K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

TK#

Mỗi con người sinh ra đều mang trong mình một sứ mệnh riêng, nhưng hơn tất cả, sứ mệnh chung của chúng ta đặc biệt là giới trẻ thì trách nhiệm đối với đất nước là một sứ mệnh vô cùng quan trọng. Vậy trách nhiệm của tuổi trẻ đối với quê hương đất nước là gì? Trách nhiệm của tuổi trẻ đối với quê hương, đất nước là trách nhiệm giữ gìn nền độc lập, tích cực xây dựng nước nhà ngày càng vững mạnh. Mỗi chúng ta khi sinh ra được sống trong nền hòa bình đã là một sự may mắn, chính vì vậy chúng ta cần phải cống hiến nhiều hơn để phát triển nước nhà vững mạnh, có thể chống lại mọi kẻ thù. Mỗi người khi học tập, lao động, tạo lập cho mình một cuộc sống tốt đẹp cũng chính là cống hiến cho tổ quốc. Bên cạnh đó, mỗi chúng ta cần phải yêu thương, giúp đỡ đồng bào, đoàn kết với mọi người vì điều đó không chỉ giúp cho chúng ta được yêu thương, trân trọng mà còn thể hiện sức mạnh đại đoàn kết dân tộc. Là một học sinh trước hết chúng ta cần học tập thật tốt, nghe lời ông bà cha mẹ, lễ phép với thầy cô. Có nhận thức đúng đắn về việc giữ gìn và bảo vệ tổ quốc. Luôn biết yêu thương và giúp đỡ những người xung quanh,… Tuy nhiên vẫn còn có nhiều bạn chưa có nhận thức đúng đắn về trách nhiệm của mình đối với quê hương, đất nước, chỉ biết đến bản thân mình, coi việc chung là việc của người khác,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án. Mỗi chúng ta cần phải cố gắng không chỉ vì tương lai của mình mà còn để xây dựng đất nước giàu đẹp xứng đáng với những gì được hưởng.

19 tháng 3 2023

Mỗi con người sinh ra đều mang trong mình một sứ mệnh riêng, nhưng hơn tất cả, sứ mệnh chung của chúng ta đặc biệt là giới trẻ thì trách nhiệm đối với đất nước là một sứ mệnh vô cùng quan trọng. Vậy trách nhiệm của tuổi trẻ đối với quê hương đất nước là gì? Trách nhiệm của tuổi trẻ đối với quê hương, đất nước là trách nhiệm giữ gìn nền độc lập, tích cực xây dựng nước nhà ngày càng vững mạnh. Mỗi chúng ta khi sinh ra được sống trong nền hòa bình đã là một sự may mắn, chính vì vậy chúng ta cần phải cống hiến nhiều hơn để phát triển nước nhà vững mạnh, có thể chống lại mọi kẻ thù. Mỗi người khi học tập, lao động, tạo lập cho mình một cuộc sống tốt đẹp cũng chính là cống hiến cho tổ quốc. Bên cạnh đó, mỗi chúng ta cần phải yêu thương, giúp đỡ đồng bào, đoàn kết với mọi người vì điều đó không chỉ giúp cho chúng ta được yêu thương, trân trọng mà còn thể hiện sức mạnh đại đoàn kết dân tộc. Là một học sinh trước hết chúng ta cần học tập thật tốt, nghe lời ông bà cha mẹ, lễ phép với thầy cô. Có nhận thức đúng đắn về việc giữ gìn và bảo vệ tổ quốc. Luôn biết yêu thương và giúp đỡ những người xung quanh,… Tuy nhiên vẫn còn có nhiều bạn chưa có nhận thức đúng đắn về trách nhiệm của mình đối với quê hương, đất nước, chỉ biết đến bản thân mình, coi việc chung là việc của người khác,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án. Mỗi chúng ta cần phải cố gắng không chỉ vì tương lai của mình mà còn để xây dựng đất nước giàu đẹp xứng đáng với những gì được hưởng.

25 tháng 10 2016

A. Mở doan

- Bảo vệ, chăm sóc trẻ em là một trong những nhiệm quan trọng hàng đầu của mỗi quốc gia, dân tộc bởi "Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai" (UNESCO).

