K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

mik ko bít tả về hoa bỉ ngạn . nếu bạn muốn tả loài hoa đó thì bạn phải dựa vào cái dàn ý , ý nghĩa của hoa bỉ ngạn .

bn có thể tìm hiểu, tham khảo ở trên mạng nhóe .

chúc bạn có 1 bài đc điểm kou . HT

20 tháng 11 2021

Thật ra theo ý mình thì bạn nên chọn loài hoa nào gần gũi hơn để tả. Tại hoa bỉ ngạn nó có thật, nhưng lại thiên về mặt kiểu tâm linh nhiều hơn, nếu bỏ vào bài văn sẽ khá khó để tả. Với lại nó mọc ở những nơi hoang vắng, ít người, nên tư liệu thường sẽ chỉ có qua hình ảnh mà sẽ không có theo kiểu wikipedia hay đặc điểm khái quát. Nếu yêu thích những loài hoa kiểu này, bạn có thể thử tả hoa tử đằng, gần gũi và có nhiều tư liệu hơn.

14 tháng 8 2018

Nhắc đến Việt Nam, người ta thường chỉ nhớ đến những cây tre, cây chuối dân dã mà ít ai nghĩ đến cây bưởi - một loài cây cũng khá quen thuộc với người dân Việt Nam từ xưa đến nay. Bưởi cho hoa thơm, quả ngọt, vỏ bưởi còn dùng để đun nước gội đầu cho các bà, các cô nữa. Đó là một loài cây có rất nhiều tác dụng.

Để trồng được một cây bưởi thì có rất nhiều cách, nhưng người ta thường chiết bưởi để trồng. Cách đó rất nhanh và hiệu quả. Khi chiết nên chọn những cành nhiều lá, không cần thiết là phải có quả, khi cành đó mọc rễ, ta có thế lấy đi, cắm xuống đất để trồng. Bưởi chiết khi mới trồng sẽ rụng hết lá để bắt đầu một cuộc sống mới, một năm sau bưởi đã ra lá mới và hai, ba năm sau nó đã to cao hơn trước rất nhiều, có khả năng ra hoa kết quả được. Có rất nhiều giống bưởi ngon: bưởi Diễn, bưởi Phúc Trạch, bưởi Năm Roi...

Bưởi là loại cây ăn quả, rễ cọc, thân cành xù xì. Khi lớn bưởi có thể cao đến ba mét hoặc bốn mét, có nhiều cành, xum xuê. Lá bưởi rất đặc biệt, lá nhỏ ở gần cuống hình trái tim, lá to nối tiếp lá nhỏ hình bầu dục (trông rất giống "trâu lá đa" mà trẻ con nông thôn thường làm để chơi). Bưởi ra hoa kết quả vào hai mùa: mùa thu và mùa xuân. Hoa bưởi trắng, năm cánh mịn uốn cong xuống dưới để lộ ra nhị vàng, hoa cũng rất thơm nữa, một mùi thơm dịu, nhẹ nhàng, tinh tế. Bưởi có quả tròn, nhỏ, nhưng cũng có quả rất to, thường để bày trên mâm ngũ quả.

Cây bưởi gắn liền với cuộc sống của người dân Việt Nam. Bưởi chua thường rộ vào khoảng tháng 8 âm lịch - tức là mùa trung thu. Thật vậy! Trung thu phá cỗ mà không có bưởi là mất vui. Ngon nổi tiếng là bưởi Phúc Trạch ở Hà Tĩnh. Quả bưởi nhỏ, múi đều, ăn rất ngon. Vào đêm trung thu, các nhà thường bày mâm ngũ quả lên bàn thờ và bưởi là thứ quả không thể thiếu. Tết âm lịch là mùa ra quả của bưởi ngọt. Ngày Tết, nhà nhà đều mua bưởi về ăn để thưởng thức vị ngọt mát của bưởi, ăn nó như ăn cả mùa xuân vào lòng vào dạ. Cây bưởi còn có rất nhiều tác dụng khác nữa: lá bưởi, vỏ bưởi đun với hương nhu, lá sả có thể làm nước gội đầu cho thiếu nữ, rất sạch và thơm. Đó là thứ nước gội đầu được ưa chuộng chỉ sau nước bồ kết mà thôi! Hạt bưởi còn có thể chữa rụng tóc nữa cơ! Và nếu vào một nhà dân mà vườn nhà đó trồng những cây bưởi sai trĩu trịt quả, thưởng thức mùi hoa thơm cùa bưởi ta mới thấy trong lòng nhẹ nhõm và cảm thấy bưởi tuyệt vời biết bao.

