Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đức tính trung thực là một trong những đức tính cần thiết để xây dựng và hoàn thiện nhân cách của con người. Về khái niệm, có thể hiểu tính trung thực là đức tính ngay thẳng, tôn trọng sự thật. Biểu hiện của tính trung thực là hành động, suy nghĩ thật thà, ngay thẳng, luôn nói đúng sự thật, không gian dối, không bao che bất cứ điều gì. Trong học tập, tính trung thực được thể hiện khi chúng ta nghiêm túc học tập, nghiêm túc làm bài, không quay cóp, gian lận trong thi cử, dám nhận khuyết điểm và sửa sai. Bên cạnh đó, trong kinh doanh, việc tôn trọng nguyên tắc kinh doanh, không gian lận, không dối trá khi bán hàng hay khai báo thuế, luôn đảm bảo chất lượng hàng hóa như cam kết cũng là biểu hiện của đức tính trung thực. Đức tính trung thực có ý nghĩa vô cùng quan tọng trong đời sống. Người có đức tính trung thực sẽ nhận được sự tin tưởng, yêu quý từ mọi người xung quanh. Ngược lại, người gian dối, không trung thực sẽ bị mọi người nghi ngờ, ngại tiếp xúc, khinh thường. Vậy làm sao để rèn luyện đức tính trung thực? Trung thực đến từ chính cái tâm của mỗi người, ngày từ nhỏ, ta hãy tập trung thực từ những điều nhỏ nhất, luôn luôn tôn trọng và đứng về sự thật dù trong bất kì hoàn cảnh nào.
a)PTBĐ: Nghị luận
-luận điểm :''Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ''
b) Thao tác lập luận chính : chứng minh
c) -Từ trọc phú dùng để chỉ loại người : giàu có mà dốt nát , bần tiện
Khởi ngữ : in đậm
" Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ. Nếu đọc được 10 quyển sách không quan trọng, không bằng đem thời gian, sức lực đọc 10 quyển ấy mà đọc một quyển thật sự có giá trị. Nếu đọc được mười quyển sách mà chỉ lướt qua, không bằng chỉ lấy một quyển mà đọc mười lần. (...) Thế gian có biết bao người đọc sách chỉ để trang trí bộ mặt, như kẻ trọc phú khoe của, chỉ biết lấy nhiều làm quý. Đối với việc học tập, cách đó chỉ là lừa mình dối người, đối với việc làm người thì cách đó thể hiện phẩm chất tầm thường, thấp kém."
d)Ngày Sách Việt Nam là ngày 23 tháng 4 hàng năm.
Bài làm :
Tinh thần tự học có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của chúng ta.Thật vậy , Lê Nin từng nói: "Học, học nữa, học mãi". Câu nói đó luôn có giá trị ở mọi thời đại, mọi thời điểm và đặc biệt là chính trong xã hội của chúng ta ngày nay đang hướng tới , nó đòi hỏi mọi người phải vận động để theo kịp sự phát triển của xã hội.Học là thu nhận kiến thức từ người khác truyền lại, rèn luyện thành kỹ năng, nhận thức đúng đắn .Tự học là sự chủ động, tích cực, độc lập tìm hiểu, lĩnh hội tri thức để hình thành kỹ năng cho riêng mình. Tự học là tự mình tìm tòi , nghiên cứu, thu nhặt các kiến thức tự luyện tập để có kỹ năng. Tự học cũng là không cần sự hướng dẫn của người khác.Tự học giúp ta lĩnh hội tri thức một cách chủ động, toàn diện, hứng thú.Tự học giúp ta nhớ lâu và vận dụng những kiến thức đã học một cách hữu ích hơn trong cuộc sống. Không những thế tự học còn giúp con người trở nên năng động, sáng tạo, không ỷ lại, không phụ thuộc vào người khác. Từ đó biết tự bổ sung những khiếm khuyết của mình để tự hoàn thiện bản thân.Tự học là con đường ngắn nhất và duy nhất để hoàn thiện bản thân và biến ước mơ thành hiện thực.Người có tinh thần tự học luôn chủ động, tự tin trong cuộc sống.Như vậy , chúng ta cần phải tự học thế nào cho hiệu quả ?Khi nghe giảng, đọc sách hay làm bài tập, cần tích cực suy nghĩ, ghi chép, sáng tạo nhằm rút ra những điều cần thiết, hữu ích cho bản thân.Tự mày mò tìm hiểu hoặc có sự chỉ bảo, hướng dẫn của thầy cô giáo.Tự học ở trường, tự học ở nhà, tự học ngoài xã hội....Người học phải trình bày ý kiến của mình đối với những vấn đề chưa rõ, chưa hiểu với người dạy để nắm chắc kiến thức. Từ việc nắm được khoa học từ sách vở người học phải biết vận dụng kiến thức đó vào thực tế đời sồng.Hiện nay,có 1 số bạn trẻ còn áp dụng những kiểu học như: lối học thụ động, học chay, học vẹt ,......Bản thân mỗi chúng ta phải xây dựng cho mình tinh thần tự học trên nền tảng của sự say mê, ham học, ham hiểu biết, giàu khát vọng và kiên trì trên con đường chinh phục tri thức.Mỗi con người chúng ta cần chủ động, tích cực, sáng tạo, độc lập trong đời sống , công việc cũng như học tập. Có như vậy mới chiếm lĩnh được tri thức để vươn tới những ước mơ, hoài bão của mình.
Trả lời :
Bn gõ link này nhé : https://h.vn/ly-thuyet/de-bai-nghi-luan-xa-hoi-ve-hoc-doi-pho.2650/
- Hok tốt !
^_^
Trong thời đại khoa học công nghệ đang phát triển không ngừng, chúng ta thừa kế những bài học từ các nghiên cứu đó. Tuy nhiên tinh thần tự học là điều mà mỗi người nên rèn luyện và phát huy hằng ngày. Tinh thần tự học sẽ giúp cho chúng ta ngày càng hoàn thiện bản thân hơn.
Tự học là gì? Tự học chính là tự tìm hiểu, tự mày mò, tự khai thác kiến thức bằng những gì mắt nghe tai thấy. Tự học là tinh thần đáng học hỏi, đáng ngưỡng mộ và cần phải phát huy. Mỗi một con người, từ khi sinh ra không phải cái gì cũng biết, cái gì cũng thông thạo, cần phải có quá trình tìm tòi để có thể tìm ra được điều mà mình muốn. Điều này sẽ giúp cho bản thân không những lĩnh hội được nhiều điều mà còn mở mang được kiến thức, rèn luyện mình ngày càng phát triển hơn.
Những điều mà tự bản thân mình tìm tòi ra sẽ nhớ được lâu hơn, hiểu được sâu hơn những gì lĩnh hội từ người khác. Người xưa từng nói không biết thì phải học, phải hỏi. Vậy cớ sao không biết mà bản thân không chịu đi tìm tòi, học hỏi, ỉ lại người khác truyền đạt lại. Như vậy thật sự rất lãng phí thời gian.
