Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Giữa cuộc sống xô bồ, hối hả, nhất là những diễn biến phức tạp của tình hình hiện nay do viruss COVID 19 gây ra ảnh hưởng đến sức khỏe , kinh tế của nước ta và toàn thế giới. Với tốc độ lây lan khủng khiếp, dịch bệnh COVID 19 là tình trạng chung của nhiều nước. Đó cũng là lúc mà những " Siêu anh hùng thầm lặng" xuất hiện. Họ là những người bác sĩ, những chiến sĩ công an, bồ đội .... đag ngày đêm thúc trực 24/24 để sẵn sàng ứng phó vs dịch bệnh. Không quản khó khăn, hiểm trở họ vẫn đều đặn làm việc. Nhìn hình ảnh những chiến sĩ công an, những chú bồ đội nhường chỗ ngủ cho người dân lòng tôi lại cảm thấy biết ơn họ vô bờ. Nhưng người làm việc mệt nhọc nhất vẫn là những y bác sĩ, những điều dưỡng viên đang cố gắng để cứu nhưng người bị nhiễm. Họ là những con người tận chung vì dân vì nước mà quên mình. Tôi thầm cảm ơn nhưng " Anh hùng" , những người đang nỗ lực để ngăn chặn dịch bệnh. Để góp 1 phần mình vào đó, tôi nghĩ chúng ta hãy nên chung tay cùng họ " Chống giặc Covid" để lại có thể sống trong bầu không khí trong lành. Tôi đã và đang làm, còn bạn thì sao?
Chúc bạn học tốt!
2. đây là baiif văn có nhiều kỉ niệm nha bạn. Bạn tham khảo và chọn kỉ niệm mình thích nhất nhé!
Trong cuộc sống của mình, tôi có những kỉ niệm thật ý nghĩa và rất khó phai. Ngày đầu tiên đi học là một ngày như thế.
Tôi còn nhớ rất rõ cảm giác hồi hộp, lo âu của đêm trước ngày đến lớp. Mẹ đã cẩn thận sắp sẵn sách vở vào cặp cho tôi vậy mà tôi vẫn băn khoăn lấy ra đếm lại. Một cuốn vở, hai cuốn vở… sách tập đọc, sách toán… bút chì, bút mực… "ơ mẹ ơi! Thước ê-ke của con đâu mẹ?". Tim tôi thót lên! Trời ơi, nếu tôi không kiểm tra lại thì ngày mai đến lớp có phải sẽ bị thiếu không! Nhưng mẹ lại mỉm cười nhìn tôi rất ngộ: "Các con đâu đã dùng đến thước ê-ke!". Rồi như sợ tôi lo lắng quá, mẹ nói thêm: "Hôm trước cô không dặn đâu. Cặp con đã nặng lắm rồi, không nên cho thêm con ạ”. Rồi mẹ ôm tôi vào lòng đưa tôi đi ngủ. Nằm trong vòng tay âu yếm của mẹ, tôi vẫn không nén được những trằn trọc, tôi gỡ tay mẹ rồi xoay ngang xoay dọc hồi lâu mới ngủ được…
Sáng hôm ấy, một buổi sáng mùa thu trong xanh và dịu mát. Mẹ đèo tôi trên chiếc xe đạp người vẫn dùng đi làm hàng ngày. Khác với mọi hôm, sớm nay, mẹ đi rất chậm và ít nói. Dường như mẹ đang đợi tôi hỏi điều gì. Xung quanh tôi thì ồn ào đến lạ. Từng nhóm học sinh lớn nắm tay nhau cười nói vui vẻ. Dọc đường đến trường, có hàng chục nhóm.học sinh như vậy. Duy chỉ bầu trời vẫn mênh mang lặng im. Gió thổi rất nhẹ, mơn man trên những sợi tóc tơ của tôi. Hàng cây hai bên đường lao xao, chúng dường như xanh hơn mọi ngày thì phải. Chiếc xe càng đến gần trường, tim tôi càng đập mạnh. Sự im lặng của mẹ khiến tôi phải rụt rè hỏi rất ngây ngô: "Mẹ, vậy đến trưa con có được về không?". Mẹ đáp: "Có chứ con. Con học với cô giáo và các bạn một lát buổi sáng thôi, đến trưa, mẹ lại đón con về với bố mẹ". "Vậy… vậy… có giáo con có ghê không mẹ? Lại toàn các bạn mới, các bạn ấy có bắt nạt con không…?". Tôi gần như suýt khóc khi bật lên câu hỏi ấy: Tôi đã nghĩ về nó suốt đêm qua. Mẹ lại dịu dàng đáp: "Không đâu con. Cô giáo con rất hiền và xinh nữa. Cô sẽ dạy con những điều mà mẹ không thể dạy được. Các bạn con cũng đáng yêu như con vậy. Các bạn ấy sẽ trở thành những người bạn tốt của con, giống như cô Thuỷ với mẹ hay chú Đức và bố ấy". Tôi đã an tâm hơn và vòng tay ôm lấy người mẹ…
