Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nguyễn Du là đại thi hào của dân tộc Việt Nam, danh nhân văn hoá thế giới, là nhà thơ xuất sắc Việt Nam cuối thế kỉ thứ 18 đầu thế kỉ thứ 19. Thuý Kiều là một kiệt tác của thiên tài Nguyễn Du. Đây là tác phẩm có giá trị rất lớn về nội dung tư tưởng và nghệ thuật . Đoạn trích "Chị em Thuý Kiều" được trích ở phần 1- Gặp gỡ và đính ước, trong Truyện Kiều . Đoạn trích đã tập trung miêu tả người bằng nghệ thuật đặc sắc và thành công nhất của tác giả.
Bút pháp tả người của Nguyễn Du trước hết là bút pháp ước lệ tượng trưng thường gặp trong thơ cổ điển. Tả về chị em Thuý Kiều tác giả bắt đầu từ cái chung:
“Đầu lòng hai ả tố nga
Thuý Kiều là chị em là Thuý Nga
Mai cốt cách tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười”
Đầu tiên tác giả giới thiệu gia đình họ Vương có hai cô con gái đầu lòng Thuý Kiều là chị Thuý Vân là em cả hai đều là những cô gái đẹp “Tố Nga” tác giả sử dụng hai hình ảnh ẩn dụ ước lệ tượng trưng “mai cốt cách tuyết tinh thần” để miêu tả vẻ đẹp của chị em Thuý Kiều họ mang vóc dáng thanh cao mảnh dẻ yểu diệu mềm mại như cây mai suy nghĩ tinh cảm tâm hồn trắng trong như tuyết cả hai đều đẹp mười phân vẹn mười nhưng mỗi người lại một vẻ . Tiếp đó tác giả miêu tả vẻ đẹp của Thuý Vân bằng các hình ảnh chọn lọc từ ngữ tiêu biểu :
“Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoang trang
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”
Câu thơ mở đầu giới thiệu khái quát đuợc nhân vật bằng 4 chữ “trang trọng khác vời" , nói lên vẻ đuyết, tính cách nghiêm trang đứng đắn .
Qua đó, Thuý Vân hiện lên là cô gái đoan trang phúc hậu. Chân dung Thuý Vân là chân dung mang tính cách, số phận. Vẻ đẹp của Thuý Vân tạo sự hoà hợp êm đềm với xung quanh “mây thua tuyết nhường” , nên nàng sẽ có một cuộc đời bình lặng suôn sẻ hạnh phúc .
Sau khi miêu tả vẻ đẹp của Thuý Vân tác giả miêu tả vẻ đẹp của Thuý Kiều. Nếu Thuý Vân được giới thiệu qua 4 câu với vẻ đẹp cộng phẩm chất thì Thuý Kiều được miêu tả qua 12 câu. Đây là nghệ thuật đòn bẩy làm nổi bật nhân vật chính của tác giả :
“Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn
Làn thu thuỷ nết xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh
Một mai nghiêng nước nghiêng thành
Sắc đành đòi một tài đành hoạ hai”
Cũng như lúc tả Vân, câu thơ đầu khái quát đặc điểm nhân vật. Kiều sắc sảo về trí tuệ, mặn mà về tâm hồn. Gợi tả vẻ đẹp của Kiều, tác giả vẫn dùng những hình ảnh ước lệ ẩn dụ “làn thu thuỷ nét xuân sơn”(nước mùa thu, núi mùa xuân). Nét vẽ của thi nhân thiên về gợi tả về vẻ đẹp của một giai nhân tuyệt thế. Điều đáng chú ý là khi hoạ bức chân dung Kiều, tác giả tập trung gợi tả vẻ đẹp đôi mắt, bởi đôi mắt thể hiện phần hình ảnh của tâm hồn và trí tuệ. “Làn thu thuỷ” gợi lên vẻ đẹp của đôi mắt trong sáng, long lanh, linh hoạt; “nét xuân sơn”gợi lên đôi lông mày thanh tú, mềm mại, tươi non trên gương mặt trẻ trung. Bằng hình ảnh nhân hoá “hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh”, tác giả làm nổi bật dung nhan của Kiều đằm thắm khiến hoa phải ghen, dáng trẻ trung đầy sức sống khiến liễu phải hờn. Nàng có vẻ đẹp làm say đắm, chinh phục lòng người qua điển tích điển cố “nghiêng nước nghiêng thành”. Nàng quả là một trang tuyệt thế giai nhân nhưng nàng không chỉ đẹp mà còn rất đa tài:
“Thông minh vốn sẵn tính trời
Pha nghề thi hoạ đủ mùi ca ngâm
Cung thương lầu bậc ngũ âm
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương
Khúc nhà tay lựa nên trương
Một thiên bạc mệnh lại càng lão nhân”
Nàng thông minh bẩm sinh, có tài làm thơ vẽ “pha nghề ca hát đủ mùi”, tài đàn “ăn đứt”, âm luật giỏi đến mức “làu bậc”, còn sáng tác nhạc “một thiên bạc mệnh”- chính là sự ghi lại tiếng lòng của một trái tim đa sắc đa cảm. Vẻ đẹp của Kiều là sự kết hợp giữa sắc tài và tình.