Tuy nhiên cách học của nhiều học sinh hiện nay lại không mang lại hiệu quả tốt vì họ không thường xuyên rèn luyện và trau dồi tinh thần tự học. Học sinh chỉ dựa vào những bài giảng vẻn vẹn 45 phút ở trên lớp mà không chịu đi tìm hiểu, khám phá ở bên ngoài. Chính vì lệ thuộc vào thầy cô như vậy mà học sinh luôn rơi vào trạng thái bị động, không biết cách ứng phó với những đề bài có hướng gợi mở.
Chính thầy cô phải là người rèn luyện tính tự học ấy ở các em. Thầy cô không nên rập khuôn bài giảng mà nên giảng theo hướng mở để các em có thể theo đó mà tìm tòi thêm. Đây cũng chính là vấn đề nan giải của nền giáo dục nước nhà khi quá lệ thuộc vào sách giáo khoa. Và hậu quả là điều mà các em phải nhận. Tình trạng học vẹt, học chay, học tủ cũng từ đó mà xuất hiện.
Các em học sinh hổng kiến thức rất nhiều những không chịu tìm tòi, khai phá. Việc dựa dẫm quá nhiều vào tài liệu tham khảo, văn mẫu, tài liệu mẫu đã có sẵn đáp số sẽ làm hỏng các em. Chính vì các em học sinh lười tư duy, lười tự học nên mới rơi vào tình trạng này. Đây là vấn đề đáng lo ngại.
Thực tế này đã một lần nữa khẳng định rằng tinh thần tự học cực kỳ quạn trọng, cần rèn luyện và vận dụng thường xuyên. Khi chúng ta có thể xây dựng cho mình thói quen tự học sẽ hình thành được một cách tư duy theo hướng mới, không hề phụ thuộc vào bất cứ ai, bất cứ tài liệu nào.
Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng cho tinh thần tự học mà mỗi người chúng ta cần phải học hỏi, noi theo. Bác ra đi bằng hai bàn tay trắng, làm rất nhiều nghề để kiếm sống, tự học tiếng nước ngoài để giao tiếp. Bác không có tiền, nhưng bác có lòng ham học hỏi, ham hiểu biết nên sự thành công của Người là một điều dễ hiểu.
Nếu không tự học thì chúng ta sẽ bị tụt hậu về sau, vì không có ai dẫn đường, chỉ lối chúng ta không biết đường ra. Hậu quả của việc ỷ lại thực sự nghiêm trọng như vậy đó. Mỗi người, mỗi công dân cần phải hằng ngày rèn luyện tinh thần tự học để trau dồi bản thân hơn.
Xem thêm tại: https://doctailieu.com/nghi-luan-ve-tinh-than-tu-hoc
@@ Hc tốt
Copy mạng đó
Người xưa từng nói: “Dựa vào người khác chi bằng dựa vào chính mình”. Tất cả những người thành công đều có phần tự lập trong học vấn của mình. Khả năng tự học quyết định sự sự thành bại của đời người. Bởi thế, tinh thần tự học là một trong những năng lực cần phải có ở mỗi con người.
Tự học là tự mình tiếp thu cái mới, tự mình bổ sung, trau dồi các kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, giá trị, nhận thức hoặc sở thích của bản thân. Khả năng tự học hỏi là năng lực chỉ có ở loài người. Trước khi biết tổ chức học tập con người đã biết tự học. Con người đã tự biết tìm tòi tri thức và sáng tạo một cách tự giác. Năng lực ấy mãi còn duy trì cho đến ngày nay. Trải qua thời gian, nó không ngừng được củng cố và nâng cao.
Người có tinh thần tự học là người biết tự giác học tập. Họ biết hoạch định một kế hoạch học tập cho chính mình. Và thực hiện kế hoạch ấy một cách nghiêm khắc. Họ biết xác định mục tiêu và tạo động lực học tập cho bản thân. Tri thức đối với họ luôn là một nguồn cảm hứng lớn, đầy sức lôi cuốn.
Ngoài việc tiếp nhận tri thức trong trường học, người có năng lực tự học còn biết học hỏi từ nhiều nguồn khác. Họ biết đánh giá, chọn lọc và tiếp nhận tri thức cần thiết. Không bao giờ họ quá tham lam ôm đồm nhiều thứ. Bởi họ biết rằng, tri thức là vô tận còn năng lực con người thì hữu hạn.
Vừa tiếp nhận tri thức, họ vừa rèn luyện và hoàn thiện các năng lực. Từ đó, tiến tới hoàn thiện bản thân theo những yêu cầu cuộc sống cần có. Mục đích của quá trình này là vươn đến sự sáng tạo hữu ích.
Những người thành công trong cuộc sống luôn là những tấm gương tiêu biểu của tinh thần tự học. Bởi tri thức trong trường học chỉ là tri thức căn bản làm nền tảng. Muốn vượt lên để sáng tạo và thành công họ phải biết tự học.
Có biết bao thiên tài không bằng cấp đáng để chúng ta học tập, tự hào và ngưỡng mộ. Michael Faraday từ người phụ tá phòng thí nghiệm trở thành nhà khoa học vĩ đại. Steven Paul Jobs – tỉ phú, nhà sáng chế vĩ đại người Mỹ, đã từng đi học ké ở các lớp học lập trình. Soichiro Honda từ một thợ sửa xe trở thành nhà chế tạo nổi tiếng. Bill Gates – một huyền thoại của thời đại từng bỏ học để tự mở công ty riêng mình…
Và còn biết bao tấm gương sáng ngời khác nữa về ý chí tự học vươn lên đủ sức khơi bừng cảm hứng cho muôn thế hệ. Trước khi trở thành người nổi tiếng, họ đã đã vượt qua biết bao khó khăn, thất bại để vươn đến sáng tạo và thành công trong cuộc sống.
Ở nước ta cũng có nhiều tấm gương tự học sáng ngời. Mạc Đĩnh Chi đã tự học mà thi đỗ Trạng nguyên. Hồ Chí Minh góp nhặt tri thức trên đường đời bôn ba mà trở nên am hiểu sâu sắc nhiều nền văn hóa các dân tộc trên thế giới. Thầy Nguyễn Ngọc Kí đã tự học viết chữ bằng chân và trở thành người thầy mẫu mực…
Bởi tri thức là vô tận và nó không ngừng tăng tiến theo thời gian. Sự tiếp nhận của con người luôn có giới hạn. Không gian sống và cơ hội tiếp cận tri thức cũng có giới hạn. Bởi thế, phải biết tự học để tự bồi dưỡng cho mình sự hiểu biết về thế giới bao la.
Chương trình học tập trong nhà trường chỉ là một bản tóm tắt ngắn gọn và hết sức ít ỏi của tri thức. Nó chỉ có vai trò định hướng tiếp cận tri thức chứ chưa thực sự là tri thức. Muốn nắm vững kho tri thức nhân loại bắt buộc ta phải biết tự học tập thêm những gì chưa biết hoặc chưa được rèn luyện.
Học tập là một quá trình diễn ra liên tục và dài lâu. Bởi không phải học một lần là đã xong. Như Dacuynh đã từng nói: “Bác học không có nghĩa là ngừng học”. Tinh thần ấy thật đáng để chúng ta tôn quý tinh thần tự giác học tập của con người.
