Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Dế Choắt nói với Dế Mèn: Việc muốn đào thông sang hang nhà Dế Mèn với mục đích làm thế phòng thủ cho căn nhà Dế Choắt đang ở.
- Dế Choắt đã sử dụng câu hỏi để hỏi ý của Dế Mèn vì Dế Choắt rất khiêm nhường, Dế Choắt tự coi mình có vai giao tiếp thấp hơn Dế Mèn.
- Dế Choắt không đưa ra những câu " Anh hãy đào giúp em một cái ngách sang bên nhà anh!" hay " Đào ngay giúp em một cái ngách.
→ Bởi vì Dế Choắt yếu đuối, nhút nhát hơn, muốn đi nhờ vả Dế Mèn thì không thể yêu cầu ra lệnh được.
Tham khảo nha em:
1.
Trên dải đất hình chữ S đã phải chịu bao nhiêu là đau thương và mất mát. Hàng ngàn năm lích sử dựng nước và giữ nước của cha ông ta. Nhưng dù trong hoàn cảnh nào thì chúng ta vẫn với "một lòng nồng nàn yêu nước" đứng lên chiến đấu anh dũng để dành độc lập cho Tổ Quốc, quét sách bọn giặc ngoại xâm. Và từ xưa đến giờ, tuổi trẻ, thanh niên vẫn luôn là đôi cánh to lớn nhất, mạnh mẽ nhất để bảo vệ đất nước. Thế nhưng, thực tế hiện nay thì dường như những điều ấy chỉ tồn tại trong một số ít bạn trẻ mà thôi. Đa phần số đông còn lại thì đường như trí óc của họ đã không còn đủ chỗ để chứa đựng những tình cảm về quê hương, đất nước mà thay vào đó, là những đam mê, cám dỗ. Có rất nhiều thanh niên vô trách nhiệm với dân tộc. Hệ quả đó là sự tụt lùi, suy thoái hay diệt vong chăng…. Hãy thức tỉnh đi những người trẻ tuổi, hãy để lòng tự hào dân tộc chiếm trọn lấy con tim, hãy để tình yêu quê hương, đất nước dập tắt những ngọn lửa dục vọng, đam mê. Hãy xây dựng và bảo vệ đất nước này, một đất nước đã chứa đầy xương, đầy máu của ông cha ta, đã chất đầy mồ hôi, nước mắt của dân tộc ta, một đất nước mà ta là một phần trong đó.
2.
Tự do là một trong những quyền cơ bản của con người và sự tự do mang lại nền tảng của một cuộc sống hạnh phúc. Thật vậy, nhờ có tự do mà con người có thể sống bình đẳng, bác ái và hạnh phúc. Tự do là tình trạng khi một cá nhân không bị sự ép buộc, có cơ hội để lựa chọn và hành động theo đúng với ý chí nguyện vọng của chính mình. Trong lịch sử, chưa có đất nước nào không được tự do mà hạnh phúc cả. Bác Hồ từng nói "Không có gì quý hơn độc lập, tự do", tức là phải giành được độc lập tự do thì nhân dân mới bắt đầu được cuộc sống no ấm hạnh phúc. Ngày nay khi quyền con người được đề cao, mỗi công dân được hưởng quyền tự do trong sinh hoạt, học tập, tự do ngôn luận, phát triển bản thân,... nhưng vẫn trong khuôn khổ cho phép. Sự tự do được thể hiện là con người có thể thỏa sức làm việc miễn là ko trái với pháp luật cũng như ảnh hưởng đến cuộc sống người khác. Trong văn học, rất nhiều tác giả đã đề cao sự tự do như nhà thơ Tố Hữu muốn được phá tan nhà tù chật hẹp để tiếp tục cuộc sống mơ ước hay như Phan Châu TRinh trong Đập đá ở Côn Lôn đã thể hiện được sự ngang tàng, khao khát tự do của mình trong hoàn cảnh tù đày. Hơn nữa, tự do có vai trò cực kỳ to lớn đối với mỗi người và cả cộng đồng. Với cá nhân thì tự do là quyền cơ bản của mỗi con người, mang lại quyết định vận mệnh cá nhân, tạo nền tảng, điều kiện cho sự phát triển, sáng tạo. Còn với xã hội, sự tự do, bình đẳng bác ái là linh hồn khởi nguồn cho mọi tiến bộ và văn minh. Vì vậy chúng ta cần phê phán những hành vi cướp đoạt quyền tự do của người khác vì nó đi ngược lại với sự văn minh và tiến bộ, dân chủ. Để có được tự do, chúng ta cần lên tiếng phê phán những hành động cướp đoạt tự do của người khác cũng như đề cao sự bình đẳng, tự do, bác ái trên thế giới. Là học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường, em sẽ ra sức học tập và rèn luyện để có đầy đủ nhận thức, kĩ năng, phẩm chất để đóng góp chút ít vào công cuộc đòi tự do, vì hạnh phúc của nhân loại trên thế giới.
