K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 8 2016

a. Đoạn văn trên gồm có 9 câu. Đó là:

Chưa nghe hết câu, tôi đã hếch răng lên, xì một hơi rõ dài. (Câu kể)

Rồi, với điệu bộ khinh khỉnh, tôi mắng: (Câu kể)

- Hức! (Câu cảm)

Thông ngách sang nhà ta? (Câu hỏi)

Dễ nghe nhỉ! (Câu cảm)

Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được. (Câu kể)

Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. (Câu cầu khiến)

Đào tổ nông thì cho chết! (Câu cảm)

Tôi về, không một chút bận tâm." (Câu kể)

Tìm các câu có mục đích cầu khiến trong đoạn trích sau. Mỗi câu ấy thể hiện quan hệ giữa các nhân vật và tính cách nhân vật như thế nào?Dế Choắt trả lời tôi bằng một giọng rất buồn rầu:- Thưa anh, em cũng muốn khôn nhưng khôn không được. Đụng đến việc là em thở rồi, không còn hơi sức đâu mà đào bới nữa […]. Hay bây giờ em nghĩ thế này… Song anh cho phép em mới dám nói…Rồi...
Đọc tiếp

Tìm các câu có mục đích cầu khiến trong đoạn trích sau. Mỗi câu ấy thể hiện quan hệ giữa các nhân vật và tính cách nhân vật như thế nào?

Dế Choắt trả lời tôi bằng một giọng rất buồn rầu:

- Thưa anh, em cũng muốn khôn nhưng khôn không được. Đụng đến việc là em thở rồi, không còn hơi sức đâu mà đào bới nữa […]. Hay bây giờ em nghĩ thế này… Song anh cho phép em mới dám nói…

Rồi Dế Choắt loanh quanh, băn khoăn. Tôi phán bảo:

- Được, chú mình cứ nói thẳng thừng ra nào.

Dế Choắt nhìn tôi mà rằng:

- Anh đã nghĩ thương em như thế này thì hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sang bên nhà anh, phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào đến bắt nạt thì em chạy sang…

Chưa nghe hết câu, tôi đã hếch răng lên, xì một hơi rõ dài. Rồi với bộ điệu khinh khỉnh, tôi mắng:

- Hức! Thông ngách sang nhà ta? Dễ nghe nhỉ! Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được. Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết!

Tôi về, không một chút bận tâm.

(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)

1
29 tháng 4 2019

Các câu cầu khiến thể hiện mối quan hệ giữa Dế Mèn và Dế Choắt:

    - Song, anh cho phép em mới dám nói.

    ( Lời nói khiêm nhường, nhã nhặn)

    - Được, chú mình cứ nói thẳng thừng ra nào.

    ( Lời nói bề trên, hách dịch)

    - Anh đã nghĩ thương em như thế thì hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sang bên nhà anh…

    ( Lời đề nghị nhờ giúp đỡ nhã nhặn, khiêm nhường)

    - Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi.

    ( Lời mắng nhiếc vô tình, hống hách)

11 tháng 7 2018

- Dế Choắt nói với Dế Mèn: Việc muốn đào thông sang hang nhà Dế Mèn với mục đích làm thế phòng thủ cho căn nhà Dế Choắt đang ở.

    - Dế Choắt đã sử dụng câu hỏi để hỏi ý của Dế Mèn vì Dế Choắt rất khiêm nhường, Dế Choắt tự coi mình có vai giao tiếp thấp hơn Dế Mèn.

    - Dế Choắt không đưa ra những câu " Anh hãy đào giúp em một cái ngách sang bên nhà anh!" hay " Đào ngay giúp em một cái ngách.

    → Bởi vì Dế Choắt yếu đuối, nhút nhát hơn, muốn đi nhờ vả Dế Mèn thì không thể yêu cầu ra lệnh được.

Trong những đoạn trích sau đây, câu nào là câu cầu khiến? Nhận xét sự khác nhau về hình thức biểu hiện ý nghĩa cầu khiến giữa những câu đó.a) Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết!(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)b) Ông đốc tươi cười nhẫn nại chờ chúng tôi:- Các em đừng khóc. Trưa nay các em được về nhà cơ mà. Và ngày mai lại được nghỉ cả ngày...
Đọc tiếp

Trong những đoạn trích sau đây, câu nào là câu cầu khiến? Nhận xét sự khác nhau về hình thức biểu hiện ý nghĩa cầu khiến giữa những câu đó.

a) Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết!

(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)

b) Ông đốc tươi cười nhẫn nại chờ chúng tôi:

- Các em đừng khóc. Trưa nay các em được về nhà cơ mà. Và ngày mai lại được nghỉ cả ngày nữa.

(Thanh Tịnh, Tôi đi học)

c) Có anh chàng nọ tính tình rất keo kiệt. Một hôm đi đò qua sông, anh chàng khát nước bèn cúi xuống, lấy tay vục nước sông uống. Chẳng may quá đà, anh ta lộn cổ xuống sông. Một người ngồi cạnh thấy thế, vội giơ tay hét lên:

- Đưa tay cho tôi mau!