Tự học khẳng định năng lực tự lập của con người. Người sớm biết tự lập thường thành công hơn hẳn người khác. Tự mình quyết định tiếp nhận tri thức nào, lựa chọn con đường nào trong cuộc sống mỗi các nhân phải nỗ lực tìm đến lĩnh vực tri thức đó. Không nên là một nhà thông thái bởi năng lực con người có hạn. Hãy là một người lựa chọn thông minh, chỉ nhận lấy những gì mình cần để thành công.
Tự mình kiện toàn tri thức và năng lực vươn đến sáng tạo là trách nhiệm của mỗi con người. Thế nhưng, tri thức luôn có sức thu hút kì diệu của nó. Tự học thể hiện niềm say mê, trân trọng đối với tri thức nhân loại. Đồng thời đó cũng là thái độ tri ân của chúng ta đối với những thế hệ đi trước đã dày công bồi đắp nền ti thức.
Trước hết là phải biết tự giác trong học tập. Tự học bài, làm bài, tự nghiên cứu mà không cần ai chỉ bảo hoặc nhắc nhở. Tự giác hoàn thành kế hoạch, mục tiêu học tập một cách tốt nhất. Có khát vọng học tập, khát khao chiếm lĩnh tri thức để sáng tạo và thành công. Không có khát vọng chiếm lĩnh tri thức sẽ không thể tự học. Chính khát vọng cỗ vũ con người hăng say học tập, tìm kiếm tri thức mới.
Biết định hướng mục tiêu học tập theo những chủ đề tri thức nhất định. Phải xây dựng kế hoạch học tập đúng đắn, khoa học và hiệu quả. Không nên học tràn lan. Bởi tri thức là vô tận. Học sinh cần phải có định hướng cụ thể. Phải biết mình cần tri thức nào và tìm kiếm nó ở đâu.
Biết kỉ luật để thực hiện kế hoạch học tập nghiêm khắc. Biết vượt qua khó khăn, khắc phục trở ngại để đạt đến mục tiêu đã đặt ra. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá kết quả tự học. Từ đó rút kinh nghiệm và tự đánh giá hiệu quả tiến trình của mình. Tự học chính là động lực của sự sáng tạo và tiến bộ.
Những kẻ lười học thường xem việc học là khổ sở, là bắt buộc. Thế nên họ chán học, lười hoc, thù ghét tri thức. Những người như thế thường bất mãn với cuộc sống và không thể thành công. Nhiều học sinh tự hài lòng với bản thân mà thiếu nghị lực phấn đấu. Nhiều học sinh khác chỉ lo học tủ, học vẹt, học đối phó. Họ xem thường vai trò và sức mạnh của tri thức nên học tập qua loa, sơ xài… Những người như thế thật đáng chê trách.
Muốn tiến bộ và thành công cần phải biết tự học. Là học sinh phải biết tự học, tự hoàn thiện bản thân trở để thành người hữu ích trong xã hội, mai này đem sức mình xây dựng quê hương, đất nước. Tự học là một trong những năng lực cần có ở mỗi con người. Từ xưa đến nay, tự học chính là động lực phát triển xã hội loài người. Hãy biết tự học để luôn thành công trong đời sống này. Không có tinh thần tự học để vươn đến hiểu biết và thành công trong cuộc sống là sống một cuộc đời uổng phí.
Hiện nay khi Internet đã được phủ sóng rộng rãi tới khắp mọi miền đất nước thì các dịch vụ như: giải trí, thư giãn cũng được cập nhật thường xuyên. Trong đó không thể không kể tới mạng Facebook đang gây bão đối với nhiều người sử dụng Internet hiện nay.
Facebook thực chất cũng chỉ là một kênh giao lưu, trò chuyện giữa mọi người với nhau như: Yahoo, Skype, hay Twitter, hoặc Blog… thế nhưng nó lại có khả năng gây nghiện với nhiều người dùng. Tình trạng nghiện facebook giờ đây đang trở thành một hiện tượng cần phải nhanh chóng kiềm chế và điều chỉnh lại, bởi vì nó có thể gây ra rất nhiều những hậu quả không đáng có.
Trước hết, ta cần phải hiểu xem Facebook là gì? Tại sao nó có thể gây nghiện? Việc nghiện Facebook sẽ gây ra những tác hại như thế nào đối với con người. Facebook chính là một mạng lưới xã hội ảo, là nơi trò chuyện, nơi thư giãn, giải trí, hay chia sẻ cũng như thổ lộ tâm trạng mỗi người. Có thể nói facebook chính là một thế giới vừa thực, mà cũng vừa ảo. Ở đó chúng ta dễ dàng "chat", "chém gió", nói chuyện phiếm với bạn bè và cũng có rất nhiều nổi tiếng đã được biết tới thông qua mạng lưới này.
Facebook cũng chính là một hình thức giải trí, là nơi giúp nhiều người thư giãn sau những căng thẳng mệt mỏi trong cuộc sống. Chính vì vậy mà có rất nhiều bạn trẻ thường tìm đến nhằm giải tỏa căng thẳng, hay mong muốn tìm những sự đồng cảm, và chia sẻ cảm xúc đối với những người xung quanh. Nó giúp chúng ta có thể dễ dàng biết được tâm trạng, và cảm xúc của những người xung quanh mà không cần phải gặp gỡ trực tiếp.
Chỉ cần một status thôi là chúng ta cũng có thể kiểm soát và hiểu được người khác đang nghĩ gì. Điều đó thật đơn giản và tiện ích.Tuy nhiên, facebook cũng chính là mạng lưới dễ gây nghiện đối với nhiều người dùng nếu không biết tự kiểm soát thời gian của mình, không biết kiểm soát bản thân.
Ở Facebook, chúng ta đều có thể tìm kiếm được những thứ mà không thể tìm thấy ở bên ngoài. Đặc biệt là đối những bạn trẻ đam mê sự tự sướng và thích phô ra cho mọi người cùng thấy thì Facebook chính là một công cụ rất đắc lực để làm việc này. Chỉ cần một cái click, một post bài đăng hình ảnh của bạn đã được chia sẻ lên mạng và sẽ có rất nhiều người biết tới. Rồi chờ đợi từng nút , từng "comment" hay cái "share". Chỉ như vậy thôi cũng khiến cho bản thân bạn thấy rất vui rồi.
Tuy nhiên, cũng chính những điều đó sẽ dễ dàng cuốn bạn vào cái thế giới ảo này một cách nhanh chóng nhất. Nghiện Facebook thực sự là một trong những cái rất khó có thể dứt bỏ, bởi vì nó đã trở thành một thói quen buộc phải làm hằng ngày, phải "check in" thường xuyên. Rất nhiều bạn trẻ ngày nay chỉ dành thời gian để lướt Facebook: từ những lúc đi học, hay cho tới những lúc đi làm cũng dành thời gian cho Facebook, thậm chí có những lúc đi chơi với bạn bè cũng Facebook, ngồi với bố mẹ cũng Facebook.
Hình như, cuộc sống mà thiếu đi Facebook thì nhiều người như cảm thấy thật tẻ nhạt và vô vị. Có nhiều người còn nói rằng Facebook cũng giống như những bữa cơm hàng ngày, đối với họ là không thể thiếu. Bạn thấy sao? Điều có thật nực cười với cái suy nghĩ ngớ ngẩn như thế hay không? Vào Facebook chỉ để check in, khoe với mọi người hôm nay đi những đâu, hay làm những gì, thậm chí tới ăn những gì và để xem tụi bạn có gì khác so với mọi ngày hay không.
