Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Quê hương là nguồn cảm hứng vô tận của nhiều nhà thơ Việt Nam và đặc biệt là Tế Hanh – một tác giả có mặt trong phong trào Thơ mới và sau cách mạng vẫn tiếp tục sáng tác dồi dào.(Câu ghép) Ông được biết đến qua những bài thơ về quê hương miền Nam yêu thương với tình cảm chân thành và vô cùng sâu lắng. Ta có thể bắt gặp trong thơ ông hơi thở nồng nàn của những người con đất biển, hay một dòng sông đầy nắng trong những buổi trưa gắn với tình yêu quê hương sâu sắc của nhà thơ. Có lẽ, bài thơ “Quê hương” là kỉ niệm sâu đậm thời niên thiếu, là tác phẩm mở đầu cho nguồn cảm hứng về quê hương trong thơ Tế Hanh, bài thơ đã được viết bằng tất cả tấm lòng yêu mến thiên nhiên thơ mộng và hùng tráng, yêu mến những con người lao động cần cù (Câu thành phần biệt lập). Với tâm hồn bình dị, Tế Hanh xuất hiện trong phong trào Thơ mới nhưng lại không có những tư tưởng chán đời, thoát li với thực tại, chìm đắm trong cái tôi riêng tư như nhiều nhà thơ thời ấy. Thơ Tế Hanh là hồn thi sĩ đã hoà quyện cùng với hồn nhân dân, hồn dân tộc, hoà vào “cánh buồm giương to như mảnh hồn làng”.“Quê hương” – hai tiếng thân thương, quê hương – niềm tin và nỗi nhơ,ù trong tâm tưởng người con đấùt Quảng Ngãi thân yêu – Tế Hanh – đó là những gì thiêng liêng nhất, tươi sáng nhất. Bài thơ với âm điệu khoẻ khoắn, hình ảnh sinh động tạo cho người đọc cảm giác hứng khởi, ngôn ngữ giàu sức gợi vẽ lên một khung cảnh quê hương “rất Tế Hanh”.
Em tham khảo:
Quê hương là nguồn cảm hứng vô tận của nhiều nhà thơ Việt Nam và đặc biệt là Tế Hanh – một tác giả có mặt trong phong trào Thơ mới và sau cách mạng vẫn tiếp tục sáng tác dồi dào. Ông được biết đến qua những bài thơ về quê hương miền Nam yêu thương với tình cảm chân thành và vô cùng sâu lắng. Chắc hẳn, ta có thể bắt gặp trong thơ ông hơi thở nồng nàn của những người con đất biển, hay một dòng sông đầy nắng trong những buổi trưa gắn với tình yêu quê hương sâu sắc của nhà thơ. Bài thơ “Quê hương” là kỉ niệm sâu đậm thời niên thiếu, là tác phẩm mở đầu cho nguồn cảm hứng về quê hương trong thơ Tế Hanh, bài thơ đã được viết bằng tất cả tấm lòng yêu mến thiên nhiên thơ mộng và hùng tráng, những con người lao động cần cù, chịu khó. Với tâm hồn bình dị, Tế Hanh xuất hiện trong phong trào Thơ mới nhưng lại không có những tư tưởng chán đời, thoát li với thực tại, chìm đắm trong cái tôi riêng tư như nhiều nhà thơ thời ấy. Thơ Tế Hanh là hồn thi sĩ đã hoà quyện cùng với hồn nhân dân, hồn dân tộc, hoà vào “cánh buồm giương to như mảnh hồn làng”.“Quê hương” – hai tiếng thân thương, quê hương – niềm tin và nỗi nhơ,ù trong tâm tưởng người con đất Quảng Ngãi thân yêu – Tế Hanh – đó là những gì thiêng liêng nhất, tươi sáng nhất. Bài thơ với âm điệu khoẻ khoắn, hình ảnh sinh động giúp người đọc hình dung rõ về tình cảm của tác giả với quê hương.