Cổng trường tiểu học hiện ra trước mắt tôi lộng lẫy và trang nghiêm quá. Cánh cổng to rộng đã được mở ra; phía trên cổng là những lá cờ rực rỡ sắc màu gió thổi tung bay vô cùng đẹp mắt. Trong sân trường, đông đảo học sinh, giáo viên đang trò chuyện sôi nổi. Chậm rãi theo bước chân mẹ vào sân trường, tôi thấy mình bé nhỏ và đơn độc quá. Nhưng mọi người chẳng ai để ý đến tôi, và gương mặt ai cũng hớn hở. Bất chợt, giọng mẹ vang lên rất nhẹ:
Em chào cô giáo ạ!
Tôi giật mình nhìn lên: Cô giáo chủ nhiệm của tôi mặc áo dài trắng đang tươi cười nhìn mẹ và tôi. Cô đáp:
Tôi chào chị và cháu. Chị cho tôi đón cháu vào lớp.
Mẹ đẩy nhẹ tôi về phía cô rồi nói:
Gia đình rất mong cô giúp đỡ cháu, cháu nhút nhát lắm!
Rồi quay sang tôi, mẹ mỉm cười:
Con phải nghe lời cô giáo và học hành chăm chỉ nhé!
Nói rồi mẹ chào cô giáo quay về. Trong khoảnh khắc, tôi như thấy thời gian ngưng đọng lại, mẹ cứ xa tôi dần… Nhưng giọng cô giáo ấm áp, dịu dàng vang lên khiến tôi bình tĩnh lại: "Cô đưa Trung vào lớp nhé!". Theo chân cô, tôi bước vào lớp học, lớp đã gần như kín hết chỗ ngồi, những gương mặt ngơ ngác, ngại ngùng, lo lắng… cùng quay về phía tôi. Cô đưa tôi vào một bàn gần bục giảng, ở đó đã có một cô bé xinh xắn, lém lỉnh ngồi sẵn.
Cô trở về bàn giáo viên rồi nói với cả lớp:
Hôm nay là buổi học đầu tiên của các em. Cô hi vọng các em sẽ chăm chỉ học tập đế bố mẹ và cô vui lòng. Các em có đồng ý không?
Tiếng "có" vang lên yếu ớt và lẻ tẻ. Cô mỉm cười rất dịu dàng. Tôi còn nhớ, hôm ấy chúng tôi học bài Tập đọc "ò ó o". Tiếng cô giáo thật dịu dàng, tóc cô thật dài và áo cô thật đẹp. Tiếng "ò ó o" thỉnh thoảng lại vang lên từ một bạn nào đó rất ngộ. Suốt giờ ra chơi, đám học sinh chúng tôi làm quen với nhau bằng tiếng gà gáy nhộn nhịp ấy. Cô bạn ngồi cạnh tôi rất bạo dạn, bạn ấy luôn miệng bình luận "tiếng gáy” của các bạn trong lớp rồi kết luận:
Người gáy hay nhất là ấy đấy!
Sau giờ Tập đọc là giờ học Toán. Tôi đã được mẹ dạy đếm từ trước nên tiết học đầu tiên khá dễ dàng. Tôi còn dạy cô bạn cùng bàn cách dùng que tính nữa, bạn ấy không có que tính mà.
Buổi học đầu tiên không đáng sợ như tôi tưởng tượng. Lúc mẹ đến đón tôi vẫn ngỡ ngàng vì phải chào cô giáo và các bạn. Nhìn gương mặt tôi hớn hở, mẹ rất vui. Suốt dọc đường về và cả ngày hôm đó, tôi ríu rít kể cho mẹ nghe về tiếng "ò ó o" của lớp và cô bạn cùng bàn…
Buổi học đầu tiên trong đời tôi đã qua đi nhưng vẫn còn đó những dư âm trong trẻo, tươi vui và xúc động. Tôi không thể quên được hình ảnh của mẹ, hình ảnh của cô, của những người bạn học đầu tiên trong đời và bài học đầu đời đáng yêu của mình.
