Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cứ mỗi mùa xuân đến, làng em lại tổ chức lễ hội mừng xuân, trong hội có rất nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn, nhưng em ấn tượng nhất là trò đánh đu. Trò chơi được tổ chức trong sân của đình làng, những người đi xem hội ai cũng ăn vận đẹp đẽ và lịch sự, trên khuôn mặt mỗi người ai nấy đều mang thần sắc vui tươi, hớn hở. Cột đu được dựng lên từ những cây tre to, chắc khỏe dẻo dai có thể chịu được sức nặng của ba đến bốn người mà không bị gãy. Có nhiều cách chơi đu, đánh đu đơn hoặc đôi, riêng làng em chọn cách đánh đu đôi nam nữ để thể hiện tinh thần đoàn kết giữa những người trong đội với nhau và tăng sự hứng thú, hấp dẫn. Lần lượt các đội chơi vào đánh đu theo thứ tự đã bốc thăm trước đó, hai người chơi bước lên bàn đu, đối mặt với nhau, sau đó dùng sức của đôi chân để nhún cho đu bay cao, bay thật đẹp mắt, điệu nghệ, trong tiếng trống gõ liên hồi cùng với sự hò reo cổ vũ rộn ràng của người xem. Đội nào làm cho đu bay càng cao, càng gần đỉnh đu, thậm chí nếu khéo léo có thể khiến bàn đu bay qua ngọn đu một vòng thì cơ hội thắng cuộc sẽ rất cao. Trò chơi này yêu cầu sự phối hợp nhịp nhàng của cả hai người chơi, kèm theo đó là yếu tố về sức khỏe và một chút dũng cảm bởi vì đây là một trò chơi khá mạo hiểm, mà không phải ai cũng có đủ can đảm để thử. Trò chơi vốn là một phần không thể thiếu của hội làng mừng xuân, góp phần làm cho không khí tết thêm tưng bừng, rộn rã, dân làng càng thêm yêu thương, gắn bó với quê hương.
Quê hương em là nơi tuổi thơ em gắn bó với những cánh diều. Chiều chiều, đám trẻ mục đồng chúng em đi chăn trâu trên cách đồng. Gió thổi từng cơn mát rượi cả người, không khí trong lành hòa với hương thơm của lúa chín mang đậm hương vị làng quê. Khi ấy, chúng em thường cột trâu lại một chỗ, và cùng nhau chơi thả diều trên những con đê gần đó. Cánh diều của chúng em bay cao vút lên những tầng mây trắng xóa, nhưng diều của em vẫn bay cao nhất các bạn hò reo khen ngợi em; hoan hô diều của Chi bay cao chưa kìa, cao quá , cao quá, vậy là Chi thắng rồi. Em rất vui khi biết mình chiến thắng. Những cánh diều của chúng em bay cao, tiếng sáo diều vi vu trên từng tâng mây. Đám trẻ chúng em ngước lên trời nhìn theo những cánh diều, đến nỗi không cảm thấy mỏi cổ. Những cánh diều của chúng em trông như những chú bươm bướm khổng lồ vậy. Em rất thích trò chơi thả diều.
a) Cuối cùng, nàng quay lại bảo thị nữ :
- Hãy gọi người hàng hành vào cho ta !
b) Một anh chiến sĩ đến nâng con cá lên hai bàn tay, nói nựng : “Có đau không, chú mình ? Lần sau, khi nhảy múa phải để ý nhé ! Đừng có nhảy lên boong tàu !
c) Con rùa vàng không sợ người, nhô thêm nữa, tiến sát về phía thuyền vua. Nó đứng nổi trên mặt nước và nói :
- Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương !
d) Ông lão nghe xong, bảo rằng :
- Con đi chặt cho đủ một trăm đốt tre, mang về đây cho ta.