Thế giới ảo luôn luôn mang tới cho chúng ta những cảm giác thích thú và tò mò như vậy. Cũng chính điều đó đã khiến cho bạn đã đánh đổi rất nhiều thời gian chỉ để vào Facebook mỗi ngày. Nhưng bạn đâu hay biết rằng cũng chính Facebook là con dao hai lưỡi, đã khiến cho bạn ngày một trở nên ích kỉ, và hẹp hòi hơn. Không ít các bạn học sinh cấp 2, cấp 3 hiện nay đang bị cuốn vào vòng xoáy “nghiện” facebook và khó để thoát ra.
Chiếc điện thoại giờ đây là một vật bất ly thân, và các em đang dành quá nhiều thời gian vào đó, trong khi thời gian dành cho học tập thì không có. Hệ quả tất yếu của việc này dẫn tới là điểm kém, là ý thức kém và kết quả học tập kém. Điều này thật đáng buồn! Không phải tất cả mọi chuyện đều có thể mang lên facebook.
Đã có rất nhiều câu chuyện về tình trạng đưa mọi thứ lên mạng xã hội Facebook như: có một cô bạn đi chơi qua đêm với bạn trai, và đã bị người khác bắt gặp và chụp ảnh. Người đó cảm thấy thích thú với việc chia sẻ những hình ảnh tế nhị đó lên mạng xã hội cho mọi người cùng biết. Vậy là chỉ cần một bài post, một cái click là đã nhận lại được vô số , share. Thế nhưng, hai người bạn kia sẽ cảm thấy xấu hổ như thế nào, sẽ đối mặt với mọi người xung quanh thế nào? Cũng chính điều đó đã “giết chết” không ít người, tước đoạt đi nhiều thứ của những người khác chỉ để thỏa mãn bản thân mình. Đó là một hành động không đẹp, và tuyệt đối không được phép!
Bạn cứ tưởng rằng danh sách bạn bè của mình có tới vài nghìn người bạn, bạn thích thú với điều đó, đem đi khoe với tất cả mọi người về số lượng bạn ảo này. Nhưng liệu bạn có biết rằng, chính mình đang dần thu hẹp rất nhiều mối quan hệ thực ở quanh mình chỉ để “đầu tư” vào những người bạn ảo mà có khi là chưa bao giờ gặp mặt đó hay không.
“Bệnh” nghiện Facebook đang và đã để lại rất nhiều hậu quả không đáng có, và không nên để xảy ra tình trạng như vậy. Các mối quan hệ thân thiết bắt đầu trở nên dãn ra, không gian và thời gian dành cho gia đình và bạn bè cũng không còn nhiều. Thời gian dành cho học tập cũng bị gián đoạn nhiều, và tâm trí của bạn cũng dần mất đi cảm xúc bởi vì những thứ chỉ có trên mạng ảo đó.
Để có thể hạn chế được hiện tượng nghiện facebook hiện nay, thì đòi hỏi phần lớn là ở nhận thức của người dùng. Bản thân họ phải tự ý thức được facebook thực chất chỉ là một công cụ giải trí đơn thuần, và đừng bao giờ để nó thành người bạn bám rễ, dành quá nhiều thời gian cho nó. Việc “nghiện” Facebook này cũng ảnh hưởng tới chính sức khỏe bạn rất nhiều.
Bởi vậy, trong mỗi chúng ta không kể lứa tuổi nào cũng đều cần có được nhận thức đúng đắn về việc sử dụng facebook hiện nay. Chơi và biết điểm dừng để khiến tâm trí luôn thoải mái hơn chứ không phải u mị đi.
Hiện nay cùng với sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin đã cho ra đời nhiều mạng xã hội. Nhắc đến mạng xã hội thì không thể thiếu Facebook – một trang mạng rất quen thuộc đối với thế giới nói chung và Việt Nam ta nói riêng. Không thể không nhắc đến những gì mà mạng xã hội làm được cho con người: giao lưu, kết bạn, giải trí, quảng bá thương hiệu, bán hàng…Nhưng chúng ta cũng không phủ nhận những tác hại khôn lường từ mạng xã hội mang lại. Mạng xã hội đã và đang làm mất quỹ thời gian ngắn ngủi của con người. Quá tập trung mạng xã hội, chúng ta dường như quên rằng mình phải làm rất nhiều việc. Quá rong chơi trong thế giới ảo ta quên mất mình cần sống cho mình, cho mọi người xung quanh. Chính mạng xã hội đang dần dần thủ tiêu mọi giao tiếp của con người. Ngồi đâu, ở đâu đâu bạn cũng chỉ thấy người ta chúi đầu vào điện thoại và quên đi việc phải trò chuyện cùng nhau. Đó là chưa nói đến việc những thông tin trên mạng xã hội là thông tin chưa qua kiểm chứng, thật giả lẫn lộn. Chẳng những gây hại về sức khỏe, sản phẩm công nghệ này còn tác động tiêu cực về mặt tinh thần của con người, đặc biệt là giới trẻ. Do nguồn thông tin trên mạng không có ai giám sát, kiểm duyệt nên còn tràn lan rất nhiều thông tin sai lệch, văn hóa phẩm đồi trụy, trong khi giới trẻ còn chưa đủ nhận thức để sàng lọc thông tin, dễ dẫn đến nhận thức lệch lạc, kéo theo đó là hành động sai lầm. Bị kẻ xấu lợi dụng tên tuổi, hình ảnh vào những việc làm phạm pháp gây ảnh hưởng tới uy tín và lòng tin của người khác. Có nhiều học sinh cũng chính vì nghiện mạng xã hội mà việc học tập ngày càng đi xuống. Lo sống ảo nên quên mất bản thân cần phải cố gắng trong đời thực. Bởi vậy chúng ta cần nhận thức được ý nghĩa thực sự của mạng xã hội và cần phải sử dụng mạng xã hội một cách thông minh và phải làm chủ nó cũng như làm chủ được bản thân trước những cám dỗ.
Ngày nay, khi khoa học kĩ thuật phát triển thì việc học tập cũng phát triển theo. Chính vì vậy giới học sinh chúng ta đã sáng tạo ra rất nhiều cách học nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho bản thân. Nhưng theo tôi: trong học tập, tự học là cách học tốt nhất giúp ta tiến bộ hơn trong khi học. Và khi nói đến vấn đề này, tôi muốn mọi người hiểu được trước nhất là ý nghĩa của việc học rồi mới đến cách tự học. Vậy học là gì ?