Cây bưởi đúng là một loại cây không thể thiếu đối với cuộc sống của người dân Việt Nam. Nó là một phần của những ngày lễ, ngày hội quan trọng ở Việt Nam. Nếu thiếu bưởi, cuộc sống của người dân Việt Nam hẳn sẽ thiếu đi nhiều điều thú vị.

Bạn có thẻ tham khảo nhé mình k bt có hay k nữa chúc bạn Học Tốt

14 tháng 8 2018

Nhắc đến Việt Nam, người ta thường chỉ nhớ đến những cây tre, cây chuối dân dã mà ít ai nghĩ đến cây bưởi - một loài cây cũng khá quen thuộc với người dân Việt Nam từ xưa đến nay. Bưởi cho hoa thơm, quả ngọt, vỏ bưởi còn dùng để đun nước gội đầu cho các bà, các cô nữa. Đó là một loài cây có rất nhiều tác dụng.

Để trồng được một cây bưởi thì có rất nhiều cách, nhưng người ta thường chiết bưởi để trồng. Cách đó rất nhanh và hiệu quả. Khi chiết nên chọn những cành nhiều lá, không cần thiết là phải có quả, khi cành đó mọc rễ, ta có thế lấy đi, cắm xuống đất để trồng. Bưởi chiết khi mới trồng sẽ rụng hết lá để bắt đầu một cuộc sống mới, một năm sau bưởi đã ra lá mới và hai, ba năm sau nó đã to cao hơn trước rất nhiều, có khả năng ra hoa kết quả được. Có rất nhiều giống bưởi ngon: bưởi Diễn, bưởi Phúc Trạch, bưởi Năm Roi...

Bưởi là loại cây ăn quả, rễ cọc, thân cành xù xì. Khi lớn bưởi có thể cao đến ba mét hoặc bốn mét, có nhiều cành, xum xuê. Lá bưởi rất đặc biệt, lá nhỏ ở gần cuống hình trái tim, lá to nối tiếp lá nhỏ hình bầu dục (trông rất giống "trâu lá đa" mà trẻ con nông thôn thường làm để chơi). Bưởi ra hoa kết quả vào hai mùa: mùa thu và mùa xuân. Hoa bưởi trắng, năm cánh mịn uốn cong xuống dưới để lộ ra nhị vàng, hoa cũng rất thơm nữa, một mùi thơm dịu, nhẹ nhàng, tinh tế. Bưởi có quả tròn, nhỏ, nhưng cũng có quả rất to, thường để bày trên mâm ngũ quả.