Tình mẹ là thứ tình cảm thiêng liêng và cao quý nhất trên thế giới này. Chính vì vậy có câu nói rất hay về tình mẹ: "Trong vũ trụ có lắm kì quan, nhưng kì quan đẹp nhất là trái tim người mẹ". Vũ trụ là một khái niệm vô cùng rộng lớn nó bao gồm tất cả những vùng biển, vùng đất vùng trời này cộng lại, trên đó có rất nhiều kì quan đẹp được tạo ra từ thiên nhiên và con người. Thế nhưng có lẽ bằng ấy kì quan kì vĩ đó cũng không thể sánh bằng trái tim của người mẹ. Tình yêu thương mà mẹ dành cho con chính là thứ ánh sáng kì diệu nhất trên đời nay, nó có thể sưởi ấm và xua tan đi băng giá của cuộc đời. Mẹ là người sinh ra ta, nuôi lớn ta và là chỗ dựa vững chắc cho ta. Có lẽ tình mẫu tử là điều mà mỗi con người chúng ta trân trọng và thiêng liêng nhất. Vậy mà hiện nay vẫn còn có những người hắt hủi và không biết trân quý tình mẫu tử. Họ chỉ mải mê chơi bời quên học hành làm cha mẹ phải phiền lòng. Đó là những người đáng phải lên án. Tóm lại, hãy yêu thương, hiếu thảo với mẹ vì họ chính là vì kì quan vĩ đại nhất trong cuộc đời mỗi người.
Hướng dẫn giải:
- Chính nhờ sự động viên, khích lệ của người cha và những người ở hồ bơi nhất là sự cố gắng của chính cậu bé đã giúp cậu vượt qua nỗi sợ hãi.
- Nếu bạn cố gắng thoát khỏi sự sợ hãi và tức giận mà không biết ý nghĩa và mục đích của nó, nó sẽ trở lại và mạnh mẽ hơn nhiều.
- Tha thứ cho bản thân cũng là một trong những điều quan trọng nhất mà chúng ta cần làm để bảo vệ sức khỏe tinh thần. Điều quan trọng là phải để cho bản thân được nghỉ ngơi và sửa chữa sai lầm.
- Khi tức giận, bạn phải xem lại cách bạn nói chuyện.
- Bạn có quyền giận dữ, sỉ nhục. Nhưng sau đó bạn nên tha thứ.
- Tìm cách trả thù tức là bạn đang đào hai cái mộ, một cho chính mình.
Ôi! Thời gian sao trôi qua nhanh thật đấy. Mới tung tăng vui chơi, vô tư thì giờ đây tôi đà là học sinh lớp bảy rồi. Tôi thực sự rất nhớ những chuyến vui chơi của tôi lúc nhỏ. Lúc ấy, chẳng cần phải suy nghĩ gì nhiều và tuổi thơ của tôi là những chuỗi ngày đáng nhớ.
Tết trung thu vừa rồi đã khiến tôi sực nhở đến chuyện lúc tôi bốn tuổi. Ngày trước Tết trung thu, ba mẹ dắt tôi đi mua lồng đèn. Đường phố đông nghịt người. Khó khăn lắm, cả nhà tôi mới chen vào được một tiệm bán lồng đèn. Đứng trước những chiếc lồng đèn đủ màu sắc, đa dạng về hình dạng, kiểu dáng tôi hoa cả mắt. Ba bảo: “Văn! Con lựa một chiếc đi”. Chà chà, biết lấy chiếc nào đây? Nhìn quanh ca tiệm rồi lên tiếng rất nhỏ chỉ đủ để mình tôi nghe: “Con muốn mua hết!”. "Sao, lựa nhanh đi con” - Mẹ tôi thúc giục. Lại đứng nhìn quanh một lần nữa, lần này tôi phát hiện chú bướm màu hồng xinh xinh đang núp bên anh Siêu nhân, vốn thích màu hồng, vừa thấy nó là tôi chỉ vào nó và đòi mua nó cho bằng được. Chú bán hàng lấy bé Bướm ra cho tôi. Ôi! Nó dễ thương làm sao ấy. Mặc dù nó không to bảng như con bướm bên tiệm kia, nhưng nó thật sự rất ấn tượng đối với tôi. Cả thân nó màu hồng, đôi cánh hồng nhạt, thêm vào đó là những sợi dây tua rua trông thật là thích mắt. Hai cọng râu cong cong rất đáng yêu. Nó là lồng đèn điện tử, mỗi lần tôi bật công tắc lên là nó chạy vòng vòng, ánh sáng rực rỡ cả xung quanh. Tôi thích lắm các bạn à!