Tự học là gì? Học là quá trình con người tiếp thu những kiến thức, kĩ năng do người khác truyền lại và tự học là việc con người phát huy những kiến thức,kĩ năng đã được truyền lại bằng chính sức lực,khả năng của riêng mình. Thực tế ngày nay cho thấy các cách học của các bạn chưa mang lại hiệu quả cao. Học sinh ngày nay đã quá phụ thuộc vào các bài giảng của thầy cô trên lớp, thầy cô dạy như thế nào thì lại hiểu và học như thế ấy dẫn đến quá trình thụ động, thiếu suy nghĩ và sáng tạo trong lúc học để đào sâu kho tàng kiến thức còn ẩn sâu các bài giảng của thầy cô. Và cũng chính vì chỉ học cô đọng trong các bài giảng bốn mười lăm phút trên lớp của thầy cô mà dẫn đến tình trạng học sinh phải đi học thêm tràn lan. Mà khi đã học thêm tràn lan thì lại càng khiến mọi người không chịu tự học, càng thêm phụ thuộc vào việc học thêm. Thêm việc ngày nay khi việc học được nâng cao thì có quá nhiều sách tham khảo, văn mẫu, hướng dẫn...dẫn đến việc học sinh đâm lười suy nghĩ trong khi làm các bài tập.
Hậu quả của những việc trên rất nặng nề vì như vậy sẽ dễ dẫn đến hiện tượng "học vẹt": học thuộc bài nhưng không hiểu nội dung, vấn đề được nêu ra trong bài dẫn đến việc học xong là quên ngay, kiến thức không bền và sẽ không làm được các bài tập thực hành, chỉ học lí thuyết suông, kiến thức sẽ ngày càng rỗng, thành tích học tập sẽ càng sút kém khiến mọi người đâm nản chí. Một khi kiến thức đã trang bị không chắc chắn thì kết quả sẽ không bao giờ cao.
Chính những thực tế được nêu trên lại càng khẳng định việc tự học cho bản thân là rất quan trọng. Nó chính là một chiếc chìa khóa đưa ta đến kho tàng tri thức, là điều kiện giúp ta thành công trong học tập. Nếu chúng ta biết tự học cho bản thân thì chúng ta chắc chắn sẽ thành công và nâng cao được tri thức của chính mình. Tự học giúp con người có được ý thức tốt nhất trong quá trình học: chủ động suy nghĩ, tìm tòi, khám phá, nghiên cứu và nắm được bản chất vấn đề từ đó tự học giúp ta tiếp thu được kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau như sách, báo, từ truyền hình tivi, từ bạn bè hoặc từ những người xung quanh, những kinh nghiệm sống của nhân dân. Tự học giúp ta có thể chủ động ghi nhớ các bài giảng trên lớp, tiết kiệm được thời gian, có thể tiếp thu một lượng kiến thức lớn mà vẫn hiểu và nắm chắc bài học. Và qua tự học, từ lí thuyết, chúng ta biết chủ động luyện tập thực hành, giúp ta có thể nhanh chóng hình thành kĩ năng,củng cố và nâng cao kiến thức đã học. Vì vậy, chủ động tự học sẽ giúp ta tìm ra được phương pháp học tốt nhất mang lại hiệu quả cao cho chính bản thân mình.Ví như các vị danh nhân nổi tiếng trên thế giới thành đạt trong sự nghiệp học tập,có được kiến thức uyên thâm cũng là nhờ biết chủ động tự học mà dẫn đến thành công như Thần đồng Lương Thế Vinh khi xưa,nhờ cố gắng chủ động tự học cộng với phẩm chất thông minh trời ban mà sau đỗ trạng,chế ra bảng cửu chương còn lưu truyền mãi đến ngày nay...hay Trạng nguyên lừng danh Mạc Đinh Chi, lúc nhỏ nhờ biết chủ động tự học, sáng tạo cách học bắt đom đóm bỏ vỏ trứng mà sau đỗ trạng, đi xứ làm rạng danh nước nhà, được phong "Lưỡng Quốc Trạng Nguyên" vang danh hai nước, ghi vào sử sách nhân loại về những tấm gương tự học sáng ngời. Tuy phương pháp tự học đã có từ lâu đời nhưng đó là một phương pháp rất có hiệu quả cho việc học tập. Tôi khẳng định rằng tự học là chìa khóa, là con đường đưa ta đến thành công...Vị lãnh tụ vĩ đại ngày trước của dân tộc Việt Nam ta cũng đã từng nỗ lực tự học, Bác đã tự say mê tìm tòi học hỏi và đã thành công, thông thuộc được nhiều ngôn ngữ của các nước trên thế giới và tìm ra được con đường cứu nước, đưa cả dân tộc Việt Nam ra khỏi ách đô hộ của giặc Tây tàn ác, hướng đến nền độc lập, dân chủ, tự do, hạnh phúc ngày nay.
Chính vì vậy, tự học là cách tốt nhất giúp ta tiến bộ hơn trong học tập,mang lại một kết quả học tập cao nhất có thể. Nếu chúng ta biết nỗ lực tự học, chúng ta sẽ thành công, sẽ mở được một tương lai rộng mở cho chính mình. Nếu chúng ta học tập thành công, chúng ta sẽ trở thành những người có ích cho xã hội, cho đất nước, đưa đất nước ngày càng đi lên, phát triển đến một tầm cao mới.
Hiện nay nhà nước ta có những chính sách rất lớn để ưu tiên cho ngành giáo dục và cũng đã có những biện pháp cụ thể để nâng cao chất lượng đào tạo cho đội ngũ học sinh, sinh viên trong cả nước. Chúng ta chưa bàn đến vấn đề học kiến thức học văn hóa và điều mà chúng ta quan tâm trước chính là vấn đề giáo dục đạo đức của cho các em học sinh. Ngày xưa cha ông ta đã từng có câu “chim khôn nói tiếng rảnh rang, người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”, hay “học ăn, học nói, học gói, học mở”… tuy nhiên hiện nay vấn đề lời ăn tiếng nói của các bạn học sinh đang không được xem trọng. Chúng ta có thể để ý khi nghe các nhóm học sinh tụ tập nói chuyện với nhau thì sẽ thấy được những ngôn từ mà các em sử dụng, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào các em cũng có thể nói ra được những từ ngữ không mất tốt đẹp như vậy. Và rất nhiều bạn học sinh cho rằng đó chính là ngôn ngữ teen, ngôn ngữ của giới trẻ nhưng không biết được rằng trào lưu này ảnh hưởng rất lớn đến các em. Những từ ngữ này không một môi trường giáo dục nào dạy các em và khuyến khích các em sử dụng những từ ngữ như vậy.
Dàn ý
I. Mở bài:
- Cùng với quá trình hội nhập thế giới, sự giao thoa văn hóa xã hội đòi hỏi ngôn ngữ phải có những thay đổi để đáp ứng các nhu cầu giao tiếp mới. Vì thế từ khi nước ta bắt đầu hội nhập thì ngôn ngữ cũng dần dần xuất hiện những hiện tượng mới mẻ. Những từ ngữ mới, cách diễn đạt mới được hình thành để thêm vào những khái niệm, ngữ nghĩa mà trong vốn tiếng Việt trước đó còn thiếu vắng. Cùng với mặt tích cực ấy, mặt tiêu cực cũng biểu hiện với không ít các cách nói, cách viết “khác lạ” trong giới trẻ làm mất đi hoàn toàn bản sắc vốn có của tiếng Việt.