Chân dung Thuý Kiều cũng là chân dung mang tính cách số phận vẻ đẹp của nàng làm cho tạo hoá phải ghen ghét vẻ đẹp của nàng “hoa ghen liễu hờn” nên số phận của nàng sẽ éo le đau khổ.
Bốn câu thơ cuối Nguyễn Du giới thiệu về cuộc sống của chị em Thuý Kiều “tuy là khách hồng quần” đẹp thế lại “phong lưu rất mực”, đã tới tuần kập kê nhưng cả hai vẫn sông một cuộc đời êm đềm trong khuôn phép gia giáo:
“Êm đềm trướng dủ màn che
Tường đông ong bướm đi về mặc ai”
Đoạn thơ có âm điệu nhẹ nhàng tạo nên một cuộc sống yên vui êm ấm của những thiếu nữ phòng khuê.
k nhá
Có crush rồi , không còn FA , sorry !!!
#Bông#
Nói vs nó là: mày tả được thì tao cx tả đc
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã từng nói: “Mỗi đêm tôi nhìn trời đất để học về lòng bao dung, nhìn đường đi của kiến để biết về sự nhẫn nhục. Sông vẫn chảy đời sông. Suối vẫn chảy đời suối. Đời người cũng để sống và thả trôi đi những tị hiềm”. Đúng vậy, trong cuộc sống của chúng ta rất cần đến lòng bao dung của mọi người. Lòng bao dung là một phẩm chất, một truyền thống đáng quý của người Việt Nam. Lòng bao dung có ý nghĩa thiết thực trong đời sống, nhưng ngày nay không ít người thiếu đi tấm lòng bao dung ấy.
Vậy lòng bao dung là gì? Theo từ điển “bao dung là tôn trọng, chấp nhận và thấu hiểu sự khác biệt của người khác đối với mình trong phong tục tập quán, quan niệm sống, niềm tin và tôn giáo, chủng tộc và cách thức hành động, chấp nhận cho người khác làm những chuyện mà bản thân mình không tán thành trong một sự giới hạn nhất định để hướng họ tự giác đến sự tốt đẹp”. Bao dung khác với khoan dung. Khoan dung là đức tính rộng lượng, cảm thông cho hoàn cảnh của người khác và tha thứ cho lỗi lầm của họ nhưng khoan dung có thể không bao dung vì những điều họ không tôn trọng, không chấp nhận. Bao dung mang nghĩa rộng hơn khoan dung vì tôn trọng và chấp nhận sự khác biệt nên họ cũng dễ dàng thứ tha cho sai phạm của người khác.
Người có lòng bao dung là luôn sống bằng tình yêu thương, sự sẻ chia với mọi người, sẵn sàng tha thứ cho lỗi lầm, sai phạm của người khác. Điều đó được thể hiện rõ nét nhất trong pháp luật của nước Việt Nam có sự khoan hồng với tội phạm. Con người ta ai cũng có thể mắc sai lầm không lúc này thì lúc khác, ta chẳng biết được ngày mai nên hãy mở rộng tấm lòng bao dung khi họ biết sai, biết hối lỗi để họ có được cơ hội thay đổi và làm lại cuộc đời, hướng họ đến sự tốt đẹp.