Đêm đó tôi cảm thấy rất vui. Tối đến, tôi không tài nào ngủ được. Nằm trên chiếc giường nhỏ bé, tôi cứ xoay qua xoay lại, trằn trọc mãi. Có vô sổ câu hỏi đặt trong đầu tôi: “Tết trung thu là như thế nào nhỉ?”, “Có vui không ta?”, ...suy nghĩ miên man rồi cuối cùng tôi cũng ngủ thiếp đi. Ngày hôm sau vừa tỉnh giấc, tiếng ồn vang lên ở ngoài rộn vang cả khu xóm, à, thì ra là đám con nít trong xóm đang chuẩn bị cho tối nay Tết trung thu ấy mà. Vừa thấy tôi bước xuống phòng khách, mẹ cầm trên tay chiếc đầm màu đỏ nhạt lai vàng, nói: “Văn! Thử xem bộ này có hợp với con không ?”. Áo mới, a, đã quá đi mất. Tôi bỗng trở nên thích cái Tết này hẳn. Có đồ chơi mới nè, có quần áo mới nữa nè, còn được thưởng thức món bánh trung thu thơm ngon nữa chứ. Tối đến, con hẻm yên ắng thường ngày bỗng trở nên náo nhiệt hẳn, những chiếc lòng đèn của mọi người hòa hợp lại tạo nên nhiều màu sắc và đầy thú vị. Những bài hát trung thu vang lên, những đứa trẻ con xách theo lồng đèn của mình chạy vòng vòng trong hẻm. Người lớn thì dọn đồ ăn, trà bánh ra gần cửa để ngắm trăng, trò chuyện. Giờ đây những khoảnh khắc ẩy vẫn còn đọng mãi trong lòng tôi.
BÀI LÀM
Ôi! Thời gian sao trôi qua nhanh thật đấy. Mới tung tăng vui chơi, vô tư thì giờ đây tôi đà là học sinh lớp bảy rồi. Tôi thực sự rất nhớ những chuyến vui chơi của tôi lúc nhỏ. Lúc ấy, chẳng cần phải suy nghĩ gì nhiều và tuổi thơ của tôi là những chuỗi ngày đáng nhớ.
Tết trung thu vừa rồi đã khiến tôi sực nhở đến chuyện lúc tôi bốn tuổi. Ngày trước Tết trung thu, ba mẹ dắt tôi đi mua lồng đèn. Đường phố đông nghịt người. Khó khăn lắm, cả nhà tôi mới chen vào được một tiệm bán lồng đèn. Đứng trước những chiếc lồng đèn đủ màu sắc, đa dạng về hình dạng, kiểu dáng tôi hoa cả mắt. Ba bảo: “Văn! Con lựa một chiếc đi”. Chà chà, biết lấy chiếc nào đây? Nhìn quanh ca tiệm rồi lên tiếng rất nhỏ chỉ đủ để mình tôi nghe: “Con muốn mua hết!”. "Sao, lựa nhanh đi con” - Mẹ tôi thúc giục. Lại đứng nhìn quanh một lần nữa, lần này tôi phát hiện chú bướm màu hồng xinh xinh đang núp bên anh Siêu nhân, vốn thích màu hồng, vừa thấy nó là tôi chỉ vào nó và đòi mua nó cho bằng được. Chú bán hàng lấy bé Bướm ra cho tôi. Ôi! Nó dễ thương làm sao ấy. Mặc dù nó không to bảng như con bướm bên tiệm kia, nhưng nó thật sự rất ấn tượng đối với tôi. Cả thân nó màu hồng, đôi cánh hồng nhạt, thêm vào đó là những sợi dây tua rua trông thật là thích mắt. Hai cọng râu cong cong rất đáng yêu. Nó là lồng đèn điện tử, mỗi lần tôi bật công tắc lên là nó chạy vòng vòng, ánh sáng rực rỡ cả xung quanh. Tôi thích lắm các bạn à!