B. Thân doan

1. Tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em

a) Tương lai của mỗi dân tộc và của toàn nhân loại phụ thuộc vào sự chăm sóc, giáo dục thế hệ trẻ ; phụ thuộc vào sức khoẻ, trí tuệ, năng lực... của thế hệ trẻ. Trong "Thư gửi học sinh nhân ngày khai trường", Bác Hồ viết: "Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được vẻ vang sánh vai các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu". Trẻ em là người sẽ quyết định tương lai, vị thế của mỗi dân tộc trên trường quốc tế.

b) Qua vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em, chúng ta có thể nhận ra được trình độ văn minh và phần nào bản chất của một xã hội.

2. Sự quan tâm của cộng đồng quốc tế, chính phủ Việt Nam, chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội đối với trẻ em hiện nay.

a) Vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em đang được cộng đồng quốc tế quan tâm thích đáng :

- Năm 1989, Công ước Liên hiệp quốc về quyền trẻ em ra đời đã ghi nhận các quyền cơ bản của trẻ em như các nhóm quyền sống còn, nhóm quyền bảo vệ, nhóm quyền phát triển và nhóm quyền tham gia. Công ước này thể hiện sự tôn trọng và quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với trẻ em, là điều kiện cần thiết để trẻ em được phát triển đầy đủ trong bầu không khí hạnh phúc, yêu thương và thông cảm.

- Năm 1990, Tuyên bố thế giới... đã đề ra những nhiệm vụ cụ thể và toàn diện nhằm bảo vệ và chăm sóc trẻ em cùng với một bản kế hoạch hành động khá chi tiết trên từng mặt cơ bản. Tuyên bố này một lần nữa thể hiện sự quan tâm thích đáng của cộng đồng quốc tế đối với các quyền lợi và tương lai của trẻ em.

b) Vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em được chính phủ Việt Nam đặc biệt quan tâm. Việt Nam là nước thứ hai trên thế giới kí và phê chuẩn Công ước của Liên hiệp quốc về quyền trẻ em. sau Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em năm 1990, Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã quyết định Chương trình hành động vì sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em Việt Nam từ năm 1991 đến 2000, đặt thành một bộ phận của chiến lược, kế hoạc phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

c) Trên cơ sở đường lối, chiến lược phát triển đó, chính quyền địa phương các cấp đã vạch kế hoạch, hành động cụ thể nhằm đảm bảo các quyền lợi của trẻ em như các chính sách hỗ trợ kinh tế đối với trẻ em nghèo để các em có thể đến trường, quan tâm xây dựng cơ sở vật chất, trường học, thiết bị dạy học... để nâng cao chất lượng giáo dục, kêu gọi các tổ chức xã hội và nhân dân đóng góp xây dựng trường lớp, giúp đỡ trẻ em khuyết tật, đóng góp quỹ vì người nghèo, vì trẻ em bị nhiễm chất độc màu da cam, khuyến khích mở các lớp học tình thương, các trung tâm bảo trợ trẻ em mồ côi, tàn tật, lang thang không nơi nương tựa...

3. Suy nghĩ của em về sựu quan tâm của cộng đồng quốc tế, các chính quyền địa phương đối với vấn đề quyền lợi của trẻ em :
(Gợi ý : Em có vui và hoan nghênh những nỗ lực cố gắng của cộng đồng quốc tế, chính phủ Việt Nam... về vấn đề này hay không ? Vì sao ? Ý kiến đề xuất của em, nếu có, để chính phủ, chính quyền địa phương nơi em sinh sống thực thi tốt hơn việc bảo đảm quyền lợi cho trẻ em ?)
C. Kết doan

- Vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em đã được cộng đồng quốc tế nói chung, chính phủ Việt Nam, các cấp chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội Việt Nam nói riêng ý thức đầy đủ và có kế hoạch hành động cụ thể, thiết thực.

- Để xứng đáng với sự quan tâm, chăm sóc ấy, mỗi học sinh chúng ta cần phải không ngừng nỗ lực vươn lên trong học tập và rèn luyện để có thể gánh vác trọng trách là người chủ tương lai của nước nhà sau này.