Cây bưởi gắn liền với cuộc sống của người dân Việt Nam. Bưởi chua thường rộ vào khoảng tháng 8 âm lịch - tức là mùa trung thu. Thật vậy! Trung thu phá cỗ mà không có bưởi là mất vui. Ngon nổi tiếng là bưởi Phúc Trạch ở Hà Tĩnh. Quả bưởi nhỏ, múi đều, ăn rất ngon. Vào đêm trung thu, các nhà thường bày mâm ngũ quả lên bàn thờ và bưởi là thứ quả không thể thiếu. Tết âm lịch là mùa ra quả của bưởi ngọt. Ngày Tết, nhà nhà đều mua bưởi về ăn để thưởng thức vị ngọt mát của bưởi, ăn nó như ăn cả mùa xuân vào lòng vào dạ. Cây bưởi còn có rất nhiều tác dụng khác nữa: lá bưởi, vỏ bưởi đun với hương nhu, lá sả có thể làm nước gội đầu cho thiếu nữ, rất sạch và thơm. Đó là thứ nước gội đầu được ưa chuộng chỉ sau nước bồ kết mà thôi! Hạt bưởi còn có thể chữa rụng tóc nữa cơ! Và nếu vào một nhà dân mà vườn nhà đó trồng những cây bưởi sai trĩu trịt quả, thưởng thức mùi hoa thơm cùa bưởi ta mới thấy trong lòng nhẹ nhõm và cảm thấy bưởi tuyệt vời biết bao.

  Cây bưởi đúng là một loại cây không thể thiếu đối với cuộc sống của người dân Việt Nam. Nó là một phần của những ngày lễ, ngày hội quan trọng ở Việt Nam. Nếu thiếu bưởi, cuộc sống của người dân Việt Nam hẳn sẽ thiếu đi nhiều điều thú vị.

Mỗi mùa xuân sang, em lại thấy lòng mình trào lên một niềm xúc động kì lạ, đặc biệt là khi đứng ngắm nhìn cây bưởi trước nhà trổ hoa. Em yêu quý cây bưởi nhiều hơn cả so với những cây khác trong vườn.

Em dành tình cảm cho cây bưởi bởi nó gắn với những kỉ niệm về ông nội. Bố em kể rằng, ngày em chào đời, ông đã vui mừng trồng cây bưởi trước sân với mong ước cháu gái lớn lên sẽ thanh khiết, dịu dàng như hương hoa bưởi. Những buổi chiều gió mát, ông lại bế em đến ngồi gốc cây hóng gió... Giờ đây, ông không còn nữa, cây bưởi vẫn xanh tươi như tình cảm ông dành cho em vẫn âm áp như ngày nào.

Cùng tuổi với em nhưng cây bưởi đã cao lắm, tán cây vượt hẳn mái ngói ngôi nhà của em. Bồi hồi đứng dưới vòm lá xanh tươi, ngước nhìn lên phía trên, em thấy ánh sáng được lọc qua tán lá trở thành một thứ màu xanh trong như ngọc. Chợt, “chiếc ô ngọc bích” khẽ rung mình lao xao, những tia nắng lọt qua khe lá nhảy nhót dưới mặt đất. Chao ôi! Thơm quá! Em ngỡ ngàng trong hương hoa dịu dàng thanh khiết, nhìn những bông hoa rụng theo gió bay. Ông ơi! Có phải ngày cháu ra đời, ông đã ước cháu sẽ đẹp dịu dàng như hoa bưởi? Em bồi hồi cúi nhặt bông hoa rơi. Hoa bưởi có năm cánh màu trắng muốt - màu trắng của chiếc áo nữ sinh em thường mặc khi đến lớp. Nhị hoa vàng tươi lấm tâm những hạt phấn nhỏ li ti. Em khẽ áp bông hoa lên mũi, một mùi hương nồng nàn dâng lên, những hạt phấn vàng li ti cũng dính nhẹ lên mũi em thật ngộ. Chỉ một lát nữa, mẹ sẽ nhắc em nhặt những bông hoa bưởi rụng để thả vào nước gội đầu: bao nhiêu năm nay mẹ con em gội đầu bằng nước nấu vỏ bưởi, lá bưởi và thả những bông hoa xinh đẹp vào nước để làm mềm mượt mái tóc đen dài...