Đêm đó tôi cảm thấy rất vui. Tối đến, tôi không tài nào ngủ được. Nằm trên chiếc giường nhỏ bé, tôi cứ xoay qua xoay lại, trằn trọc mãi. Có vô sổ câu hỏi đặt trong đầu tôi: “Tết trung thu là như thế nào nhỉ?”, “Có vui không ta?”, ...suy nghĩ miên man rồi cuối cùng tôi cũng ngủ thiếp đi. Ngày hôm sau vừa tỉnh giấc, tiếng ồn vang lên ở ngoài rộn vang cả khu xóm, à, thì ra là đám con nít trong xóm đang chuẩn bị cho tối nay Tết trung thu ấy mà. Vừa thấy tôi bước xuống phòng khách, mẹ cầm trên tay chiếc đầm màu đỏ nhạt lai vàng, nói: “Văn! Thử xem bộ này có hợp với con không ?”. Áo mới, a, đã quá đi mất. Tôi bỗng trở nên thích cái Tết này hẳn. Có đồ chơi mới nè, có quần áo mới nữa nè, còn được thưởng thức món bánh trung thu thơm ngon nữa chứ. Tối đến, con hẻm yên ắng thường ngày bỗng trở nên náo nhiệt hẳn, những chiếc lòng đèn của mọi người hòa hợp lại tạo nên nhiều màu sắc và đầy thú vị. Những bài hát trung thu vang lên, những đứa trẻ con xách theo lồng đèn của mình chạy vòng vòng trong hẻm. Người lớn thì dọn đồ ăn, trà bánh ra gần cửa để ngắm trăng, trò chuyện. Giờ đây những khoảnh khắc ẩy vẫn còn đọng mãi trong lòng tôi.
Mong rằng, những truyền thống văn hóa tốt đẹp này sẽ luôn được mọi người trân trọng và giữ gìn.
Tây Bắc thật quyến rũ với núi non trùng điệp, với không gian văn hóa giàu bản sắc và độc đáo. Trong đó, vũ điệu dân gian là rất phong phú, nhiều sắc màu. Cùng với âm nhạc, vũ điệu dân gian Tây Bắc làm say đắm lòng người. Những vũ điệu ấy không chỉ là thể hiện tính nghệ thuật cao qua từng bước đi, một nét uốn lượn mà còn chứa đựng tâm hồn, tình cảm và cả cốt cách của người dân nơi đây. Vũ điệu dân gian Tây Bắc còn là sự gắn kết cộng đồng tươi đẹp. Trong những vũ điệu ấy, không thể không nói đến đ
Trước kia, giới nghiên cứu văn hóa dân gian cho rằng múa sạp là của đồng bào Mường. Sau này, nhiều ý kiến lại cho rằng, điệu múa này không chỉ riêng có với đồng bào Mường, mà còn rất phổ biến với người Thái, người Khơ Mú. Trên thực tế, múa sạp được nhiều dân tộc miền Tây Bắc thể hiện, đặc biệt là trong các lễ hội. Điều đó cho thấy, dù khởi nguồn từ dân tộc nào đi chăng nữa thì mức độ lan tỏa của nó rất lớn, chứng tỏ sự cuốn hút mạnh mẽ, đồng thời mang tính cộng đồng cao, dễ phổ cập. Vũ điệu này còn được cả đồng bào Kinh thể hiện, cũng lôi cuốn nhiều người tham gia. Từ những buổi múa sạp mừng chiến thắng Điện Biên (tháng 5-1954) giữa quân và dân, múa sạp đã được nghệ thuật hóa, xuất hiện tại nhiều sân khấu, cuộc biểu diễn, theo chân các đoàn nghệ thuật dân tộc Việt Nam ra nước ngoài.
Muốn tổ chức múa sạp, người ta phải chuẩn bị hai cây tre to, thẳng và dài làm sạp cái, cùng đó là nhiều cặp sạp con bằng tre nhỏ hay nứa. Hai chiếc sạp cái đặt cách nhau một khoảng rộng vừa đủ để gác hai đầu các cây sạp con, từng cặp sạp con đặt song song, cách đều nhau chừng hai gang tay, tạo thành dàn sạp. Sạp được đặt trên một khoảng đất trống, bằng phẳng và cũng đủ chỗ không chỉ cho những người tham gia múa mà còn có chỗ để nhiều người đứng thưởng thức, cổ vũ, hoặc là tham gia nhảy múa nếu có hứng thú.