25 tháng 10 2016

Cảm ơn bạn nhìu!!!!!

16 tháng 5 2023

Lối học lệch lạc là một vấn đề đáng lo ngại trong giáo dục hiện nay. Nó xảy ra khi học sinh không được hỗ trợ : đầy đủ để phát triển các kỹ năng và kiến thức cần thiết để thành công trong cuộc sống. Thay vì đưa ra các phương pháp học tập đa dạng và phù hợp với từng học sinh, hệ thống giáo dục thường áp đặt một cách học đơn điệu và không phù hợp với nhu cầu của từng cá nhân.

Lối học lệch lạc có tác hại rất lớn đến sự phát triển của học sinh. Nó có thể dẫn đến sự thiếu tự tin, sự chán nản và thậm chí là bỏ học. Học sinh cũng có thể không đạt được tiềm năng của mình và không thể đóng góp cho xã hội một cách tốt nhất.

Do đó, để giải quyết vấn đề này, chúng ta cần tạo ra một môi trường học tập đa dạng và phù hợp với nhu cầu của từng học sinh. Giáo viên cần phải tìm hiểu sâu hơn về học sinh của mình và đưa ra các phương pháp học tập phù hợp. Học sinh cũng cần được khuyến khích để tham gia vào các hoạt động ngoại khóa và tự học để phát triển các kỹ năng mềm và kiến thức bổ ích.

Vì vậy, lối học lệch lạc là một vấn đề cần được giải quyết trong giáo dục hiện nay. Chúng ta cần tạo ra một môi trường học tập đa dạng và phù hợp với nhu cầu của từng học sinh để giúp họ phát triển tốt nhất và đóng góp cho xã hội một cách tích cực.