Bao dung có ở mọi lúc mọi nơi trong mọi hoàn cảnh. Bao dung đối với người thân yêu trong gia đình, khi con cái mắc lỗi người làm cha làm mẹ luôn bao dung thứ tha cho lỗi lầm của con, chỉ lỗi sai và hướng cho con làm đúng. Thầy cô luôn bao dung cho sự nghịch ngợm, quậy phá của lũ nhỏ bởi “Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò”, sự bồng bột, hay vi phạm nội quy thầy cô luôn công minh xử phạt để hình thành và phát triển nhân cách đúng hướng cho học sinh. Bao dung là điều không thể thiếu trong tình yêu bởi đó là “điều tuyệt vời nhất của tình yêu. Nó tạo nên một người mạnh mẽ để có thể nói lời xin lỗi và một người mạnh mẽ hơn cả để có thể tha thứ.” Một người luôn hờn dỗi sẽ phải phải có một người bao dung cho tính cách của người ấy, một người có chút vô tâm thì một người phải hiểu và nói để họ sửa. “Sẽ không có tình yêu khi không có sự bao dung, sẽ không có sự tha thứ khi không có tình yêu đích thực”. Bao dung không phải là chỉ có khi bên nhau mà khi đã không còn là gì của nhau cũng cần bao dung tha thứ cho sai lầm của người đã từng thương, không oán trách, không đớn đau có được như vậy mới có thể bước tiến về phía trước bởi “Sự tha thứ không thể làm thay đổi quá khứ nhưng nó có thể mở rộng tương lai”.
Người có lòng bao dung sẽ ít khi gặp giông bão trong lòng, được sống trong sự thanh thản, nhẹ nhàng bởi chẳng bị cục thù hận đè nén. Người có lòng bao dung sẽ luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn ngay cả đối với người chẳng ưa gì ta, hay hiềm khích với ta nhưng chính tấm lòng bao dung ấy đã cảm hóa những ác cảm, để lại cho họ cái nhìn tốt đẹp về mình. Vì có bao dung nên ta có nhiều mối quan hệ tốt đẹp, được mọi người kính trọng và nể phục. Khi ta gặp khó khăn họ sẵn sàng giúp đỡ như khi mình đã giúp họ. Có bao dung mới hướng ta đến cái đẹp chân, thiện, mĩ trong cuộc sống.
Tuy nhiên, trong xã hội ngày lòng bao dung bị giá trị của đồng tiền và lối sống thực dung bào mòn và thế chỗ. Con người ta sống ích kỉ, nhỏ nhen, vô cảm hơn khi thấy người khác gặp nạn vẫn ngó mắt làm ngơ vì sợ “Mua dây buộc mình”, im lặng chấp nhận giương mắt nhìn kẻ xấu làm việc xấu mà không tố giác, hay đơn giản là kì thị với người khác vùng miền đặc biệt là người Thanh Hóa. Một số người trong xã hội họ không có thiện cảm với người Thanh Hóa chỉ vì một vài thành phần chưa tốt, ở đâu cũng có người xấu người tốt chẳng riêng đất Thanh Hóa nên đừng phân biệt đối xử bởi chúng ta cùng là người Việt Nam, cùng chung sống trên dải đất hình chữ S yêu thương.
Người không có lòng bao dung sẽ khó có thể được hạnh phúc bởi vị kỷ cá nhân luôn trú ngụ không có lối cho bao dung tồn tại. Điều đó ảnh hưởng không tốt đến cuộc sống, nếu trong một xã hội toàn những con người như vậy thì xã hội ấy sớm muộn cũng bị hủy diệt.
Như vậy, lòng bao dung là điều xưa nay con người ta luôn hướng tới, nó thể hiện tinh thần tốt đẹp và lòng nhân ái của người Việt. Trong bất kì một xã hội nào, cộng đồng nào, thời kì nào, môi trường nào cũng cần có những tấm lòng bao dung để cuộc sống này trở nên nhân văn hướng đến giá trị của cái đẹp, cái thiện đẩy lùi cái ác, cái xấu.