đây là baiif văn có nhiều kỉ niệm nha bạn. Bạn tham khảo và chọn kỉ niệm mình thích nhất nhé!
Trong cuộc sống của mình, tôi có những kỉ niệm thật ý nghĩa và rất khó phai. Ngày đầu tiên đi học là một ngày như thế.
Tôi còn nhớ rất rõ cảm giác hồi hộp, lo âu của đêm trước ngày đến lớp. Mẹ đã cẩn thận sắp sẵn sách vở vào cặp cho tôi vậy mà tôi vẫn băn khoăn lấy ra đếm lại. Một cuốn vở, hai cuốn vở… sách tập đọc, sách toán… bút chì, bút mực… "ơ mẹ ơi! Thước ê-ke của con đâu mẹ?". Tim tôi thót lên! Trời ơi, nếu tôi không kiểm tra lại thì ngày mai đến lớp có phải sẽ bị thiếu không! Nhưng mẹ lại mỉm cười nhìn tôi rất ngộ: "Các con đâu đã dùng đến thước ê-ke!". Rồi như sợ tôi lo lắng quá, mẹ nói thêm: "Hôm trước cô không dặn đâu. Cặp con đã nặng lắm rồi, không nên cho thêm con ạ”. Rồi mẹ ôm tôi vào lòng đưa tôi đi ngủ. Nằm trong vòng tay âu yếm của mẹ, tôi vẫn không nén được những trằn trọc, tôi gỡ tay mẹ rồi xoay ngang xoay dọc hồi lâu mới ngủ được…
Sáng hôm ấy, một buổi sáng mùa thu trong xanh và dịu mát. Mẹ đèo tôi trên chiếc xe đạp người vẫn dùng đi làm hàng ngày. Khác với mọi hôm, sớm nay, mẹ đi rất chậm và ít nói. Dường như mẹ đang đợi tôi hỏi điều gì. Xung quanh tôi thì ồn ào đến lạ. Từng nhóm học sinh lớn nắm tay nhau cười nói vui vẻ. Dọc đường đến trường, có hàng chục nhóm.học sinh như vậy. Duy chỉ bầu trời vẫn mênh mang lặng im. Gió thổi rất nhẹ, mơn man trên những sợi tóc tơ của tôi. Hàng cây hai bên đường lao xao, chúng dường như xanh hơn mọi ngày thì phải. Chiếc xe càng đến gần trường, tim tôi càng đập mạnh. Sự im lặng của mẹ khiến tôi phải rụt rè hỏi rất ngây ngô: "Mẹ, vậy đến trưa con có được về không?". Mẹ đáp: "Có chứ con. Con học với cô giáo và các bạn một lát buổi sáng thôi, đến trưa, mẹ lại đón con về với bố mẹ". "Vậy… vậy… có giáo con có ghê không mẹ? Lại toàn các bạn mới, các bạn ấy có bắt nạt con không…?". Tôi gần như suýt khóc khi bật lên câu hỏi ấy: Tôi đã nghĩ về nó suốt đêm qua. Mẹ lại dịu dàng đáp: "Không đâu con. Cô giáo con rất hiền và xinh nữa. Cô sẽ dạy con những điều mà mẹ không thể dạy được. Các bạn con cũng đáng yêu như con vậy. Các bạn ấy sẽ trở thành những người bạn tốt của con, giống như cô Thuỷ với mẹ hay chú Đức và bố ấy". Tôi đã an tâm hơn và vòng tay ôm lấy người mẹ…
Cổng trường tiểu học hiện ra trước mắt tôi lộng lẫy và trang nghiêm quá. Cánh cổng to rộng đã được mở ra; phía trên cổng là những lá cờ rực rỡ sắc màu gió thổi tung bay vô cùng đẹp mắt. Trong sân trường, đông đảo học sinh, giáo viên đang trò chuyện sôi nổi. Chậm rãi theo bước chân mẹ vào sân trường, tôi thấy mình bé nhỏ và đơn độc quá. Nhưng mọi người chẳng ai để ý đến tôi, và gương mặt ai cũng hớn hở. Bất chợt, giọng mẹ vang lên rất nhẹ:
Em chào cô giáo ạ!
