Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em tham khảo !
Khổ thơ thứ hai bài thơ Mùa xuân nho nhỏ nói với ta chân thực, sâu sắc về mùa xuân đất nước. Nhà thơ Thanh Hải đã vô cùng thành công khi sử dụng hình ảnh liệt kê độc đáo: người cầm súng, người ra đồng. Họ là những người làm nên mùa xuân ,làm nên vẻ đẹp của đất nước. Người cầm súng chính là người bảo vệ tổ quốc nên lộc họ mang theo là lộc của hòa bình. Chiếc súng mang trên lưng người lính vốn đai diện cho chiến tranh lại trở nên thật thi vị dưới ngòi bút của Thanh Hải. NGười ra đồng thì gắn với lộc trên nương. Đó là lúa chín vàng, là bao ngày lao động mệt nhọc của người nông dân để làm nên hạt gạo dẻo thơm. Điệp khúc "Tất cả như" là tiếng ca, tiếng hát rộn rã thúc giục con người tiến bước, đi lên trong khi thế, tinh thần. Cái hối hả, xôn xao ấy cũng là cái náo nức của lòng người. Chao ôi, ta yêu, yêu biết mấy mùa xuân đất nước chứa chan những cảnh, những người để từ đó cố gắng dựng xây, cống hiến cho quê hương với mùa xuân đất nước lớn lao!
Những câu thơ cuối bài “Đoàn thuyền đánh cá” có cảnh mặt trời “đội biển” trái ngược với hình ảnh mặt trời lặn ở khổ thơ đầu.
- Khổ thơ cuối là cảnh đoàn thuyền thắng lợi trở về trong bình minh, rực rỡ, tráng lệ.
+ Mở đầu khổ thơ là hình ảnh câu hát theo suốt hành trình chinh phục tự nhiên. Nếu mở đầu câu hát tạo động lực thì nay câu hát ấy là khúc khải hoàn ca về chiến thắng, nhấn mạnh niềm vui lao động làm giàu đẹp quê hương.
+ Mở đầu là hình ảnh mặt trời đi vào tĩnh lặng của buổi hoàng hôn thì nay hình ảnh mặt trời mới rực rỡ xuất hiện báo hiệu sự sống sinh sôi nảy nở, sự khởi đầu của niềm vui, niềm hạnh phúc sau chuyến hành trình vất vả, cực nhọc.
+ Hình ảnh đoàn thuyền đánh cá chạy đua cùng mặt trời làm nổi tư thế của những con người lao động, bởi đoàn thuyền thực chất nói tới người dân chài, đoàn thuyền là hình ảnh hoán dụ chỉ con người.
+ Hai câu thơ cuối, lại là hình ảnh một mặt trời mới, không phải mặt trời tự nhiên mà là hình ảnh mặt trời từ mắt cá lấp lánh trong buổi bình minh, là niềm vui hạnh phúc của những người lao động.
→ Đó là niềm vui chiến thắng, niềm vui của thành quả lao động, niềm vinh quang của người lao động, rất bình dị, nhỏ bé. Nó làm nổi bật tư thế làm chủ vũ trụ của con người lao động.
Những câu thơ cuối bài "Đoàn thuyền đánh cá" có cảnh mặt trời “đội biển” trái ngược với hình ảnh mặt trời lặn ở khổ thơ đầu.
- Khổ thơ cuối là cảnh đoàn thuyền thắng lợi trở về trong bình minh, rực rỡ, tráng lệ.
+ Mở đầu khổ thơ là hình ảnh câu hát theo suốt hành trình chinh phục tự nhiên. Nếu mở đầu câu hát tạo động lực thì nay câu hát ấy là khúc khải hoàn ca về chiến thắng, nhấn mạnh niềm vui lao động làm giàu đẹp quê hương.
+ Mở đầu là hình ảnh mặt trời đi vào tĩnh lặng của buổi hoàng hôn thì nay hình ảnh mặt trời mới rực rỡ xuất hiện báo hiệu sự sống sinh sôi nảy nở, sự khởi đầu của niềm vui, niềm hạnh phúc sau chuyến hành trình vất vả, cực nhọc.
+ Hình ảnh đoàn thuyền đánh cá chạy đua cùng mặt trời làm nổi tư thế của những con người lao động, bởi đoàn thuyền thực chất nói tới người dân chài, đoàn thuyền là hình ảnh hoán dụ chỉ con người.
+ Hai câu thơ cuối, lại là hình ảnh một mặt trời mới, không phải mặt trời tự nhiên mà là hình ảnh mặt trời từ mắt cá lấp lánh trong buổi bình minh, là niềm vui hạnh phúc của những người lao động.
→ Đó là niềm vui chiến thắng, niềm vui của thành quả lao động, niềm vinh quang của người lao động, rất bình dị, nhỏ bé. Nó làm nổi bật tư thế làm chủ vũ trụ của con người lao động.
Em tham khảo:
Nguồn: Hoidap247
Trong khổ thơ, nhà thơ đã nguyện làm con chim hót, làm một nhành hoa, làm một nốt trầm trong bài hát. Cấu tứ của mỗi câu thơ được lặp đi lặp lại, qua đó bộc lộ một ước nguyện giản dị mà chân thành, khiêm nhường. Thanh Hải đã đem đến cho người đọc cái giai điệu ngọt ngào, êm ái của những thanh bằng liên tiếp "ta"-"hoa"-"ca". Không ồn ào, cao giọng, nhà thơ chỉ muốn làm "một nốt trầm" nhưng phải là "một nốt trầm xao xuyến" để góp vào bản hoà ca chung. Nghĩa là nhà thơ muốn đem phần nhỏ bé của riêng mình để góp vào công cuộc đổi mới và đi lên của đất nước..Động từ "làm"-"nhập" ở vai trò vị ngữ biểu lộ sự hoá thân đến diệu kỳ - hoá thân để sống đẹp, sống có ích. Chắc hẳn (TPBL tình thái) nhà thơ đã lựa chọn những hình ảnh đẹp của thiên nhiên, của cuộc sống để bày tỏ ước nguyện: "con chim", "một cành hoa", "một nốt trầm". Không ồn ào, cao giọng, nhà thơ chỉ muốn làm "một nốt trầm" nhưng phải là "một nốt trầm xao xuyến" để góp vào bản hoà ca chung. Nghĩa là nhà thơ muốn đem phần nhỏ bé của riêng mình để góp vào công cuộc đổi mới và đi lên của đất nước. Sự chuyển đổi đại từ nhân xưng "tôi" sang "ta" cũng có ý nghĩa sâu sắc.Khổ thơ chính là khát vọng sống có ích, cống hiến, là ước nguyện, tâm sự của một cuộc đời muốn gắn bó, cống hiến cho đất nước.
- Mùa xuân đất nước đã khơi dậy trong lòng nhà thơ những khát vọng sống cao quý:
“Ta làm…
… xao xuyến”
+ Điệp từ “ta làm”, lặp cấu trúc, liệt kê -> giúp tác giả bày tỏ ước nguyện được hiến dâng cuộc đời mình cho quê hương, xứ sở.
+ Các h/a “con chim hót” “một cành hoa” “nốt nhạc trầm”: giản dị, tự nhiên mà đẹp, thể hiện ước nguyện khiêm nhường mà đáng quý.
+ Có sự ứng đối với các h/a ở đầu bài thơ -> lí tưởng cống hiến cho đời là một lẽ tự nhiên, tất yếu; gợi liên tưởng đến mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng, giữa con người – đất nước.
=> Tấm lòng thiết tha được hòa nhập, được cống hiến cho cuộc đời, cho đất nước.