Câu ghép + TPBL: In đậm nghiêng
Em tham khảo nhé:
Có lẽ mùa thu đã sang, là mùa thu của đất trời và mùa thu của lòng người mênh mang, nhiều tâm trạng. Đến khổ thơ thứ hai thì dường như mùa thu đã hiện rõ ra từng đường nét hình khối trong cảm nhận của tác giả: Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu Nước mùa thu dâng lên theo mùa "dềnh dàng", những cánh chim trời bắt đầu "vội vã" bay. Thiên nhiên khi mùa thu về có chút gì đó vội vàng, gấp gáp hơn và trĩu nặng hơn nhưng vẫn giữ được thần thái đặc trưng nhất. Đường nét của mùa thu hiện lên rất rõ nét, không còn mơ hồ như ở khổ thơ thứ nhất nữa. Đây cũng là quá trình và là sự chuyển biến trong thiên nhiên và trong nhận thức của tác giả. Sự quan sát tinh tế, tỉ mỉ của tác giả còn thể hiện ở cách nhìn "đám mây mùa hạ" như "vắt" sang thu. Thật tài hoa, thật khéo léo và dường như ông động lòng với mùa thu, khí thu, vị thu rất nhiều nên mới tưởng tưởng ra viễn cảnh đám mây cao trên trời như đang chuyển mình cùng nhịp đập của mùa thu. Từ "vắt" dùng rất hay, rất độc đáo đã diễn tả được quá trình chuyển mình của mùa thu rất uyển chuyển, nhịp nhàng. Mùa thu- mùa có chút gì đó độc đáo, tinh nghịch và cũng không kém phần duyên dáng qua cảm nhận của Hữu Thỉnh. Mùa thu đã đến thật rồi, mùa thu mang theo những gì tinh khôi, nhẹ nhàng và dịu êm nhất. Bức tranh chuyển mùa qua lời thơ Hữu Thỉnh thực sự mềm mại, nhẹ nhàng và uyển chuyển biết bao. Đó chính là cái Tài của tác giả, tài dùng chữ vẽ tranh.
Chú thích:
- Thành phần phụ chú: in đậm.
Mùa thu mang lại cho nhiều nhà thơ sự rung động, cảm hứng để họ viết nên những áng thơ hay. Thời khắc chuyển mùa được Hữu Thỉnh cảm nhận tinh tế và nhạy cảm qua bài thơ Sang thu, đặc biệt khổ thơ thứ 2 thể hiện rõ nét thời khắc chuyển mùa từ hạ sang thu.
“Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu”
Sự cảm nhận của tác giả đã trở nên mở rộng hơn, còn sông không còn dữ dội mạnh mẽ như mùa hè mà đã trở nên dềnh dàng, con sông như trầm lặng, nhẹ nhàng hơn trôi. Trên bầu trời cao những đàn chim vội vã bay về hướng Nam, từ “bắt đầu” ám chỉ thời điểm mới sang thu nên đàn chim cũng không quá vội vàng di chuyển tránh rét. Vẫn là không gian trên không đó là những đám mây mùa thu nhẹ nhàng trôi lững lờ, mềm mại và “vắt nửa mình sang thu”, hình ảnh đầy sự sáng tạo và độc đáo trước đây chưa từng có. “Vắt nửa mình sang thu” hình ảnh tinh tế có được nhờ sự cảm nhận riêng đầy tinh tế. nhạy cảm của tác giả. Cảnh vật lúc này chỉ là chớm thu khi mùa hạ còn chưa hết, mùa thu đang sang, thiên nhiên có sự nhẹ nhàng, tĩnh lặng và êm đềm như chính bản chất của mùa thu. Nếu như khổ đầu tiên sự cảm nhận về sắc thu vẫn còn mơ hồ thì trong khổ 2 người đọc nhận thấy mùa thu đang trở về một cách đầy đủ và mới mẻ hơn. Khổ thơ thứ 2 được cảm nhận với sự tinh tế và mới lạ từ chính Hữu Thỉnh. Cảnh vật sang thu được tác giả cảm nhận với những nét mới lạ, độc đáo( câu bị động) từ chính Hữu Thỉnh, cảnh vật vừa gần gũi, quen thuộc của miền quê vừa có những nét rất riêng.