Tôi giật mình nhìn lên: Cô giáo chủ nhiệm của tôi mặc áo dài trắng đang tươi cười nhìn mẹ và tôi. Cô đáp:
Tôi chào chị và cháu. Chị cho tôi đón cháu vào lớp.
Mẹ đẩy nhẹ tôi về phía cô rồi nói:
Gia đình rất mong cô giúp đỡ cháu, cháu nhút nhát lắm!
Rồi quay sang tôi, mẹ mỉm cười:
Con phải nghe lời cô giáo và học hành chăm chỉ nhé!
Nói rồi mẹ chào cô giáo quay về. Trong khoảnh khắc, tôi như thấy thời gian ngưng đọng lại, mẹ cứ xa tôi dần… Nhưng giọng cô giáo ấm áp, dịu dàng vang lên khiến tôi bình tĩnh lại: "Cô đưa Trung vào lớp nhé!". Theo chân cô, tôi bước vào lớp học, lớp đã gần như kín hết chỗ ngồi, những gương mặt ngơ ngác, ngại ngùng, lo lắng… cùng quay về phía tôi. Cô đưa tôi vào một bàn gần bục giảng, ở đó đã có một cô bé xinh xắn, lém lỉnh ngồi sẵn.
Cô trở về bàn giáo viên rồi nói với cả lớp:
Hôm nay là buổi học đầu tiên của các em. Cô hi vọng các em sẽ chăm chỉ học tập đế bố mẹ và cô vui lòng. Các em có đồng ý không?
Tiếng "có" vang lên yếu ớt và lẻ tẻ. Cô mỉm cười rất dịu dàng. Tôi còn nhớ, hôm ấy chúng tôi học bài Tập đọc "ò ó o". Tiếng cô giáo thật dịu dàng, tóc cô thật dài và áo cô thật đẹp. Tiếng "ò ó o" thỉnh thoảng lại vang lên từ một bạn nào đó rất ngộ. Suốt giờ ra chơi, đám học sinh chúng tôi làm quen với nhau bằng tiếng gà gáy nhộn nhịp ấy. Cô bạn ngồi cạnh tôi rất bạo dạn, bạn ấy luôn miệng bình luận "tiếng gáy” của các bạn trong lớp rồi kết luận:
Người gáy hay nhất là ấy đấy!
Sau giờ Tập đọc là giờ học Toán. Tôi đã được mẹ dạy đếm từ trước nên tiết học đầu tiên khá dễ dàng. Tôi còn dạy cô bạn cùng bàn cách dùng que tính nữa, bạn ấy không có que tính mà.
Buổi học đầu tiên không đáng sợ như tôi tưởng tượng. Lúc mẹ đến đón tôi vẫn ngỡ ngàng vì phải chào cô giáo và các bạn. Nhìn gương mặt tôi hớn hở, mẹ rất vui. Suốt dọc đường về và cả ngày hôm đó, tôi ríu rít kể cho mẹ nghe về tiếng "ò ó o" của lớp và cô bạn cùng bàn…
Buổi học đầu tiên trong đời tôi đã qua đi nhưng vẫn còn đó những dư âm trong trẻo, tươi vui và xúc động. Tôi không thể quên được hình ảnh của mẹ, hình ảnh của cô, của những người bạn học đầu tiên trong đời và bài học đầu đời đáng yêu của mình.
Con người và động vật trên trái đất cần cuộc sống tốt đẹp và dĩ nhiên mẹ thiên nhiên đã ban tặng cho con người về tài nguyên, không khí,.....Nhưng con người chúng ta không biết coi trọng nó, không biết giữ gìn nó.Môi trường sống của chúng ta đang bị ô nhiễm rất nặng. Nó có một phần lớn là do con người. Ô nhiễm môi trường đất. Môi trường đất là nơi trú ngụ của con người và hầu hết các sinh vật cạn. Đất là một nguồn tài nguyên quý giá, con người sử dụng tài nguyên đất vào hoạt động sản xuất nông nghiệp để đảm bảo nguồn cung cấp lương thực thực phẩm cho con người. Nhưng với nhịp độ gia tăng dân số và tốc độ phát triển công nghiệp và hoạt động đô thị hoá như hiện nay thì diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp, chất lượng đất ngày càng bị suy thoái. Vì vậy, con người đang phải gánh chịu hậu quả mình gây ra. Con người phá rừng, làm ô nhiễm nguồn nước,......Đó là lỗi do con người gây nên và đương nhiên điều đó con người phải chịu hết toàn bộ lỗi lầm của mình.