II. Thân bài:
* Giải thích
- Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người và xã hội loài người, đảm bảo một mặt truyền đạt và hiểu biết lẫn nhau của các thành viên xã hội. Ngôn ngữ không chỉ truyền đạt thông tin mà còn tác động đến nhân cách, hình thành nhân cách và biến đổi theo chiều hướng tốt hoặc xấu.
- Ngôn ngữ không chỉ là tấm gương phản chiếu thụ động đời sống xung quanh mà còn can thiệp vào bức tranh thế giới nhân cách, và văn hóa ngôn ngữ của nó, đặt vào nó nhãn quan thế giới, chỉnh sửa, làm biến đổi nhân cách một cách hợp lý.
* Thực trạng văn hóa ngôn ngữ giao tiếp ở giới trẻ hiện nay
- Trào lưu, “mốt” sử dụng tiếng lóng, ngoại ngữ, ngôn ngữ @ để giao tiếp trở thành yếu tố để muốn tự khẳng định đẳng cấp của mình đang xâm nhập và lan tỏa ở giới trẻ hiện nay.
- Xu hướng lệch chuẩn văn hóa ngôn ngữ trong giao tiếp của giới trẻ biểu hiện dưới các dạng:
+ Lạm dụng quá nhiều tiếng lóng, từ địa phương cũng như vay mượn từ nước ngoài.
+ Những hiện tượng biến đổi ngôn ngữ Tiếng Việt như: gọi đơn vị tiền tệ bằng “k”, chê người khác là “cùi bắp”, hoặc nhại âm, cắt âm…có biểu hiện lệch chuẩn.
+ Ngôn ngữ “Chat” có nhiều kiểu viết tối nghĩa, hoặc biến âm, hoặc biến nghĩa cẩu thả.
+ Hiện tượng nói tục chửi bậy đã trở nên phổ biến mở mọi lớp người, nhưng đặc biệt nghiêm trọng trong thế hệ trẻ.
* Hậu quả
- Trước hết, không thể phủ nhận rằng, việc sử dụng tiếng lóng, ngôn ngữ nước ngoài cũng có tác dụng nhất định như: khả năng truyền đạt thông tin nhanh, tiết kiệm thời gian (chủ yếu dùng ký hiệu, viết tắt), có những yếu tố sáng tạo… làm cho hoạt động giao tiếp cũng phong phú hơn.
- Tuy nhiên, lạm dụng tiếng lóng, tiếng nước ngoài hiện nay ở giới trẻ khiến cho tiếng Việt có nguy cơ bị xâm hại xét về phương diện văn hóa ngôn ngữ.
+ Làm cho ngôn ngữ dân tộc bị méo mó, mất giá trị văn hóa của tiếng Việt, mất bản sắc văn hóa ngôn ngữ nước nhà.
+ Làm mất đi sự trong sáng của Tiếng Việt và gây ảnh hưởng nguy hại đối với văn hóa ứng xử của con người.
* Nguyên nhân
- Sự bùng nổ của công nghệ thông tin là mảnh đất để lệch chuẩn văn hóa ngôn ngữ có cơ hội phát triển (Internet, điện thoại…).
- Sự buông lỏng, thiếu sự quản lý chặt chẽ các trang báo mạng xã hội, các thông tin quảng cáo và kiểm duyệt các phương tiện thông tin đại chúng, nhất là truyền hình:
+ Các phương tiện thông tin đại chúng trong xã hội gây ảnh hưởng lớn đối với sự hình thành các giá trị, thế giới quan, đạo đức của thế hệ trẻ. Việc tiếp cận các văn hóa phẩm lệch lạc dễ dàng khiến cho giới trẻ mất kiểm soát bản thân.
+ Một số báo cũng đang ra sức cổ xúy cho sự lệch lạc văn hóa ngôn ngữ ở giới trẻ qua những bài viết lạm dụng một cách có ý thức nhằm câu khách, gây ấn tượng đối với độc giả trẻ. Đặc biệt là hiện tượng ăn theo sự kiện, vụ lợi của các kênh truyền hình vô tình biến một hình tượng lệch lạc trở thành trào lưu nóng, thu hút giới trẻ quan tâm và bắt chước.
- Mặt khác, các nhạc phẩm của các ban nhạc, lời của các bài hát sử dụng từ ngữ thiếu chuẩn mực, chạy theo thời thượng.
* Giải pháp
- Về phía gia đình: Bố mẹ phải làm gương trong việc sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ cũng như tiếng nước ngoài; những lệch lạc trong văn hóa ngôn ngữ (viết, nói, giao tiếp) trẻ tiếp thu, bắt chước rất nhanh.
- Về phía nhà trường, xã hội:
+ Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ sự trong sáng tiếng Việt khi giao tiếp qua điện thoại, mạng xã hội; tự trau dồi và làm phong phú vốn ngôn ngữ cả tiếng Việt và tiếng nước ngoài để nâng tầm văn hóa trong giao tiếp và tư duy; dạy đúng chuẩn tiếng Việt; không sử dụng tiếng lóng khi giao tiếp với học sinh… Không sử dụng sách giáo khoa, từ điển kém chất lượng và có nhiều sai sót; nghiêm cấm các hành vi chửi bậy, nói bậy trong nhà trường.
+ Phải có những biện pháp cứng rắn để bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt. Kiên quyết loại bỏ những chương trình phát sóng trên truyền hình không đảm bảo chất lượng và trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc. Kiểm soát chặt chẽ thông tin mạng, sàng lọc thông tin kỹ lưỡng trước khi người đọc tiếp cận.
- Mỗi học sinh tự trau dồi và rèn luyện tiếng mẹ đẻ và tiếng nước ngoài để có vốn từ phong phú và sử dụng đúng chuẩn mực. Không nên chạy theo lối giao tiếp dễ dãi, lệch lạc mà làm mất đi văn hóa giao tiếp của chính mình.
* Bài học nhận thức và hành động
- Nhận thức: giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt là trách nhiệm, nghĩa vụ của mọi công dân nước Việt, đặc biệt là thế hệ trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước, cũng là đối tượng nhạy cảm nhất với cái mới – càng cần tỉnh táo, bản lĩnh trước thời hội nhập, để góp phần giữ vững bản sắc ngôn ngữ dân tộc mình.
- Hành động:
+ Luôn ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, rèn luyện ngôn ngữ giao tiếp, vận dụng đúng đắn các phương tiện giao tiếp trong cuộc sống cũng như trong học tập.
+ Luôn cập nhật, tiếp thu có chọn lọc những giá trị mới của thời hiện đại; hòa nhập nhưng vẫn giữ được phẩm chất trong sáng của người học sinh.
III. Kết bài:
Vấn đề văn hóa ngôn ngữ và giáo dục văn hóa ngôn ngữ cho thế hệ trẻ trong giai đoạn hiện nay đã trở thành vấn đề cấp bách, cần sự chung tay của các lực lượng xã hội. Là chủ thể của nhận thức và hành động, giới trẻ đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc góp phần giữ gìn sự trong sáng và giàu đẹp của tiếng Việt trên cơ sở “kế thừa và phát huy truyền thống đi đôi với việc sáng tạo những giá trị mới phù hợp với tinh thần thời đại…”.