Từng cánh hoa bưởi rụng xuống khiến em nghĩ đến một ngày kia những quả bưởi non sẽ lần lượt xuất hiện. Chúng nho nhỏ, xinh xinh, ban đầu bé xíu rồi lớn dần bằng nắm tay em bé, rồi như vốc tay người lớn. Cây bưởi này thường đậu quả rất sai. Những trái bưởi non đông đúc treo mình trên cây như đám trẻ con nghịch ngợm. Nhất là khi có gió, chúng thoắt ẩn thoắt hiện sau tán lá như chơi trò trốn tìm với nhau. Nếu lỡ có trái bưởi non nào rụng, em sẽ chẳng để chú phải buồn vì xa lìa anh chị em. Chú bưởi non ấy lập tức thành quả chuyền vừa ý trong trò chơi đánh chắt thú vị. Nếu bưởi rụng lúc đã khá to thì đã có cậu hàng xóm sẵn lòng lấy làm bóng đá với bạn bè. Em nghĩ: đâu chỉ có trái bưởi là ngon và bổ mà cả hoa bưởi và trái bưởi non cũng trở thành vật có ích cho người.

Cây bưởi nhà em rất sai quả nên khi bưởi già, mẹ em thường hái đem biếu họ hàng, hàng xóm để mọi người cùng thưởng thức. Nhìn những múi bưởi, tép bưởi căng mọng đã thấy ngọt mát tấm lòng. Có điều thật lạ, đã mười mấy năm rồi mà quả vẫn ngọt mát, không hề chua như nhiều cây bưởi khác. Các cô bác hàng xóm khen mẹ em khéo chăm cây nhưng mẹ em bảo đó là lộc ông nội để lại cho con cháu. Em cầm trái bưởi vàng ươm trên tay mà lồng bồi hồi, xúc động.

Cây bưởi đã gắn bó với em bởi nhiều kỉ niệm và tình cảm thiêng liêng như thế. Em yêu quý loài cây ấy vì tất cả những gì em cảm nhận được từ ý nghĩa, vẻ đẹp kì lạ của cây.

30 tháng 9 2021

Mỗi mùa xuân sang, em lại thấy lòng mình trào lên một niềm xúc động kì lạ, đặc biệt là khi đứng ngắm nhìn cây bưởi trước nhà trổ hoa. Em yêu quý cây bưởi nhiều hơn cả so với những cây khác trong vườn.

Em dành tình cảm cho cây bưởi bởi nó gắn với những kỉ niệm về ông nội. Bố em kể rằng, ngày em chào đời, ông đã vui mừng trồng cây bưởi trước sân với mong ước cháu gái lớn lên sẽ thanh khiết, dịu dàng như hương hoa bưởi. Những buổi chiều gió mát, ông lại bế em đến ngồi gốc cây hóng gió... Giờ đây, ông không còn nữa, cây bưởi vẫn xanh tươi như tình cảm ông dành cho em vẫn âm áp như ngày nào.

Cùng tuổi với em nhưng cây bưởi đã cao lắm, tán cây vượt hẳn mái ngói ngôi nhà của em. Bồi hồi đứng dưới vòm lá xanh tươi, ngước nhìn lên phía trên, em thấy ánh sáng được lọc qua tán lá trở thành một thứ màu xanh trong như ngọc. Chợt, “chiếc ô ngọc bích” khẽ rung mình lao xao, những tia nắng lọt qua khe lá nhảy nhót dưới mặt đất. Chao ôi! Thơm quá! Em ngỡ ngàng trong hương hoa dịu dàng thanh khiết, nhìn những bông hoa rụng theo gió bay. Ông ơi! Có phải ngày cháu ra đời, ông đã ước cháu sẽ đẹp dịu dàng như hoa bưởi? Em bồi hồi cúi nhặt bông hoa rơi. Hoa bưởi có năm cánh màu trắng muốt - màu trắng của chiếc áo nữ sinh em thường mặc khi đến lớp. Nhị hoa vàng tươi lấm tâm những hạt phấn nhỏ li ti. Em khẽ áp bông hoa lên mũi, một mùi hương nồng nàn dâng lên, những hạt phấn vàng li ti cũng dính nhẹ lên mũi em thật ngộ. Chỉ một lát nữa, mẹ sẽ nhắc em nhặt những bông hoa bưởi rụng để thả vào nước gội đầu: bao nhiêu năm nay mẹ con em gội đầu bằng nước nấu vỏ bưởi, lá bưởi và thả những bông hoa xinh đẹp vào nước để làm mềm mượt mái tóc đen dài...