Chúc bạn học tốt!
Nông thôn Việt Nam nói chung và địa phương em nói riêng là nơi sinh sống chủ yếu là nông dân, là vùng sản xuất nông nghiệp là chính. Tuy nhiên trong những năm qua, kinh tế địa phương tôi tương đối phát triển mạnh nhờ sản xuất đa ngành, từ một địa phương thuần nông nay xuất hiện nhiều ngành nghề như làm bún truyền thống, nuôi trâu bò, nuôi lợn, nuôi gà,trồng hoa màu, một số hoạt động kinh doanh dịch vụ cũng xuất hiện…nhờ đó đã làm cho đời sống kinh tế của người dân địa phương tôi có những bước phát triển mới. Cùng với sự phát triển đó thì đời sống bà con địa phương được nâng lên. Các hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra sôi nổi; nhà nhà làm kinh tế, người người làm kinh tế. Công ăn việc làm ở địa phương cơ bản được giải quyết. Tình trạng nông nhàn sinh ra các tệ nạn xã hội như rượu chè, cờ bạc hầu như không đáng kể. Các hộ nghèo giảm hẳn. Nhà của của bà con được xây dựng khang trang kiên cố. Đường xá được bê tông hóa nên giao thông đi lại rất thuận tiện. Ai đi xa lâu ngày khi trở về quê đều không khỏi ngỡ ngàng trước sự thay đổi lớn của địa phương. Tuy nhiên, từ đó cũng nảy sinh vấn đề xã hội nan giải là ô nhiễm môi trường. Địa phương tôi cũng phải sống trong cảnh môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng từ nước thải chuồn trại gia súc không đảm bảo, nước thải sản xuất bún , sản xuất nông nghiệp, rác thải sinh hoạt…
Nghiên cứu tác động của ô nhiễm môi trường đến môi trường xã hội địa phương, tìm ra hướng giải quyết cho vấn đề này là công việc hết sức cấp bách nhằm ổn định xã hội về phát triển kinh tế, bảo vệ sức khỏe cho bà con, phòng chống các bệnh về hô hấp, tiêu hóa, đặc biệt là các bệnh dịch có sức lây lan nhanh như xuất huyết, tiêu chảy cấp…qua đó nâng cao chất lượng cuộc sống từ vật chất đến tinh thần cho bà con địa phương, xây dựng nếp sống làng xã ngày một văn minh hơn.
Viết một đoạn văn ngắn khoảng 5-7 câu nêu cảm nhận về người anh hùng dân tộc nguyễn tryng trực?
Để đem đến cho phụ huynh, học sinh một buổi tựu trường đầy ý nghĩa, Ban Giám hiệu các trường cùng các giáo viên đã có những sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Đối với cấp học mầm non mặc dù không tổ chức dạy học trực tuyến nhưng để buổi khai giảng trở thành ngày hội của các bé, từ nhiều ngày trước, Trường mầm non Liên Bạt, huyện Ứng Hòa đã xây dựng kế hoạch chuẩn bị cho công tác khai giảng. Nhà trường triển khai gửi thư ngỏ đến phụ huynh thông báo về ngày khai giảng trực tuyến, làm video giới thiệu về nhà trường, cán bộ giáo viên nhân viên nhà trường, một số hoạt động hình ảnh của nhà trường năm học trước, mỗi lớp làm một video giới thiệu về cô giáo, về học sinh và các hoạt động của lớp trình chiếu qua Zalo của lớp sau lễ khai giảng chung toàn Thành phố. Những hoạt động đó đã giúp các em mầm non có một ngày hội vui, ý nghĩa.
Bà Đỗ Thị Hòa, Hiệu trưởng Trường mầm non Liên Bạt chia sẻ: “Ngày hội đến trường của bé là ngày vui đặc biệt, cô và trò được mặc đồng phục, các bé được làm quen với những người bạn mới. Mùa khai giảng năm nay tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, các em học sinh mầm non chưa thể đến trường nhưng để mang lại cho các con một ngày hội thật ý nghĩa với nhiều kỷ niệm đáng yêu, các cô đã ghi lại những hình ảnh của năm học trước để các con được làm quen với trường, lớp hy vọng mang đến cho các con không khí tươi vui, phấn khởi và nhiều năng lượng tích cực cho năm học mới”.