Nghị luận về ngôn ngữ giao tiếp của học sinh hiện nay - Mẫu 1Cùng với quá trình hội nhập thế giới, sự giao thoa văn hóa xã hội đòi hỏi ngôn ngữ phải có những thay đổi để đáp ứng các nhu cầu giao tiếp mới. Vì thế, từ khi nước ta bắt đầu hội nhập thì ngôn ngữ cũng dần dần xuất hiện những hiện tượng mới mẻ. Đặc biệt là đối với lứa tuổi học sinh. Tuy nhiên, bên cạnh những từ ngữ mới, tiến bộ thì không ít những từ ngữ tối nghĩa, tục tĩu cũng xuất hiện. Kèm với nó là thái độ giao tiếp của học sinh hiện nay cũng xuống cấp trầm trọng đến mức báo động. Ngôn ngữ giao tiếp của học sinh ngày nay là vấn đề cần phải quan tâm sâu sắc.
Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu đồng thời là phương tiện để con người tư duy và giao tiếp, thiết lập các mối quan hệ trong xã hội. Một định nghĩa khác coi ngôn ngữ là một hệ thống hình thức của các dấu hiệu được điều chỉnh bởi các quy tắc kết hợp theo ngữ pháp để truyền tải ý nghĩa. Định nghĩa này nhấn mạnh rằng ngôn ngữ con người có thể được mô tả như hệ thống kết cấu khép kín. Hệ thống này bao gồm các quy tắc ánh xạ các dấu hiệu đặc biệt tới các ý nghĩa đặc biệt.
Giao tiếp là một quá trình hoạt động trao đổi thông tin giữa người nói và người nghe nhằm đạt được một mục đích nào đó. Mục đích của giao tiếp là nhằm thiết lập và củng cố các mối quan hệ xã hội. Hoạt động giao tiếp có thể tiến hành bằng ngôn ngữ hoặc bằng các hệ thống ký hiệu khác. Trong đó, giao tiếp bằng ngôn ngữ là hoạt động giao tiếp chủ đạo trong đời sống con người.
Hiện nay, nảy sinh vấn đề lệch chuẩn trong ngôn ngữ trong giao tiếp của học sinh. Xu hướng lệch chuẩn văn hóa ngôn ngữ biểu hiện dưới nhiều dạng khác nhau. Một thực trạng cho thấy ngày nay năng lực sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp của học sinh rất kém. Tình trạng này còn biểu hiện cả trong học tập. Không những sử dụng không đúng chức năng ngôn ngữ mà lối giao tiếp còn bộc lộ sự thô lỗ, thiếu lịch sự tế nhị.
Học sinh ngày nay làm dụng quá nhiều tiếng lóng, tiếng bồi trong giao tiếp. Điều này trước đây ít thấy hoặc không thấy xuất hiện. Việc giao tiếp kém còn thể hiện cả trong hành vi và lối sống.
Không thể đổ lỗi cho quá trình hội nhập quốc tế hay sự phát triển công nghệ thông tin. Trước đây, khi nền văn hóa phương Tây ồ ạt xâm nhập vào nước ta thông qua các nhà truyền giáo, người Pháp hay người Mỹ, có làm cho ngôn ngữ giao tiếp nước ta thay đổi nhưng theo chiều hướng tích cực. Nó bổ sung vào hệ thống từ vựng và làm trong sáng thêm Tiếng Việt dựa trên các nguyên tắc chuẩn mực. Còn ngày nay, với ý thức sử dụng ngôn ngữ tùy tiện, cẩu thả, thiếu trách nhiệm của giới trẻ làm cho ngôn ngữ giao tiếp bị xáo trộn, tối nghĩa, dung tục.
Có thể đưa ra một vài minh chứng rõ ràng về hiện tượng này. Thay vì nói “đồng ý” họ lại dùng “oke”, “tình yêu” thành “tềnh iu”, biến đơn vị nghìn trong tiền tệ thành “k”. Chê bai ai thì gọi là “cùi bắp”, “cục gạch”, “sến”. Lại còn lối bắt chước thành ngữ tạo nên những cụm từ vô nghĩa như: “chán như con gián”, “ghét như con bọ chét”, “nhỏ như con thỏ”, “chán như con gián”… Hay lối chơi chữ dung tục, khiếm nhã như: “tốc độ bàn thờ” (tốc độ chết người), “báo lá cải” (tờ báo tự phát), “tin vịt” (không đáng tin cậy), “óc chó” (ngu ngóc), “hại não” (khó hiểu), “thiếu muối” (ngu dốt),…
Lại còn có kiểu ghép từ nửa tây nửa ta hết sức khập khiễng: “Ugly tiger” (xấu hổ), “bye nhé” (tạm biệt), “4U” (For you – cho bạn), “2NT” (Tonight – tối nay), “G92U” (Good night to you). “y2k” (thế hệ năm 2000)…
Không những thế, học sinh ngày nay còn nảy sinh lối viết tắt hết sức buồn cười: “dzạy là zui ròi đó”, “bjo mk di dau”, “vk ck vs nhau ko nen to tieng”, “m wen no tu bjo”,…
Việc sử dụng ngôn ngữ lệch lạc trong giao tiếp của học sinh hiện nay gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Nhiều kiểu nói và viết như vậy dần làm mất đi sự trong sáng của Tiếng Việt. Hiện tượng ấy còn gây ảnh hưởng nguy hại đối với văn hóa ứng xử của con người. Có thể nói trong những năm gần đây, Tiếng Việt đã đánh mất đi sức mạnh biểu đạt của mình. Nhiều từ ngữ tốt đẹp không còn được sử dụng nữa. Thay vào đó là lớp từ ngữ mới có kết cấu ngữ pháp lỏng lẻo. Ý nghĩa lời nói thiếu rõ ràng, trong sáng. Cách sử dụng ngôn ngữ cẩu thả, tùy tiện không phù hợp với hình thức giao tiếp. Từ đó hàm nghĩa cũng không mấy tích cực.
Tiếng Việt đang bị nhiễm bẩn bởi nói tục, chửi bậy. Hiện tượng nói tục thì quốc gia nào cũng có. Nhưng nước ta có lẽ chiếm tỷ lệ cao nhất. Nói tục trở thành thói quen, nhu cầu, sự “khoái khẩu” ở mọi đối tượng, trừ trẻ chưa biết nói. Đặc biệt là trong lứa tuổi học sinh, vấn đề nói tục chửi thề đang bị lạm dụng đến mức đáng báo động. Họ lợi dụng những từ ngữ mới đểu trêu đùa hay xúc phạm nhau một cách quá đáng. Chẳng hạn như “đm”, “v*”, “đm*”, “sm*”, “tđ*”,… Hàm nghĩa của từ mới này chưa được xác nhận nên việc hiểu nó đối với người khác khá hạn chế.
Nói bậy, chửi thề có thể do giới trẻ thấy người xung quanh nói nhiều, lại không được ai nhắc nhở rằng việc đó là sai trái, nên cứ quen miệng học theo. gần như, giới trẻ hiện nay đã miễn nhiễm với hiện tượng này. Họ thấy nó quen tai, thấy thú vị, cũng muốn làm theo.