 
Từng cánh hoa bưởi rụng xuống khiến em nghĩ đến một ngày kia những quả bưởi non sẽ lần lượt xuất hiện. Chúng nho nhỏ, xinh xinh, ban đầu bé xíu rồi lớn dần bằng nắm tay em bé, rồi như vốc tay người lớn. Cây bưởi này thường đậu quả rất sai. Những trái bưởi non đông đúc treo mình trên cây như đám trẻ con nghịch ngợm. Nhất là khi có gió, chúng thoắt ẩn thoắt hiện sau tán lá như chơi trò trốn tìm với nhau. Nếu lỡ có trái bưởi non nào rụng, em sẽ chẳng để chú phải buồn vì xa lìa anh chị em. Chú bưởi non ấy lập tức thành quả chuyền vừa ý trong trò chơi đánh chắt thú vị. Nếu bưởi rụng lúc đã khá to thì đã có cậu hàng xóm sẵn lòng lấy làm bóng đá với bạn bè. Em nghĩ: đâu chỉ có trái bưởi là ngon và bổ mà cả hoa bưởi và trái bưởi non cũng trở thành vật có ích cho người.

Cây bưởi nhà em rất sai quả nên khi bưởi già, mẹ em thường hái đem biếu họ hàng, hàng xóm để mọi người cùng thưởng thức. Nhìn những múi bưởi, tép bưởi căng mọng đã thấy ngọt mát tấm lòng. Có điều thật lạ, đã mười mấy năm rồi mà quả vẫn ngọt mát, không hề chua như nhiều cây bưởi khác. Các cô bác hàng xóm khen mẹ em khéo chăm cây nhưng mẹ em bảo đó là lộc ông nội để lại cho con cháu. Em cầm trái bưởi vàng ươm trên tay mà lồng bồi hồi, xúc động.

Cây bưởi đã gắn bó với em bởi nhiều kỉ niệm và tình cảm thiêng liêng như thế. Em yêu quý loài cây ấy vì tất cả những gì em cảm nhận được từ ý nghĩa, vẻ đẹp kì lạ của cây.

23 tháng 10 2020

Có lẽ ai cũng có một loài cây mình yêu quý. Riêng tôi, tôi luôn nhớ về cây bưởi ở góc sân nhà tôi thời thơ ấu.

Không biết cây bưởi có từ khi nào. Khi tôi lớn lên nó đã toả bóng um tùm che kín một góc sân. Đó là cây bưởi do bố tôi trồng, mẹ tôi nói vậy. Nó thuộc giống bưởi đào, ăn rất ngọt và ngon. Mỗi mùa xuân về, nó lại ra rất nhiều hoa. Từng chùm hoa trắng tinh, thơm ngát. Mùi hương hoa tràn ngập khắp không gian gọi bao ong bướm về làm mật. Mẹ và chị tôi thường lấy hoa ướp nước gội đầu, còn tôi thì mỗi buổi sáng lại thêm một việc là quét sạch những cánh hoa rụng dưới sân. Nhưng tôi không bao giờ oán trách cây khiến tôi thêm việc. Rồi cũng hết những ngày hoa rụng vì hoa đã kết quả. Những quả nhỏ li ti cứ lớn dần, lớn dần theo năm tháng. Tháng sáu, tháng bảy quả treo trĩu cành ai trông cũng thích. Bọn trẻ trong xóm thường bảo tôi về lấy trộm bưởi ra bờ đê để bổ. Cây bưởi đã gắn liền với tuổi thơ của tôi giấu bố trộm bưởi cho bạn bè. Cả lũ thường len lén dưới gốc bưởi đợi tôi lấy sào chọc một quả rơi đánh bộp rồi ù té chạy ra bờ đê. Bố tôi biết nhưng không mắng. Hôm sau bố chỉ bảo: “Bưởi còn bé thế mà con đã lấy cho bạn ăn à?”. Từ tháng 8 âm lịch trở đi bưởi ăn mới ngon. Đến Tết Trung thu bố tôi thường lấy bưởi bày cỗ cúng tổ tiên rồi cho chúng tôi ăn. Và năm nào bố cũng dành cho tôi mấy quả phá cỗ với bạn bè. Tôi rất tự hào vì bưởi nhà tôi ngon ngọt hơn bưởi nhà các bạn khác. Vào tháng mười phải đi gặt, đạp lúa mệt nhọc, lúc đó được ăn một múi bưởi thôi ai cũng tỉnh cả người. Hồi đó hoa quả còn rất quí hiếm. Năm nào nhà tôi cũng để dành đến Tết vài chục quả bưởi. Sắp đến tết, bưởi chín vàng ươm, mẹ tôi thường hái hết bưởi xuống, bôi vôi vào cuống bưởi cho khỏi bị thối rồi mang đi chợ bán mua sắm quần áo mới cho chúng tôi.