28 tháng 12 2020

     Thuốc lá và tác hại của việc hút thuốc là những điều đáng nói của cuộc sống hiện đại. Có lẽ ai cũng hiểu được tác hại lớn của việc hút thuốc và hút thuốc thụ động. Thế nhưng tại sao trong cộng đồng dân cư nói chung cũng như trong lứa tuổi thanh thiếu niên là học sinh nói riêng vẫn còn nhiều người hút thuốc ? Thậm chí còn coi việc hút thuốc là điều bình thường (mà không có gì đáng chê trách, xử phạt) như cái ăn cái mặc trong cuộc sống.  Hơn thế nữa, có người nhất là những thiếu niên choai choai lại coi việc hút thuốc lá như là điều gì đó thật oai, hãnh tiến lắm bởi khi họ phì phèo điếu thuốc (thường là loại thuốc lá đắt tiền) trên tay, trong khói thuốc phê phê cứ tưởng bàn dân thiên hạ ngưỡng mộ mình lắm… Tất cả đều có nguyên do của nó mà chung quy là do ngộ nhận, do tâm lý đám đông và một phần quan trọng là do chúng ta chưa có hình thức và cơ chế xử lý hợp lý đúng mực… Mặt khác, có lẽ là do công tác tuyên truyền về tác hại của việc hút thuốc, nhất là việc hút thuốc thụ động còn mang tính hình thức, giáo điều mà thiếu những cách thức linh hoạt, lồng ghép các hoạt động văn hóa trong sinh hoạt cộng đồng. Bên cạnh đó, tác hại của việc hút thuốc trong cộng đồng dân cư (cả về vật chất và sức khỏe), có lẽ chưa được điều tra, thống kê một cách bài bản, đầy đủ có hệ thống để có tư liệu tuyên truyền kịp thời, chuẩn xác… Có thể nói đề cập về vấn đề này là chạm đến nhiều vấn đề đáng nói, đáng bàn của cuộc sống xã hội. Với bài viết nhỏ này, xin nêu đôi điều về tác hại của thuốc lá và tuổi trẻ học đường, dù vấn đề không còn mới nhưng thiết nghĩ là mới ở cách tiếp cận, âu cũng là những tâm tư bộn bề về một điều đáng suy ngẫm của cuộc sống hiện đại.            Trước hết xin nói đôi điều về tác hại của thuốc lá. Hẳn ai cũng hiểu rằng, khói thuốc lá có nhiều chất độc gây nên các bệnh ung thư. Các nhà khoa học đã nghiên cứu và chỉ ra rằng khói thuốc được coi là chất độc hại nhất trong môi trường cư trú. Khi hút thuốc, người hút thường thở ra hai luồng khói chính và phụ. Và 20% khói thuốc bị hút vào trong luồng chính, 80% còn lại được gọi là luồng phụ, nảy sinh khi kéo thuốc (giữa những lần hít vào) và khi tắt thuốc. Luồng khói chính nảy sinh 950 0 C và khói phụ 500 0 C; luồng khói phụ thường tỏa ra nhiều chất độc hại hơn. Khói thuốc cấu tạo từ hỗn hợp khí và bụi. Theo tổ chức Y tế Quốc tế (WHO), trong khói thuốc có khoảng 7000 chất hóa học, trong đó có 60 chất được xếp vào loại gây ung thư, gồm những chất như nicotin, mônôxít cacbon, fomanđêhít, amoniac, axeton, asen, xyanua hiđrô,… ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thần kinh, mạch máu và nội tiết gây ra những bệnh tim mạch, giảm trí nhớ và các bệnh ung thư. Ngày 31 – 5 hằng năm được xem là “Ngày thế giới không thuốc lá”. Ở nước ta từ trước nay đã có nhiều bộ ngành, nhiều văn bản nghị quyết về việc cấm hút thuốc lá; đáng kể là Quyết định số 1315/QĐ – TTg về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Công ước khung về kiểm soát thuốc lá của Thủ tướng Chính phủ ngày 21- 8 - 2009, nghiêm cấm hút thuốc lá từ 01/01/2010 tại nơi công cộng, trường học, bệnh viện,… Đây quả là một quyết định kịp thời và sáng suốt bởi khi quy mô và hậu quả của việc hút thuốc trong cộng đồng dân cư nói chung và tuổi trẻ học đường nói riêng đã là vấn đề đáng báo động. Nhưng điều đáng nói là việc thực thi quyết định nói trên và thực tiễn diễn biến thế nào kể từ khi có quyết dịnh ấy? Có thể nói một cách ngắn gọn  là quyết định của Thủ tướng Chính phủ đã không được thực thi một cách nghiêm túc và được như mong muốn…            Có nhiều nguyên nhân, cả chủ quan và khách quan để lý giải hay biện minh cho vấn đề ấy. Xin nêu vài nguyên nhân thực tế. Trước hết là do tính chất của việc hút thuốc; không chết đột ngột như tai nạn giao thông, không ám ảnh bàng hoàng lo sợ mặc cảm như người bệnh khi phát hiện nhiễm HIV/AIDS, người hút thuốc lá vẫn dửng dưng, vì hơn 7000 chất độc không hiện hữu trước mắt họ. Thế nhưng, 7000 chất độc này còn kinh khủng hơn cả đại dịch AIDS và tai nạn giao thông (nhất là một khi