Trong cuộc sống, kẻ thù lớn nhất đối với mỗi chúng ta đó là sự lười biếng. Thật vậy, sự lười biếng biểu hiện bằng việc con người không chịu động chân, động tay, động não hay bắt tay vào làm bất cứ việc gì trong cuộc sống của mình.Vậy nên, tác hại đầu tiên mà sự lười biếng đem đến đó là sự ì ạch, chậm trễ trong công việc. Con người lười biếng sẽ trì hoãn công việc đến khi nào có thể, hậu quả là công việc chẳng bao giờ được hoàn thành trong tâm thế chủ động, được hoàn thành tốt và trau chuốt. Như vậy thì kết quả sản phẩm cũng thấp. Thứ hai, sự lười biếng sẽ dẫn đến sự ì ạch, chậm chạp trong trí tuệ.Người thường xuyên lao động và làm việc sẽ có khả năng phản ứng với những tình huống khác nhau trong cuộc sống dễ dàng và nhạy bén hơn. Ngược lại, kẻ lười biếng sẽ luôn đi chậm sau người khác, khó mà làm nên được thành tựu gì. Cuối cùng, sự lười biếng sẽ dẫn đến thất bại. Lỗ Tấn từng nói "Trên con đường của người thành công, không có dấu chân của kẻ lười biếng". Lười biếng thì làm sao có thể làm việc bằng cả tâm huyết của mình để mà cố gắng và đạt được thành công. Đồng thời, lười biếng cũng sẽ suy giảm ý chí và nhiệt huyết, con người sẽ khó có được sức mạnh đi lên. Tóm lại, sự lười biếng chính là kẻ thù và là chướng ngại vật do chính chúng ta tạo ra trên con đường tiến tới thành công của mình.
- Tham khảo trên Internet.
Cuộc sống hiện đại ngày nay với sự bùng nổ của nền công nghệ 4.0 đã giúp cho cuộc sống của chúng ta càng ngày thuận tiện và dễ dàng hơn nhưng nó cũng kéo theo những hệ lụy khôn lường, và một trong số đó là căn bệnh Lười biếng. Do quá ỷ lại vào sự hỗ trợ của máy móc thiết bị tiên tiến, hiện đại hoặc do bản tính thích hưởng thụ nhưng không muốn làm gì cả mà con người đã trở nên lười từ lúc nào không hay. Lười biếng tồn tại ở nhiều dạng thức khác nhau và ở nhiều người, lâu dần không thay đổi, sẽ trở thành một căn bệnh khó chữa. Có người mắc thói lười học, có người lười suy nghĩ, lười làm việc, thậm chí lười biếng ngay cả trong những công việc vệ sinh cá nhân, lười vận động rèn luyện thể thao, lười ăn, lười ra ngoài,... Những người mắc bệnh lười thường là những người vô cùng thụ động, dễ dàng đầu hàng trước những khó khăn thử thách, không chịu cố gắng vươn lên, lười biếng từ những việc nhỏ nhặt nhất, dần dần sẽ trở thành những con người thất bại một cách thảm hại. Nói đến đây, hẳn là bạn vẫn còn nhớ đến câu chuyện cười Há miệng chờ sung với nhân vật anh lười "không cha không mẹ, không chịu học hành làm lụng việc gì, hằng ngày anh ta chỉ có công việc duy nhất là nằm dưới gốc cây sung há miệng chờ sung rụng vô miệng thì ăn. Ngày này qua ngày khác, anh ta chờ mãi nhưng vẫn không quả sung nào rụng trúng miệng. Một lần