Tương tự, để công tác dạy và học được diễn ra thuận lợi, đạt kết quả, những ngày vừa qua cô giáo Nguyễn Thị Kim Lan (Trường THCS Phúc Diễn, quận Bắc Từ Liêm) đã chuẩn bị đầy đủ từ nội dung kịch bản đến các thiết bị hỗ trợ cho việc khai giảng, dạy học. Đã từng đón rất nhiều buổi Lễ khai giảng nhưng năm nay là lần đầu tiên cô có một ngày Lễ thực sự đặc biệt.
“Năm nay, chúng ta sẽ bắt đầu năm học mới một cách đặc biệt hơn. Tôi chưa bao giờ dự khai giảng ngay tại phòng làm việc của mình, cô và trò chỉ gặp nhau qua màn hình máy tính. Mặc dù vậy chúng tôi đều có những trải nghiệm đáng nhớ, in dấu một buổi Lễ khai giảng đặc biệt trong ký ức của mình. Việc giảng dạy online có nhiều vất vả nhưng bản thân tôi lúc nào cũng mong muốn có thể mang đến cho các em nhiều kiến thức, niềm vui khi đến trường. Vì vậy, tôi cùng các thầy cô trong trường đã chuẩn bị thật kỹ lưỡng, chu đáo, trao đổi với phụ huynh và học sinh để các em yên tâm khi tham gia học trực tuyến”, cô giáo Kim Lan xúc động chia sẻ.
Thời gian như một bản nhạc không lời lặng lẽ. Nó đến rồi đi để lại trong ta những kí ức, những kỉ niệm mãi không nguôi. Nó cũng để lại trong tôi một khoảng trống, một nỗi niềm mà chẳng ai có thể lấp đầy. Tôi vẫn còn nhớ như in kỉ niệm đó - kỉ niệm về một tiết học văn. Tôi như đang trong một giấc mơ trở về năm ấy- về tiết học đáng nhớ ấy. Cô giáo chầm chậm bước vào lớp với khuôn mặt tươi cười như hàng ngày, nhưng trong mắt cô thoáng một nỗi buồn “ Cô sao vậy nhỉ?”. Tôi tự hỏi, trong lòng thoáng chút lo lắng. Nụ cười của cô hôm nay thật khác lạ, vẫn là nụ cười đấy nhưng chất chứa hàng ngàn nỗi niềm khó tả. Cô nhìn quanh lớp rồi cất giọng “ Các em, cô có một chuyện rất muốn nói”. Tất cả lớp đều im lặng nhìn cô: “Đây sẽ là buổi học cuối cùng cô dạy các em. Cô sắp chuyển vào Miền Nam công tác. Cô mong giờ học này các em học thật tốt nhé!” Rất nhanh sau đó cô vào bài giảng. Cả lớp tôi sững sờ, mọi người bất ngờ tới nỗi chẳng nói thành lời.- Tại sao cô lại chuyển đi? Chắc tại lớp tôi hư làm cô buồn? Bao câu hỏi quay cuồng trong tâm trí tôi. Lòng tự nhủ lòng “ Mình phải thật ngoan trong ngày hôm nay, vì biết đâu sẽ chẳng còn ngày nào được nghe lại giọng giảng, nét chữ thân quen này nữa”. Điều đó thật đáng sợ !Trên bảng, từng nét chữ thân quen của cô hiện lên : “ Buổi học cuối cùng” của An- phông xơ Đô- đê. Lớp tôi, ai nấy đều im lặng. Giọng cô trầm trầm cất lên giữa khoảng không lặng thinh, đưa tất cả chúng tôi về với miền An – dát bình yên, tươi đẹp, về cậu bé Phrăng với những chiều đi chơi, thả diều, về người thầy đáng kính Ha – men với buổi học cuối cùng. Chúng tôi cứ thế lắng nghe, tự hỏi câu chuyện đó sao giống câu chuyện của chúng tôi đến vậy. Khi phân tích tâm trạng của cậu bé Phrăng, giọng cô trầm bổng như từng cung bậc cảm xúc của cậu bé vùng An – Dát này khiến tôi và tất cả lớp như muốn trào nước mắt. Rồi khi giảng đến lời nói của thầy Ha- men về tiếng nói dân tộc, giọng cô lại xúc động đến nghẹn ngào khiến chúng tôi càng thêm thấm thía về giá trị của tiếng mẹ đẻ. Những dòng chữ thân thuộc cô viết lên bảng kết hợp với lời giảng, lời bình thật hay và thấm thía. Được cô động viên khích lệ, cả lớp càng thêm hào