Tham khảo nhé
Hữu Thỉnh là một nhà thơ trưởng thành từ quân đội. Thơ ông nhẹ nhàng sâu lắng ông mang đến cho người đọc bao cảm xúc bâng khuâng, vấn vương trước đất trời trong trẻo. Ông viết nghiều về những con người ở nông thôn, về mùa thu đặc biệt là bài thơ Sang thu đó là sự chuyển biến nhẹ nhàng giữa mùa hạ và mùa thu được tác giả gợi lên bằng những hình ảnh quen thuộc
Tiêu biểu là khổ thơ cuối của bài thơ tác giả đã cho người đọc thấy được những suy ngẫm mang tính triết lý về mùa thu về đời người:
Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.
Hình ảnh mùa thu hiện ra đậm đà hơn. Vẫn là nắng mưa sấm chớp của mùa hạ nhưng mức độ là khác nhau nó đã giảm dần, nhạt dần qua hai cụm từ "vẫn còn" và "vơi dần". Nắng ở đây vẫn còn nhưng không gay gắt như đầu mùa hạ hay mưa cũng vơi dần đi không còn rào rào xối xả mà thay vào đó là sự nhẹ nhàng còn lại của mùa hạ đón chào mùa thu. Nếu hai câu thơ trước là hình ảnh mang nghĩa tả thực, thì hai câu thơ cuối còn là hình ảnh ẩn dụ ấn tượng, giàu ý nghĩa. Về nghĩa tả thực, hình tượng sấm là hiện tượng thường xuất hiện trước và sau những cơn mưa lớn trong mùa hạ, cây đúng tuổi là những cây già đã sống lâu năm thân to sần sùi cao lớn nhưng dưới con mắt của Hữu Thỉnh nó không chỉ đơn giản đến vậy. Sấm trong thơ ông chỉ những thăng trầm gian nan của cuộc đời, những khó khăn vất vả giúp chúng ta trưởng thành hơn trong cuộc đời vững vàng hơn còn cây đứng tuổi chỉ những con người từng trải, đã được ném bao nhiêu mùi vị của cuộc đời: mặn, ngọt, đắng, cay của cuộc đời và tất nhiên những con người ấy khi trải qua những khó khăn ấy sẽ không còn vấp ngã lung lay trước sóng gió của cuộc đời.
Hai câu thơ trên tác giả còn muốn gửi gắm đến người đọc ca ngợi tinh thần bất khuất, kiên cường, mạnh mẽ chống giặc của dân tộc ta quyết tậm bảo vệ bờ cõi nước nhà.
Qua bài thơ người đọc thấy rõ được sự tinh tế của nhà thơ về sự chuyển đổi của trời đất giữa cuối hạ và đầu thu đồng thời ông còn muốn gửi gắm đến mọi người những triết lý sâu xa về mùa thu về cuộc đời.