có người đi qua, anh ta gọi lại nhờ nhặt giùm quả sung vào miệng nhưng thật không may cho anh ta, gặp phải đúng anh chàng cũng lười y hệt mình. Anh kia bèn lấy chân, gắp quả sung bỏ vào miệng anh chờ sung khiến anh chàng bực mình phải gắt lên: - Người đâu mà lại lười thế!". Tác giả dân gian đã rất khéo léo mượn tiếng cười và xây dựng tình huống thú vị để phê phán những hạng người có sức vóc, có đầu óc minh mẫn nhưng lại lười biếng, chỉ muốn chực chờ ăn sẵn, những người như vậy sớm muộn gì cũng chuốc lấy những thất bại mà thôi. Vậy nên, chúng ta nhất là những người trẻ là những người có sức khỏe, có tài năng, trí tuệ và trái tim nhiệt huyết tuổi trẻ đang sôi trào mãnh liệt, không bao giờ được cho phép bản thân lười biếng mà phải luôn chăm chỉ, cố gắng nỗ lực không ngừng nghỉ để trở thành những người có ích, cống hiến cho xã hội những điều tốt đẹp nhất.
Các câu cầu khiến thể hiện mối quan hệ giữa Dế Mèn và Dế Choắt:
- Song, anh cho phép em mới dám nói.
( Lời nói khiêm nhường, nhã nhặn)
- Được, chú mình cứ nói thẳng thừng ra nào.
( Lời nói bề trên, hách dịch)
- Anh đã nghĩ thương em như thế thì hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sang bên nhà anh…
( Lời đề nghị nhờ giúp đỡ nhã nhặn, khiêm nhường)
- Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi.
( Lời mắng nhiếc vô tình, hống hách)
a. Đoạn văn trên gồm có 9 câu. Đó là:
Chưa nghe hết câu, tôi đã hếch răng lên, xì một hơi rõ dài. (Câu kể)
Rồi, với điệu bộ khinh khỉnh, tôi mắng: (Câu kể)
- Hức! (Câu cảm)
Thông ngách sang nhà ta? (Câu hỏi)
Dễ nghe nhỉ! (Câu cảm)
Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được. (Câu kể)
Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. (Câu cầu khiến)
Đào tổ nông thì cho chết! (Câu cảm)
Tôi về, không một chút bận tâm." (Câu kể)
Tham khảo:
Trong cuộc đời mỗi người ngoài tình cảm gia đình còn có tình cảm bạn bè. Đó là một thứ tình cảm vô cùng quý giá, nó có thể giúp người ta vượt qua những khó khăn thử thách trong cuộc sống, hơn nữa đó còn là chỗ dựa tinh thần giúp ta quên đi những nỗi buồn, những vất vả khó khăn trong cuộc sống.
Trong văn chương, chúng ta cũng bắt gặp những tác phẩm ca ngợi tình bạn như Lưu Bình – Dương Lễ. Một người sẵn sàng đưa vợ mình đến giúp đỡ bạn trong lúc bạn gặp khó khăn, bế tắc. Hay như sự tích Trung Quốc có Bá Nha Tử Kì: Một người bạn ra đi, người ở lại không muốn đánh đàn nữa vì nghĩ rằng chẳng còn ai có thể hiểu được tiếng đàn của mình như người bạn đã mất. Hay như Tú Xương cũng có bài thơ Khóc Dương Khuê để nói lên tình cảm của mình với bạn. Đó có được những mối thâm tình ấy chắc chắn họ đã có những kỉ niệm sâu sắc bên nhau và hơn thế đó là sự đồng cảm, đồng điệu về tâm hồn.