hứng, hăng hái phát biểu, thảo luận xây dựng bài cứ ngỡ như cô sẽ chẳng bao giờ rời đi, sẽ vẫn ngày ngày được gặp cô và nghe lời cô giảng... Tiếng trống vang lên hết tiết. Cả lớp như bừng tỉnh. Mọi người nhốn nháo và ai nấy bật lên tiếng khóc. Cô gượng cười bảo: “ Cô rất vui khi đã được dạy lớp mình, hãy nhớ về cô với những hồi ức đẹp nhé”. Chỉ nghe đến thế thôi, cả lớp tôi đã oà khóc. Cô cứ thế mà đi sao, hệt như trong văn bản ấy sao?. Chúng tôi nhìn theo dáng cô khuất dần, lòng tự hỏi: Cô ơi! Biết bao giờ chúng em lại được gặp cô, được nghe cô giảng bài. Chúng em biết tuy đi xa cô vẫn luôn nhớ đến chúng em, đến tiết học này - một kỉ nệm giữa thầy và chúng em. Đối với chúng em đó sẽ là một tiết học đáng nhớ suốt cuộc đời.
Dân tộc Việt Nam ta có rất nhiều phẩm chất tốt đẹp được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, và một trong số đó là đức tính trung thực. Vậy “tính trung thực” là gì? “Trung thực” nghĩa là ngay thẳng, thật thà, nói đúng sự thật, không làm sai lệch sự thật. Đức tính trung thực được thể hiện qua cách sống ngay thẳng, thật thà, dám nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm. Trong cuộc sống, người có đức tính trung thực luôn tôn trọng sự thật, chân lý và lẽ phải. Riêng trong học tập, những biểu hiện của đức tính trung thực là các bạn học sinh không quay học, không mang tài liệu trong giờ thi, giờ kiểm tra. Trung thực là đức tính cần thiết và quý báu của mỗi người. Nó mang đến một xã hội công bằng và có sự tin tưởng giữa con người với nhau. Người trung thực luôn nhận được sự tin yêu và kính trọng của mọi người. Ngày nay, tính trung thực lại càng cần thiết hơn vì đức tính này sẽ giúp chúng ta trở thành những con người tốt, được người khác tin tưởng, như lời Bác Hồ đã từng dạy: “Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”.
Mình chỉ gi được ít vì mình mới học lớp 4
Trong mùa dịch này xã em khuyên cáo ''ai ở đâu ở đó '' em cảm thấy rất buồn khi ở nhà. Nhưng em đã vượt lỗi buồn bằng cách vẽ về các y bác sĩ đã quên thân mình vì dất nước hi sinh . Em ủng hộ về điều đó vì năm ngoái em đã được cô mĩ thuật đã đóng khung và treo tranh của em . Em mong các y bác sĩ sớm thắng đại dịch.
Bạn tham khảo:
Tạm đóng cửa trường học là một phần trong hàng loạt biện pháp cần thiết và đúng đắn nhằm ngăn chặn đại dịch Covid-19 và bảo vệ sức khoẻ học sinh trong bối cảnh bệnh dịch diễn biến phức tạp.
Nhưng để nghỉ học mà không gián đoạn quá trình học, chúng ta có thể tổ chức học trực tuyến (online) cho các học sinh, bao gồm học trên truyền hình, học bằng ứng dụng và nền tảng web qua Internet.
Hiện các đài truyền hình đã sản xuất và phát sóng chương trình dạy học các lớp bậc phổ thông, nhiều trường học đã thực hiện dạy học trực tuyến qua Internet và thị trường dạy thêm học thêm cũng trở nên sôi động.
Tuy nhiên,hiện có nhiều người cổ xuý coi giáo dục trực tuyến là chìa khoá vạn năng, học trực tuyến hoàn toàn có thể thay thế phương pháp truyền thống thì tôi băn khoăn.
Bài viết này chỉ phân tích sự bất khả thi của việc triển khai học trực tuyến đại trà tại thời điểm hiện tại và Bộ Giáo dục đã đúng khi tiếp cận rất dè dặt và cẩn trọng trong những chỉ đạo học trực tuyến.