Việc sử dụng ngôn ngữ thiếu chuẩn mực trong giao tiếp làm nảy sinh bạo lực trong xã hội .Chỉ vì lời nói mà làm nảy sinh mâu thuẫn ,dẫn đến nhiều cuộc xung đột quyết liệt để lại hậu quả đáng tiếc. Theo thống kê của các cơ quan chức năng, hơn 60 số vụ đánh nhau hiện nay có liên quan đến vấn đề lời nói.
Tóm lại, trước trào lưu sử dụng tiếng lóng, lạm dụng tiếng nước ngoài hiện nay ở giới trẻ khiến tiếng Việt đang có nguy cơ bị xâm hại xét về phương diện văn hóa ngôn ngữ. Tuy nhiên cũng phải thừa nhận rằng, việc sử dụng tiếng lóng cũng có tác dụng nhất định đối với giới trẻ như: khả năng truyền đạt thông tin nhanh, tiết kiệm thời gian (chủ yếu dùng ký hiệu, viết tắt), có những yếu tố sáng tạo…làm cho hoạt động giao tiếp cũng phong phú hơn.
Nguyên nhân sử dụng ngôn ngữ tùy tiện trong giao tiếp của giới trẻ chính là do sự phát triển của các phương tiện thông tin đại chúng. Trước hết là truyền hình. Đây là loại phương tiện thông tin đại chúng phổ biến nhất trong xã hội. Truyền hình ảnh hưởng lớn nhất đối với sự hình thành các giá trị, thế giới quan, đạo đức của thế hệ trẻ. Các kênh truyền hình góp phần phát tán các trường hợp lệch chuẩn trong giao tiếp ngôn ngữ. Mục đích là tạo ra sự khác lạ để thu hút người xem. Việc tiếp cận các văn hóa phẩm lệch lạc dễ dàng khiến cho giới trẻ mất kiểm soát bản thân. Từ đó, có những hành vi lệch chuẩn sau một thời gian tiếp cận nó.
Một số tờ báo cũng đang ra sức cổ xúy cho sự lệch lạc văn hóa ngôn ngữ ở giới trẻ qua những bài viết lạm dụng một cách có ý thức nhằm câu khách, gây ấn tượng đối với độc giả trẻ. Đặc biệt là hiện tượng ăn theo sự kiện, vụ lợi của các kênh truyền hình vô tình biến một hình tượng lệch lạc trở thành trào lưu nóng, thu hút giới trẻ quan tâm và bắt chước.
Mặt khác, các nhạc phẩm của các ban nhạc, lời của các bài hát có khả năng gây sosk ở bất kỳ một người có học vấn nào. Các nhà quảng cáo bán hàng cũng lợi dụng tiếng lóng, tiếng bồi, tiếng ghép để thu hút người tiêu dùng. Đó là nguyên nhân chủ yếu tạo nên xu thế ngôn ngữ lệch chuẩn này.
Sự buông lỏng, thiếu sự quản lý chặt chẽ các trang báo mạng xã hội và các thông tin quảng cáo khiến cho việc tiếp nhận ngôn ngữ của học sinh ngày càng lệch lạc hơn. Người tham gia không cần biết người đối thoại là ai. Họ sẵn sàng văng lời tục tĩu, thô thiển để thóa mạ, dìm “hàng” người khác.
Sự bùng nổ của công nghệ thông tin là mảnh đất để lệch chuẩn văn hóa ngôn ngữ có cơ hội phát triển (Internet, điện thoại…). Bởi giao tiếp gián tiếp nên người nói rất mạnh miệng, không hề nể sợ, tôn trọng hay giữ phép lịch sự đúng mức nên ngôn ngữ có phần quá đáng.
Trào lưu, “mốt” sử dụng tiếng lóng, tiếng nhại, ngoại ngữ, ngôn ngữ @ để giao tiếp trở thành yếu tố để muốn tự khẳng định đẳng cấp của mình đang xâm nhập và lan tỏa ở giới trẻ hiện nay.
Giải pháp khắc phục hiện tượng sử dụng ngôn ngữ tùy tiện trong giao tiếp của giới trẻ: Trước hết, bố mẹ phải làm gương trong việc sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ cũng như tiếng nước ngoài. Những lệch lạc trong văn hóa ngôn ngữ khiến trẻ tiếp thu, bắt chước rất nhanh.
Nhà trường giáo dục học sinh thức bảo vệ sự trong sáng tiếng Việt khi giao tiếp qua điện thoại, mạng xã hội. Học sinh tự trau dồi và làm phong phú vốn ngôn ngữ cả tiếng Việt và tiếng nước ngoài để nâng tầm văn hóa trong giao tiếp và tư duy. Dạy và học đúng chuẩn tiếng Việt. Thầy cô giáo không sử dụng tiếng lóng khi giao tiếp với học sinh… Không sử dụng sách giáo khoa, từ điển kém chất lượng và có nhiều sai sót. Đồng thời, nghiêm cấm các hành vi chửi bậy, nói bậy trong nhà trường.
Ngành Giáo dục và Đào tạo phải có những biện pháp cứng rắn để bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt. Cơ quan quản lý văn hóa phải kiên quyết loại bỏ những chương trình phát sóng trên truyền hình không đảm bảo chất lượng và trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc. Kiểm soát chặt chẽ thông tin mạng, sàng lọc thông tin kỹ lưỡng trước khi người đọc tiếp cận.
Và trên hết là mỗi học sinh phải biết tự trau dồi và rèn luyện tiếng mẹ đẻ. Bên cạnh đó tiếp thu tiếng nước ngoài để có vốn từ phong phú và sử dụng đúng chuẩn mực. Không nên chạy theo lối giao tiếp dễ dãi, lệch lạc mà làm mất đi văn hóa giao tiếp của chính mình.
Nhiều học sinh dù được nhắc nhở nhiều nhưng vẫn cố chấp sử dụng Tiếng Việt lệch chuẩn, thiếu trong sáng trong giao tiếp. Họ xem việc nói tục chửi thề, tiếng lóng, tiếng ngoại là bình thường. Họ vận dụng những kiểu nhại âm, cắt âm một cách tối nghĩa trong giao tiếp. Điều đó làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt và lệch lạc trong giao tiếp. Những người như thế thật đáng chê trách.
Luôn rèn luyện ngôn ngữ giao tiếp. Luôn vận dụng đúng đắn các phương tiện giao tiếp để bảo vệ sự trong sáng của Tiếng Việt. Đặc biệt là đối với lứa tuổi học sinh. Khi nhân cách chưa định hình thì cần phải rèn luyện bản thân theo những chuẩn mực tốt đẹp. Tránh lệch lạc nhân cách dẫn đến các hành vi sai trái.
Như vậy, vấn đề văn hóa ngôn ngữ và giáo dục văn hóa ngôn ngữ cho thế hệ trẻ nhất là cho học sinh, sinh viên trong giai đoạn hiện nay trở thành vấn đề cấp bách, cần sự chung tay của các lực lượng xã hội. Trong đó bản thân giới trẻ – chủ thể của nhận thức và hành động đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc góp phần giữ gìn sự trong sáng và giàu đẹp của tiếng Việt trên cơ sở “kế thừa và phát huy truyền thống đi đôi với việc sáng tạo những giá trị mới phù hợp với tinh thần thời đại…”
Bài làm