nó chưa được kiềm chế và ngoài tầm kiểm soát), vì nó âm thầm tấn công vào cơ thể và mỗi năm cướp đi sinh mạng của không biết bao nhiêu con người. Riêng tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 40.000 người tử vong do những nguyên nhân liên quan đến thuốc lá. Đây quả là một con số lớn mà đáng buồn. Số người chết vì thuốc lá cao gấp ba bốn lần số người chết do tai nạn giao thông. Một điều tra gần đây cho thấy, trên 50% nam giới hút thuốc lá và khoảng 60% trẻ em Việt Nam độ tuổi 13 – 15 đã tiếp xúc với thuốc lá tại nhà. Hoặc một điều tra khác cho thấy, ở TP Hồ Chí Minh có 44 % nam sinh và 12 % nữ sinh bậc THPT có thói quen hút thuốc. Đây là kết quả một nghiên cứu do Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe Thành phố thực hiện. Bên cạnh đó còn có nguyên nhân khách quan là đất nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Từ đó đã làm cho đời sống, sinh hoạt của người dân ngày càng được nâng cao. Nhưng mặt trái của kinh tế thị trường cũng đáng kể. Và đáng tiếc, một bộ phận giởi trẻ đã chịu ảnh hưởng từ những tiêu cực xã hội, chạy theo lối sống hưởng thụ mà họ cho là hợp thời, sành điệu…          Việc học sinh hút thuốc trong trường học nói chung và ở vùng Tây Nguyên hay Đắk Lắk nói riêng đã là chuyện thường tình như chuyện thường ngày ở huyện. Tìm hiểu về vấn đề này, xin chia sẻ với bạn đọc khi gần đây, có một cuộc điều tra nhỏ của học sinh lớp 12 A4 Trường THPT Phan Bội Châu (TT. Krông Năng, H. Krông Năng, Đắk Lắk) năm học 2015 – 2016. Theo đó, khi một nam sinh được hỏi đã cho biết: “Mình cảm thấy hút thuốc là một việc rất bình thường bởi vì mỗi người có một sở thích riêng. Tuy có hiểu biết về tác hại của thuốc lá nhưng mình vẫn hút. Xung quanh mình có nhiều người hút thuốc lá nhưng mình không ảnh hưởng từ họ…”. Từ tâm sự của nam sinh ấy mà thấy rằng việc hút thuốc lá trong tầng lớp học sinh vẫn là việc “rất bình thường”, dù họ vẫn hiểu được tác hại của nó. Song có lẽ vẫn chưa hiểu tường tận về mối nguy hại nhiều mặt, không chỉ là “diện” mà cả ở “điểm” của việc hút thuốc. Bên cạnh đó, có trường hợp nam sinh lớp 12 khác, khi được hỏi đã chía sẻ : “Hiện tượng này rất phổ biến, nhiều học sinh có nhu cầu hút thuốc từ loại thuốc rẻ tiền nhất đến những loại “sang chảnh” đắt tiền nhất. Thật sự rất đáng phê phán, vừa ô nhiễm môi trường, vừa ảnh hưởng đến người khác. Mình rất ngại giao tiếp với các bạn ấy vì có mùi hôi khó chịu”. Có thể nói đây là một sự chia sẻ “ngọt ngào” khi chủ thể là người trong cuộc không những có nhận thức đúng mà còn có thái độ đẹp. Bởi họ không thỏa hiệp với cái ngang trái của cuộc sống hiện đại. Việc điều tra khảo sát và phân tích kết quả của nhóm HS nói trên tại các trường THPT Phan Bội Châu, THPT Nguyễn Huệ và Trung tâm giáo dục thường xuyên (TTGDTT) ở huyện Krông Năng đã cho những kết quả đáng suy ngẫm. Theo đó, có tới 15,5 % HS hút thuốc (trong đó nam chiếm 13,5%, nữ chiếm 2%). Đây là một tỉ lệ khá cao. Trong số những HS hút thuốc lá, có 2,5% số người thích hút thuốc, có 10 % người bình thường và chỉ có 2,5 % người không thích hút thuốc. Và có một số liệu khác đáng kể, đáng báo động : độ tuổi hút thuốc đang có xu hướng trẻ hóa; số lượng chiếm nhiều nhất hiện nay là độ tuổi từ 14 đến 16 tuổi, thậm chí có trường hợp biết hút thuốc từ 9-10 tuổi.           Dù kết quả điều tra phản ánh trên đây chưa phải là tất cả hay chưa toàn diện và tiêu biểu, nhưng trước hết đó là một kết quả có cơ sở, có đối chứng. Mặt khác, có một thực tế khách quan không thể phủ nhận là nhìn chung trong phạm vi cả nước, tình trạng hút thuốc lá vẫn còn khá phổ biến trong các tầng lớp dân cư mà điều đáng nói là ở tầng lớp HS, chủ nhân tương lai của đất nước... Và dù rằng bao người vẫn ít nhiều có hiểu biết về tác hại của việc hút thuốc. Song có lẽ sự hiểu biết vẫn chưa chạm tới cái ngưỡng của sự nguy hại khôn lường và lòng trắc ẩn cuộc sống. Vả lại lý giải cho nguyên nhân về tình trạng hút thuốc lá vẫn còn phổ biến, kể cả khi có văn bản quyết định của Thủ tướng Chính phủ, xin chờ câu trả lời của cấp ngành có chức năng và thẩm quyền.

