sổ tung ra nền nhà hồi trưa, anh mắt thẫn thờ của mẹ. Chưa bao giờ tôi thấy mình tệ như vậy. Và tôi biết mẹ buồn vì sự sa sút trong học tập của tôi thì ít, còn mẹ đau đớn vì thái độ của tôi thì nhiều. Tôi òa khóc nức nở một mình.
Sau bữa cơm tối, mẹ vẫn không nói gì với tôi, mẹ đi nằm sớm, mặt quay vào vách tường, lặng lẽ. Ngập ngừng mãi nơi cửa buồng, tôi mới dám len lén bước vào, ghé xuống nằm bên cạnh mẹ, không nhúc nhích. Nhắm mắt vờ ngủ. Tôi biết mẹ đang rất buồn. “Con xin lỗi mẹ, mẹ ơi!”. Tôi thầm kêu lên trong lòng như vậy. Nước mắt đầm đìa tràn trên má, rơi xuống gối. Tôi thèm được mẹ vuốt ve mái tóc. Tôi thèm được mẹ ôm vào lòng... Bỗng tôi cảm thấy hơi ấm của mẹ thật gần.
Rồi bàn tay khô ráp của mẹ áp vào má tôi, lau những giọt nước mắt cho tôi. Mẹ ôm tôi vào lòng thì thầm: “Ôi, con gái yêu của mẹ! Con ngủ mê rồi đây này!”. Chao ôi! Buồn lòng như vậy mà mẹ vẫn thương tôi vô cùng. Mẹ không hề giận tôi nữa ư? Mẹ đã tha thứ cho tôi rồi ư? Tôi nằm im không nhúc nhích, cứ sợ rằng đó chỉ là giấc mơ...
Sau lần đó tôi tự hứa với lòng không bao giờ làm mẹ buồn lòng nữa, tôi đã cố gắng học tập thật tốt, luôn vâng lời cha mẹ. Bây giờ tôi đã trở thành một học sinh giỏi của lớp, nhưng mỗi khi gặp bài khó, hay lũ bạn có rủ rê chuyện gì, hình ảnh mẹ tôi lần đó lại hiện về và tôi đã chiến thắng được những ám dỗ cũng như những khó khăn đó. Tình yeu của mẹ thật bao la, rộng lớn, mỗi chúng ta hãy đừng để mẹ buồn nhé.
Từ khi ngồi trên ghế nhà trường đến nay đã 6 năm rồi .năm nào em cũng nhận được danh hiệu con ngoan trò giỏi . Cháu ngoan Bác Hồ. Những thành công ấy nhờ công lao dạy bảo của thầy cô và sự nỗ lực của bản thân sau một lần mắc lỗi . Hình ảnh, lời nói của mẹ rất buồn ấy theo suốt em đến bây giờ. Khiến em rất sợ phải chứng kiến lần thứ hai, em đã tự nhắc nhở mình phải cố gắng . Chuyện sảy ra đã lâu nhưng mỗi khi nhớ lại em vẫn nhớ như mới đây thôi.
Vào năm lớp 4 do em đã lớn hơn, đã tự một mình đi học khi bố mẹ bận công việc cơ quan cả ngày . Chính sự thoải mái tự do quyết định thời gian đi về, cùng mấy bạn rủ rê, vui bạn nên em thường trốn học bỏ đi chơi, vào quán chơi điện tử cũng học mấy lần mới biết chơi, biết chơi rồi thật không ngờ cái trò chơi máy tính ấy thật thú vị. Lúc ấy em biết là không nên là sai trái nhưng tâm trí em lúc nào cũng như đang nhập hồn vào các nhân vật không có thật trong các trò chơi ấy . Sau lần đó cứ có cơ hội là em tranh thủ bên máy tính. Biết là sai trái nhưng không sao cưỡng nổi thế là 1 lần, 2 lần rồi bao nhiêu lần nữa em không nhớ nổi. Bớt tiền ăn sáng rồi nhịn tiền ăn sáng vẫn không đủ thỏa mãn em đã cúp học thêm để có thời gian và có tiền.. Vốn là đứa con ngoan, nghe lời bố mẹ nên mẹ em rất tin tưởng không một chút nghi ngờ.