Ngày bố tôi đi xa không được bao lâu thì cây bưởi cũng bị sâu rồi chết. Mẹ tôi và mọi người đều rất tiếc, anh tôi đã trồng một cây bưởi khác nhưng cả nhà tôi chẳng ai quên được nó.

16 tháng 11 2021

Trước sân nhà em có trồng một cây bưởi rất to và đẹp. Chẳng ai biết cây bưởi đã bao nhiêu tuổi, mà tán lá xum xuê đến thế. Chỉ biết, khi gia đình em dọn về đây sống, thì cây bưởi đã tươi tốt ở đó rồi.

Cây bưởi cao chừng phải hơn năm mét, vì nó còn cao hơn cái mái nhà của em. Thân cây to chắc nịch, chừng bằng một người trưởng thành. Riêng phần gốc thì còn to hơn nữa. Từ cách mặt đất khoảng gần hai mét, các cành con cành mẹ bắt đầu thi nhau tỏa ra. Cành to thì chừng cái bắp chân, cành nhỏ đến cũng phải bằng cái cổ tay. Từ các cành, các nhánh, lá tỏa ra xanh um. Lá bưởi hình như quả bầu, dày hơn lá mít một chút, màu xanh sẫm. Đặc biệt, nếu ngắt, hay vò nát thì nó tỏa ra mùi hương rất thơm, thanh thanh, dễ chịu hơn cả lá chanh nữa.

Nhắc đến cây bưởi, thì đương nhiên phải nói đến quả bưởi rồi. Sau những mùa hoa trắng muốt, thơm lừng, cây bưởi sẽ kết trái. Với kích thước đồ sộ, cây bưởi nhà em mỗi mùa cho ra nhiều trái lắm. Vừa ăn, vừa cho cũng chẳng xuể. Thường những trái trên cao sẽ để cho tự rụng. Những trái bưởi ấy to nhất thì cũng chỉ như một quả dừa, nhưng mà vỏ mỏng, múi to, đều lại mọng nước, ngọt thanh. Ăn đứt những giống bưởi siêu to ngoài chợ. Cái cảm giác nhìn những chùm bưởi xanh to như nắm tay từ từ lớn lên, chuyển vàng nặng đến trĩu cả cành xuống thú vị vô cùng.

Em rất yêu cây bưởi trước vườn. Hình ảnh cây bưởi ấy lúc lỉu những cành sai trở thành bức tranh không thể thiếu được trong khu vườn nhà em.

8 tháng 8 2016

Mỗi loài hoa đều có một vẻ đẹp riêng hoa ly kiêu hãnh, hoa  hồng bạch ngây thơ duyên dáng và dịu dàng hay hoa Lài tình  bạn ngát hương.....Riêng em loài hoa luôn để lại ấn tượng sâu sắc nhất là hoa Sen lòng độ lượng và từ bi bác ái, mộc mạc.