Anh chàng sắp chìm nghỉm nhưng vẫn không chịu nắm tay người kia. Bỗng một người có vẻ quen biết anh chàng chạy lại, nói:

- Cầm lấy tay tôi này!

Tức thì, anh ta cố ngoi lên, nắm chặt lấy tay người nọ và được cứu thoát […].

(Theo Ngữ văn 6, tập một)

1
19 tháng 8 2017

 a, Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi.

    → Từ cầu khiến "đi", vắng chủ ngữ.

  b, Các em đừng khóc.

    → Từ cầu khiến "đừng", có chủ ngữ "em".

  c, Đưa tay cho tôi mau! Cầm lấy tay tôi này!

    → Ngữ điệu khẩn trương, gấp gáp. Khuyết chủ ngữ.

  → Sự có mặt hay vắng mặt của chủ ngữ liên quan tới hình thức biểu hiện ý nghĩa câu cầu khiến.

    + Có chủ ngữ câu cầu khiến lịch sự hơn, rõ ràng hơn.

Câu 2 (trang 31 SGK Ngữ văn 8, tập 2)Trong những đoạn trích sau đây, câu nào là câu cầu khiến? Nhận xét sự khác nhau về hình thức biểu hiện ý nghĩa cầu khiến giữa những câu đó.a) Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết!(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)b) Ông đốc tươi cười nhẫn nại chờ chúng tôi:- Các em đừng khóc. Trưa nay các em được về nhà cơ mà. Và...
Đọc tiếp

Câu 2 (trang 31 SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Trong những đoạn trích sau đây, câu nào là câu cầu khiến? Nhận xét sự khác nhau về hình thức biểu hiện ý nghĩa cầu khiến giữa những câu đó.

a) Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết!

(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)

b) Ông đốc tươi cười nhẫn nại chờ chúng tôi:

- Các em đừng khóc. Trưa nay các em được về nhà cơ mà. Và ngày mai lại được nghỉ cả ngày nữa.

(Thanh Tịnh, Tôi đi học)

c) Có anh chàng nọ tính tình rất keo kiệt. Một hôm đi đò qua sông, anh chàng khát nước bèn cúi xuống, lấy tay vục nước sông uống. Chẳng may quá đà, anh ta lộn cổ xuống sông. Một người ngồi cạnh thấy thế, vội giơ tay hét lên:

- Đưa tay cho tôi mau!

Anh chàng sắp chìm nghỉm nhưng vẫn không chịu nắm tay người kia. Bỗng một người có vẻ quen biết anh chàng chạy lại, nói:

- Cầm lấy tay tôi này!

Tức thì, anh ta cố ngoi lên, nắm chặt lấy tay người nọ và được cứu thoát […].

(Theo Ngữ văn 6, tập một)

2
23 tháng 2 2023

a. "Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi".

b. "Các em đừng khóc".

c. "Đưa tay cho tôi mau", "cầm lấy tay tôi này".

Nhận xét sự khác nhau về hình thức biểu hiện ý nghĩa câu cầu khiến:

- Ở câu a là lời nói của nhân vật mang ý khó chịu, chán ghét.

- Ở câu b mang nghĩa dịu dàng, khuyên nhủ.

- Ở câu c mang ý đối thoại bình thường giữa nhân vật trong tình huống truyện.

23 tháng 2 2023

Cần gấp

a. Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi.

   → Kiểu câu cầu khiến, hành động nói yêu cầu, đề nghị.

b. Đào tổ nông thì cho chết!

   → Kiểu câu cám thán, hành động bộc lộ cảm xúc. 

Câu 1: Đọc đoạn văn sau rồi trả lời câu hỏi:“Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những nếp nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…- Khốn nạn…Ông giáo ơi!...Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay...
Đọc tiếp

Câu 1: Đọc đoạn văn sau rồi trả lời câu hỏi:

“Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những nếp nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…

- Khốn nạn…Ông giáo ơi!...Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy hai cẳng sau nó dốc ngược nó lên. Cứ thế là thằng Mục với thằng Xiên, hai thằng chúng nó chỉ loay hoay một lúc đã trói chặt bốn chân nó lại. Bấy giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết!...Này! ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như có trách tôi; nó kêu ư ử nhìn tôi, như nuốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?”.

(Trích sgk Ngữ văn 8 - Tập Một/ trang 42)

a. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? (0,5 điểm)

b. Tóm tắt nội dung đoạn văn trên bằng một câu ngắn gọn. (0,5 điểm)

c. Xác định 2 từ tượng hình, 2 từ tượng thanh trong đoạn văn bản trên. (1,0 điểm)

Câu 2: Xác định thành phần trợ từ, thán từ, được dùng trong đoạn văn và cho biết ý nghĩa sử dụng.(1,5 điểm)

Câu 3: Phân tích cấu tạo ngữ pháp và cho biết câu văn sau thuộc kiểu câu gì? Dấu ngoặc kép trong câu được dùng để làm gì? (1,5 điểm)

“Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như có trách tôi; nó kêu ư ử nhìn tôi, như nuốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?