Chúc bn hok tốt~~
Chiến trang mang đến vô vàn những tổn thất và nỗi đau cho những bên tham chiến, đặc biệt chính là nỗi đau cho những người dân vô tội. Thật vậy, dù chiến tranh đã kết thúc trên mảnh đất VN được gần 100 năm nay nhưng nỗi đau mà nó để lại cho người dân VN vẫn vô cùng lớn. Đầu tiên, chiến tranh gây tổn thất cho cơ sở vật chất, phá hoại cảnh quan môi trường và là gánh nặng tài chính cho mỗi quốc gia. Ví dụ, trong thế chiến thứ nhất, tổn thất mà bên thua trận chuốc lấy đó là hàng trăm nghìn tỷ USD đầu tư cho chạy đua vũ trang, hàng trăm công trình công cộng bị phá hủy. Thậm chí là bên thắng cuộc thì cũng đã phải chịu tổn thất kinh tế vô cùng khổng lồ. Thứ hai, chiến tranh gây ra sự chia cắt gia đình, chia cắt người thân vô cùng đau xót. Trong những cuộc chiến, chúng ta đã từng chứng kiến biết bao cuộc chia tay tiễn con đi lính của những người mẹ VN anh hùng, cuộc chia tay tiễn chồng ra trận của những người phụ nữ thủy chung son sắt, của những đứa con tiễn cha chúng ra trận. Chiến tranh chia cắt gia đình nhưng những người lính vẫn phải lên đường vì tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc. Thứ ba, chiến tranh đem đến nỗi đau mất người thân không có gì xoa dịu nổi. Chắc hẳn chúng ta đã từng nghe đến câu chuyện bà mẹ VN anh hùng tiễn chồng và 8 người con đi lính đã hy sinh cả 9 người. Nỗi đau ấy có ai thấu hiểu và gánh vác nổi đây? Những người thân của họ mãi mãi chẳng thể trở về được nữa, thậm chí có những đứa con còn chưa kịp nhận mặt ba, có những người lính còn chưa kịp về báo hiếu cha mẹ thì đã hy sinh mất rồi. Tồi tệ hơn, có những người lính sống sót trở về nhưng lại mang trên mình những khuyết tật cơ thể của mảnh đạn mà đau đớn vô cùng mỗi mùa đông đến. Và rồi, những người dân bình thường khác còn phải hứng chịu chất độc màu da cam dioxin do đế quốc Mỹ trải xuống rừng VN. Hậu quả là bao nhiêu thế hệ người VN chịu những khuyết tật, dị dạng về hình thể, về trí tuệ và cả con cháu sau này của họ nữa. Cứ như vậy mà chất lượng nòi giống của người VN bị suy giảm nghiêm trọng. Tóm lại, nỗi đau mà chiến tranh đem đến cho con người là vô cùng nhiều, vì vậy, mỗi người chúng ta đều cần chung tay đẩy lùi chiến tranh phi nghĩa trên khắp thế giới.
Áo dài là một loại trang phục cách tân từ áo Ngũ thân của Việt Nam, mặc cùng với quần dài, che thân từ cổ đến hoặc quá đầu gối và dành cho cả nam lẫn nữ nhưng hiện nay thường được biết đến nhiều hơn với tư cách là trang phục nữ. Áo dài thường được mặc vào các dịp lễ hội, trình diễn; hoặc tại những môi trường đòi hỏi sự trang trọng, lịch sự; hoặc là đồng phục nữ sinh tại trường trung học phổ thông hay đại học; hay đại diện cho trang phục quốc gia trong các quan hệ quốc tế. Các người đẹp Việt Nam hầu hết đều chọn áo dài cho phần thi trang phục dân tộc tại các cuộc thi sắc đẹp quốc tế
Chiếc nón là hình ảnh gắn bó quen thuộc của người phụ nữ Việt Nam. Bên cạnh áo dài, nón lá được xem là "linh hồn" của người phụ nữ Việt, là vật bất ly thân của họ trong xã hội xưa. Chiếc nón lá, giản dị và mộc mạc, che mưa che nắng cho người con gái trong lúc làm đồng áng, cũng làm tôn thêm vẻ đẹp duyên dáng đằm thắm của họ. Ở nước ta, mỗi địa phương đều có một chiếc nón đặc trưng: nón ngựa hay nón Gò Găng (Bình Định), nón quai thao (miền Bắc Việt Nam), nón bài thơ (Huế). Ngày nay, bên cạnh các loại đồ dùng khác đa dạng và tiện dụng hơn, nón lá vẫn đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống và tinh thần con người Việt.