20 tháng 3 2022

REFER

  Đại dịch Covid-19 khiến chúng ta nhớ lại Ebola, SARS bởi hậu quả mà nó để lại thật sự rất khó lường. Nó khiến hàng quán phải đóng cửa, giao thông bị phong tỏa, kinh tế rơi vào trạng thái bất ổn định,... và cùng với đó là việc học sinh, sinh viên không được tới trường - một trong những điều đáng lo ngại nhất. Có người cho rằng, việc cho học sinh, sinh viên nghỉ học quá lâu sẽ gây ra tình trạng hổng kiến thức nhưng cũng có những ý kiến đồng tình vì sức khỏe chung của cộng đồng. Thực chất, việc cho học sinh, sinh viên nghỉ học là điều tất yếu phải làm trong tình hình dịch bệnh căng thẳng và mỗi cá nhân cần có ý thức tự học. Việc chúng ta có bảo đảm kiến thức hay không hoàn toàn tùy thuộc vào ý thức tự học bởi cho dù có đến trường nhưng lại lơ đễnh, lười nhác thì hoàn toàn không đem lại hiệu quả, thậm chí dịch bệnh còn lây lan, khó kiểm soát. Chúng ta hãy coi đây là "thời cơ" để bản thân tự tổng hợp, ôn luyện lại những kiến thức trong suốt quá trình học vừa qua, hiện nay, sở giáo dục và đào tạo đã tổ chức chương trình học trên truyền hình, chúng ta hoàn toàn có thể tự trang bị kiến thức cho mình ngay tại nhà. Tự học cũng chính là biện pháp tốt để chúng ta đẩy lùi dịch bệnh, giảm thiểu, hạn chế nguy cơ lây lan của vi-rút. "Người lạc quan sẽ thấy cơ hội trong thách thức, sẽ thấy thuận lợi trong cả khó khăn. Vậy nên hãy tranh thủ thời gian để ta tự học và rèn luyện, đồng thời cùng chung tay đẩy lùi dịch bệnh.

20 tháng 3 2022

REFER

Đại dịch Covid-19 khiến chúng ta nhớ lại Ebola, SARS bởi hậu quả mà nó để lại thật sự rất khó lường. Nó khiến hàng quán phải đóng cửa, giao thông bị phong tỏa, kinh tế rơi vào trạng thái bất ổn định,… và cùng với đó là việc học sinh, sinh viên không được tới trường – một trong những điều đáng lo ngại nhất. Có người cho rằng, việc cho học sinh, sinh viên nghỉ học quá lâu sẽ gây ra tình trạng hổng kiến thức nhưng cũng có những ý kiến đồng tình vì sức khỏe chung của cộng đồng.

Thực chất, việc cho học sinh, sinh viên nghỉ học là điều tất yếu phải làm trong tình hình dịch bệnh căng thẳng và mỗi cá nhân cần có ý thức tự học. Việc chúng ta có bảo đảm kiến thức hay không hoàn toàn tùy thuộc vào ý thức tự học bởi cho dù có đến trường nhưng lại lơ đễnh, lười nhác thì hoàn toàn không đem lại hiệu quả, thậm chí dịch bệnh còn lây lan, khó kiểm soát.

Chúng ta hãy coi đây là “thời cơ” để bản thân tự tổng hợp, ôn luyện lại những kiến thức trong suốt quá trình học vừa qua, hiện nay, sở giáo dục và đào tạo đã tổ chức chương trình học trên truyền hình, chúng ta hoàn toàn có thể tự trang bị kiến thức cho mình ngay tại nhà.

 

Tự học cũng chính là biện pháp tốt để chúng ta đẩy lùi dịch bệnh, giảm thiểu, hạn chế nguy cơ lây lan của vi-rút. “Người lạc quan sẽ thấy cơ hội trong thách thức, sẽ thấy thuận lợi trong cả khó khăn. Vậy nên hãy tranh thủ thời gian để ta tự học và rèn luyện, đồng thời cùng chung tay đẩy lùi dịch bệnh.