Sự bất khả thi này đến từ nhiều nguyên nhân: chương trình học hiện tại không được thiết kế để học trực tuyến nếu thực hiện phải cắt bỏ hết và chỉ còn phần lõi rất nhỏ của chương trình; nền tảng công nghệ thông tin; quá trình số hoá tài liệu đề cương gần như chưa được thực hiện trước khi đại dịch xảy ra và nếu có thì cũng chưa qua bất kì kiểm định nào; các trường học chưa thể chuẩn bị đủ nhân lực và vật lực để triển khai hàng loạt; chưa có nghiên cứu về tác động của học trực tuyến đối với sức khoẻ thể chất và tinh thần đối với trẻ em Việt Nam, các phương án tài chính năm học v.v…
Khi bàn về chính sách, một tiêu chí vô cùng quan trọng đó là sự sẵn sàng. Các nguyên nhân nói trên chủ yếu là sự sẵn sàng của phía cung cấp dịch vụ tức là các tổ chức giáo dục và ở đây là sự sẵn sàng của người sử dụng dịch vụ cụ thể là học sinh và cha mẹ học sinh.
Sự sẵn sàng của người sử dụng dịch vụ bao gồm những gì? Đó là nhận thức của phụ huynh và học sinh về học trực tuyến, là khả năng làm chủ các công cụ bao gồm máy móc và phần mềm trong quá trình học, khả năng tiếp nhận kiến thức của học sinh khi chuyển qua một mô hình học tập hoàn toàn mới, không gian học tập tại nhà hoặc nơi đặt máy, ý thức tự giác của người học và một điều rất tế nhị nữa là khả năng chi trả của phụ huynh.
Không biết đã có nhà trường hay thầy cô nào đặt câu hỏi phụ huynh, học sinh nghĩ gì khi nhận được tin nhắn thông báo thời khoá biểu học trực tuyến, có biết rằng với thu nhập hiện tại của không ít gia đình Việt Nam thì việc mua một chiếc máy tính (xách tay hoặc để bàn) là một việc khó khăn về tài chính hay thậm chí chỉ là mua thêm một chiếc webcam và micophone để lắp thêm vào máy tính cũng phải cân nhắc? Đã bao nhiêu người từng lo lắng khi nhìn thấy những đứa trẻ nằm trên sofa hay giường ngủ hay bất cứ chỗ nào có thể dán vào màn hình chiếc ipad hoặc chiếc điện thoại di động nhỏ xíu để học trực tuyến? Bao nhiêu người nghĩ đến rủi ro về chập điện, cháy nổ (điều này đã xảy ra) khi đứa trẻ ở nhà? Còn nhiều câu hỏi tương tự nữa.
Chúng ta có nhiều lí do để thúc đẩy triển khai trực tuyến: Rằng thì nghỉ lâu trẻ sẽ quên kiến thức. Rằng thì nghỉ lâu trẻ sẽ mất nếp học… Bộ và các Sở cũng đã chỉ rõ các trường nên hướng dẫn ôn tập cho học sinh chứ không phải dạy mới. Và Bộ cũng có những điều chỉnh về thời gian kết thúc năm học nên về cơ bản lượng kiến thức không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi kì nghỉ.
Nghỉ học là biện pháp khẩn cấp đối phó với khủng hoảng. Đây là thời gian vàng để chính quyền ngăn chặn sự lây lan trong cộng đồng và cũng là thời gian vàng để nhân dân đặc biệt là các em học sinh học cách đối phó với dịch bệnh và phòng vệ bản thân. Khi sự hoảng loạn qua đi, người dân đã được giáo dục kỹ năng sinh tồn trong thời kì dịch bệnh thì trước khi có giải phát triệt để tức là có vác xin phòng bệnh thì việc sống chung với bệnh dịch là tất yếu. Khi đó không chỉ trường học mà tất cả các hoạt động của xã hội sẽ trở lại bình thường.
Vậy học trực tuyến với những ưu điểm của nó đang góp phần tích cực vào sự nghiệp giáo dục, nhưng triển khai là câu chuyện khác, cần những điều tra rộng và kỹ về các vấn đề nêu trên và có những chính sách phụ trợ cần thiết ra đời trước khi áp dụng.
Cre: Lazi
@Pheng