Qua văn bản " Làng ", có thể thấy, hình ảnh ông Hai hiện lên là một người nông dân vô cùng yêu làng, yêu nước.(1) Trước hết, trước khi nghe tin làng Dầu-cái nơi mà ông yêu quý nhất Việt gian theo Tây, ông vẫn luôn vô cùng tự hào mà đi khoe mọi người về cái làng của mình.(2) Dù ở nơi tản cư, những ông Hai vân luôn một lòng nhớ về cái làng của mình, ông mong muốn được trở lại làng Dầu để cùng anh em chiến đấu, bảo vệ Tổ quốc: " Chao ôi . Ông lão nhớ làng,nhớ cái làng quá.".(3) Cũng vì nhớ làng mà ông Hai trở nên lầm lì, ít nói mà hay cáu giận vô cớ, cũng vì nhớ làng mà ngày nào ông cũng ra phòng thông tin để nghe tin tức kháng chiến, tin tức về làng Dầu, ông Hai như cùng vui, cùng buồn với kháng chiến, hễ quân ta có chiến công gì mới là ruột gan ông lão lại cứ như múa cả lên(4). Đây không chỉ đơn thuần là niềm vui của riêng ông Hai, mà nó còn là niềm vui mộc mạc của những người nông dân yêu làng, yêu nước(5). Nhưng rồi một tin dữ bất ngờ đến với ông Hai khi ông đang ngồi ở quán nước ve đường, đó là cái tin Làng Chợ Dầu Việt gian theo Tây, lức này đây ông Hai thất vọng vô cùng, từ đỉnh cao của hạnh phúc, ông lão như bị đẩy xuống vực sâu của sự đau khổ.(6) Ông lão đã vô cùng sững sờ, bàng hoàng mà choáng váng đến nỗi thay đổi cả thần sắc: da mặt ông tê rân rân, cổ ông nghẹn ắng lại, tưởng như không thở được, giọng lạc hẳn đi mà hỏi lại : " Liệu có thật không hở bác? Hay chỉ lại.....", câu hỏi bỏ dở thể hiện được sự hoài nghi và cả niềm hi vọng trong ông, nhưng những bằng chứng xác thực đã buộc ông Hai phỉa đau khổ chấp nhân cái tin làng Dầu của ông Việt gian theo Tây, bán nước để được lạ cá nhân(7). Trên đường về nhà, ông lão bị ám ảnh nặng nề với cái tin ấy, ông chỉ dám cúi gầm mặt xuống mà đi(8). Về đến nhà, ông nằm vật ra giường, nhìn lũ con mà tủi thân, ông tự hỏi "Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ túng hắt hủi đấy ư?", rồi ông lão nắm chặt hai tay mà rít lên " Chúng bay ăn miếng cơm hay ăn miếng gì vào mồn mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này." nhưng sau đó,ông lại ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm, ông tự kiểm điểm từng người trong óc rồi ông lại càng buồn bã mà tủi nhục hơn, vì thằng Chánh Bệu thì chắc chắn là người làng ông rồi. (9). Cứ thế, ông Hai đã ba, bốn ngày ở nhà, hễ cứ thấy một đám đóng túm lại, hay hễ nghe thấy những tiếng Tây, Việt gian, cam-nhông.... là ông lão lại nghĩ thầm tròng lòng là nhắc đến 'chuyện ấy' mà lủi ra một góc nhà, nín thin thít, chi tiết này cho thấy nỗi đau đớn và lẻ loi đến tột cùng của ông Hai(10). Rồi khi mụ chủ nhà có ý định đuổi khéo gia đình ông Hai ở nơi tản cư, ông đã thoáng nghĩ đến chuyện về làng, nhưng rồi ông lập tức gạt bỏ vì về làng là ông chấp nhận theo Tây, chấp nhận bỏ cụ Hồ, bỏ kháng chiến, và ông đã cứng cỏi mà dứt khoát đưa ra một quyết định là:" Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù"(11) Nhưng ông yêu làng như thế, đâu phải nói bỏ là bỏ ngay được, trong tột cùng của sự đau khổ ông Haingồi tâm sự với đứa con út:là thằng Húc, qua cuộc trò chuyện này, ông muốn khắc sâu trong trái tim bé bỏng của con về tình yêu làng Dầu, đó là gia đình,là gốc gác của con, cũng qua cuộc trò chuyện này mà ông Hai đã