Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham Khảo
Thế hệ trẻ thời kháng chiến chống Mĩ qua hình ảnh người lính trong bài thơ là những con người hiên ngang dũng cảm, bất chấp khó khăn nguy hiểm, luôn tiến lên phía trước vì mục đích và lý tưởng cao đẹp. Đồng thời những người chiến sĩ ấy còn là những con người trẻ trung tinh nghịch, hóm hỉnh, yêu đời, họ dù đứng trước nhiều hiểm nguy, khó khăn. Họ đã để lại cho chúng ta ấn tượng đẹp về anh bộ đội cụ Hồ. Sau khi đọc xong câu "Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy" em cảm thấy xúc động vì tình cảm mà họ dành cho nhau So sánh với hình ảnh người lính trong bài thơ Đồng chí, ta thấy họ đều toát lên vẻ đẹp của những người lính. Khi Tổ quốc cần, họ sẵn sàng ra trận chiến đấu. Ở họ là lòng dũng cảm, gạn dạ, tình yêu quê hương, đất nước, tình đồng chí đồng đội gắn bó.Điểm khác nhau là trong bài thơ Tiểu đội xe không kính, ta thấy được sự vui tươi, hóm hỉnh, sôi nổi của những người lính trẻ. Một tinh thần lạc quan cách mạng của người lính thời đại kháng chiến chống Mĩ.
Vũ Nương là một người phụ nữ thủy chung, sắc son, trọng tình nghĩa vợ chồng. Nàng tên thật là Vũ Thị Thiết, quê ở Nam Xương, cô nổi tiếng với tính nết thùy mị, nết na, tư dung tốt đẹp. Khi về nhà chồng, Vũ Nương luôn thể hiện mình là một người vợ hiền, một nàng dâu thảo khi đối đãi với gia đình chồng vô cùng tử tế. Biết Trương Sinh có tính hay ghen, nàng luôn giữ gìn khuôn phép, không bao giờ để mối quan hệ giữa vợ chồng phải thất hòa. Khi Trương Sinh đi lính, nàng rót cho chàng chén rượu rồi dặn chàng rằng: "Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi". Suốt quãng thời gian chồng ở nơi tiền tuyến xa xôi, Vũ Nương luôn là chỗ dựa cho mẹ và bé Đản. Nàng chăm sóc cho mẹ chồng vô cùng tử tế, động viên mẹ khỏi nỗi nhớ nguôi ngoai. Nhưng mẹ chồng nàng chẳng còn sống được bao lâu, trước khi mất, bà dặn dò Vũ Nương nhẹ nhàng, coi cô như là con ruột của mình. Sau khi mất, Vũ Nương đảm đang, lo ma chay, chôn cất cho mẹ. Đây là những hành động gián tiếp thể hiện cho tấm lòng thủy chung của nàng, dù không bộc lộ tình cảm trực tiếp với Trương Sinh, song những hành động đối với mẹ chồng đã nói lên tấm lòng nhân hậu, chung thủy của Vũ Nương. Trương Sinh trở về, vì tức giận và tưởng nhầm nên đã nghi oan Vũ Nương, khiến nàng đành ra bến Hoàng Giang mà tự vẫn. Vũ Nương tuy tự vẫn nhưng khi ở dưới thủy cung, nàng không thể quên được Trương Sinh và bé Đản. Cô đã xin Linh Phi xin được lên để gặp Trương Sinh lần cuối. Tình nghĩa vợ chồng thủy chung son sắt cũng được thể hiện ở chi tiết đó, lần hẹn mặt cuối cùng. Với nghệ thuật miêu tả nhân vật đặc sắc, kết hợp với những chi tiết kì ảo, Nguyễn Dữ đã làm nổi bật lên nét đặc trưng của thể loại truyện truyền kì cũng như vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương. Tóm lại, qua văn bản "Chuyện người con gái Nam Xương", ta thấy được vẻ đẹp thủy chung, son sắt của nhân vật Vũ Nương, nàng quả là một người phụ nữ hoàn hảo, đại diện cho những người phụ nữ tài sắc vẹn toàn của nước ta trong xã hội xưa.
Chú thích:
_____in nghiêng: Câu ghép
_____in đậm: câu chứa lời dẫn trực tiếp (lời dẫn trực tiếp: Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi)
Tham khảo:
Câu bị động: in đậm
Lời dẫn trực tiếp: in nghiêng
Vũ nương là người vợ thủy chung. Và nổi bật trong văn bản ta thấy Vũ Nương là một người vợ hết mực yêu thương chồng. Khi Trương sinh đi lính, nàng chẳng mong chàng áo gấm trở về mà chỉ muốn chồng được bình yên nơi chiến trường. Nàng lo lắng cho Trương sinh ở nơi biên ải chịu khó khăn vất vả không có người nương tựa. Khi bị Trương Sinh nghi oan nàng cũng chỉ hết mực giải thích để níu giữ hạnh phúc gia đình. Đến khi chết đi rồi, Vũ Nương cũng chẳng một lời trách móc, oán than Trương Sinh mà còn nói với Phan Lang: "Có lẽ không thể gửi hình ẩn bóng ở đây được mãi, để mang tiếng xấu xa. Và chăng, ngựa Hồ gầm gió bắc, chim Việt đậu cành nam. Cảm vì nỗi ấy, tôi tất phải tìm về có ngày”, ý muốn về gặp chàng lần cuối. Phải chăng trăm năm mới có một người như nàng? Qua tác phẩm này, Nguyễn Du đã vẽ ra trước mắt chúng ta là một người phụ nữ tài đức vẹn toàn.
giúp mình với mình đang cần gấp
Cho mình hỏi là đoạn trích nào vậy ạ?