Và trong cuộc sống đời thường chúng ta cũng bắt gặp những tình bạn chân thành và đáng quý. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường em cũng chứng kiến những tình bạn như thế. Đó là những đôi bạn cùng giúp nhau học tập. Em đã từng chứng kiến hai người bạn chơi rất thân với nhau, song giữa họ lại có điểm khác là người thì học giỏi Văn, người thì học giỏi Toán. Tuy nhiên, trong những lần kiểm tra, họ không hề cho nhau chép bài dẫu hai người ngồi cùng bàn và sát nhau. Sau một thời gian, em thấy cả hai đều học tốt cả hai môn. Lúc đầu ai cũng tưởng họ cho nhau chép bài, nhưng sự thực thì họ đã giúp nhau khắc phục nhược điểm của từng người. Bạn học giỏi Toán thì giúp người giỏi Văn học Toán tốt hơn và ngược lại. Hai bạn đã giúp cho nhau có được kiến thức một cách chắc chắn. Như vậy trong học tập cũng như trong công việc, giúp nhau không có nghĩa là cho nhau một sự vật cụ thể mà có thể giúp nhau con đường, phương pháp để đạt được hiệu quả. Đó mới chính là một tình bạn chân chính, chân thành.
Ngoài ra tình bạn tốt còn giúp cho nhau vượt qua những nỗi buồn về tinh thần. Đó là khi người bạn của mình gặp chuyện không vui mình có thể đến để chia sẻ, động viên, an ủi họ.
Điều đó cũng được minh chứng qua tình bạn của em với Ngọc. Em với Ngọc học cùng lớp, ngồi cùng một chỗ và cùng chung khu tập thể. Hàng ngày em và Ngọc cùng nhau đi học, khi về cả hai cùng về và ăn cơm trưa xong em sang nhà Ngọc ôn bài, cùng nhau làm bài tập, và cùng bàn bạc, suy tính trước những bài khó. Trước đây, trong các môn học em ngại nhất là môn tiếng Anh, thế nhưng có Ngọc động viên, giúp đỡ nên chỉ trong một thời gian ngắn em đã tiến bộ hơn nhiều. Em còn nhớ có hôm Ngọc bỏ cả bữa trưa để giảng giải cho em hiểu và thuộc bằng được một số cấu trúc ngữ pháp. Nhờ sự tận tình chỉ giúp của Ngọc đến giờ em đã thích học môn tiếng Anh.
Ngoài việc giúp đỡ nhau trong học tập em và Ngọc còn thường xuyên chia sẻ với em những chuyện vui buồn trong gia đình, trong lớp học. Mỗi khi buồn mà được chia sẻ với Ngọc em cảm thấy nỗi buồn của em như vơi đi một nửa.
Tình bạn của em và Ngọc dường như mỗi ngày lại gắn bó hơn. Và em tin rằng đó là tình bạn chân thành nhất.
Em nhận ra rằng: Tình bạn chân thành là một tình bạn được xây dựng xuất phát từ lòng quý mến, đồng cảm, không chút vụ lợi, tính toán. Tình bạn đó có thể đem đến cho nhau niềm vui và hạnh phúc, đặc biệt là trong những lúc khó khăn, hoạn nạn.
Dế Mèn phiêu lưu kí là một truyện viết cho thiếu nhi rất đặc sắc của Tô Hoài. Trong truyện, tác giả đã xây dựng nhân vật chính là chú Dế Mèn với những nét tính cách, phẩm chất thật đáng yêu, đáng quý. Nhưng nhân vật mà em ấn tượng nhất là chú dễ choắt. Dù chỉ xuất hiện ở những phần đầu câu chuyện nhưng những câu nói cuối cùng của chú trước khi mất nhưng nó làm cho mỗi độc giả mãi không thể nào quên. Cậu là một người có thân hình nhỏ bẻ nhưng khá am hiểu sự đời, cách đối đãi với mọi người xung quanh. Bằng chứng là câu nói cuối cùng của Dế Choắt ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình. Chỉ vài câu thôi, nhưng nó đã làm thay đổi một Dế Mèn kiêu căng, ngạo mạn lúc bấy giờ. Vậy mỗi người chúng ta hãy học theo Dễ Choắt, đừng bao giờ kiêu căng, làm việc bậy bạ mà ảnh hưởng đến cả mình, cả người khác.