khẳng định tình yêu của ông với làng quê, với kháng chiến là bền chặt, thiêng liêng không có thử thách, biến cố nào làm gục được tình cảm này(12). Và rồi đến cuối truyện, một tình huống bất ngờ đã xảy đến, ông Hai nghe tin làng Dầu cải chính, lúc này đây, ông lại quay trở về với bản chất thật của chính con người ông, ông đi khắp lằng khoe cái tin làng Dầu Việt gian theo Tây là giả, rồi khoe cả tin nhà ông bị Tây đốt sẵn, lúc này đây,khuôn mặt ủ rũ, lầm lì,buồn thỉu của ông Hai mọi ngày cũng được thay bằng một gương mặt vui tươi, rạng rỡ hẳn lên, ta cảm nhận được niềm vui sướng,hạnh phúc tột cùng trong ông lão lúc này(13). Tóm lại, bằng nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật sắc sảo, cùng lối kể chuyện tự nhiên và ngôn ngữ độc thoại, độc thoại nội tâm cùng ngôn ngữ kể chuyện tự sự đặc sắc, tác giả đã khắc họa vô cùng thành công hình ảnh ông Hai với lòng yêu làng đã hòa quyện với tình yêu nước, tình yêu nước, ông Hai chính là biểu tượng cho lớp người nông dân yêu nước thời kỳ đầu kháng chiến chống Pháp(14)
- Về hình thức: Đoạn văn nghị luận theo cấu trúc tổng-phân-hợp, khoảng 12 câu, có liên kết chặt chẽ, đủ lí lẽ và dẫn chứng, có sử dụng 1 câu ghép, 1 phép liên kết.
- Về nội dung: Phân tích tình yêu làng hòa quyện với tình yêu nước ở nhân vật ông Hai; giới hạn phân tích là toàn bộ văn bản Làng.
- Tham khảo đoạn văn:
Trong truyện Làng của Kim Lân, nhân vật ông Hai đã thể hiện tình yêu làng hòa quyện với tình yêu nước thật cảm động (1). Thật vậy, trong cảnh ngộ phải xa làng, ông luôn khoe về làng – cái làng kháng chiến – thực ra là cách giới thiệu tự hào và yêu thương về làng quê mình (2). Nhà văn còn đặt nhân vật lão nông ấy vào tình huống tin làng theo giặc, để thử thách tình yêu làng, yêu nước (3). Từ lúc nghe tin dữ ấy, cuộc đấu tranh nội tâm quyết liệt đã xảy ra trong lòng ông: theo làng hay trung thành với cách mạng, với Cụ Hồ? (4) Rồi ông Hai bị đẩy vào tình thế tuyệt vọng khi mụ chủ nhà ngỏ ý không cho ở nhà nữa vì không ai chứa chấp dân của làng Việt gian (5). Nhưng ông không thể về làng bởi lòng ông đã quyết định dứt khoát: “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù ” (6). Trong hoàn cảnh ấy, ông chỉ còn biết trút nỗi lòng của mình vào những lời thủ thỉ với đứa con còn rất ngây thơ: ‘’Nhà ta ở làng Chợ Dầu, ủng hộ Cụ Hồ con nhỉ” (7). Những lời tâm sự ấy thực chất là những lời ông tự nhủ nhằm khẳng định tình yêu sâu nặng đối với làng Chợ Dầu đồng thời cũng khẳng định lòng trung thành với cách mạng, với lãnh tụ (8). Điều đó chứng tỏ ông Hai đã đặt tình yêu kháng chiến, yêu lãnh tụ, yêu đất nước lên trên tình yêu làng truyền thống (9). Thế nên, khi tin về làng được cải chính, dù tài sản riêng bị phá hủy, ông vẫn vô cùng sung sướng đi mua quà bánh cho con, rồi lại đi khoe với mọi người rằng Tây đã đốt nhà ông (10). Có thể nói, với “Làng”, qua nhân vật ông Hai, Kim Lân đã khẳng định: cách mạng và kháng chiến chẳng những không làm mất đi tình yêu làng truyền thống mà còn đưa đến cho tình cảm ấy những biểu hiện hoàn toàn mới mẻ: lòng yêu cách mạng, yêu lãnh tụ (11). Chính tình yêu làng thống nhất với tình yêu nước đã làm nên sức mạnh của cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược (12).