Cho đến một hôm nhờ đâu mà mẹ em biết sự thật, có lẽ là cô giáo đã trao đổi với mẹ chăng.Chiều hôm ấy khi em đi học về như mọi hôm em ngoan ngoãn cất cặp, thay quần áo và nhanh nhảu hỏi mẹ có việc gì không cho con phụ giúp với. Mẹ nói con ngồi đây nói cho mẹ hay chuyện học hành trong thời gian qua. Em đã tưởng là mẹ thấy em vất vả tự lo việc đi về mà tội nghịêp nên em đã kể ra một chuỗi những khó khăn gian khó để nũng nịu để mẹ vuốt ve khen ngợi. Nhưng ôi, không như em nghĩ, mẹ nói nhỏ nhẹ như nói với mình và khẽ lắc đầu “Mẹ thật thất vọng về con” giọng mẹ như lạc đi. Hình như mẹ khóc mẹ đứng lên đi xuống bếp, mẹ đánh rơi luôn tờ giấy báo kết quả và tình hình học tập của em trong thời gian qua có chữ ký của cô. Em tái mặt đi vì em cũng thấy sợ chính bản thân mình vậy .
Tối hôm ấy trôi đi thật nặng nề. Bố trực lại đơn vị, em Tí bên ông bà từ đầu tuần còn có hai mẹ con trong căn nhà nhỏ bé mà sao hôm nay như rộng ra. Em phải làm gì bây giờ, giá như mẹ đánh em, mắng em cho vơi đi cơn giận giữ cho con đỡ đi phần nào tội lỗi. Mẹ lặng lẽ lo cho bữa tối mà không cần em giúp việc gì. Lén nhìn mẹ buồn một nỗi buồn như không chịu nổi của mẹ, làm đấy rồi lại dừng lại như nhìn sâu vào không gian rồi lại nhắm mắt lắc đầu, nước mắt cứ chảy dài. Em muốn nói với mẹ.
“ Mẹ hãy đánh con đi con là đứa con hư đốn mà ,mẹ đừng thế đi mẹ.”. nhưng em lại không sao nói được . Giá như lúc nãy em đừng kể khổ, vất vả kể là mình đã cố gắng nhiều thì …Ôi làm sao , làm sao bây giờ mẹ ơi !. Mẹ vẫn làm, vẫn lặng lẽ buồn, thường ngày mẹ nói cười vui vẻ là thế còn hôm nay…chưa bao giờ em nhìn kỹ mẹ đến vậy, nước da đã sạm lại gương mặt nghiêm nghị đã đầy nếp nhăn và vết chân chim, miệng không còn tươi thắm luôn nở nụ cười như trước nữa. Mẹ đã già thật rồi ư ? Em muốn chạy tới ôm mẹ mà khóc òa lên vì hối hận nhưng không hiểu sao em lại không làm được vậy.
Suốt bữa cơm mẹ im lặng thỉnh thoảng mẹ vẫn gắp thức ăn cho em, nhưng làm sao em có thể ăn nổi , chỉ ăn hết lưng cơm mẹ đã thôi. Tối hôm ấy mẹ đi nằm sớm, vắng tiếng em Tí cùng tiếng cười vui vẻ của mẹ em thấy mình đơn độc. ngồi học đấy nhưng nước mắt cứ trào ra em biết mẹ buồn vì sự sa sút trong học tập cùng với sự gian dối của em thì nhiều. Nghe tiếng thở dài cùng những tíếng trở mình của mẹ em biết mẹ đang rất buồn, lén vào nằm bên mẹ , nhắm mắt vờ như ngủ nhưng em nghe rất rõ tiếng thở khẽ của mẹ. Nước mắt em cứ thế chảy dài trên gối cố nén nhưng tiếng nấc ngày càng to,mẹ quay lại lau nước mắt cho em mẹ khẽ khàng nói lẽ phải cho em khuyên em phải biết điều gì nên và không nên làm để chở thành người tốt người có ích .
chúc bạn học tốt~