Múa sạp người Mường
Người tham gia thường là nam nữ trong bản, chia làm hai tốp: một tốp đập sạp còn một tốp nhảy sạp. Người ta cũng có thể luân phiên nhau múa hoặc đập sạp. Với những người đập sạp phải rất đều tay, tốc độ ban đầu chậm rãi nhưng sau có thể nâng dần lên, khiến các bước nhảy khó dần và cũng từ đó mà hấp dẫn hơn. Người nhảy sạp phải chứng tỏ được sự khéo léo của mình, theo đúng và kịp tiết tấu của người đập sạp. Nhanh quá hoặc chậm quá cũng đều hỏng cả vì chân sẽ đạp vào sạp.
Người ta không quy định có bao nhiêu người đập sạp và bao nhiêu người nhảy sạp. Càng đông càng vui, nhất là với những người nhảy sạp. Với người đập sạp, hay nhất là tạo thành cặp đôi trai gái mỗi người một đầu, hai tay cầm hai đầu sạp, cứ 3 lần gõ sạp con lên sạp cái thì 1 lần gõ 2 sạp con vào nhau. Còn với người nhảy sạp thì từng đôi nam nữ phải dợm bước cho khéo khi bước vào, sau đó phải phối hợp động tác chân, động tác tay, sự uốn lượn của thân hình thật khớp nhau. Trong nhiều cuộc múa sạp, người nhảy mang theo một chiếc khăn dài màu sắc bắt mắt. Những chiếc khăn đó được tung lên, uốn lượn quanh người, nhìn xa như những đám mây vờn rất đẹp mắt. Người nhảy không chỉ “bước” đúng vào những chỗ trống của đôi sạp, mà phải như thể nhảy múa, bay trên sạp và phải biết biến đổi vị trí ngang, dọc, chéo, tròn.
Múa sạp trong Lễ hội Pu Nhạ Thầu (Kỳ Sơn, Nghệ An)
Không có một nghiên cứu nào xác định cụ thể thời điểm ra đời của múa sạp, nhưng dựa vào đạo cụ, cách thức biểu diễn, ý nghĩa của múa sạp, người ta cho rằng múa sạp là hình thức dân vũ lâu đời của miền Tây Bắc. Có dân tộc tổ chức múa sạp vào ngày hội mùa, vào dịp Tết Nguyên đán, cũng có dân tộc lại tổ chức múa sạp vào những đêm trăng sáng, như người Khơ Mú ở Điện Biên. Như vậy, trong năm có từ 9 đến 10 đêm múa sạp dưới ánh trăng, chỉ trừ hai ba tháng giá lạnh, sương sa mù mịt làm che khuất vầng trăng thì người ta mới thôi nhảy múa. Bà con còn tổ chức nhảy sạp vào dịp lễ hội cầu mưa, lễ hội cầu mùa. Điều đó cho thấy múa sạp vừa là hình thức diễn xướng dân gian mang tính giải trí, gắn kết cộng đồng; đồng thời cũng là vũ điệu mang tính tế lễ, gắn bó chặt chẽ với cuộc sống của cư dân nông nghiệp.
Với đồng bào Thái Tây Bắc, múa sạp thường đi liền với những điệu xòe. Trong nhiều lễ hội, xòe và múa sạp đi liền với nhau. Tương tự như xòe, múa sạp được hầu hết bà con người Thái yêu thích, gìn giữ. Tới nay, xòe và múa sạp ở các bản Tây Bắc vẫn rộn rã như xưa, nó không chỉ thu hút người trong bản mà còn mời gọi cả những người bản khác, vùng khác cùng tham gia.
Múa sạp còn được các em học sinh chọn làm tiết mục biểu diễn
Còn đồng bào Mường, bao đời nay múa sạp được cho là điệu múa nổi bật nhất. Không một chàng trai, cô gái Mường nào không biết múa sạp. Không một mùa xuân nào, một đêm trăng sáng nào, một lễ hội nào người ta không tổ chức múa sạp.
Theo thời gian, nhiều điệu múa dân gian bị mai một, thất truyền, nhưng riêng với múa sạp thì do đặc tính mở, rất cộng đồng nên nó vẫn tồn tại. Không những thế, nó còn được nâng cao hơn về tính nghệ thuật, giúp cho đời sống cộng đồng thêm phong phú. Múa sạp cùng với các vũ điệu dân gian khác như múa quạt, múa đàn tính, múa dải lụa… khiến cho một vùng Tây Bắc càng trở nên sống động, quyến rũ.