0
Dấu hai chấm trong những đoạn trích trên dùng đế làm gì?a) Rồi Dế Choắt loanh quanh, băn khoăn. Tôi phải bảo:- Được, chú mình cứ nói thẳng thừng ra nào.Dế Choắt nhìn tôi mà rằng:- Anh đã nghĩ thương em như thế thì hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sang bên nhà anh, phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào đến bắt nạt thì em chạy sang…(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)b) Như tre mọc...
Đọc tiếp

Dấu hai chấm trong những đoạn trích trên dùng đế làm gì?

a) Rồi Dế Choắt loanh quanh, băn khoăn. Tôi phải bảo:

- Được, chú mình cứ nói thẳng thừng ra nào.

Dế Choắt nhìn tôi mà rằng:

- Anh đã nghĩ thương em như thế thì hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sang bên nhà anh, phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào đến bắt nạt thì em chạy sang…

(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)

b) Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất.

Người xưa có câu: “Trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng”. Tre là thẳng thắn, bất khuất!

(Thép Mới, Cây tre Việt Nam)

c) Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng chúng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.

(Thanh Tịnh, Tôi đi học)

1
30 tháng 8 2018

Tác dụng của dấu hai chấm:

a, Dấu hai chấm dùng để dẫn lời nói nhân vật, lời đối thoại

b, Dấu hai chấm trích dẫn lời nói trực tiếp

c, Dấu hai chấm ở đây để giải thích, thuyết minh cho phần trước đó.

Câu 10 :  Câu không phải là câu cầu khiến:A. Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sụt sùi ấy đi.             B. Tôi đi bộ về nhà.C. Anh cứ hút trước đi.                                                   D. Ngài cứ nghe đi đã.Câu 11: Câu trần thuật “Các con ơi, đây là lần cuối cùng thầy dạy các con.” Dùng để...
Đọc tiếp

Câu 10 :  Câu không phải là câu cầu khiến:

A. Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sụt sùi ấy đi.             B. Tôi đi bộ về nhà.

C. Anh cứ hút trước đi.                                                   D. Ngài cứ nghe đi đã.

Câu 11: Câu trần thuật “Các con ơi, đây là lần cuối cùng thầy dạy các con.” Dùng để :

A.Kể                                                                                B. Miêu tả

C.Thông báo                                                                   D. Nhận định

Câu 12: Dòng  nói đúng nhất dấu hiệu nhận biết của câu phủ định:

A.Là câu có sử dụng dấu chấm than khi viết.  B.Là câu có từ ngữ cảm thán như: biết bao, ôi, thay…

C.Là câu có ngữ điệu phủ định.        D.Là câu có những từ ngữ phủ định như: không, chẳng, chưa…

2
21 tháng 3 2022

B

C

D

10. B

11. C

12. D

Câu 1. Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu:Biết bao hứng thú khác nhau ta tập hợp được nhờ cách ngao du thú vị ấy, không kể sức khỏe được tăng cường, tính khí trở nên vui vẻ. Tôi thường thấy những kẻ ngồi trong các cỗ xe tốt chạy rất êm nhưng mơ màng, buồn bã, cáu kỉnh hoặc đau khổ; còn những người đi bộ lại luôn luôn vui vẻ, khoan khoái và hài lòng với tất cả. Ta hân...
Đọc tiếp

Câu 1. Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu:

Biết bao hứng thú khác nhau ta tập hợp được nhờ cách ngao du thú vị ấy, không kể sức khỏe được tăng cường, tính khí trở nên vui vẻ. Tôi thường thấy những kẻ ngồi trong các cỗ xe tốt chạy rất êm nhưng mơ màng, buồn bã, cáu kỉnh hoặc đau khổ; còn những người đi bộ lại luôn luôn vui vẻ, khoan khoái và hài lòng với tất cả. Ta hân hoan biết bao khi về đến nhà! Một bữa cơm đạm bạc sao mà có vẻ ngon lành thế! Ta thích thú biết bao khi ngồi vào bàn ăn! Ta ngủ ngon giấc biết bao trong một cái giường tồi tàn! Khi ta chỉ đến một nơi nào, ta có thể phóng bằng xe ngựa trạm; nhưng khi ta muốn ngao du thì cần phải đi bộ.(Ngữ văn 8, tập 2)

a. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì?

b. Nêu luận điểm chính của đoạn trích trên? Chỉ ra câu văn chứa luận điểm chính trong đoạn trích?

c. Xác định kiểu câu chia theo mục đích nói của từng câu in đậm trong đoạn trích trên?

3

a,Phương thức biểu đạt chính:Nghị luận kết hợp với biểu cảm

b,Luận điểm chính:Đi bộ ngao du khiến ta được tự do ,làm mọi điều ta muốn

c,Câu in đậm đâu bạn?

3 tháng 3 2020

in đậm là Ta thích thú biết bao khi ngồi vào bàn ăn!; Khi ta chỉ đến một nơi nào, ta có thể phóng bằng xe ngựa trạm; nhưng khi ta muốn ngao du thì cần phải đi bộ.