Tuy sống ở bùn, nhưng hoa Sen vẫn luôn giữ bên mình một vẻ đẹp thuần khiết . Em yêu hoa Sen nó giản dị nhưng toát lên được nét dân dã quen thuộc với làng quê. Tấm áo màu hồng nhạt xen với nhị hoa vàng, tỏa hương thơm ngan ngát. Hoa tươi thắm rực rỡ trên nền áo xanh như những chiêc mũ tai bèo trôi trong từng làn gió đẫm những ánh nắng. Quê hương tôi với những con người giản dị, lao động chân tay không ngại nắng mưa. Tuổi thơ của con người làng quê gắn bó với cây đa, cây tre. Có lẽ tôi yêu hoa Sen không chỉ nó đẹp mà nó còn mang đậm dáng người con gái ngày xưa. Hoa Sen gắn bó với mái lều tranh, chắc chắn nhắc đến hoa Sen đâu ai thể quên người đã vì dân vì nước mà làm tất cả. Câu ca dao

" Trong đầm gì đẹp bằng Sen

Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng

Nhị vàng bông trắng lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn."

Hoa Sen dù ở bùn nhưng đâu ai biết nó có vẻ đẹp ra sao. Con người chúng ta cũng vậy. Những người biết tu dưỡng , thì dù ở nơi đâu đi nữa cũng sẽ có một sức mạnh vô  song. 

Dù cho người xưa hay bây giờ mọi người có nói sao đi nữa thì em yêu nó. Bức tranh về làng quê về hoa Sen trong bùn lầy, một vẻ đẹp bình dị quê hương em. Hoa Sen là do mẹ thiên nhiên ban tặng cho con người. Hoa sen ko chỉ đẹp mà nó còn làm được nước chè Sen, chỉ qua một đêm trên những chiếc lá đã đầy những giọt sương ban mai buổi sớm đậm đà tinh túy của đất trường Việt Nam. Tâm Sen dùng để làm thuốc, dùng để gói bánh cốm. Vẻ đẹp hoa sen còn nói về người con gái mặc áo dài thướt tha. Những người con gái ở quê bao giờ cũng đẹp nhất, một vẻ đẹp tự nhiên. Mang nết đậm đà của người con gái ngồi bên những bông hoa Sen. 
 
9 tháng 8 2016

Hồng nhung đứng giữa vườn với vẻ kiêu hãnh. Thân cây mảnh mai, màu nâu sẫm, có gai to sắc và nhọn. Càng lên trên, thân càng nhỏ. Những chiếc cành màu xanh như những cánh tay vươn lên đón lây ánh nắng và bầu không khí yên lành, mát mẻ của mùa xuân.Những chiếc lá màu xanh thẫm được tô điểm bởi những đường gân và viền răng cưa, khẽ đung đưa trước gió. Còn những bông hoa hồng thì thật tuyệt vời. Những cái đài hoa màu xanh mỡ màng kia lại đỡ được “nàng công chúa kiều diễm” khoe mình dưới ánh nắng mai. Những chiếc cánh mỏng mịn màng màu đỏ thẫm đan xen vào nhau thành từng lớp, khum khum úp sát vào nhụy. Lớp ngoài thì xoè rộng khoe sắc. Lớp trong thi cuộn tròn e ấp như chưa muốn phô cái dáng vẻ yêu kiều của mình. Cái nhị thì ẩn mình lấp ló như một cô bé mắc cỡ trước người lạ. Đứng cạnh bông hồng đã nở là một nụ hoa đang độ hàm tiếu chờ ngày khoe sắc với muôn hoa trong vườn. Hàng ngày ong bướm cứ rập rờn bên bụi hồng nhung vừa thưởng thức vẻ đài các kiêu sa của nó vừa chờ dịp hút hương lấy mật.